Trong
đờì mình Nguyễn Tuân chỉ một lần viết truyện dài. Thoạt đầu tác phẩm được gọi
là Thiếu quê hương, và in nhiều kỳ liên tiếp, trên báo Hà Nội tân văn, từ 2-1-1940 trở đi (tờ báo
này do Vũ Ngọc Phan “lo phần bài vở” thực tế cũng là một thứ chủ bút).
Đến
năm 1943, cuốn truyện được nhà xuất bản Anh Hoa cho in thành sách, song
lại chỉ mang tên Quê hương (bỏ chữ
thiếu).
Các nhà nghiên cứu văn học thành thạo về giai
đoạn này cho biết Nha kiểm duyệt bỏ chữ thiếu
cho khỏi “sái”, mọi tác phẩm ra đời lúc này phải phù hợp với tinh thần “Cần
lao, gia đình, Tổ quốc” của chính quyền Pháp lúc đó do thống chế Pétain đứng đầu.
Trước 1975, tác phẩm từng được nhà xuất bản Trường
Sơn ở Sài Gòn in lại và vẫn giữ tên Quê hương.
Cho đến khi ông Nguyễn qua
đời (1977), Thiếu quê hương chưa một
lần được in lại ở Hà Nội.
Mãi tới 1997, người viết bài này mới làm việc
với Nxb Hải Phòng để in lại tập sách
theo đúng nguyên bản của nhà xuất bản Anh
Hoa. Cũng vì theo bản Anh Hoa này,
nên tác phẩm vẫn được gọi là Quê hương.
Trong
lần xuất bản ấy, chúng tôi đã có bài giới thiệu đặt đầu sách mang tên Con người Nguyễn Tuân qua một số sáng tác
trước 1945 , sau này có lúc đổi là Nguyễn Tuân như một con người thời đại
in vào tập Nhà văn tiền chiến và quá
trình hiện đại hóa văn học.
Về tác phẩm quan trọng này, chúng tôi
còn có bài viết sau đây đã in một lần trên báo Văn Nghệ 2006, nay mới sửa chữa và in lại. Chủ ý của chúng tôi
trong bài là muốn nhấn mạnh mối quan hệ giữa Nguyễn Tuân với thời đại. Ông khao
khát nhập mình vào thế giới hiện đại. Đây là một định hướng sống phù hợp với xu
thế của lịch sử.
Thông qua trường hợp Nguyễn Tuân,
chúng tôi hy vọng phát hiện thêm những giá trị văn học tiền chiến, mà một thời
chúng ta bỏ quên. Việc làm nghèo những giá trị này đã xảy ra ngay với những
nhân vật tưởng đã rất được ngưỡng mộ như Nguyễn Tuân.
Những con người tập sống một cuộc sống khác
Nhân vật tên Bạch Nhiều nhà văn Việt
Nam họ Nguyễn, song nói đến chàng Nguyễn, cụ Nguyễn, nhiều người trong giới
viết văn nghĩ ngay đến Nguyễn Tuân.
Chính tác giả góp phần tạo ra thói quen đó. Bởi một trong những cuốn tuỳ
bút hay nhất của ông mang tên Nguyễn và nhân vật gần như độc nhất ở đó
được gọi là Nguyễn.
Nhưng nhà văn còn sống với một cái tên nữa là Bạch, cái tên ông dùng để
gọi nhân vật chính của cuốn truyện dài duy nhất của mình là Thiếu quê hương (1940).
Có thể nói ngay trong văn học tiền chiến cũng hiếm thấy một nhân vật có đời
sống tinh thần phong phú và cao đẹp như Bạch.
Khoảng 1955-1956, mấy năm Hà Nội trong vùng Pháp chiếm mới trở về với các lực lượng cách mạng (tiếng hồi ấy gọi là tiếp quản), cũng là đoạn cuối Nguyễn Tuân đảm nhận vai trò Tổng thư ký Hội văn nghệ Việt Nam. Trên tờ Văn nghệ chuyển từ tạp chí ra hàng tháng sang thể tuần báo, Nguyễn Tuân đã viết nhiều bàibáo nhỏ, ký tên là Bạch.
Hồi còn Liên Xô, Nguyễn Tuân có một người bạn là nhà văn Xô viết M.Tkachev,
ông này khi tỏ ra thân mật thường hay gọi Nguyễn Tuân là cụ Bạch.
Trong tùy bút Trang hoa viết những năm sáu mươi cũng có dẫn lời một người lấy tên là Bạch. Bạch với Nguyễn tuy hai mà một.
Trong tùy bút Trang hoa viết những năm sáu mươi cũng có dẫn lời một người lấy tên là Bạch. Bạch với Nguyễn tuy hai mà một.
