Không cần là một chuyên gia kinh tế, nhiều
người cũng đã biết rằng nền sản xuất và buôn bán của ta phụ thuộc nhiều
vào việc nhập khẩu hàng nước ngoài. Không chỉ dầu xăng thép phân bón thuốc trừ
sâu thuốc chữa bệnh.. mà ngay cả mấy hạt muối dùng trong công nghiệp hay nguyên liệu chế biến thức ăn cho gia súc ta cũng
phải đi mua. Thời buổi thế giới biến động, nền kinh tế mình như cái phao, biển
động nổi gió một tí là dập dềnh theo, thiên hạ vừa hắt hơi một cái là mình đã
nước mắt nước mũi giàn dụa.
30 thg 12, 2013
25 thg 12, 2013
Tinh thần nghiệp dư và những biến dạng hôm nay
Tai nạn giao thông thường chỉ được nhắc tới trên báo chí khi xảy ra ở các trục đường lớn, người đi lại đông đúc, vụ việc ở mức độ nghiêm trọng, chắc chắn là có người chết. Còn theo lời Liên, một cháu giúp việc làm với gia đình tôi thì ở quê nó mấy năm trước, tai nạn như cơm bữa, gẫy chân sái tay là chuyện thường ngày, đi đâu chẳng nghe người kể.
21 thg 12, 2013
Nguyễn Đình Thi -- Moskva, 1987

16 thg 12, 2013
Chiến tranh đến với thành phố
Từ thời điểm cuối 1973, nói với một người bạn
đi xa
về
những ngày Hà Nội cuối tháng chạp 1972
I
Đêm báo động đầu tiên, như anh đã biết, là
đêm mười tám. Tôi muốn nói rõ thêm lúc báo động vào khoảng gần tám giờ tối. Có
người sẽ hỏi lúc đó, người dân Hà Nội đang làm gì? Tôi lục lại trí nhớ. Lúc đó,
tôi đang ở nhà một người bạn. Chúng tôi ngồi bàn chuyện công việc quanh một ấm
trà, một thứ sinh hoạt bình thường như mọi người, với những chuyện chả dính
dáng gì đến bom đạn. Sau này, trông thấy nhau, anh bạn tôi vẫn đùa “Tôi với ông
lại ngồi bàn chuyện văn chương phù phiếm trong khi nó đang mài dao thớt”. Rồi
cười. Nhiều người Hà Nội cũng thế, chả cứ chúng tôi.
15 thg 12, 2013
Xã hội học chiến tranh
Ghi chép từ một công trình nghiên cứu xã hội học Nga

“Họ Nguyễn trong lãnh thổ Đàng Trong từng dùng chính sách táo bạo biến hết dân làm binh”.
“Một tu viện trưởng là Choisy, đến Đàng Trong vào năm 1656, nhận xét “Người Đàng Trong chỉ sống với chiến tranh.”
12 thg 12, 2013
Những cảnh báo cay đắng
Một vài năm gần đây, giải Nobel
văn học bị nhiều người kêu rêu, không chấp nhận và thậm chí là phản đối.
Năm 2004 là trường hợp
Elfriede Jelinek (Áo), năm 2009 là trường hợp Herta Muller (Đức).
Ở thời điểm
2013, nhìn lại chúng ta thấy còn thêm cả những trường hợp khác.
Nhưng trong bài bày, tôi chỉ muốn dừng lại ở hai tên tuổi nói
trên.
10 thg 12, 2013
Một nguồn ánh sáng
Vài kỷ niệm về ảnh hưởng của ngôn ngữ Pháp, văn hoá Pháp với những người cầm bút ở Hà Nội từ sau 1945.
I
Nhân nói chuyện gì đó có
liên quan đến với đời sống văn nghệ ở Việt Bắc mấy năm 1946-1954, có
lần tôi đã buột miệng nêu ra một nhận xét với nhà thơ Huy Cận:
- Có thể nói chính các anh đã đi kháng chiến chống Pháp bằng cái tinh thần rút ra từ văn hoá Pháp.
6 thg 12, 2013
Hà Nội cuối 1973 - kỳ III
29/11
Ở tất cả các xung đột xã hội,
người ta luôn bắt gặp cả hai loại dấu hiệu.
1/ Loại dấu hiệu cho thấy nó nằm trong những vấn đề chung của thế giới,
2/ loại dấu hiệu cho thấy vấn đề này chỉ có ở Việt Nam, nó “Việt Nam không thể chịu được.”
1/ Loại dấu hiệu cho thấy nó nằm trong những vấn đề chung của thế giới,
2/ loại dấu hiệu cho thấy vấn đề này chỉ có ở Việt Nam, nó “Việt Nam không thể chịu được.”
29 thg 11, 2013
Cô Kiều nay đã đổ đốn
Nguyên là bài viết Những lối đoạn trường
đã in TBKTSG 2008 và in lại trong Những chấn thương tâm lý hiện đại 2009
Thư viện quốc gia Hà Nội hàng tháng thường có những buổi nói chuyện về đủ loại vấn đề đang được dư luận quan tâm. Một ngày hè năm 1976, tôi có dịp được nghe một buổi nói chuyện như vậy mà diễn giả là kỹ sư Trần Đại Nghĩa.
đã in TBKTSG 2008 và in lại trong Những chấn thương tâm lý hiện đại 2009
Thư viện quốc gia Hà Nội hàng tháng thường có những buổi nói chuyện về đủ loại vấn đề đang được dư luận quan tâm. Một ngày hè năm 1976, tôi có dịp được nghe một buổi nói chuyện như vậy mà diễn giả là kỹ sư Trần Đại Nghĩa.
26 thg 11, 2013
Vũ khúc không buồn mà tê tái
Luôn luôn, người ta có thể đọc ra những buồn vui của cả kiếp người,
qua những buồn vui của một đời văn
Ai bảo nghề văn là khổ? Cứ xem như đời anh L., một người bạn vong niên của tôi, thì sướng lắm chứ. Hãy nói một chuyện: sự hưởng thụ. Thời ấy đồng bạc có giá, lương anh đã rủng rỉnh. Vậy mà luôn luôn còn có nhuận bút. Những quyển sách trên trăm trang của anh in ra, thường được tính hàng cây. Cái xe đạp quý như cái cúp bấy giờ, mỗi lần sách in đều thừa sức để mua.
23 thg 11, 2013
Một lần Lỗ Tấn nổi cáu
|
18 thg 11, 2013
Những tha hóa trong nghề thầy giáo thời nay
CÓ PHẢI LÀ THẤT ĐỨC?
Xã hội hiện đại là cả một guồng máy khổng lồ nó cuốn người ta đi và
sự thực là nhiều khi chưa biết rõ việc làm của mình có ý nghĩa gì, nhiều
người đã phải lao vào hành động để đáp lại sự đòi hỏi của hoàn cảnh
cũng như để tạo nên những bước đi thích ứng với các đồng loại.
14 thg 11, 2013
Hà Nội cuối 1973 - kỳ II
Gần mười tháng sau chiến tranh. Thời gian đang qua là những hoàng hôn của một ngày nóng nực đến điên cuồng. Tôi biết rằng có thể phải qua đêm đen nữa, rồi ngày hôm sau yên lành mới tới.
Những người sống sót sau chiến tranh là những người phải sống đến hai ba cuộc đời. Phải sống cho mình, và phải sống cho những người đã chết. Phải sống bù vào những gì người chết vì không có mặt nên không làm được. Và vì ta còn đây nên phải oằn lưng gánh vác, trong khi chính mình cũng yếu đuối, mà lòng đầy dục vọng. Chiến tranh đẩy lùi xã hội lại, trong khi những yêu cầu ghê gớm của con người thì vồng mãi lên.
12 thg 11, 2013
Hà Nội cuối 1973- kỳ I
Nhật ký chiến tranh – phần tiếp sau bài
Vẻ đẹp tàn tạ -- Hà Nội tháng 6/1973
Vẻ đẹp tàn tạ -- Hà Nội tháng 6/1973
6/9
Từ Quảng Trị trở về Hà Nội. Cảm thấy như một con tàu đang đi, bị chững lại. Đấy, cái nơi mà ta ao ước trở về -- tức Hà Nội -- chỉ có như thế. Tôi vừa thấy đây là nơi chứa tất cả quá khứ tương lai cau, và tinh thần vì việc chung, cũng đã rất khó.
