Trích ở bài Xuân Sách và chân dung các đồng nghiệp
đưa trên blog này ngày 11-9-2013
https://vuongtrinhan.blogspot.com/2013/09/xuan-sach-va-chan-dung-cac-nha-van-uong.html
Trên biển lớn lênh đênh sóng nước
Ngoảnh đầu về xóm mới khuất xa
Cỏ non nay chắc đã già
Buồn tênh lại giở thư nhà ra xem
Như Xuân Sách đã kể, bài thơ chân dung thực thụ đầu tiên là bài viết về Hồ Phương. Nhà văn này là một thứ ngọn cờ trong văn học thời kỳ đầu chiến tranh, một giá trị của thời chiến. Nhưng ngay lúc ấy, nhiều người đã sớm nhận ra ở ông có sự phù phiếm của một người làm hàng.
Đặt Hồ Phương vào giữa các nhà văn cùng lứa, người ta đọc ra nỗi thất vọng đến sớm của những người tưởng như thành đạt, song lại sớm rơi vào bế tắc, bế tắc vô nghĩa ngay trong sự trơn tru thành đạt. Xuân Sách dựa chắc vào những cái đó mà khái quát cái tình thế nghề nghiệp của cả một lớp người.
Chung quanh Hồ Phương có một chuyện vặt nữa mà cả cơ quan truyền tụng, đó là thói quen làm việc vội vội vàng vàng băm băm bổ bổ (Vũ Cao cũng có lần nói đùa là cái ông này sáng sáng vừa nhá bánh mì vừa viết lia lịa!), làm lấy được, bất cần chất lượng. Người khác còn mất công đi lại, Hồ Phương chỉ láng tráng vào B 5 gặp nhân vật một chút đã có ngay được Kan Lịch, hoặc vào khoảng 1966-67 không cần ra đảo như Nguyễn Trọng Oánh, Nguyễn Khải, chỉ nghe một cán bộ Cồn Cỏ là Trần Đăng Khoa kể lại, mà cũng viết được một cuốn Chúng tôi chiến đấu ở Cồn Cỏ.
Cỏ non nay chắc đã già
Buồn tênh lại giở thư nhà ra xem
Như Xuân Sách đã kể, bài thơ chân dung thực thụ đầu tiên là bài viết về Hồ Phương. Nhà văn này là một thứ ngọn cờ trong văn học thời kỳ đầu chiến tranh, một giá trị của thời chiến. Nhưng ngay lúc ấy, nhiều người đã sớm nhận ra ở ông có sự phù phiếm của một người làm hàng.
Đặt Hồ Phương vào giữa các nhà văn cùng lứa, người ta đọc ra nỗi thất vọng đến sớm của những người tưởng như thành đạt, song lại sớm rơi vào bế tắc, bế tắc vô nghĩa ngay trong sự trơn tru thành đạt. Xuân Sách dựa chắc vào những cái đó mà khái quát cái tình thế nghề nghiệp của cả một lớp người.
Chung quanh Hồ Phương có một chuyện vặt nữa mà cả cơ quan truyền tụng, đó là thói quen làm việc vội vội vàng vàng băm băm bổ bổ (Vũ Cao cũng có lần nói đùa là cái ông này sáng sáng vừa nhá bánh mì vừa viết lia lịa!), làm lấy được, bất cần chất lượng. Người khác còn mất công đi lại, Hồ Phương chỉ láng tráng vào B 5 gặp nhân vật một chút đã có ngay được Kan Lịch, hoặc vào khoảng 1966-67 không cần ra đảo như Nguyễn Trọng Oánh, Nguyễn Khải, chỉ nghe một cán bộ Cồn Cỏ là Trần Đăng Khoa kể lại, mà cũng viết được một cuốn Chúng tôi chiến đấu ở Cồn Cỏ.
