Theo Từ điển tiếng Việt, tha hóa có hai nghĩa
1/ con người đánh mất dần phẩm chất đạo đức, trở nên xấu xa tồi tệ 2/ con người
biến chất và trở nên xấu hẳn đi, trở
thành một cái gì khác đối nghịch lại với chính mình.
Nghĩa thứ nhất là phổ biến và cũng là nghĩa chúng tôi dùng trong bài này.
Nghĩa thứ nhất là phổ biến và cũng là nghĩa chúng tôi dùng trong bài này.
Nguyên nhân dễ thấy nhất của sự tha hóa (=xấu
xa hư hỏng ) ở xã hội VN hôm nay trong
phần lớn trường hợp chỉ là vì con người đã khổ quá , không biết làm sao tồn tại
nếu không làm bậy.
Tuy nhiên
đây cũng là điều quan sát thấy trong lịch sử.
Nguyễn Trãi
từng thay Lê Lợi viết trong Tờ
tấu cầu phong, nhắc lại tội ác của quan lại nhà Minh để giải thích về hành động khởi
nghĩa:
Quan
lại thương dân chúng thì tuyệt không có ai
mà xem dân như cừu thù thì đều
như thế cả. Càng ngày càng tệ, dân sống không yên như đắm nước sâu như thui lửa
nóng. Khốn nỗi trời thì cao mà triểu đình thì xa, tình dưới không kêu thấu được.
Song đói rét thiết thân thì không còn đoái gì lế nghĩa, bèn đem nhau để giết
quan lại, đó là thế bất đắc dĩ trong nhất thời
để mong bớt chút khổ cực ở trong
nước lửa mà thôi. ( Trích theo Nguyễn
Trãi toàn tập , nxb Khoa học xã hội H. 1976, tr, 146)
Công
thức tóm lại của Nguyễn Trãi ở đây là: khổ quá thì không thể có lễ nghĩa, kỷ cương, văn hóa.
Đây cũng là ý nghĩ của nhiều người chúng ta
hôm nay, và tôi đã thử diễn tả quá trình đó trong một trường hợp cụ thể dưới
đây.
KIẾM SỐNG VỚI BẤT CỨ GIÁ NÀO !
Thời tiết oi ả, đang nóng bỗng lạnh đang lạnh
bỗng nóng, nhiều nhà đêm trước vừa mở điều
hoà,đêm sau đã phải lôi chăn mùa rét ra đắp, khí trời năm nay ở đồng bằng sông
Hồng độc quá ! Chẳng những con người nhoai ra mà đến cả các giống vật cũng khó
sống : ở vùng ngoại ô tôi đang ở, sáng
sáng trên mặt hồ vô khối cá chết nổi lềnh
bềnh. Có cá chết là có người đi vớt, bởi thứ cá này đun lên còn cho lợn cho chó
ăn được.
Mấy
người dạy sớm lại chuẩn bị sẵn vợt, cá vớt được dễ đến cả rổ. Đến lượt một
ông già nọ, lộc giời chẳng còn bao nhiêu, đi lui đi tới ngắm nghía mãi mới thấy
một hai con sót lại. Cá thì nằm khá xa mà trong tay ông không có lấy một cái
que cái sào nào cả. Nhưng ông không chịu ! Thoạt đầu thấy ông nhặt gạch hòn to hòn nhỏ vun thành đống lùm lùm
tôi chưa hiểu để làm gì. Bỗng nghe tũm tũm gạch ném xuống nước, thì ra ông lấy
gạch để lái cho cá trôi dần vào bờ. Liên tiếp, có đến vài chục viên gạch được sử
dụng. Khi mùi cá chết nồng nặc xông lên thì cũng là lúc tôi nghe cái túi ni -
lông trong tay ông gìa sột soạt. Có thế chứ ! Thoát làm sao được khỏi tay ta, hỡi
những chú cá không biết mới chết đêm qua hay từ hôm kia mà thân hình đã mủn cả
ra trên mặt nước!
Tôi đứng nhìn ông già lấy gạch dồn cá mà
nghĩ đến cách kiếm sống của con người hiện
nay. Nào ông có khác với nhiều thanh niên trai trẻ háo hức vào đời, nhất là những
thanh niên nông thôn đang đổ lên đô thị: Tay
trắng lập nghiệp. Nghề ngỗng chẳng có. Đồ nghề không tức là công cụ không.
Có miếng ngon miếng sốt thì lớp người đi
trước dành hết cả rồi. Thành thử có gì là lạ khi họ chỉ còn cách lăn xả vào bất
cứ việc gì người ta thuê mướn dù là mồ
hôi đổ ra nhiều mà đồng bạc thu về chẳng khác mấy con cá trôi nổi trên mặt hồ.
Thế nhưng cái đáng sợ nhất vẫn là cái “triết lý” toát lên từ cái việc kiếm sống đơn
giản này.