7 thg 11, 2013
Vòng kim cô trên đầu giới khoa học xã hội
Tiếp tục trao đổi với tác giả Từ Huy, nhân bài Vụ Luận văn về Mở Miệng: còn cơ hội nào cho ngành KHXH&NV? mạng Bauxite Việt Nam 7-10-2013
I / CŨNG CHỈ LÀ MỨC ĐỘ….. THÔNG THƯỜNG.
Trong đời sống văn chương học thuật ở ta, luôn luôn người ta thấy có những hiện tượng tạm gọi là chệch hướng, còn chữ của giới chính thống là sai lầm hư hỏng chống đối. Rồi có sự tố giác phê phán. Rồi sau vài lời nói qua nói lại và có khi cả những “chiến dịch đấu tranh” kèm theo là những xử lý, dư luận lại rơi vào im ắng cho đến khi … có những vụ mới.
Vụ Mở miệng và luận văn Nhã Thuyên thuộc loại ấy.
4 thg 11, 2013
Bảy bước tới tha hóa
Người ta gọi quá trình đó là quá trình tha hóa. Xã hội làm tha hóa con người. Mà mỗi con người thì tự tha hóa.
Cần nhấn mạnh rằng với lương tri sẵn có, hầu như tất cả mọi người đều tự phát chống lại sự tha hóa đó. Nhưng tất cả đều bất lực.
30 thg 10, 2013
Trước tác động của Tố Hữu và bộ máy, tâm lý nghề nghiệp ở nhà văn thời nay đã thay đổi
Những bài lý luận mà Tố Hữu viết hay giảng ở các hội nghị văn
nghệ thường dài dòng và nhạt nhẽo.
Nhưng với các tư tưởng văn
nghệ hết sức đơn giản xúc tích của mình, ông lại có sự tận tâm đáng kính phục, nhờ thế đã đạt được hiệu quả mong muốn.
Nói cho đúng thì đó không phải là những tư tưởng
mà chỉ là những định hướng tâm lý, những phương cách ông áp dụng trong chỉ đạo, để nắm phần hồn của giới văn nghệ và nhào nặn họ theo ý đồ riêng.
26 thg 10, 2013
Chuyện đời sống 1980
21 thg 10, 2013
Công việc viết văn nhìn dưới góc độ nghề nghiệp
Bài in lần đầu trên tạp chí Sông Hương,1990
với nhan đề Để nghề viết văn trở thành một nghề cao quý
với nhan đề Để nghề viết văn trở thành một nghề cao quý
Từ sau 1945, một kiểu người viết văn đã hình thành với chỗ mạnh chỗ yếu của họ. Bài viết không có tham vọng trình bày vấn đề một cách toàn diện, mà chỉ đi vào một số khía cạnh:
- Nên nghĩ sao để đưa công việc
viết văn thành một hoạt động nghề nghiệp thực thụ.
- Nên lo sao để trau dồi bản lĩnh
người viết và hình thành nên những trí thức có cốt cách vững vàng.
- Nên đánh giá sao để mức độ quan
liêu hoá, từ đó dần tìm cách giải thoát khỏi căn bệnh ác độc đó.
14 thg 10, 2013
Khoa học xã hội ở ta là thế, làm sao khác được !
Như tiêu đề của nó đã nêu rõ, bài viết Vụ Luận văn về Mở Miệng: còn cơ hội nào cho ngành KHXH&NV? ( xem mạng bauxite Việt Nam 7-10-13) không chỉ xới lại một hiện tượng nổi cộm thời gian gần đây, mà còn động chạm tới tình trạng của khoa học xã hội ở VN nói chung.
Tại sao lớp trẻ Việt Nam ngao ngán KHXH đang dạy ở nhà trường và những đầu óc ưu tú nhất trong thế hệ các em chối từ đến cùng các ngành sử triết ..?
9 thg 10, 2013
Chung quanh câu chuyện đổi mới nhận thức lịch sử
Tạp chí văn học, số 6 – 1990 có in bài Đổi mới nhận thức lịch sử trong khoa học xã hội nói chung và nghiên cứu văn học nói riêng của Nguyễn Huệ Chi. Nhân đó, chúng tôi có bài viết dưới đây. Bài viết đã từng được đưa vào phụ lục của cuốn Nhà văn tiền chiến và quá trình hiện đại hóa trong văn học Việt Nam in 2005.
1 thg 10, 2013
Vừa là người anh hùng có công vừa là viên quan cai trị có tội -- trường hợp Trần Khánh Dư
Bài này tiếp tục khai triển ý tưởng đã trình bày từ tiểu luận Tính cách người cai trị trong lịch sử Việt Nam: trường hợp bạo chúa Lê Long Đĩnh -- xem tại blog này ngày 23-5-2013 hoặc http://vuongtrinhan.blogspot.com/2013/05/tinh-cach-nguoi-cai-tri-trong-lich-su.html.
Trong bài trước, tôi đã nói tới trường hợp những người anh hùng thời mới dựng nước, nhân có công đánh thắng giặc ngoại xâm, khi trở thành vua chúa, tự giành cho mình cái quyền đối xử hết sức tàn tệ với nhân dân.
Bài này nói về một trường hợp muộn hơn vào đời Trần và trong một tình thế gần hơn với chúng ta thời nay.
26 thg 9, 2013
Tô Hoài và những nghiêm chỉnh của kiếp phù du
Các tài liệu cũ đều ghi Tô Hoài
sinh 15- 8 -1920, mãi gần đây mới ghi lại
là 27-9-1920. Tại sao như vậy? Tôi có lần hỏi và được Tô Hoài giải thích như
sau. Con số trước là tính theo âm lịch. Gần đây, mới nhờ anh em thạo lịch đối
chiếu hộ và khai lại cho đúng.
Vậy ngày 27 đây, Tô Hoài đón tuổi 93 của
mình. Ta hay có thói quen tính năm tháng theo con số chẵn, có muốn viết gì để
kỷ niệm, nếu chưa làm khi ông cụ 90, thì hãy đợi 95 hãy làm, - chắc có người nói
vậy. Nhưng tôi cứ thấy con số 93 có chút gì đó thú vị nên lục tìm bài viết dưới
đây, in lại, gọi là chúc mừng sinh nhật tác giả.
21 thg 9, 2013
“ Triết lý” của ăn vụng làm càn
Sở dĩ tôi gộp hai bài viết được viết từ năm
bẩy năm trước, thành bài sau đây, lý do vì chúng cùng nói về một phương diện của người Việt xấu xí xưa và
nay.
16 thg 9, 2013
Trở lại câu chuyện tự học
Trên các mạng vừa thấy có in bài Bàn về chuyện tự học của Cao Xuân Hạo.
Đọc câu đầu tiên của bài Trước hết, cần phải nói rằng, tự học là một chuyện vạn bất đắc dĩ, vì ai cũng biết câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên”, tôi cứ thấy ngờ ngợ.
Theo tôi, phải nói ngược lại.
14 thg 9, 2013
Thơ của những kẻ "rừng đời lạc lối". Về hai thi sĩ thường bị lãng quên, Thâm Tâm & Trần Huyền Trân
Thâm Tâm Nguyễn Tuấn Trình (1917-1950) làm thơ, viết kịch, viết truyện,
nổi tiếng với bài thơ Tống biệt hành. Tác phẩm: Thơ Thâm Tâm (1988).
Trần Huyền Trân (1913-1989), tác phẩm chính: Rau tần (1987).
Nhu cầu thưởng thức nghệ thuật có lẽ là một nhu cầu kỳ lạ nhất của con người. Nó có thể chấp nhận mọi "mặt hàng" hết sức khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Nó cũng đa dạng như chính đời sống.
Trần Huyền Trân (1913-1989), tác phẩm chính: Rau tần (1987).
Nhu cầu thưởng thức nghệ thuật có lẽ là một nhu cầu kỳ lạ nhất của con người. Nó có thể chấp nhận mọi "mặt hàng" hết sức khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Nó cũng đa dạng như chính đời sống.