Chất hãnh tiến của Hồ Phương
sẽ được Xuân Sách ghi lại trong một bài khác, không đưa vào tập
Thuyền đã ghé bến quen Cồn Cỏ
Nhằm quân thù anh nổ súng ran
Dưới cờ của Đảng vinh quang
Kan Lịch ơi hãy nhịp nhàng tiến lên
Tính tính tính tang tang tang tiền
Thuyền đã ghé bến quen Cồn Cỏ
Nhằm quân thù anh nổ súng ran
Dưới cờ của Đảng vinh quang
Kan Lịch ơi hãy nhịp nhàng tiến lên
Tính tính tính tang tang tang tiền
(Nhằm thẳng quân thù mà bắn là tên một
truyện ký của Hồ Phương viết về Nguyễn Viết Xuân, còn Dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng là tên một hồi ký của tướng Song
Hào, Hồ Phương ghi )
Theo hướng này Xuân Sách đã viết hai bài về Hữu Mai, cũng là một thứ chân dung sắc sảo:
Hỏng đôi mắt đâu phải là mất hết
Khi trong lòng còn hồi ức Điện Biên
Có đồng đội anh sợ gì cái chết
Cao điểm cuối cùng quyết chí xông lên
Ơn Đảng Bác chắp cho đôi cánh
Phía trước là mặt trận rồi phải đánh
Dải đất hẹp này không một đứa ngóc đầu lên
Ôi những tháng năm không thể nào quên
Hai bài tập hợp gần hết tên các tác phẩm của Hữu Mai, và điều quan trọng hơn là bắt được cái chất lý trí cả quyết đầy tham vọng của nhà văn này. Đây là một điều không ai ở nhà 4 Lý Nam Đế lạ gì. Một mặt ai cũng chia sẻ, ai cũng khâm phục -- nói cho cùng đây là đặc điểm chung của cả thế hệ, chẳng qua đến Hữu Mai nó bộc lộ rõ hơn. Nhưng mặt khác nhiều người cứ thoáng cảm thấy ngài ngại. Liệu cái đó có làm nên giá trị văn học bền vững?!
Sau những bài viết về Hồ Phương và Hữu Mai, có vẻ như Xuân Sách đã tìm được hướng đi và giọng điệu. Anh dần dần hướng tới những người khác. Cùng với Nguyễn Khải Nguyễn Minh Châu, hàng ngày Xuân Sách đã theo dõi hình ảnh các đồng nghiệp với một nụ cười kín đáo. Và sau nụ cười đó, có cả sự cảm phục lẫn sự nghi ngại.
Theo hướng này Xuân Sách đã viết hai bài về Hữu Mai, cũng là một thứ chân dung sắc sảo:
Hỏng đôi mắt đâu phải là mất hết
Khi trong lòng còn hồi ức Điện Biên
Có đồng đội anh sợ gì cái chết
Cao điểm cuối cùng quyết chí xông lên
Ơn Đảng Bác chắp cho đôi cánh
Phía trước là mặt trận rồi phải đánh
Dải đất hẹp này không một đứa ngóc đầu lên
Ôi những tháng năm không thể nào quên
Hai bài tập hợp gần hết tên các tác phẩm của Hữu Mai, và điều quan trọng hơn là bắt được cái chất lý trí cả quyết đầy tham vọng của nhà văn này. Đây là một điều không ai ở nhà 4 Lý Nam Đế lạ gì. Một mặt ai cũng chia sẻ, ai cũng khâm phục -- nói cho cùng đây là đặc điểm chung của cả thế hệ, chẳng qua đến Hữu Mai nó bộc lộ rõ hơn. Nhưng mặt khác nhiều người cứ thoáng cảm thấy ngài ngại. Liệu cái đó có làm nên giá trị văn học bền vững?!
Sau những bài viết về Hồ Phương và Hữu Mai, có vẻ như Xuân Sách đã tìm được hướng đi và giọng điệu. Anh dần dần hướng tới những người khác. Cùng với Nguyễn Khải Nguyễn Minh Châu, hàng ngày Xuân Sách đã theo dõi hình ảnh các đồng nghiệp với một nụ cười kín đáo. Và sau nụ cười đó, có cả sự cảm phục lẫn sự nghi ngại.
Đọc lại những đoạn “giáng bút” in
trên Ngày nay 1940, người ta thấy Lê
Ta và Tú Mỡ thường thất bại trong hai trường hợp :
Thứ nhất nhẹ tay với người nhà tức là các nhân vật Tự lực Văn đoàn. Trong văn thơ châm biếm, đã nhẹ tay, đã hiền lành, thì bao giờ cũng khó hay. Đây là những đoạn giáng bút làm nhàm, kém cỏi
Khái Hưng
Khá đem góp tiếng trên đầu
Ý mầu ai hiểu cơ mầu được đây
Hư không nào có ai hay
Ưng điều chắp nối đổi thay khôn lường
Hoàng Đạo
Trong hàng lớn nhỏ từ xưa
Ra đời lại chọn đúng giờ xấu xa
Tinh khôn nay đổi lại giờ
Tâm tâm niệm niệm ấy là người hay
Cả hai đoạn này, chỉ dùng những biện pháp mang tính cách tiểu xảo, như tả Khái Hưng, dùng lối chiết tự, ghép chữ, tả Hoàng Đạo, nhắc tới lý do có liên quan đến hai bút danh Tứ Ly và Hoàng Đạo - nên cả hai đều lủng củng, lại nhạt.
