… và tập
nghĩ cùng nhịp với thế giới
Những đổi mới trong nếp nghĩ của Bạch bao
gồm hai điểm:
Một
là tìm cách nhìn về "kẻ
khác" lúc này đang chung sống với cộng đồng mình, dân tộc mình bằng con
mắt thiện cảm chứ không phải căm ghét
Hai
là có cách đánh giá khác đi với những gì cộng đồng mình vốn có.
Trong những chuẩn
mực làm nên một con người mới – con người hiện đại , Thiếu quê hương cho thấy người
ta phải có cách nghĩ mới về dân tộc, thời đại.
Kẻ khác như một
khái niệm văn hóa
Lần đầu tiên tôi được biết khái niệm kẻ khác là từ nhà phê bình Đặng Anh
Đào .
Trong một bài viết in trong tập Tài năng và người thưởng thức,
chị Đào dẫn lại một ý của Octavio Paz . Ông
này (1914/1998) là nhà thơ, nhà văn Mexico đoạt giải Nobel Văn học năm 1990.
Miêu tả tình trạng quê hương Mexico khi văn hóa châu Âu mới xâm nhập ông bảo " Tấn bi
kịch của những dân tộc Mỹ la tinh trước giai đoạn Christophe Colombo đó là họ
không có ý niệm gì về kẻ khác".
Hoàn cảnh của người Việt thế kỷ 19 về trước, có chút gì đó tương tự.
Sống ở nước mình, song các cụ ta thuộc lòng lịch sử địa lý con người
Trung Hoa. Có điều Trung Hoa lúc ấy bên cạnh vai trò kẻ thù đe doạ sự tồn tại,
lại có vai trò một thứ cội nguồn mà người ta mơ ước trở về và do đó chưa bao giờ tách mình ra khỏi hoàn toàn.
Tức là Trung Hoa có cái tình thế
nước đôi, vừa là kẻ khác vừa không phải.
Vai trò người Pháp thời hiện đại thì khác. Ta thường hiểu họ có vai trò thực dân. Nhưng về mặt văn hóa , họ có vai trò kẻ
khác như một nhân tố bên
ngoài thúc đẩy sự phát triển xã hội. Và ở khía cạnh này, sứ mệnh của người Pháp
lẽ ra phải được khẳng định như Bạch đã khẳng định.
Phương Tây không phải bao giờ cũng xấu Nhận thức cần thiết trên đã được văn học phản ánh như thế nào?
Trong cuộc đời và tác phẩm của những Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Xuân Diệu,
Đoàn Phú Tứ... sự có mặt của người Pháp như một nét đặc biệt của xã hội Việt
nam từ sau 1884 đã trở nên một nhân tố khách quan hợp lý.
Trường hợp Người đầm của Thạch Lam là một ghi nhận chắc chắn.
Không hẹn mà nên, ở chỗ này, Nguyễn Tuân trước 1945 cũng lại gặp Thạch Lam.
Ngay trong chương đầu của Thiếu quê hương,
người ta đã thấy sự hiện diện của mấy người da trắng xa lạ ấy, từ người chủ cửa
hàng mà Bạch làm thuê tới một người lính ngẫu nhiên đến chia sẻ tâm sự với Bạch
như một kẻ tri âm tri kỷ.
Hoặc ở đoạn cuối, nhân có một việc cần tác động vào quan chức địa
phương, mà không biết làm cách nào, Bạch liền tìm đến nhà viên công sứ đầu
tỉnh.
Thì ra đây là một người quen cũ
của Bạch. Họ từng cùng đi trên một
chuyến tàu biển từ Pháp sang Việt Nam.
Và cái chính là họ hiểu nhau.
Viên quan cai trị này thuộc loại biết người biết của, lại sống có tình.
So với sự có mặt của những người Pháp trong các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng… thì đây đã là cả một sự thay đổi rõ rệt.
So với sự có mặt của những người Pháp trong các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng… thì đây đã là cả một sự thay đổi rõ rệt.
Nên đánh giá hiện tượng này như thế nào ?
Nếu bảo cách nhìn của tác giả trong Bước
đường cùng, Tắt đèn là hiện thực thì cũng phải nhận Nguyễn Tuân, Thạch Lam
có cái lý riêng của mình. Đó là một phương diện của đời sống xã hội trước 1945.
Và các ông cũng hiện thực.
Phía tích cực của những yếu tố ngoại nhập Một sự lo ngại chính đáng thường xảy ra khi nghe nói đến Âu hoá: sợ rằng nói thế rồi dễ sinh ra nông nổi mất gốc.
Phía tích cực của những yếu tố ngoại nhập Một sự lo ngại chính đáng thường xảy ra khi nghe nói đến Âu hoá: sợ rằng nói thế rồi dễ sinh ra nông nổi mất gốc.
Nhưng nếu hiểu Âu hoá là hiện đại hoá và
nhìn lại lịch sử thì thấy ngược lại. Hiện đại hoá đòi hỏi các cộng đồng cũng
như các cá nhân phải nghĩ về mình, chính trong hiện đại hoá mà các chủ thể đó
trở lại với bản thân để tiến hành công cuộc tự phát hiện đầy thú vị.
Tức hiện đại hoá không đẩy người ta đi xa dân tộc mà càng trở về với dân
tộc.
Đây chính là một nghịch lý vốn đã được chứng
minh ở các nước châu Âu, nay đến phương Đông vẫn đúng.
Nhìn vào học thuật (học thuật với nghĩa cái
phần tự ý thức của dân tộc): chỉ từ thế kỷ 20, chúng ta mới có những sự kiểm
kê di sản nghiêm túc để rồi làm nên những bộ sách cơ bản Việt Nam sử lược
(Trần Trọng Kim), Việt Nam văn hóa sử cương (Đào Duy Anh), Văn minh
Việt Nam (Nguyễn Văn Huyên), Việt Nam văn học sử yếu (Dương Quảng
Hàm).
Điều này càng thấy rõ hơn trong sáng tác
thơ văn.
Trong việc tạo ra mối thân tình với con
người, văn học tiền chiến có một sự gần gũi hơn hẳn so với văn học cổ điển.
Điều đó một phần là nhờ ở cái bút pháp tả thực mà các nhà văn lúc này có được
qua học hỏi nguyên tắc sáng tác khoa học của văn học phương Tây. Họ viết ngay
về cảnh vật làng xóm quê hương cũng như các thành thị mới hình thành. Họ viết
ngay về những con người họ gặp hàng ngày.
Ở chỗ này Nguyễn Tuân có cách làm riêng.
Trong khi nét
đặc sắc của nhiều nhà văn tiền chiến xuất sắc là phong cảnh con người nông
thôn thì Nguyễn Tuân tập trung nhiều hơn vào đời sống thị thành từ Hà Nội tới
Hải Phòng Hòn Gai. Rồi theo bước chân của Nguyễn, qua các tùy bút, chúng ta
còn có dịp đến với Huế, Cửa Đại và vào tận Sài Gòn.
Có thể nói,
trước 1945, không có một nhà văn nào làm được cái việc có mặt trên khắp ba
miền đất nước và sống với nhiều vùng đô thị như ông Nguyễn.
Trong
khi xê dịch theo các phương tiện hiện đại và bằng tâm lý của con người hiện đại, bao trùm trong Nguyễn Tuân không
phải là sự luyến tiếc quá khứ mà là tình yêu một quê hương đã đổi mới trong xu thế của một xã hội công nghiệp.
Bản trên blog lần này có thêm nhiều sửa chữa
và bổ sung
|