11 thg 9, 2013
Xuân Sách và chân dung các đồng nghiệp

Bài đã in trên blog này 21-4-2009, nhan đề XUÂN SÁCH hay là một đặc sản văn chương,
Những nét sinh hoạt của những người cầm bút thời nay đã được nhiều người trình bày lại một cách tự nhiên, trong số này giỏi nhất phải kể Tô Hoài. Ông biết gỡ đi phần hào quang chói lọi mà người ta hay lấy ra để lãng mạn hóa các nhà văn. Ông làm cho cái nghề gọi là sáng tạo này gần gũi với đời thường. Chỉ ông mới dám đưa Nguyễn Tuân vượt ra ngoài cái thiêng liêng giả tạo ngả sang làm dáng, để trở về với những chuyện mè nheo hàng ngày, dù vẫn không vì thế mà làm mất đi vẻ đáng yêu đáng kính của cụ Nguyễn. Từ trường hợp Nguyễn Văn Bổng, Tô Hoài làm nổi tính chất nghiệp dư của một nền văn học. Chút thoáng điên điên khùng khùng của Võ Huy Tâm mà ông nói tới được người ta tin, vì bắt nguồn từ những quan sát thực và mở đường cho sự cắt nghĩa vận mệnh ngắn ngủi của nhà văn này. Những trang chân dung Trọng Hứa cho ta thấy trong mỗi con người còn bao nhiêu mày nét khía cạnh vừa chân thành đáng yêu vừa nhởn nhơ phù phiếm.
8 thg 9, 2013
Xuân Quỳnh, cuộc đời để lại trong thơ
Những xúc động thường trực
“Người ta làm thơ như thế nào?”. Đã
nhiều lần, trong tôi nảy ra cái câu hỏi có vẻ tò mò vậy, mà chưa dám hỏi một
ai, vì nhiều lần cứ định hỏi là mọi người tìm cách lảng. May mà Xuân Quỳnh
không lảng tránh thẳng thừng. Để giúp tôi “mục sở thị”, bên cạnh bài thơ, chị
cho xem những quyển vở đã ghi chi chít những chữ là chữ: Chị đã nháp bài thơ ra
văn xuôi trước khi hoàn chỉnh nó và cho nó một khuôn mặt cố định trên trang
giấy.
- Lúc viết những dòng này, tôi như
người phát cuồng. Cứ phải ghi bằng hết những ý nghĩ đang ào ào kéo đến trong
đầu không cần vần vèo gì vội. Còn sắp xếp lại, đặt vần, tôi làm sau, việc ấy
đơn giản hơn.
6 thg 9, 2013
Vài nét về phương thức tự sự của người Việt
I
Việc nghiên cứu văn chương vốn được coi như
một trong những cách hữu hiệu giúp cho
người ta hiểu một miền đất một xứ sở, và đối với người bản địa thì cũng là một
bước đi cần thiết đóng góp vào quá trình tự nhận thức của dân tộc.
Ở ta hiện nay việc nghiên cứu văn học chủ yếu được thực
hiện bằng cách đi sâu đánh giá phân tích
các tác giả tác phẩm quan trọng, rồi từ đó hình thành nên các giai đoạn các
thời kỳ chủ yếu mà nền văn học đó đã
trải qua.
3 thg 9, 2013
Những dấu hiệu của một tư duy trung cổ
Nguyễn Công Hoan trong hồi ký Đời viết văn của tôi (1971) có nhiều
đoạn tự thú về sự làm bừa làm bậy đã xẩy ra trong đời mình. Đại khái ông kể là
lúc ra học tiểu học ở Hà Nội cần giấy khai sinh, nhưng ngại về làng bên Bắc
Ninh làm tận gốc, liền nhờ ông chủ nhà trọ làm hộ. Ông này bảo hai người bạn
làm chứng, rồi kiếm cành cau với vài hào bạc đưa lý trưởng Hàng Trống. Vài ngày
sau, ông Kép Tư Bền trong văn chương tương lai có ngay tấm giấy khai sinh và
nghiễm nhiên thành người sinh ở Hà Nội.
22 thg 8, 2013
Chuyện văn nghệ Hà Nội nghe ở Moskva 1987 (kỳ II)
18/11
Nguyên Ngọc kể:
- Buổi gặp anh em, ông Linh còn nói nhiều câu cay đắng lắm. Ví dụ bảo: "Tôi cũng là người bị nạn, tôi hiểu anh em". Sau này loại câu như thế người ta phải cắt đi.
- Nhưng mà chưa chắc làm thế đã tốt đâu. Cởi trói cho văn nghệ lúc này, mà những điều kiện khác (kinh tế, xã hội) chưa có, thì cũng không được việc gì. Bọn xấu bị đánh động nó cụm lại phản công cho mà xem. Ông Tố Hữu đã mỉa mai Trần Độ, à, các anh bây giờ được cởi trói rồi phải không!
Nguyên Ngọc kể:
- Buổi gặp anh em, ông Linh còn nói nhiều câu cay đắng lắm. Ví dụ bảo: "Tôi cũng là người bị nạn, tôi hiểu anh em". Sau này loại câu như thế người ta phải cắt đi.
- Nhưng mà chưa chắc làm thế đã tốt đâu. Cởi trói cho văn nghệ lúc này, mà những điều kiện khác (kinh tế, xã hội) chưa có, thì cũng không được việc gì. Bọn xấu bị đánh động nó cụm lại phản công cho mà xem. Ông Tố Hữu đã mỉa mai Trần Độ, à, các anh bây giờ được cởi trói rồi phải không!
21 thg 8, 2013
Chuyện văn nghệ Hà Nội nghe ở Moskva 1987 (kỳ I)
19-5
Gặp nhau tại Yug-zapatnoe , Ng Khải điểm qua tình hình văn nghệ:
- Lão Nguyễn Đình Thi phen này mà mất việc đi Tây, thì cứ gọi là con mẹ Tuệ Minh nó bỏ ngay. Mà không hiểu sao, xứ mình sinh ra cái lão lẩm cẩm loại đó.
- Lão Nguyễn Đình Thi phen này mà mất việc đi Tây, thì cứ gọi là con mẹ Tuệ Minh nó bỏ ngay. Mà không hiểu sao, xứ mình sinh ra cái lão lẩm cẩm loại đó.
Bây giờ cứ thấy mấy người đang đứng trò chuyện là lão ấy nhảy xổ đến, lão ấy giảng
cho mình về văn học, văn học nó phải như thế này, nó phải như thế kia. Làm như
là không ai đọc cả ấy. Lúc nào cũng chê anh em bây giờ nó không biết gì. Vâng,
các ông được Tây nó dạy cho tí tiếng Pháp, nhưng anh em bây giờ nó đã có tiếng
Nga, chắc ai đã đọc hơn ai.
19 thg 8, 2013
Ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa trong sự hình thành tiểu thuyết Việt Nam trước 1930
Thời trung đại, văn học Việt Nam chưa có tiểu thuyết; sự hình thành tiểu thuyết theo nghĩa đúng đắn của khái niệm ấy chủ yếu diễn ra trong thế kỷ XX với những ảnh hưởng rõ rệt của văn hóa phương Tây, tiểu thuyết phương Tây. -- Đấy là nhận thức thường thấy ở nhiều người. Muốn rõ thêm người ta còn nói rằng ảnh hưởng mới mẻ này là khía cạnh làm nên sự khác biệt giữa văn học Việt Nam thời trung đại và thời hiện đại.
15 thg 8, 2013
Toilet xưa và nay
Trong khi lục lọi đống giấy tờ và các bài báo cũ , tôi tìm thấy bài viết sau đây, viết dưới dạng trả lời phỏng vấn và đã in ở một tạp chí có liên quan đến mốt hay thời trang mà nay tôi đã quên tên và năm tháng (chỉ nhớ bài viết khoảng 2007.) Nhân đọc thấy vui vui, xin giới thiệu lại với bạn đọc. Riêng
có lời cám ơn tới tờ báo và bạn phóng viên đã gợi ý tôi viết.
Được
biết trong những vấn đề được ông quan
tâm, khi nghiên cứu văn hoá, có cả câu
chuyện toilet. Xin ông cho biết lý do gì mà ông lại có sự
chú ý tới nó như vậy?
12 thg 8, 2013
Nên hiểu "cái nạn điển Tầu" như thế nào?