Thứ hai, ngược với sự nhạt là trường hợp những bài thơ mang tính cách tư thù cá nhân xách mé thô lỗ. Khi tả về các nhân vật mà Tự lực Văn đoàn, từng có lần va vấp... lời thơ Minh niên giáng bút có phần chớt nhả, và đi gần tới xúc phạm.
Vũ Trọng Can
Gan to, gan nặng lạ lùng
Bởi vì trong óc hẳn không có gì
Thế mà cũng dám ti toe
Nói năng viết viếc để loè tài hoa.
Ngô Tất Tố
Gặp khi tắt lửa tối đèn
Mập mờ tài trắng hay đen hỡi tài
Vì ta phát giác ra ngoài
Mười năm hương lửa cũng hoài luống công
Ngọc Giao
Tên này mới quý làm sao
Còn văn thì chẳng bún nào mềm hơn
Tài năng nhũn nhẽo như lươn
Xui chàng yêu ả, chị hờn với anh.
...
Đọc những đoạn “giáng bút” này, người ta có thể hiểu tại sao đương thời, Tự lực Văn đoàn bị một số người trong giới văn chương căm ghét: họ không công bằng. Và đôi khi họ tỏ thái độ bề trên - là điều tối kỵ trong quan hệ với các đồng nghiệp.
Xuân Sách cũng không xa lạ với vết xe đổ đó. Cái dễ dãi tầm thường thấy ở nhiều nơi như trong chân dung Nguyễn Khải, còn phần chọc ghẹo lảm nhảm xoa đầu đồng nghiệp thấy ở các bài viết về Nguyễn Minh Châu, Xuân Thiều, Đỗ Chu...
Giữa Nguyễn Khải và Xuân Sách có một mối giao tình kỳ lạ.
Nguyễn Khải năm đó sau Tầm nhìn xa, Hãy đi xa hơn nữa, Họ sống và chiến đấu trở thành cây bút số một của Văn Nghệ quân đội, tên tuổi nổi như cồn. Uy danh biến thành chức vụ, trong khi những Hữu Mai Hồ Phương chỉ là hội viên bình thường, ngay thành viên Ban chấp hành Hội nhà văn cũng chưa phải, thì vừa bắt đầu chiến tranh Nguyễn Khải được bổ sung vào hạt nhân lãnh đạo, tức thường vụ Ban chấp hành Hội.
Chỉ riêng điều đó đã khiến cho mọi người vừa chơi với Nguyễn Khải vừa ngại. Trong sự bơ vơ của mình, Nguyễn Khải tìm thấy ở Xuân Sách một người đối thoại lý tưởng.
Vốn thạo nghề, không phải Nguyễn Khải không biết thực chất những sáng tác của Xuân Sách hồi ấy.
Thứ nhất nhẹ tay với người nhà tức là các nhân vật Tự lực Văn đoàn. Trong văn thơ châm biếm, đã nhẹ tay, đã hiền lành, thì bao giờ cũng khó hay. Đây là những đoạn giáng bút làm nhàm, kém cỏi
Khái Hưng
Khá đem góp tiếng trên đầu
Ý mầu ai hiểu cơ mầu được đây
Hư không nào có ai hay
Ưng điều chắp nối đổi thay khôn lường
Hoàng Đạo
Trong hàng lớn nhỏ từ xưa
Ra đời lại chọn đúng giờ xấu xa
Tinh khôn nay đổi lại giờ
Tâm tâm niệm niệm ấy là người hay
Cả hai đoạn này, chỉ dùng những biện pháp mang tính cách tiểu xảo, như tả Khái Hưng, dùng lối chiết tự, ghép chữ, tả Hoàng Đạo, nhắc tới lý do có liên quan đến hai bút danh Tứ Ly và Hoàng Đạo - nên cả hai đều lủng củng, lại nhạt.
Thứ hai, ngược với sự nhạt là trường hợp những bài thơ mang tính cách tư thù cá nhân xách mé thô lỗ. Khi tả về các nhân vật mà Tự lực Văn đoàn, từng có lần va vấp... lời thơ Minh niên giáng bút có phần chớt nhả, và đi gần tới xúc phạm.