Từ Nguyễn đến Bạch Thiếu quê hương vốn không được các nhà nghiên cứu văn học chú ý. Họ cho là Nguyễn Tuân thạo về tùy bút ngắn chứ không thạo về truyện dài.
Song không nên quá bận tâm tới những quy tắc tiểu thuyết phải thế này
tiểu thuyết phải thế khác. Sự thực cuốn sách là một dạng tổng hợp các nhân vật
và hoàn cảnh trong tùy bút Nguyễn Tuân.
So với nhiều tiểu thuyết gọi là hiện thực đương thời nó vẫn bao trùm
được một cuộc sống với bề rộng và bề sâu
mà chỉ những tác giả có tầm trí thức hiện đại mới đạt tới.
Nếu trong các bài tùy bút ngắn (lúc đầu rải rác in báo sau tập hợp lại
thành các tập Tùy bút I , II và Nguyễn), nhà văn này đã rất tài
trong việc khai thác mọi ngóc ngách tâm hồn các nhân vật, từ đấy giúp người đọc
nhận ra bóng dáng thời đại thì đến Thiếu quê hương những yếu tố thời đại
lại được ngưng kết trong một lãng tử cụ thể.
Bạch cùng lúc tập trung trong mình những mối quan hệ xã hội khác nhau.
Nhất là Bạch được đặt trong một không gian rộng lớn và hết sức đa dạng. Hai chữ
"quê hương" hiện ngay trên tên sách không chỉ có nghĩa cụ thể nơi
chôn rau cắt rốn. Mà nay nó có nghĩa là
môi trường tồn tại, là xứ sở, cái hoàn cảnh thân thiện cần có cho sự phát triển
hết tầm vóc của con người.
Những kinh nghiệm sống mới mẻ Nét đặc biệt đầu tiên làm thay đổi
ấn tượng về nhiều nhân vật trong Nguyễn Tuân cũng như của chính ông thời tiền
chiến là những mối quan hệ xã hội. So với con người xã hội Việt Nam trung đại,
họ rộng hơn phong phú hơn nhiều.
Người Việt vốn ít đi xa. Cô Mai trong Nửa chừng xuân và Thị Mịch trong Giông tố giống nhau ở một điểm: họ đều mới từ quê ra Hà Nội.
Người Việt vốn ít đi xa. Cô Mai trong Nửa chừng xuân và Thị Mịch trong Giông tố giống nhau ở một điểm: họ đều mới từ quê ra Hà Nội.
Chị Dậu còn ít có may mắn hơn họ: chị chỉ lên tới phủ, đúng hơn là vào
sống làm vú nuôi ở dinh quan phủ.
Ông giáo Thứ của Nam Cao trong cuộc kiếm sống tạm thời một chân đặt lên
Hà Nội chân kia vẫn để quê nhà.
Ngay Tô Hoài cũng chỉ biết một Hà Nội ngoại ô trong khi khá xa lạ với đô
thị Hà Nội chính cống, Hà Nội trung tâm của mọi vấn đề sôi động của cả đất
nước.
Trước mắt chúng ta, trong Thiếu quê hương, Bạch nổi lên như một nhân vật có tầm hoạt động rộng rãi. Nếu có điều gì khiến Bạch tự hào nhất thì đó là niềm tự hào chân chính là mình chai sạn, lịch lãm, từng trải, đã "ăn mòn bát thiên hạ". Vốn vay mượn từ bên Tầu, song chữ thiên hạ ở đây bao gồm cả cáí đời sống theo kiểu Tây phương.
Bạch lại có một nghề lạ là nghề thuỷ thủ viễn dương để đi nhiều nước.
Tiếp bước chân Bạch còn có Sương bạn Bạch, có Phối em Bạch.
Trong
văn học Việt Nam, kể cả văn học hiện đại, ít thấy có những nhân vật nào có cái
nghề thú vị và mới lạ đến như vậy. Rồi việc nhân vật Hòa người quen của Bạch đi
dự hội chợ và mang hàng đi bán ở nước ngoài. Rồi việc cả làng Xuân Phả náo động
chờ ngày xuất cảnh mang tích trò của mình sang biểu diễn tận bên Cựu Kim Sơn
tức San Francisco (dù đến những ngày cuối, chuyến đi bị hoãn)...
Có khá nhiều sự kiện hợp cả lại
chứng tỏ cái xã hội bé nhỏ ở Việt Nam đang từng ngày từng giờ vận động để hòa
nhập với thế giới.
Đây không chỉ là câu chuyện thuộc nhiều bản đồ địa dư cùng sự ham hố thăm thú đi lại. Cái hơn đời của Bach trong việc đi nhiều đi rộng rút cục chuyển hóa thành đời sống tinh thần phong phú.