Văn nhân - tài đức và học vấn là tên gọi một bài viết của nhà giáo Phương Lựu (PL) trên báo Văn nghệ số 15 (13-4-2013). Đọc bài PL, bạn Trần Thị Phương Hoa (TTPH ) có bài trên mạng VHNA (3-6-2013), tỏ ý “thất vọng và buồn bã”. Cái cớ để tác giả ngán ngẩm với bài viết của PL nằm ở một nhận định bao trùm về tình hình nghiên cứu ở ta, theo đó, việc gì ta cũng đã làm và chỉ cần dựa vào mình mà làm rất tốt, can cớ chi phải trở lại với điển tích Trung Hoa. Theo tôi hiểu, những ý kiến trình bày ở đây không chỉ là ý riêng của tác giả Cái nạn điển Tầu mà còn là nhiều người khác.
7 thg 8, 2013
Cạn nghĩ, ngắn hơi, dễ thỏa mãn
Không
chỉ tinh tế khi tả thức ăn mà trong Hà
Nội băm sáu phố phường (in trên Ngày
nay từ 1940), Thạch Lam còn khéo ghi nhận cái thói quen dễ dãi cẩu thả của
người mình trong cách làm thức ăn. Như trong câu chuyện về mấy bát mằn thắn. Trong khi bát mì của mấy
chú khách (tức đám Hoa kiều ) đầy đặn thì người mình chỉ giỏi giả lễ bà chúa
mường. Bát mằn thắn của các ông chủ người Việt có đủ cả rau thơm, xá xíu, đôi
khi mấy miếng dồi và một phần chia tám quả trứng vịt, song mằn thắn bột thì
thô, nhân là một tí thịt bạc nhạc, nước rất nhiều nhưng nhạt.
Cho đến những năm cuối thế kỷ XX đầu XXI này
nhiều người đi nước ngoài còn chứng kiến kiểu làm ăn tương tự.
4 thg 8, 2013
Vẻ độc đáo không của riêng ai: Khái Hưng & Thế Lữ
CÂU CHUYỆN PHONG CÁCH, QUA CÁC NHÀ VĂN TỰ LỰC VĂN ĐOÀN
Chúng ta đang có một nền văn chương lan ra theo chiều rộng. Nhà văn thời nay -- tôi chỉ nói riêng nhà văn trong nước -- đã lên tới con số hàng ngàn và thông thường độc giả chỉ biết tên tuổi họ mà không biết họ có tác phẩm gì.
2 thg 8, 2013
CHỢ TRỜI -- Du ký vui của Khái Hưng
Trong dư âm của cuộc kỷ niệm 80 năm Tự Lực Văn đoàn, nhiều bài nghiên cứu bình luận và các chứng cớ tài liệu đang được liên tục công bố trên các mạng.
Chúng tôi cũng xin góp phần vào việc này bằng việc giới thiệu dưới đây một bài báo của Khái Hưng viết năm 1940.
Bài viết miêu tả khá linh hoạt không khí sinh hoạt đầm ấm trong nội bộ các cây bút thuộc văn đoàn và các cộng tác viên gần gũi.
Ngoài ra theo ý chúng tôi, rất đáng chú ý là đoạn cuối, nó cho thấy các thành viên TLVĐ đã sớm ý thức được sứ mệnh của mình trong lịch sử, do đó về sự bất tử của nhóm mình.
Vụt ra khi đối đáp với hai đứa trẻ, cái câu cuối cùng Thế là chúng tôi cũng sẽ bất tử cả không chỉ là một lời nói đùa.30 thg 7, 2013
Nghèo khó, biếng lười, xấu xí
Nhiều nhà nghiên cứu nghệ thuật thích viết
rằng những người làm tranh Đông Hồ chỉ là những người nông dân lúc rỗi rãi thì
vẽ thêm tranh. Mục đích của họ cốt cho người ta thấy nghệ thuật ở VN “gắn liền
với đời sống“.
Có biết đâu làm
thế chỉ là một cách tốt nhất để phô ra một sự thật: trong xã hội VN,
người ta sống và làm việc thiếu chuyên nghiệp. Kỹ thuật cổ lỗ. Sự phân công lao
động được chăng hay chớ.
27 thg 7, 2013
Ba bài tựa của Khái Hưng viết cho Tú Mỡ, Thạch Lam
Trong không khí của kỷ niệm 60 năm Tự Lực văn đoàn, chúng tôi xin giới thiệu ba bài tựa của Khái Hưng viết cho các tác phẩm của Tú Mỡ và Thạch Lam , trong đó bài cuối cùng được viết vào tháng 7-1943 tức là đúng 70 năm trước.
Những ghi nhận về đóng góp của nhóm Tự Lực thường chỉ dừng lại ở việc đánh giá cao những tác phẩm nổi tiếng của các cây bút chủ lực trong văn đoàn. Theo ý chúng tôi lẽ ra chúng ta cần phải chú ý tới cả một quan niệm về văn học mà các nhà văn trong nhóm đã theo đuổi trong đó ít nhất bao gồm
-- về sứ mệnh của văn học trong đời sống
--về công việc mà những nhà văn với tư cách nhà hoạt động văn học phải đảm nhiệm
25 thg 7, 2013
Nguyễn Ngọc Thiện : Vài nét về Vương Trí Nhàn
Xin phép anh Nguyễn Ngọc Thiện được giới thiệu bài viết này trên blog và xin chân thành cảm ơn anh.
VTN
Vương Trí Nhàn là nhà lý luận phê bình có đầu óc thực tế tôn trọng hiệu quả hữu dụng, thực dụng của bất
cứ một hoạt động nào, cả sáng tác cũng như nghiên cứu, lý luận phê bình văn học.
23 thg 7, 2013
Phê bình trong cơ chế tự thỏa mãn của đời sống văn học
Thời gian qua, mỗi khi bàn về những nhân tố hạn chế sự sáng tạo
trong văn nghệ người ta chỉ mới nói đến cơ chế trói buộc. Chức năng
sợi dây trói do phần tự kiểm duyệt ngự trị trong từng người cầm bút
đảm nhiệm. Và ở quy mô xã hội, nhiệm vụ ấy được cụ thể hóa trong công việc của giới
phê bình. Nhớ lại những vụ việc "có vấn đề" trong mấy chục năm qua,
từ Cái gốc (Nguyễn Thành Long), Tình rừng (Nguyễn
Tuân), Đêm đợi tàu (Đỗ Phú), Cây táo ông Lành (Hoàng
Cát) ..., người ta hẳn thấy giới phê bình đã đóng một vai trò không lấy
gì làm đẹp đẽ cho lắm.
Có điều đời sống văn học không phải chỉ có những vụ việc.
22 thg 7, 2013
Một nền phê bình thấp lè tè
Tính tự phát vốn là đặc điểm của nhiều
hoạt động tinh thần ở ta mấy chục năm nay trong đó bên cạnh việc sáng tác thì có cả phê bình văn học.
Tôi xin phép lấy trường hợp bản thân tôi
mà suy. Sau gần bốn chục năm kẽo kẹt
hành nghề, nay nhìn lại tôi chỉ có thể
nói công việc mà mình đã đặt nhiều tâm
huyết thật ra đã được làm theo kiểu gặp đâu hay đấy, trông trước trông sau, trông mọi người mà làm, chứ đâu có bài bản gì cho đàng hoàng.
17 thg 7, 2013
Tại sao xu thế gian tham ở người Việt ngày một thắng thế ?
Gốc rễ lâu bền
Tham thực cực thân…Tham bát bỏ mâm.... tham vàng bỏ ngãi… một vài bạn đã dẫn ra nhiều câu tục ngữ chế giễu tính tham của người mình. Rồi lại dẫn các truyện cổ tích Cây khế , truyện ngụ ngôn ngoại nhập Gà đẻ trứng vàng .
Tôi xin mách thêm là có cả một kho truyện nữa nơi đó những kẻ tham lam được miêu tả với bộ mặt thảm hại. Đó là các truyện cười.
Tham thực cực thân…Tham bát bỏ mâm.... tham vàng bỏ ngãi… một vài bạn đã dẫn ra nhiều câu tục ngữ chế giễu tính tham của người mình. Rồi lại dẫn các truyện cổ tích Cây khế , truyện ngụ ngôn ngoại nhập Gà đẻ trứng vàng .
