Có đất nào như đất ấy không
Phố phường tiếp giáp với bờ sông
Nhà kia lỗi phép con khinh bố
Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng.
.....
Đó là mấy câu thơ của Tú Xương khái quát cái buối giao thời hỗn hào ở VN đầu thế kỷ XX. Nay thì tôi cũng muốn mượn nó ra để nói về tình hình của chúng ta.
Tạm khoanh vùng vào một chuyện, là không khí nhà trường, nơi con em chúng ta lui tới hàng ngày.
Trong một lá thư gửi từ nước ngoài, ca sĩ Khánh Ly nêu một khái quát đại ý học sinh người Việt ở hải ngoại hết giờ học thì lên thư viện, học sinh trong nước ở trường về thì ra quán chơi game.
Giữa bao nhiêu khía cạnh khác mà mọi bậc phụ huynh hàng ngày đón con trở về phải đau lòng, có chuyện bạo lực học đường. Đây là một mẩu tin tôi cắt ra dán lại:
Theo số liệu được đưa ra tại "Hội thảo giải pháp phòng ngừa từ xa và ngăn chặn tình trạng học sinh đánh nhau" do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức ngày 28/07/2010 thì trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến ngày diễn ra hội thảo, các trường trên toàn quốc đã xử lý kỷ luật, khiển trách gần 900 học sinh, buộc thôi học hơn 730 học sinh và cảnh cáo gần 1.600 học sinh do tham gia vào các vụ đánh nhau trong và ngoài nhà trường. Riêng năm học 2009-2010 xảy ra 7 vụ việc học sinh đánh nhau dẫn đến chết người.
Từ đó đến nay, con số trên tăng trên tăng là bao – không biết có thể tìm báo cáo ở đâu?
Với tư cách một người đã học qua các trường từ trường thời Pháp tạm chiếm qua các trường ở Hà Nội sau 1954 và sau này có theo dõi con em ở các nhà trường từ bắc đến nam, tôi phải nói là chưa bao giờ chứng kiến tình hình tương tự.
Cái đáng lo là không những nhà trường mà phải nói toàn xã hội cũng chưa tìm ra phương thuốc chữa chạy hiệu nghiệm cho căn bệnh trên.
Nhà văn Nguyên Ngọc và nhà kinh tế Vũ Thành Tự Anh từng có một cuộc đối thoại về vấn đề này. Các ý kiến được ghi lại thành bài viết mang tên Vóc dáng tự do,tinh thần độc lập vốn in trên tạp chí Tinh hoa và in lại trên Chung ta.com .
Giáo dục phải đào tạo ra những con người tự do, tự mình đi tìm chân lý, sự thật. Nói theo một cách nào đó, sống tức là lựa chọn. Con người tự do là con người có ý chí và có khả năng tự mình lựa chọn, chứ không phải chịu sự áp đặt của người khác, dù là ai, trong lựa chọn. Và khi đã lựa chọn, thì tự mình chịu trách nhiệm về sự lựa chọn đó…
Thấy hay quá đúng quá.
Nhưng chợt nhớ đến các tin tức trên báo.
Nếu đối chiếu với tình hình học trò hiện nay thì người ta sẽ phải nhận là các ý kiến đề xuất nói trên là quá cao vời, quá sang trọng; cái mà chúng ta cần ngay bây giờ là một cái gì khác rất nhiều.
Thậm chí có người còn nói với tôi chúng ta có một lớp trẻ đã quá tầm thường hư hỏng, giờ đây không thuốc chữa được nữa.
Trước mắt, cần thảo luận và cần thêm cả những người gọi bệnh chi tiết chăng?
Có đất nào như đất ấy không ? Giờ đây câu hỏi ấy của Tú Xương phải ”dịch” ra thành hàng loạt câu khác. Ít nhất là phải một lần chuyển từ không gian sang thời gian để có cái biến thể (variant ) sau:
-- Có thời buổi nào như thời buổi hiện nay không?