Nhìn đống gạch được ném xuống nước, tôi cứ định nói với ông già rằng như thế tức là trực tiếp phá huỷ môi trường.
Ai cũng thích thì làm, hôm nay mươi viên mai vài chục viên ném xuống hồ, hỏi còn gì là cái mặt nước thân yêu ?
Chẳng phải là chỉ mấy năm nay nước hồ đã đen dần vì nước cống, lòng hồ đã bồi cao lên vì các loại phế thải xây dựng và rác rưởi ?
Nhưng tôi không mở miệng nổi.
Từ cái việc mà ông già thản nhiên và hào hứng theo đuổi, tự nó đã toát ra một lời tuyên bố: để kiếm sống, con người ta có quyền làm bất cứ việc gì họ có thể làm, bất kể là có hại cho người chung quanh hoặc tàn phá môi trường sống chung quanh đến như thế nào.
Nhìn đống gạch được ném xuống nước, tôi cứ định nói với ông già rằng như thế tức là trực tiếp phá huỷ môi trường.
Ai cũng thích thì làm, hôm nay mươi viên mai vài chục viên ném xuống hồ, hỏi còn gì là cái mặt nước thân yêu ?
Chẳng phải là chỉ mấy năm nay nước hồ đã đen dần vì nước cống, lòng hồ đã bồi cao lên vì các loại phế thải xây dựng và rác rưởi ?
Nhưng tôi không mở miệng nổi.
Từ cái việc mà ông già thản nhiên và hào hứng theo đuổi, tự nó đã toát ra một lời tuyên bố: để kiếm sống, con người ta có quyền làm bất cứ việc gì họ có thể làm, bất kể là có hại cho người chung quanh hoặc tàn phá môi trường sống chung quanh đến như thế nào.
Lại nhớ nhà văn Nga Tchékhov (1860 – 1904)
từng có một đoản thiên kể chuyện một người
mugich hồn nhiên tháo đinh bù loong trên đường sắt về rèn mấy cái đinh
thúc ngựa. Sắt ê hề ra đấy mà làm gì, tháo một vài cái có sao, không tàu hoả thì đi bộ đã chết ai ? --ông ta lý sự.
Còn ở ta những năm chiến tranh có những người coi kho phá cả một cỗ máy để lấy mấy cái vít.
Xét về mặt lý lẽ mà người trong cuộc đưa ra để biện hộ, giữa cái hành động của người mugich Nga thế kỷ XIX với việc người Việt thế kỷ XXI đã và đang làm
rải đinh trên đường cao tốc,
bán đủ các loại rau quả vừa phun thuốc trừ sâu,
đá bóng vào lưới nhà để thực hiện hợp đồng bán độ,
rồi chặt phá rừng vô tội vạ, rồi mua bán bằng cấp và chức sắc, rồi kê đơn cho bệnh nhân toàn những thuốc đắt tiền để ăn hoa hồng,
rồi đưa ma tuý vào trường học rủ rê con nhà lành vào con đường nghiện ngập cốt bán được ít hàng quốc cấm...
các hành động ấy bắt nguồn từ những ý nghĩ có khác nhau là bao?
Ở đâu thì cũng cùng một lý lẽ ấy, lý lẽ của ông già ném gạch dồn cá, vốn đã bắt rễ trong tiềm thức nhiều người chúng ta hôm nay.
Khi độ nguy hiểm của nó ta còn chưa cảm thấy rõ ràng thì làm sao đủ sức để chống lại?
Còn ở ta những năm chiến tranh có những người coi kho phá cả một cỗ máy để lấy mấy cái vít.
Xét về mặt lý lẽ mà người trong cuộc đưa ra để biện hộ, giữa cái hành động của người mugich Nga thế kỷ XIX với việc người Việt thế kỷ XXI đã và đang làm
rải đinh trên đường cao tốc,
bán đủ các loại rau quả vừa phun thuốc trừ sâu,
đá bóng vào lưới nhà để thực hiện hợp đồng bán độ,
rồi chặt phá rừng vô tội vạ, rồi mua bán bằng cấp và chức sắc, rồi kê đơn cho bệnh nhân toàn những thuốc đắt tiền để ăn hoa hồng,
rồi đưa ma tuý vào trường học rủ rê con nhà lành vào con đường nghiện ngập cốt bán được ít hàng quốc cấm...
các hành động ấy bắt nguồn từ những ý nghĩ có khác nhau là bao?
Ở đâu thì cũng cùng một lý lẽ ấy, lý lẽ của ông già ném gạch dồn cá, vốn đã bắt rễ trong tiềm thức nhiều người chúng ta hôm nay.
Khi độ nguy hiểm của nó ta còn chưa cảm thấy rõ ràng thì làm sao đủ sức để chống lại?
Đã in Nhân nào quả ấy 2004