Tôi xin mách thêm là có cả một kho truyện nữa nơi đó những kẻ tham lam được miêu tả với bộ mặt thảm hại. Đó là các truyện cười.
12 thg 7, 2013
Thạch Lam và phận nghèo của xứ sở
Nhiều người
đã biết đoạn văn của Thạch Lam trong Theo
dòng nói về sự nghèo nàn trong đời sống tinh thần của người mình:
Phong trào ở nước ta, bất cứ phong
trào gì, đều có một tính chung là nông nổi, chỉ hời hợt bề ngoài. Cái mà chúng
ta thiếu nhất là sự sâu sắc. Bởi ta không chịu phân tích và suy xét kỹ nên bất cứ
vấn đề gì chúng ta cũng không biết được rõ ràng và chu đáo, biết một cách thấu
suốt.
Chúng ta có cái đời sống bên trong rất
nghèo nàn và rất bạc nhược. Những tính tình phong phú, dồi dào hay mãnh liệt
chúng ta ít có. Chẳng dám yêu cái gì tha thiết và cũng chẳng dám ghét tha
thiết, lòng yêu ghét của chúng ta nhạt nhẽo lắm. Chúng ta đổi lòng tín ngưỡng
sâu xa ra một tín ngưỡng thiển cận và nông nổi, giữ cái vươn cao về đạo giáo
của tâm hồn xuống mực thước sự săn sóc nhỏ bé về ấm no.
9 thg 7, 2013
Một quan niệm đơn sơ về thế giới
Sự
đơn điệu nghèo nàn là cảm giác chính còn lại trong Nhất Linh sau khi dự Hội chợ
hàng VN 1934 mở ở Nhà Đấu xảo Hà Nội
Trong bài tường thuật trên Phong Hóa số ra 30-11-1934, người đứng
đầu văn đoàn Tự Lực viết :”Mấy gian hàng Hải Dương Nam Định vẫn như mọi năm
không có gì tiến bộ.Thăm gian hàng Trung Kỳ, người ta cảm thấy như sống lùi lại
mười năm trước bởi chỉ có ít đồ gỗ nét chạm non nớt. Đồ đồng của ta có lẽ nghìn
vạn năm nữa không thay đổi. Từ cái thau cái mâm cho đến cái đỉnh thứ nào cũng
nguyên như cũ, hình như đổi mới nó đi là một cái tội vậy. Đồ sứ Bát Tràng men
trông cũng khéo, chỉ tiếc rằng kiểu không đẹp. Phần nhiều là bắt chước Tầu“.
7 thg 7, 2013
Hai bài viết trên Ngày nay liên quan tới Lễ ra mắt hội Ánh sáng
Trên
mạng Bauxite hôm nay 7-7-2013 có đăng bài viết Phong trào Nhà
Ánh Sáng của Tự Lực Văn Đoàn
của Đỗ Quý Toàn. Trong bài có nhắc tới buổi ra mắt công chúng đầu tiên của
Hội Ánh Sáng tại Nhà hát Lớn Hà Nội, vào 9 giờ tối Thứ Hai, 16 tháng Tám năm
1937.
Nhân đây xin mời bạn đọc có quan
tâm tới vấn đề này đọc thêm hai tài liệu có liên quan 1/ Diễn văn đọc tại
Nhà hát Lớn hôm 16 Aout, buổi họp đầu tiên của hội Ánh Sáng của Nhất
Linh và 2/ bài tường thuật của Khái Hưng có liên quan tới sự kiện này. Cả hai
đều in trên Ngày nay số 73, 22-8-1937.
4 thg 7, 2013
Chế giễu bài bác trí tuệ
Truy nguyên về tình trạng thê thảm của sách vở
hiện nay, trong một bài viết trước, chúng tôi đã lưu ý tới sự coi thường trí
tuệ phổ biến trong xã hội. Có điều đi sâu hơn một bước nữa lại thấy đó
là cả một “truyền thống” kéo dài trong cộng đồng Việt mà văn hóa dân gian là
một chứng tích.
29 thg 6, 2013
Thu Bồn, khuôn mặt một nhà văn con ruột của chiến tranh
Khoảng đầu 1983, tôi gặp Thu
Bồn ở cổng Văn Nghệ Quân đội. Đây là nơi chúng tôi đã cùng sống trong một căn
nhà, và nay đều đã dọn đi chỗ khác.
Anh thì tuy vẫn còn trong
biên chế của Tổng cục Chính trị, nhưng biệt phái ở Sài Gòn, lâu ngày mới ra
ngoài này. Tôi thì đã chuyển sang công tác ở Hội Nhà văn được mấy năm.
Chúng tôi là những người quen cũ, nhưng lâu
ngày không gặp. Chuyện ngày xưa dông dài giở ra không tiện. Mà chuyện mới
thì bỡ ngỡ, chưa biết bắt đầu từ đâu.
23 thg 6, 2013
Từ thiên kiến tùy tiện trong việc tìm hiểu về người đến dễ dãi và vơ vào khi nói về mình
Bài
viết đã in trên báo Người Hà Nội
số ra 4-4-2005
số ra 4-4-2005
Đặc trưng văn hoá Việt Nam; bản sắc văn hoá Việt
Nam trong sự so sánh với các nền văn hoá khác … đó là những chủ đề mà lâu
nay báo chí của ta nhiều lần đề cập tới.
Gần đây, có bài viết Văn hoá Việt nam thiết tha với
cuộc sống con người của Phan Ngọc, in trên Văn nghệ trẻ số 4 ra ngay
23-1-05, được nhiều người tìm đọc.
12 thg 6, 2013
Vẻ đẹp tàn tạ -- Hà Nội tháng 6/1973
Hoa phượng. Hoa phượng đỏ, khắp thành phố ngoảnh về phía nào cũng thấy phượng. Phượng kết thành tấm thành mảng và dầy mãi lên như một niềm oan nghiệt.
Tại sao hoa phượng đỏ trong mùa hè, lại làm cho lòng cảm động. Bởi mùa hè nồng nóng thế, mà sao vẫn đẻ ra một thứ hoa đẹp như thế? Cuộc đời càng buồn, thì trời đất càng đẹp, nó là hiện thân cái câu mà chúng ta vẫn nói -- cuộc sống chỉ có một lần.
Tại sao hoa phượng đỏ trong mùa hè, lại làm cho lòng cảm động. Bởi mùa hè nồng nóng thế, mà sao vẫn đẻ ra một thứ hoa đẹp như thế? Cuộc đời càng buồn, thì trời đất càng đẹp, nó là hiện thân cái câu mà chúng ta vẫn nói -- cuộc sống chỉ có một lần.
7 thg 6, 2013
Con người sống sót, thành phố sống sót --Hà Nội th. 5/ 1973
Tiếp tục Nhật ký chiến
tranh
2/5
Nhớ lại cái phía đời thường của ngày lễ hôm
qua. Công việc được bàn nhiều ở các khu phố là lấp nốt những hố cá nhân. Một mặt
thì ở đó chứa chất tất cả những gì cần phải đổ đi, than xỉ, bùn cống. Mặt khác,
cái miệng cống vẫn quẩn lên một lớp váng như một thứ ký ức không chịu tan biến đi cho. Dĩ
vãng có mặt trên mỗi đoạn đường chúng ta đi tới.
5 thg 6, 2013
Từ vứt bỏ sách cũ có giá trị đến… ồ ạt làm ra sách mới sách rởm
Tiếp tục câu chuyện về nỗi thê thảm của sách
Tại sao lại có tình trạng thê thảm của sách như tôi đã nói ? Ta hãy cùng tìm tới những nguyên nhân đã lùi về xa.
Nỗi thê thảm của trí tuệ
Năm 1954, khi Hà Nội đón đoàn quân từ Việt Bắc trở về, các trường trung học cũ chuyển thành trường cấp II cấp III, trong số những điều đám thanh niên học sinh mới lớn chúng tôi được truyền thụ và phải nhập tâm,có định hướng về tinh thần thực tiễn.
Tại sao lại có tình trạng thê thảm của sách như tôi đã nói ? Ta hãy cùng tìm tới những nguyên nhân đã lùi về xa.
