Xem đoạn phim về một vườn Bách thú ( cụ thể là ở Thượng Hải ), điều tôi ngạc nhiên nhất lại là cái cách người ta trưng bày: trong khi thú ở Hà Nội được nhốt trong chuồng thì ở đây, thú được để hoang.
Còn người đi xem cũng ở vị trí ngược lại, tức là chỉ có quyền nối đuôi nhau đi theo những hành lang đã được rào chắn cẩn thận, để từ đó đưa cặp mắt nhìn ra vườn thú.
Người như bị dốt trong khi thú tha hồ tung tăng.
Có vẻ là hơi gò bó, nhưng để bù lại, họ được thấy con thú sống trong cái thế gần như tự nhiên vốn nó vẫn sống.
Đọc tài liệu về một bảo tàng mới khai trương, tôi lại nhận ra một điều lý thú khác.
Nếu vào bảo tàng Việt Nam bắt buộc phải nghe những người thuyết minh ( phần nhiều nói năng ngô nghê bởi không hiểu bao nhiêu về nội dung trưng bày, mà vui lòng làm một tiếng loa rè nhắc lại kiến thức đã được viết sẵn ) --, thì ở đấy, khi vào xem, mỗi người được phát cho một máy nghe, trông như điện thoại cầm tay.
Trước một hiện vật nào đó, nếu muốn hiểu thêm, người nghe chỉ cần bấm máy là nghe được lời thuyết minh cần thiết.
Lại có nhiều kênh khác nhau, ai biết tiếng gì mở theo kênh tiếng ấy.
Phòng bảo tàng không còn cái cảnh ồn ào của đám học trò lạch bạch chạy theo cô giáo -- đây là cô thuyết minh — giảng bài.
Mùa hè 1973, với tư cách một phóng viên của tạp chí Văn nghệ quân đội, tôi có dịp được lang thang ít ngày ở nhiều làng quê Quảng Trị.
Những xóm làng trù phú của Triệu Phong Hải Lăng chỉ vừa mới được giải phóng.
Đến đó tôi không chỉ ngạc nhiên với các loại tivi, hoặc xe honda, mà còn mê mẩn vì một chuyện khác -- nó chủ yếu bộc lộ cái sự ngô nghê của tôi, nhưng xin phép cứ được kể cho vui – là nhà nào cũng nhiều các loại vỏ chai rượu, cố nhiên toàn rượu tây, chỉ có điều mỗi loại chai chế tạo theo một kiểu dáng riêng.
Nếu ở Hà Nội hồi ấy tôi chỉ biết tới một hai kiểu chai đuồn đuỗn quê quê của nhà máy rượu Hà Nội, thì ở đây kiểu nào cũng lạ. Cái tròn cái bẹt, cái cao cái thấp, cái đút túi rất thuận tiện, cái to tổ bố trông đã sướng mắt.
Với vài ba lần được sửng sốt như vậy, tôi thấy vỡ ra một điều, hoá ra mình biết quá ít.
Và điều đáng sợ hơn, cứ tưởng ít cái đã biết là tất cả những mẫu mực nhất nhất phải theo, rồi chăm chăm nghĩ chuyện sao y bản cũ, lâu dần thành một cách nghĩ khô cứng máy móc, đến nỗi mụ mị quên hết cả tư tưởng tự do lẫn tinh thần thực dụng chân chính.
Trong khi đó với khả năng khơi gợi ý chí sáng tạo, chính chúng, cái tư tưởng tự do lẫn tinh thần thực dụng chân chính ấy, là những nhân tố cần cho đời sống, kể cả trong những việc nhỏ nhất như... tạo dáng cho mấy cái chai cái lọ vẫn dùng hàng ngày.
Trong số khá nhiều những biến chuyển gần đây của ngành văn hóa, có một số nét mới liên quan đến sự tham gia của tư nhân.
Tư nhân có quyền thành lập hãng phim; tư nhân có quyền tham gia vào khâu in ấn, xuất bản, phát hành; tư nhân có quyền thành lập bảo tàng riêng. Ai từng có mặt trong các hoạt động văn hóa mấy chục năm nay đều biết đây là một sự thay đổi vượt bực.
Trước kia chúng ta cứ tưởng làm thế rồi ai quản nổi, không chừng sẽ hư hỏng hết.
Nay mới vỡ lẽ hóa ra khi xã hội hóa như thế, nhờ có yếu tố cạnh tranh, các hoạt động văn hóa văn nghệ sẽ có cơ phá được thế trì trệ hiện thời.
Đến văn hóa văn nghệ còn có thể làm khác được thì kinh doanh sản xuất còn đợi gì mà không làm khác – làm khác với nghĩa từ bỏ cái nếp sống nếp làm việc cổ lỗ bảo thủ để tìm đến một nền nếp mới, hiện đại, phát huy hết năng lực vốn có mà lại cởi mở, tự nhiên nữa.