Cũng như Nguyễn, Bạch sống theo một nếp sống hiện đại.
So với nếp sống trì trệ vốn ngự trị lâu bền ở xã hội thì đó là một sự thách thức, một cuộc đảo lộn ghê gớm.
Thuộc loại người nào? Con người thành thị. Con người vượt lên sự
kiếm sống thông thường. Con người đứng tách ra để nhìn ngắm xã hội. Con ngươi suy nghĩ và không quên hưởng thụ đời sống. Con
người thừa. Có thể tóm tắt về Bạch như vậy.
Giữa đội quân đông đảo của các nhân vật nông thôn trong văn học tiền
chiến, Bạch nổi cộm lên và gây khó chịu một phần vì đây là một nhân vật thành
thị thứ thiệt.
Trước mắt Bạch không có cái ám
ảnh về miếng cơm manh áo như phần lớn các nhân vật của nền văn học bình dân
hiện đại (mà các nhà nghiên cứu văn học
tiền chiến ở ta quen gọi là văn học hiện thực).
Thậm chí cả cái gò bó của kiếp
sống công chức và những ràng buộc của cuộc sống gia đình mà một số nhân vật Tự
Lực văn đoàn cam chịu,-- nhân vật của Nguyễn Tuân cũng vượt thoát.
Không cần làm gì mà lúc nào cũng sống
vương giả, Bạch là một thứ con người thừa chỉ có ở các xã hội tương đối ổn định.
Họ chỉ có một việc là suy nghĩ về đời sống.
Cái việc thường xuyên vào ga ngắm cảnh người ta lên đường của Bạch thực
ra cũng chỉ là một cách để chiêm nghiệm và thưởng thức những khả năng của xã
hội đương thời trong việc tạo ra những mối quan hệ không gian chưa từng có và
đẩy người ta nghĩ về một thế giới rộng lớn.
Đang ở Hà Nội, thoắt cái Bạch lại
có mặt ở Hải Phòng Hồng Gai.
Nhiều nếp sống mà đến cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, người Hà Nội mới
học theo, như thói quen du lịch, Bạch đã biết từ lúc ấy.
Trong lúc bực mình, Bạch lấy rượu ra uống rồi nghêu ngao hát bằng tiếng
ngoại quốc. Với một người bạn thân như Tần, khi có điều gì sâu sắc, Bạch trao
đổi riêng bằng tiếng Tây.
Tóm lại Bạch chính là một con người của hiện đại hóa, con người vượt qua
mặc cảm cố hữu để thay đổi và sự thực đã thay đổi một cách hợp lý.
Những nhân vật tương phản Thạch Lam từng có một thiên truyện mang tên Người lính cũ trong đó nhân vật chính từng qua Pháp, lấy vợ đầm, ấy vậy mà rút cục người lính này nghèo túng trở về quê, xa lạ ngay giữa những người dân làng, đến mức phải ra ở tạm cái quán giữa đồng.
Dù chỉ là một truyện ngắn chưa đầy hai ngàn chữ, song Người lính cũ
mang trong nó hình ảnh khái quát một kiểu người không thích ứng được với Âu
hóa. Tình cảnh của nhân vật rút lại là
hoàn toàn vô vọng.
Nhân vật Nguyễn Tuân ở trong tình thế ngược trở lại. Bạch có lúc chán chường mệt mỏi song đó là do quá yêu mà chán, đi đã nhiều nên mệt, chứ về cơ bản vẫn là một con người lòng đầy ham muốn -- ham sống, muốn sống thật trọn vẹn.
Nhân vật Nguyễn Tuân ở trong tình thế ngược trở lại. Bạch có lúc chán chường mệt mỏi song đó là do quá yêu mà chán, đi đã nhiều nên mệt, chứ về cơ bản vẫn là một con người lòng đầy ham muốn -- ham sống, muốn sống thật trọn vẹn.
Trong cái thế của một người sống
cùng cái nhịp với tiến trình Âu hóa, cũng tức là người đi tiên phong của thời
đại, sự hào hứng thấm vào trong mọi suy nghĩ hành động của Bạch: chàng chỉ sợ
bỏ qua cái vận hội mà trước đó xã hội Việt Nam chưa từng biết.
Từ thời còn mồ ma cụ Tú Xương,
người ta đã bắt gặp những nét tâm lý thuở giao thời nó chi phối con người nước Việt những năm cuối thế kỷ XIX
đầu XX. Trước những ảnh hưởng ngoại nhập, họ thấy sợ hãi vì biết nó làm mất đi ở mình khá nhiều nếp cũ. Và
họ xấu hổ khi nhận ra mình rất hào hứng đón nhận cái mới.