Nỗi thê thảm của trí tuệ
Năm 1954, khi Hà Nội đón đoàn quân từ Việt Bắc trở về, các trường trung học cũ chuyển thành trường cấp II cấp III, trong số những điều đám thanh niên học sinh mới lớn chúng tôi được truyền thụ và phải nhập tâm,có định hướng về tinh thần thực tiễn.
2 thg 6, 2013
Nguyễn Tuân và quá trình hiện đại hoá xã hội Việt Nam thế kỷ XX: trường hợp truyện dài Thiếu quê hương (phần tiếp)
… và tập
nghĩ cùng nhịp với thế giới
Những đổi mới trong nếp nghĩ của Bạch bao
gồm hai điểm:
Một
là tìm cách nhìn về "kẻ
khác" lúc này đang chung sống với cộng đồng mình, dân tộc mình bằng con
mắt thiện cảm chứ không phải căm ghét
Hai
là có cách đánh giá khác đi với những gì cộng đồng mình vốn có.
Trong những chuẩn
mực làm nên một con người mới – con người hiện đại , Thiếu quê hương cho thấy người
ta phải có cách nghĩ mới về dân tộc, thời đại.
Nguyễn Tuân và quá trình hiện đại hoá xã hội Việt Nam thế kỷ XX: trường hợp truyện dài Thiếu quê hương
Trong
đờì mình Nguyễn Tuân chỉ một lần viết truyện dài. Thoạt đầu tác phẩm được gọi
là Thiếu quê hương, và in nhiều kỳ liên tiếp, trên báo Hà Nội tân văn, từ 2-1-1940 trở đi (tờ báo
này do Vũ Ngọc Phan “lo phần bài vở” thực tế cũng là một thứ chủ bút).
Đến
năm 1943, cuốn truyện được nhà xuất bản Anh Hoa cho in thành sách, song
lại chỉ mang tên Quê hương (bỏ chữ
thiếu).
Các nhà nghiên cứu văn học thành thạo về giai
đoạn này cho biết Nha kiểm duyệt bỏ chữ thiếu
cho khỏi “sái”, mọi tác phẩm ra đời lúc này phải phù hợp với tinh thần “Cần
lao, gia đình, Tổ quốc” của chính quyền Pháp lúc đó do thống chế Pétain đứng đầu.
31 thg 5, 2013
Tất cả có thể làm khác !
Xem đoạn phim về một vườn Bách thú ( cụ thể là ở Thượng Hải ), điều tôi ngạc nhiên nhất lại là cái cách người ta trưng bày: trong khi thú ở Hà Nội được nhốt trong chuồng thì ở đây, thú được để hoang.
Còn người đi xem cũng ở vị trí ngược lại, tức là chỉ có quyền nối đuôi nhau đi theo những hành lang đã được rào chắn cẩn thận, để từ đó đưa cặp mắt nhìn ra vườn thú.
Còn người đi xem cũng ở vị trí ngược lại, tức là chỉ có quyền nối đuôi nhau đi theo những hành lang đã được rào chắn cẩn thận, để từ đó đưa cặp mắt nhìn ra vườn thú.
30 thg 5, 2013
Nỗi thê thảm của sách vở thời nay
Số lượng
Thống kê của các cơ quan văn hóa mà báo chí đăng lại 12-4 -2013 cho biết tính ra người Việt một năm chỉ đọc 0,8 một cuốn sách.
Trên mạng thấy có người đã đem con số này ra so sánh với thế giới. Thì thấy ví dụ người Trung Quốc là 4,23 cuốn/người/năm. Thái Lan, Malaysia đều cao hơn so với Việt Nam.
24 thg 5, 2013
Hai đoạn ghi về tuổi già và phụ nữ
TUỔI
GIÀ...
Mấy ông già tôi quen ngoài sông có lần
ngồi đọc một câu ca dao mà ở nhiều gia đình thành câu truyền miệng.
Đố:Con
gì ăn ít nói nhiều
Mau
già lâu chết, miệng kêu tiền tiền.
Trả lời: đám già.
Đường xa vụng tính
Tiếp tục
câu chuyện tầm nhìn hạn hẹp
Từ hồi bung ra làm ăn, mốt phổ biến ở Hà Nội là
nhiều gia đình cả hai vợ chồng lao vào kiếm sống. Chồng làm thêm ở cơ quan lại
đá thêm tí cò bất động sản. Vợ bỏ nhà nước ra chạy chợ. Con cái có khi cả ngày
không thấy mặt bố mẹ. Tiền đây, ăn đi rồi học đi. Điểm khá ư, khó gì, muốn điểm giỏi cũng được, để lúc nào bọn này đến
nói chuyện với các cô bằng phong bì là xong. Bọn trẻ con yên chí đã có tiền đút
cho nhà trường rồi, không cần học, nên chỉ vạ vật vừa học vừa chơi, đến nỗi có
đỗ đại học rồi cũng không thành người, xin việc không nơi nào nhận.
23 thg 5, 2013
Tính cách người cai trị trong lịch sử Việt Nam : trường hợp bạo chúa Lê Long Đĩnh ( bài tiếp)
Cơ sở phương pháp luận
Muốn phác họa bộ mặt quyền lực ở VN, lẽ ra anh phải đi vào những điển hình như Lê Thánh Tông chứ sao lại dừng lại ở một "nhân vật tiêu cực" như LLĐ? Để trả lời câu hỏi này, tôi muốn nhắc lại một nguyên tắc của nghiên cứu khoa học hiện đại. Là người ta không dừng lại ở cái trung bình, nhất là cái đa số tức cũng là cái phổ biến. Mà lại lấy cái thiểu số - cái đột biến - cái bên ngoài hình như là ngoại lệ chứ không phải thông lệ -- làm đối tượng.
Muốn phác họa bộ mặt quyền lực ở VN, lẽ ra anh phải đi vào những điển hình như Lê Thánh Tông chứ sao lại dừng lại ở một "nhân vật tiêu cực" như LLĐ? Để trả lời câu hỏi này, tôi muốn nhắc lại một nguyên tắc của nghiên cứu khoa học hiện đại. Là người ta không dừng lại ở cái trung bình, nhất là cái đa số tức cũng là cái phổ biến. Mà lại lấy cái thiểu số - cái đột biến - cái bên ngoài hình như là ngoại lệ chứ không phải thông lệ -- làm đối tượng.
22 thg 5, 2013
Bởi một tầm nhìn quá hẹp

Thứ nhất mặc dù chỉ là một thứ đường biên giới, nhiều khi thuộc loại vùng sâu vùng xa, song tất cả được làm theo đúng tiêu chuẩn quốc tế. Mặt đường phẳng lỳ, dải phân cách rõ ràng. Đường xa nhà dân, mà cũng không có các đường cắt ngang. Cần cắt ngang đều dùng cầu vượt. Các loại cống thoát nước chắc chắn. Các loại biển báo đầy đủ, ghi bằng tiếng Anh đàng hoàng.
15 thg 5, 2013
Hội chứng “ít chịu học hỏi” “ tự mình mê mình” ở người Việt
Nhiều người Việt sống ở nước ngoài đã chia sẻ
với chúng ta cảm giác thương mến nhớ nhung khi xa Tổ quốc. Nhưng bên cạnh đó,
những ngày gần đây, người trong nước còn nhận được những lời tâm sự kín đáo và
những suy nghĩ thâm trầm .
Như
trường hợp Vĩnh Sính giáo sư đại học Alberta, Canada.
Tập
sách Việt Nam và Nhật Bản -- giao lưu văn
hoá (1) của ông có nội dung khá phong phú.
14 thg 5, 2013
“Bệnh gian và tham của người Việt không thể chữa được”
13 thg 5, 2013
Cần có một thứ sử học khác
|
8 thg 5, 2013
Sự nghèo nàn của văn hóa sách ở VN
Viết về tình trạng của những con đường bảo đảm giao thông đi lại ở nước VN cổ, một nhà nghiên cứu nước ngoài đã dùng đến hai chữ ấu trùng.
Tôi nghĩ rằng cũng có thể dùng hai chữ ấy để mô tả tình trạng của sách vở ở ta từ xưa tới nay
Gần như dân ta chưa biết làm sách, lại càng không tạo ra được một không gian có ý nghĩa tinh thần cho sách tồn tại và phát triển.