Đã in trong Những chấn thương tâm lý hiện đại,2009
Viết thêm 31-5-2013
Mong được các bạn trí thức đang thảo luận về các vấn đề xã hội chính trị hiện nay
có dịp liếc qua bài viết.Xin thành thật cảm ơn.VTN
Còn người đi xem cũng ở vị trí ngược lại, tức là chỉ có quyền nối đuôi nhau đi theo những hành lang đã được rào chắn cẩn thận, để từ đó đưa cặp mắt nhìn ra vườn thú.
Người như bị dốt trong khi thú tha hồ tung tăng.
Có vẻ là hơi gò bó, nhưng để bù lại, họ được thấy con thú sống trong cái thế gần như tự nhiên vốn nó vẫn sống.
Đọc tài liệu về một bảo tàng mới khai trương, tôi lại nhận ra một điều lý thú khác.
Nếu vào bảo tàng Việt Nam bắt buộc phải nghe những người thuyết minh ( phần nhiều nói năng ngô nghê bởi không hiểu bao nhiêu về nội dung trưng bày, mà vui lòng làm một tiếng loa rè nhắc lại kiến thức đã được viết sẵn ) --, thì ở đấy, khi vào xem, mỗi người được phát cho một máy nghe, trông như điện thoại cầm tay.
Trước một hiện vật nào đó, nếu muốn hiểu thêm, người nghe chỉ cần bấm máy là nghe được lời thuyết minh cần thiết.
Lại có nhiều kênh khác nhau, ai biết tiếng gì mở theo kênh tiếng ấy.
Phòng bảo tàng không còn cái cảnh ồn ào của đám học trò lạch bạch chạy theo cô giáo -- đây là cô thuyết minh — giảng bài.
Mùa hè 1973, với tư cách một phóng viên của tạp chí Văn nghệ quân đội, tôi có dịp được lang thang ít ngày ở nhiều làng quê Quảng Trị.
Những xóm làng trù phú của Triệu Phong Hải Lăng chỉ vừa mới được giải phóng.
Đến đó tôi không chỉ ngạc nhiên với các loại tivi, hoặc xe honda, mà còn mê mẩn vì một chuyện khác -- nó chủ yếu bộc lộ cái sự ngô nghê của tôi, nhưng xin phép cứ được kể cho vui – là nhà nào cũng nhiều các loại vỏ chai rượu, cố nhiên toàn rượu tây, chỉ có điều mỗi loại chai chế tạo theo một kiểu dáng riêng.
Nếu ở Hà Nội hồi ấy tôi chỉ biết tới một hai kiểu chai đuồn đuỗn quê quê của nhà máy rượu Hà Nội, thì ở đây kiểu nào cũng lạ. Cái tròn cái bẹt, cái cao cái thấp, cái đút túi rất thuận tiện, cái to tổ bố trông đã sướng mắt.
Với vài ba lần được sửng sốt như vậy, tôi thấy vỡ ra một điều, hoá ra mình biết quá ít.
Và điều đáng sợ hơn, cứ tưởng ít cái đã biết là tất cả những mẫu mực nhất nhất phải theo, rồi chăm chăm nghĩ chuyện sao y bản cũ, lâu dần thành một cách nghĩ khô cứng máy móc, đến nỗi mụ mị quên hết cả tư tưởng tự do lẫn tinh thần thực dụng chân chính.
Trong khi đó với khả năng khơi gợi ý chí sáng tạo, chính chúng, cái tư tưởng tự do lẫn tinh thần thực dụng chân chính ấy, là những nhân tố cần cho đời sống, kể cả trong những việc nhỏ nhất như... tạo dáng cho mấy cái chai cái lọ vẫn dùng hàng ngày.
Trong số khá nhiều những biến chuyển gần đây của ngành văn hóa, có một số nét mới liên quan đến sự tham gia của tư nhân.
Tư nhân có quyền thành lập hãng phim; tư nhân có quyền tham gia vào khâu in ấn, xuất bản, phát hành; tư nhân có quyền thành lập bảo tàng riêng. Ai từng có mặt trong các hoạt động văn hóa mấy chục năm nay đều biết đây là một sự thay đổi vượt bực.
Trước kia chúng ta cứ tưởng làm thế rồi ai quản nổi, không chừng sẽ hư hỏng hết.
Nay mới vỡ lẽ hóa ra khi xã hội hóa như thế, nhờ có yếu tố cạnh tranh, các hoạt động văn hóa văn nghệ sẽ có cơ phá được thế trì trệ hiện thời.
Đến văn hóa văn nghệ còn có thể làm khác được thì kinh doanh sản xuất còn đợi gì mà không làm khác – làm khác với nghĩa từ bỏ cái nếp sống nếp làm việc cổ lỗ bảo thủ để tìm đến một nền nếp mới, hiện đại, phát huy hết năng lực vốn có mà lại cởi mở, tự nhiên nữa.
Đã in trong Những chấn thương tâm lý hiện đại,2009
Viết thêm 31-5-2013
Mong được các bạn trí thức đang thảo luận về các vấn đề xã hội chính trị hiện nay
có dịp liếc qua bài viết.Xin thành thật cảm ơn.VTN