Nay cả xã hội đã vượt qua cái giai đoạn xấu hổ đó, tự thành thực với cái
nguyện vọng muốn thay đổi của chính mình. Cách sống hiện đại là đáng khao khát
vì nó hợp với nhu cầu phát triển tự nhiên của mỗi con người cũng như của cả xã
hội.
Và nó hứa hẹn với người ta rất rất nhiều thú vị.
Đặt mình trong thế giới . Cần nói riêng về
sự tiếp xúc của các nhân vật với nền văn hóa mới.
Không phải ai cũng có dịp vượt đại dương như Bạch, song nhiều người đã
đi Tây mà không cần xuất cảnh, đi Tây ngay trên quê hương, để mình cuốn theo
cái nếp sống phương Tây một cách hào hứng.
Dấu hiệu của sự Âu hóa là người ta sử dụng những phương tiện nghệ thuật
ngoại nhập để biểu lộ tình cảm. Mà sử dụng rất tự nhiên rất thành thục.
Đây là một công thức ngắn gọn mà trong tùy bút Đẹp lòng Nguyễn
Tuân dùng để diễn tả niềm vui của mình: "Tôi huýt sáo. Tôi hát nhạc
Tây, Tôi ngâm thơ Tầu cổ".
Đây nữa,ở chương XXVIII của Thiếu quê hương, sau câu chào của Hòa
"Anh Bạch, trận gió nào đưa anh lại?", tác giả bỏ nhỏ một câu bình
luận: "Câu chào nghe Tây quá và thân quá". Rồi khi nhận ra cái
nếp sống đầm ấm hiện đại trong gia đình mình, nhân vật lập tức liên tưởng
"cách sống như một gia đình bên Pháp" .
Tức là những gì liên quan đến Tây, vốn là của Tây,
theo lối Tây đã không còn gắn liền với nhố nhăng xa lạ học đòi, không mang
lại khó chịu phản cảm, mà ngược lại được coi là một giá trị.
Từ đây cả quan niệm của Bạch về
cuộc đời đã hình thành.
Bạch từng định nghĩa Hoà (một kẻ phân thân của mình) là “người của một
cuộc đời lớn". Chính Bạch cũng là con người như vậy.
Bạch biết rằng mình không chỉ là công dân của một xứ sở thuộc địa mà còn
là một thành viên của thế giới rộng lớn (mượn chính chữ của Bạch, "không
chỉ ở ngòi mà còn ở biển" ).
Nhân vật hay xục xặc và có lúc được gán cho đích danh một thứ hoài cổ
bảo thủ này, thực ra lại là người trong thâm tâm chào đón cái mới một cách hết
lòng.
Dưới tác động của Bạch, cả những con người
thuộc loại công chức“sáng vác ô đi tối vác về" như nhân vật Tần cũng cảm
thấy không thể chịu được cuộc sống tù túng và luôn tự nhủ “lẽ ra mình phải sống
khác“.
Qua Bạch, người ta nhận ra sức
sống của tư tưởng hiện đại trong lòng lớp trẻ Việt Nam nửa đầu thế kỷ. Khả năng
con người ta nhập vào thời đại, tự đào tạo mình theo khuôn mẫu thời đại. Và
trước tiên là cái nhìn khác đi về mình cũng như về thế giới… Đó là những yếu tố
khiến ta không thể lẫn họ với con người của các thế kỷ trước.
Một ghi chú nhỏ Trở lại với những nhận xét đã làm nên một thành kiến về Nguyễn Tuân (rằng ông bất mãn, ông quay lưng lại xã hội chung quanh).
Ở đây có một điều thú vị -- sở dĩ
cái huyền thoại đó về Nguyễn Tuân kéo dài một phần chính vì ông cũng tham gia
vào việc xây dựng nó.
Trên các trang viết ông tự khuếch trương tô đậm, tức tự tố cái chất cá
nhân ở mình lên một cách quá đáng, tự xỉ vả tự chỉ trích quá nhiều.
Song tình yêu với "cuộc sống mới" vừa hình thành đã nằm rất
sâu trong tâm tình con người khinh bạc này và mặc dầu có thể chính ông cũng đôi
lúc tự ngờ vực song nó vẫn len lỏi trong
tâm tình ông, tha thiết nồng nàn đến độ chi phối mọi suy nghĩ tình cảm của ông.
Không
nên cường điệu những bực bội khó chịu nơi ông Nguyễn mà nên ghi nhận nó như một
dấu hiệu tích cực, đơn giản là bởi chỉ ở những người có mối liên hệ rộng lớn
với thời đại mới có thể có những đay nghiến dày vò nó, cãi cọ với nó --thời đại --như Nguyễn đã
tự miêu tả.(còn tiếp)