Sự nghèo
nàn của văn hóa sách Việt Nam là một căn bệnh kéo dài kinh niên trong lịch sử.
3 thg 5, 2013
Một nền hòa bình ngấm bệnh -- Hà Nội 3/4--1/5/1973 ( phần II )
22/4
Tự nhiên nổi lên trong đầu óc mọi người vấn
đề quyền lực.
Cũng
như các chủ đề khác, nó lại được khơi gợi từ thế giới bên ngoài.
Cuốn Trăm năm cô đơn bản tiếng Pháp được truyền
tay và bàn luận. Tôi thấy mấy nhà văn thạo
tin dẫn lại với nhau những câu mà các
anh bảo là của nhân vật chính, đại tá Aureliano Buendia:
- Sự choáng váng về quyền lực trong ông đã trở thành
những giờ phút bất mãn sâu sắc với ngay bản thân mình.
2 thg 5, 2013
Một nền hòa bình ngấm bệnh -- Hà Nội 3/4-- 1/5/1973 (phần I )
3/4
Vẫn chưa hết ngỡ ngàng vì hoà bình. Bây giờ,
trên nhiều quãng đường, cái âm thanh nghe reo vui nhất, là tiếng máy gạt, máy
san. Và cái mặt đất đẹp nhất, là những nền đất mới. Đất mới đổ xuống hầm hố cá
nhân. Đất mới san nền, đất lật tung ra, từ những hầm đất lâu nay cỏ đã lên
xanh.
Bầu trời được dọn dẹp đã trở thành bầu trời
bình yên.
Hôm qua đất là chỗ trú chân. Hôm nay, đất phải
là cuộc sống.
30 thg 4, 2013
Đùa nhại là chuyện nghiêm chỉnh (nhân một bài thơ mới của Bùi Chí Vinh)
Lướt
qua các trang mạng hôm nay tôi thấy phải
cắt dán lại bài thơ sau đây
SINH NGHI HÀNH Bùi Chí Vinh
SINH NGHI HÀNH Bùi Chí Vinh
Sinh nghi ta viết một bài hành
Vợ nghi chồng, em út nghi anh
Cha nghi con cái, bè nghi bạn
Thủ trưởng thì nghi hết ban ngành
Láng giềng dòm ngó nghi hàng xóm
Ngoài đường nghi phố chứa lưu manh
Ngay ta khi viết bài in báo
Cũng nghi mình kiếm chác công danh
Trời ơi, mọi chuyện sinh nghi thiệt
Chén kiểu thường nghi kị chén sành
Vợ nghi chồng, em út nghi anh
Cha nghi con cái, bè nghi bạn
Thủ trưởng thì nghi hết ban ngành
Láng giềng dòm ngó nghi hàng xóm
Ngoài đường nghi phố chứa lưu manh
Ngay ta khi viết bài in báo
Cũng nghi mình kiếm chác công danh
Trời ơi, mọi chuyện sinh nghi thiệt
Chén kiểu thường nghi kị chén sành
28 thg 4, 2013
Chuyện vặt hàng ngày
Trốn đâu cho thoát
- Phương Quỳnh bạn tôi bảo nghĩ thương cho bọn con cái vào đời bây giờ. Đi làm cho nhà nước thì gặp cánh thư lại già nua cũ kỹ, tuyển nhân viên trẻ vào coi như con cháu toàn sai vặt.
Còn đi làm cho các công ty ma quỷ bên ngoài thì cũng chỉ loanh quanh xoay xở làm ăn theo lối chụp giật, và lúc nào cũng sẵn sàng phá sản để theo đuổi những phi vụ mới.
23 thg 4, 2013
Một thứ tự do hoang dại
Lần đầu lên Đà Lạt, tôi được nghe kể là người Pháp trước kia đề ra những quy chế rất gắt gao cho việc xây dựng các biệt thự ở đây. Ví dụ, phải có diện tích đất bao nhiêu mới được làm nhà; còn về kiểu cách, trong khi bắt buộc mỗi nhà phải khác các nhà chung quanh (để tạo cảm giác độc đáo), thì anh lại vẫn phải kết hợp với cảnh quan sẵn có một cách nhịp nhàng.
Nhìn Đà Lạt hồi trước, ai cũng thấy là không chỉ có nhiều nhà đẹp mà thú vị hơn là cả một thành phố đẹp.
16 thg 4, 2013
Tính cách người cai trị trong lịch sử Việt Nam : trường hợp bạo chúa Lê Long Đĩnh
Một gợi ý
Người Trung Hoa rất thông thạo về các danh nhân của họ. Sự ham mê viết về danh nhân kéo dài từ thời Tư Mã Thiên đến ngày nay.
Sách 100 danh nhân có ảnh hưởng đến lịch sử Trung quốc (bản dịch ra tiếng Việt của Nguyễn Văn Dương 2002) phân loại nhân vật lịch sử như sau.
14 thg 4, 2013
Tương lai mọi cái sẽ tốt lên
Lời cáo lỗi
Sau đây là một bài báo của một tác giả nước ngoài mà tôi đã copy lại và đưa vào kho tài liệu lưu trữ cá nhân từ mấy năm trước.
Đến chính tác giả là ai và bản tiếng Việt in ở nguồn náo ai dịch tôi cũng quên không ghi.
Trong lúc tôi đi vắng, em tôi Vương Trí Đăng-- một cộng tác viên của tôi -- không biết, nên đã đưa bài này lên mạng, không kèm theo ghi chú, khiến cho bạn đọc hiểu lầm.
Tôi xin có lời thành thật cáo lỗi.
Lẽ ra tôi phải lập tức dỡ bỏ bài báo, nhưng vì đọc lại thấy nó hay, và gần với những suy nghĩ của mình nên xin phép cứ để lại đây để bạn đọc tham khảo
15-4-2013
Một trong những đức tính tôi luôn có dịp nhận thấy ở người Việt Nam, đó là họ có một niềm tin đặc biệt tích cực vào tương lai. "Mười năm nữa, mọi thứ sẽ tốt hơn", bạn có thể nghe ví dụ như vậy. Hoặc thỉnh thoảng: "Năm năm nữa mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn" hay "Hai mươi năm nữa mọi thứ sẽ tốt hơn lên."
Sau đây là một bài báo của một tác giả nước ngoài mà tôi đã copy lại và đưa vào kho tài liệu lưu trữ cá nhân từ mấy năm trước.
Đến chính tác giả là ai và bản tiếng Việt in ở nguồn náo ai dịch tôi cũng quên không ghi.
Trong lúc tôi đi vắng, em tôi Vương Trí Đăng-- một cộng tác viên của tôi -- không biết, nên đã đưa bài này lên mạng, không kèm theo ghi chú, khiến cho bạn đọc hiểu lầm.
Tôi xin có lời thành thật cáo lỗi.
Lẽ ra tôi phải lập tức dỡ bỏ bài báo, nhưng vì đọc lại thấy nó hay, và gần với những suy nghĩ của mình nên xin phép cứ để lại đây để bạn đọc tham khảo
15-4-2013
Một trong những đức tính tôi luôn có dịp nhận thấy ở người Việt Nam, đó là họ có một niềm tin đặc biệt tích cực vào tương lai. "Mười năm nữa, mọi thứ sẽ tốt hơn", bạn có thể nghe ví dụ như vậy. Hoặc thỉnh thoảng: "Năm năm nữa mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn" hay "Hai mươi năm nữa mọi thứ sẽ tốt hơn lên."
12 thg 4, 2013
Hà Nội tháng ba 1973 (2)
16/3
Đặc tính thấy rõ nhất của những ngày đầu
hoà bình này là gì? Là mất phương hướng. Ít ra với tôi là vậy. Có lúc nghe nói
có hoà bình thật. Ta có lực lượng mạnh mẽ để gìn giữ hoà bình. Có lúc lại nghe
phổ biến khác. Chính thức mà cũng mập mờ, không biết là chiến tranh hay hoà
bình. Hoặc hoà bình chỉ chắc ở miền Bắc. Còn ở miền Nam, vẫn là có thể thế nọ,
có thể thế kia.
11 thg 4, 2013
Hà Nội tháng ba 1973 (1)
Nhật
ký chiến tranh 1972-73 – phần tiếp
2/3
Những lo ngại, mà tôi cảm thấy ngay từ lúc
mới nghe tin hoà bình, hình như là có thực. Đây là những ngày quá độ (Nguyễn
Minh Châu: “lúc này là cứ phải đi chậm lại”).