Phố phường tiếp giáp với bờ sông
Nhà kia lỗi phép con khinh bố
Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng.
.....
Đó là mấy câu thơ của Tú Xương khái quát cái buối giao thời hỗn hào ở VN đầu thế kỷ XX. Nay thì tôi cũng muốn mượn nó ra để nói về tình hình của chúng ta.
Tạm khoanh vùng vào một chuyện, là không khí nhà trường, nơi con em chúng ta lui tới hàng ngày.
Trong một lá thư gửi từ nước ngoài, ca sĩ Khánh Ly nêu một khái quát đại ý học sinh người Việt ở hải ngoại hết giờ học thì lên thư viện, học sinh trong nước ở trường về thì ra quán chơi game.
Giữa bao nhiêu khía cạnh khác mà mọi bậc phụ huynh hàng ngày đón con trở về phải đau lòng, có chuyện bạo lực học đường. Đây là một mẩu tin tôi cắt ra dán lại:
Theo số liệu được đưa ra tại "Hội thảo giải pháp phòng ngừa từ xa và ngăn chặn tình trạng học sinh đánh nhau" do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức ngày 28/07/2010 thì trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến ngày diễn ra hội thảo, các trường trên toàn quốc đã xử lý kỷ luật, khiển trách gần 900 học sinh, buộc thôi học hơn 730 học sinh và cảnh cáo gần 1.600 học sinh do tham gia vào các vụ đánh nhau trong và ngoài nhà trường. Riêng năm học 2009-2010 xảy ra 7 vụ việc học sinh đánh nhau dẫn đến chết người.
Từ đó đến nay, con số trên tăng trên tăng là bao – không biết có thể tìm báo cáo ở đâu?
Với tư cách một người đã học qua các trường từ trường thời Pháp tạm chiếm qua các trường ở Hà Nội sau 1954 và sau này có theo dõi con em ở các nhà trường từ bắc đến nam, tôi phải nói là chưa bao giờ chứng kiến tình hình tương tự.
Cái đáng lo là không những nhà trường mà phải nói toàn xã hội cũng chưa tìm ra phương thuốc chữa chạy hiệu nghiệm cho căn bệnh trên.
Nhà văn Nguyên Ngọc và nhà kinh tế Vũ Thành Tự Anh từng có một cuộc đối thoại về vấn đề này. Các ý kiến được ghi lại thành bài viết mang tên Vóc dáng tự do,tinh thần độc lập vốn in trên tạp chí Tinh hoa và in lại trên Chung ta.com .
Giáo dục phải đào tạo ra những con người tự do, tự mình đi tìm chân lý, sự thật. Nói theo một cách nào đó, sống tức là lựa chọn. Con người tự do là con người có ý chí và có khả năng tự mình lựa chọn, chứ không phải chịu sự áp đặt của người khác, dù là ai, trong lựa chọn. Và khi đã lựa chọn, thì tự mình chịu trách nhiệm về sự lựa chọn đó…
Thấy hay quá đúng quá.
Nhưng chợt nhớ đến các tin tức trên báo.
Nếu đối chiếu với tình hình học trò hiện nay thì người ta sẽ phải nhận là các ý kiến đề xuất nói trên là quá cao vời, quá sang trọng; cái mà chúng ta cần ngay bây giờ là một cái gì khác rất nhiều.
Thậm chí có người còn nói với tôi chúng ta có một lớp trẻ đã quá tầm thường hư hỏng, giờ đây không thuốc chữa được nữa.
Trước mắt, cần thảo luận và cần thêm cả những người gọi bệnh chi tiết chăng?
Có đất nào như đất ấy không ? Giờ đây câu hỏi ấy của Tú Xương phải ”dịch” ra thành hàng loạt câu khác. Ít nhất là phải một lần chuyển từ không gian sang thời gian để có cái biến thể (variant ) sau:
-- Có thời buổi nào như thời buổi hiện nay không?