Vũ Trọng Can
Gan to, gan nặng lạ lùng
Bởi vì trong óc hẳn không có gì
Thế mà cũng dám ti toe
Nói năng viết viếc để loè tài hoa.
Ngô Tất Tố
Gặp khi tắt lửa tối đèn
Mập mờ tài trắng hay đen hỡi tài
Vì ta phát giác ra ngoài
Mười năm hương lửa cũng hoài luống công
Ngọc Giao
Tên này mới quý làm sao
Còn văn thì chẳng bún nào mềm hơn
Tài năng nhũn nhẽo như lươn
Xui chàng yêu ả, chị hờn với anh.
...
Đọc những đoạn “giáng bút” này, người ta có thể hiểu tại sao đương thời, Tự lực Văn đoàn bị một số người trong giới văn chương căm ghét: họ không công bằng. Và đôi khi họ tỏ thái độ bề trên - là điều tối kỵ trong quan hệ với các đồng nghiệp.
Xuân Sách cũng không xa lạ với vết xe đổ đó. Cái dễ dãi tầm thường thấy ở nhiều nơi như trong chân dung Nguyễn Khải, còn phần chọc ghẹo lảm nhảm xoa đầu đồng nghiệp thấy ở các bài viết về Nguyễn Minh Châu, Xuân Thiều, Đỗ Chu...
Giữa Nguyễn Khải và Xuân Sách có một mối giao tình kỳ lạ.
Nguyễn Khải năm đó sau Tầm nhìn xa, Hãy đi xa hơn nữa, Họ sống và chiến đấu trở thành cây bút số một của Văn Nghệ quân đội, tên tuổi nổi như cồn. Uy danh biến thành chức vụ, trong khi những Hữu Mai Hồ Phương chỉ là hội viên bình thường, ngay thành viên Ban chấp hành Hội nhà văn cũng chưa phải, thì vừa bắt đầu chiến tranh Nguyễn Khải được bổ sung vào hạt nhân lãnh đạo, tức thường vụ Ban chấp hành Hội.
Chỉ riêng điều đó đã khiến cho mọi người vừa chơi với Nguyễn Khải vừa ngại. Trong sự bơ vơ của mình, Nguyễn Khải tìm thấy ở Xuân Sách một người đối thoại lý tưởng.
Vốn thạo nghề, không phải Nguyễn Khải không biết thực chất những sáng tác của Xuân Sách hồi ấy.
Có lần tác giả Mùa lạc nói riêng với tôi :
-- Những tay viết lầm lầm rồi lúc nào đó, nó sẽ lên, không chừng nó sẽ thành nhà văn chân chính, như Xuân Thiều. Còn có những loại cứ bồng bênh suốt đời, mà không làm được việc gì, như Xuân Sách, loại này không bao giờ thành nhà văn cả.
Nhưng Nguyễn Khải là một tính cách rất mềm mại , ở chỗ bản thân không có quyền lợi gì thì anh hiện ra rất đáng yêu, khen ai mà không làm mất ở mình chút gì, thì anh hào phóng ra mặt. Đi với ai cũng hợp, đi với ai anh cũng phát hiện ngay chỗ tương đồng giữa mình với người đó, dần dà tìm ra cách để gần gũi và khai thác đối tượng, cốt sao có lợi cho việc sáng tác.
Theo cách nghĩ này, nghĩa là với mục đích thực dụng, Nguyễn Khải xưa nay chưa hề ngán ai bao giờ cả.
Có cái may là về phần mình, trong khi cũng thông minh và thạo đời, Xuân Sách lại chẳng bao giờ tính chuyện ngang hàng Nguyễn Khải. Mà còn cảm thấy may mắn, mà còn tri ân, cả ở chỗ riêng tư lẫn trước mặt mọi người. Chỉ riêng điều đó đã khiến tác giả Xung đột bằng lòng lắm rồi.
Bị ràng buộc bởi cái lệ “ làm đĩ chín phương cũng phải để một phương lấy chồng ”, đoạn Xuân Sách viết về Nguyễn Khải không đạt tới một chân dung khái quát. May lắm nó chỉ gợi ý cho thấy một khía cạnh của nhiều người viết văn, là hùng hổ vậy, nhưng lại nhát và quá nhiều toan tính cá nhân khi cầm bút.