Dỏng
tai nghe, về phía nào, cũng thấy có những tiếng động. Người ta mở ra ư? Có mở đấy.
Nhưng mở thế nào, mở đến đâu không ai biết?
5 thg 4, 2013
Ba ngày ở Myanmar
Những cái không mà người VN thấy lạ
Một chút tò mò thúc đẩy tôi muốn sớm đến Yangon: người ta bảo thành phố đó tuyệt đối không có xe gắn máy. Đến đây lại thấy cái chuyện tưởng là kỳ lạ ấy thật ra không có gì phải ngạc nhiên.
Cuộc sống các nước nghèo Đông Nam Á lẽ ra nó phải như thế. Xe máy nhộn nhạo cuồng loạn như chúng ta là hiện đại gắng gượng, hiện đại nửa vời, hiện đại giả tạo.
Một chút tò mò thúc đẩy tôi muốn sớm đến Yangon: người ta bảo thành phố đó tuyệt đối không có xe gắn máy. Đến đây lại thấy cái chuyện tưởng là kỳ lạ ấy thật ra không có gì phải ngạc nhiên.
Cuộc sống các nước nghèo Đông Nam Á lẽ ra nó phải như thế. Xe máy nhộn nhạo cuồng loạn như chúng ta là hiện đại gắng gượng, hiện đại nửa vời, hiện đại giả tạo.
Giầu có nhưng không thành người
Dạo này đi đâu cũng thấy dân tình bàn tán về hành xử của đám nhà giàu trọc phú vừa rồi, mang việc đấu giá làm từ thiện ra đùa cợt. Đùa cợt trên sự cùng cực của người nghèo.
Đấy, đám người giàu có, tức những người năng động thành đạt những người ưu tú của xã hội ta là thế đấy!
Lại nhớ gần đây một người Đức đã viết trên mạng về “người Việt xấu xí’.
2 thg 4, 2013
Có đất nào như đất ấy không ?
Có đất nào như đất ấy không
Phố phường tiếp giáp với bờ sông
Nhà kia lỗi phép con khinh bố
Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng.
.....
Đó là mấy câu thơ của Tú Xương khái quát cái buối giao thời hỗn hào ở VN đầu thế kỷ XX. Nay thì tôi cũng muốn mượn nó ra để nói về tình hình của chúng ta.
Phố phường tiếp giáp với bờ sông
Nhà kia lỗi phép con khinh bố
Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng.
.....
Đó là mấy câu thơ của Tú Xương khái quát cái buối giao thời hỗn hào ở VN đầu thế kỷ XX. Nay thì tôi cũng muốn mượn nó ra để nói về tình hình của chúng ta.
30 thg 3, 2013
Một bài học cho nghề văn
26 thg 3, 2013
Hư hỏng lặn sâu vào trong cách nghĩ
Khi tôi hỏi nhà văn Tô Hoài “ so với con người thời xưa thì con người thời nay có xấu hơn ?”, ông không ngần ngại trả lời “chẳng những xấu hơn mà người nay lại hay có lắm lý lẽ biện hộ cho sự hư hỏng của mình”.
Tôi đã tìm cách nối dài gợi ý của Tô Hoài bằng bài viết sau, chủ yếu nhấn mạnh trách nhiệm của chính xã hội trong việc này.
Thời nay đã trang bị cho con người đủ thứ lý sự khiến họ trượt dài trong sự hư hỏng, mà vẫn yên tâm không biết hối hận là gì,do đó bệnh trạng lại càng vô phương cứu chữa.
Tôi đã tìm cách nối dài gợi ý của Tô Hoài bằng bài viết sau, chủ yếu nhấn mạnh trách nhiệm của chính xã hội trong việc này.
Thời nay đã trang bị cho con người đủ thứ lý sự khiến họ trượt dài trong sự hư hỏng, mà vẫn yên tâm không biết hối hận là gì,do đó bệnh trạng lại càng vô phương cứu chữa.
20 thg 3, 2013
Khổ quá nên sinh đổ đốn
Theo Từ điển tiếng Việt, tha hóa có hai nghĩa
1/ con người đánh mất dần phẩm chất đạo đức, trở nên xấu xa tồi tệ 2/ con người
biến chất và trở nên xấu hẳn đi, trở
thành một cái gì khác đối nghịch lại với chính mình.
Nghĩa thứ nhất là phổ biến và cũng là nghĩa chúng tôi dùng trong bài này.
Nghĩa thứ nhất là phổ biến và cũng là nghĩa chúng tôi dùng trong bài này.
Nguyên nhân dễ thấy nhất của sự tha hóa (=xấu
xa hư hỏng ) ở xã hội VN hôm nay trong
phần lớn trường hợp chỉ là vì con người đã khổ quá , không biết làm sao tồn tại
nếu không làm bậy.
Tuy nhiên
đây cũng là điều quan sát thấy trong lịch sử.
18 thg 3, 2013
Về tình trạng tha hóa ở con người hôm nay
Hồi ký Đời viết văn của tôi của Nguyễn Công Hoan có đoạn viết:
Trong các mục của An Nam
tạp chí mới chấn chỉnh, có một mục đặt
tên là Việt Nam nhị thập thế kỷ xã hội ba
đào ký. Thấy cái tên khá dài dài, tôi hỏi, ông Tản Đà nói rằng mục này đăng
những bài viết về những cảnh xuống của con người ( sdd , bản in lần đầu của nxb Văn học 1971, tr 138 ).
14 thg 3, 2013
Nghĩ mình công ít tội nhiều
Chiến tranh cần đến sự có mặt của
người văn nghệ sĩ ngay ở chiến trường. Bởi vậy từ hồi ấy, giới văn nghệ chúng
tôi có thói quen tôn vinh những người làm nghề dám có mặt ngay bên cạnh người
lính để viết. Bất kể tác phẩm của họ chất lượng ra sao, riêng sự ra đời của
chúng đã được xem như những chiến công. Và chúng tôi dành cho cả người lẫn tác phẩm
loại đó đủ thứ ưu ái, kể cả những danh hiệu cùng những phần thưởng sang trọng.
12 thg 3, 2013
Những vấn đề của một xã hội hậu chiến nhìn qua mười ngày ở Vinh mùa xuân 1973
Hòa bình đến với cả nước sau 30-4-1975 là một hòa bình đồng nghĩa với chiến thắng. Cảm hứng “tìm được một cái gì đấy bấy lâu thèm muốn” lúc ấy lấn át tất cả.
8 thg 3, 2013
7 thg 3, 2013
Thơ Huy Cận và những vẻ đẹp của qúa khứ
Từ
hồi tuổi mới 20 – 25, Huy Cận đã biết
tạo cho thơ mình một vẻ đẹp già dặn.
Cái tên Lửa thiêng, có lẽ không
hẳn đã hợp với các bài thơ trong tập, đơn giản là vì chất thiêng mà Huy Cận gợi
nhớ ở đây còn thấp thoáng một vẻ phôi pha trần thế và khó lòng nói là đã có được sắc thái riêng.
Mà
phù hợp hơn, khi muốn tìm ra cái phần tinh hoa trong thơ Huy Cận tiền
chiến, tôi muốn dùng chữ đẹp xưa,
như tên một bài thơ khác của ông.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Giới Thiệu Cuốn Sách "Lich-Sử Người Việt" Của Keith Taylor (bài Hồ Văn Hiền )
-- Bài thứ hai có liên quan tới cuốn sách Việt Nam thời dựng nước · -- Theo bản đưa trên trang ...

-
4/2 Trong lúc này vẫn không thể quên được các vấn đề cơ bản như vấn đề trí thức. Nhàn: Tôi khổ tâm lắm. Tôi không dám tin gì ...
-
Để nghiên cứu lại về vụ Nhân Văn Giai Phẩm tôi nghĩ có một cách làm, đó là một cuộc điều tra khảo sát đi đến tổng hợp cách hiểu và cách ...
-
Đằng sau nhân vật Phạm Duy Khiêm được miêu tả qua một nhà báo nước ngoài dưới đây tôi thấy có một số vấn đề văn học mà chúng ta ít để ý...