-- Những tay viết lầm lầm rồi lúc nào đó, nó sẽ lên, không chừng nó sẽ thành nhà văn chân chính, như Xuân Thiều. Còn có những loại cứ bồng bênh suốt đời, mà không làm được việc gì, như Xuân Sách, loại này không bao giờ thành nhà văn cả.
Nhưng Nguyễn Khải là một tính cách rất mềm mại , ở chỗ bản thân không có quyền lợi gì thì anh hiện ra rất đáng yêu, khen ai mà không làm mất ở mình chút gì, thì anh hào phóng ra mặt. Đi với ai cũng hợp, đi với ai anh cũng phát hiện ngay chỗ tương đồng giữa mình với người đó, dần dà tìm ra cách để gần gũi và khai thác đối tượng, cốt sao có lợi cho việc sáng tác.
Theo cách nghĩ này, nghĩa là với mục đích thực dụng, Nguyễn Khải xưa nay chưa hề ngán ai bao giờ cả.
Có cái may là về phần mình, trong khi cũng thông minh và thạo đời, Xuân Sách lại chẳng bao giờ tính chuyện ngang hàng Nguyễn Khải. Mà còn cảm thấy may mắn, mà còn tri ân, cả ở chỗ riêng tư lẫn trước mặt mọi người. Chỉ riêng điều đó đã khiến tác giả Xung đột bằng lòng lắm rồi.
Bị ràng buộc bởi cái lệ “ làm đĩ chín phương cũng phải để một phương lấy chồng ”, đoạn Xuân Sách viết về Nguyễn Khải không đạt tới một chân dung khái quát. May lắm nó chỉ gợi ý cho thấy một khía cạnh của nhiều người viết văn, là hùng hổ vậy, nhưng lại nhát và quá nhiều toan tính cá nhân khi cầm bút.
Trong kho hàng của Xuân Sách có một loại
riêng được truyền tụng rất nhiều, là những chân dung Xuân Thiều, Nguyễn Minh
Châu, Thu Bồn, Lê Lựu ….. Mỗi khi đọc lên, sự khoái khẩu tới với người ta, một
sự khoái khẩu kiểu truyện cười dân gian, rất dễ lây lan. Nhưng tôi không muốn chép lại ở đây. Người
được nói tới không thú vị gì mà người viết là Xuân Sách thật ra cũng chỉ có cái
thú tầm thường là được dịp tỏ ý khinh đời chế nhạo được xoa đầu người khác.
Xoàng nhất trong loạt bài này là mấy câu
viết về Nguyễn Minh Châu.
Ban đầu bài viết có giọng khinh mạn ra mặt Cửa sông cất tiếng chào đời -- Đã ti toe
những vùng trời khác nhau --Dấu chân người lính in mau --Thằng này không trước
thì sau cũng tù.
Điều này liên quan đến thói ghen ăn tức ở mà người ta thấy không hiếm trong giới và mặc dầu rất thông minh, Xuân Sách cũng không ra thoát.
Tài năng trong văn học là một khái niệm quá rộng. Bảo một người như Xuân Sách không có tài cũng không phải. Trong Xuân Sách có chất gì đó của những ông đồ tân thời, chữ Hán biết một ít, chữ tây biết một ít, văn học cổ truyện nôm dân gian khá sành, mà những tác phẩm chính của Tự lực văn đoàn cũng đã đọc qua. Sự hiểu biết và chất lượng sáng tác của họ hợp với những làng quê, những phố huyện, nó cũng là rất thích hợp cho yêu cầu tuyên truyền của những năm tháng chiến tranh.
Nhưng so với cái mặt bằng của Văn nghệ quân đội những năm ấy thì Xuân Sách thuộc về một cái gì hơi thấp.
Một mặt chúng tôi biết rằng thứ sáng tác văn thơ của anh rất cần cho báo. Nhưng mặt khác thì nhiều người vẫn cứ không bằng lòng, khi thấy ở Xuân Sách chỉ là sự dễ dãi trong lao động nghệ thuật.
Điều này liên quan đến thói ghen ăn tức ở mà người ta thấy không hiếm trong giới và mặc dầu rất thông minh, Xuân Sách cũng không ra thoát.
Tài năng trong văn học là một khái niệm quá rộng. Bảo một người như Xuân Sách không có tài cũng không phải. Trong Xuân Sách có chất gì đó của những ông đồ tân thời, chữ Hán biết một ít, chữ tây biết một ít, văn học cổ truyện nôm dân gian khá sành, mà những tác phẩm chính của Tự lực văn đoàn cũng đã đọc qua. Sự hiểu biết và chất lượng sáng tác của họ hợp với những làng quê, những phố huyện, nó cũng là rất thích hợp cho yêu cầu tuyên truyền của những năm tháng chiến tranh.
Nhưng so với cái mặt bằng của Văn nghệ quân đội những năm ấy thì Xuân Sách thuộc về một cái gì hơi thấp.
Một mặt chúng tôi biết rằng thứ sáng tác văn thơ của anh rất cần cho báo. Nhưng mặt khác thì nhiều người vẫn cứ không bằng lòng, khi thấy ở Xuân Sách chỉ là sự dễ dãi trong lao động nghệ thuật.
Người khó chịu nhất với cái phương diện này
của Xuân Sách là Nguyễn Minh Châu. Hai nhà văn vốn coi như cùng trang lứa. Cả
hai cùng về cơ quan sau lớp Hữu Mai Hồ
Phương và cho tới đầu chiến tranh chưa có gì nổi bật nên dễ hiểu nhau. Mọi việc
chỉ khác đi khi Nguyễn Minh Châu cho in Cửa
sông mà Xuân Sách thì chưa có cuốn nào ra hồn.
Kế đó, cuối 1967, họ cùng được cử đi chiến
trường B5, đợt đánh Khe Sanh. Trong lúc Nguyễn Minh Châu đóng cửa mấy năm lẳng
lặng viết tiêủ thuyết Dấu chân người lính
( mãi đầu 1972 mới in xong và thành một cuốn loại trội nhất trong số các tác
phẩm viết về chiến tranh ), thì Xuân Sách
chỉ có tập thơ Trong lửa đạn,
tập truyện Đêm ra trận, cả hai in ra ngay sau đợt đi và sau này không
ai còn nhớ tới chúng. Sự tách tốp bắt đầu từ đấy.
Không cần ở lâu lắm cũng có thể nhận ra sự
đối lập giữa Nguyễn Minh Châu và Xuân Sách. Một bên linh động sắc sảo trong văn
mà ngoài đời lại khờ khạo, vật vờ theo kiểu lên đồng. Một bên như ma xó chuyện
gì cũng biết, nhưng khi viết thì bao nhiêu thông minh lại biến đâu hết. Và
trong cuộc sống, nếu một bên lúc nào cũng đặt ra cho mình những mục đích cao để
vươn tới – giá có thất bại cũng vươn tới, thì một bên lại khôn ngoan giấu đi
cái kém, không bao giờ lố bịch cả, nhưng cũng không bao giờ gây ra bất ngờ.
Cả hai
những năm đó là một đối tượng để mọi người trong cơ quan bàn bạc.
Một lần Hữu Mai cười cười nói với tôi.
--Bây giờ Xuân Sách của các ông như con gà đẻ lang ấy, đẻ bụi đẻ bờ khắp cả mọi nơi.
Trong lời giễu của Hữu Mai có hàm cái ý chê Xuân Sách viết nhiều viết ẩu.
--Bây giờ Xuân Sách của các ông như con gà đẻ lang ấy, đẻ bụi đẻ bờ khắp cả mọi nơi.
Trong lời giễu của Hữu Mai có hàm cái ý chê Xuân Sách viết nhiều viết ẩu.
Nhiều người khác cũng nói vậy. Xuân Sách
trở về thường xuyên trong câu chuyện hàng ngày giữa tôi với Nguyễn Minh Châu.
Từ Xuân Sách chúng tôi nhận ra một kiểu người viết.
-- Nó là một kiểu văn tài đấy! Ban đầu tác giả Dấu chân người lính còn nói bằng một giọng dè dặt.
Rồi khi nghe tôi thắc mắc tỏ vẻ chưa chịu
với lối nói lửng lơ lảng tránh thì Nguyễn Minh Châu mới nói thật. Trường hợp
Xuân Sách được anh đối chiếu với quan niệm chung về người viết văn:
-- Người ta, nhất là người viết, có những mặt phải điếc đi một ít, thì mới hòng viết được. Đằng này cái thằng Xuân Sách này cái gì cũng hay, chuyện gì cũng thạo, gái cũng giỏi, chính trị cũng tinh vi, thế thì đầu óc đâu mà viết nữa.
Vì đây chỉ là chuyện phiếm một loại trà dư tửu hậu, nên tôi tự cho phép mình nghĩ gì nói nấy. Tôi nêu một nhận xét có phần vu vơ:
-- Người ta, nhất là người viết, có những mặt phải điếc đi một ít, thì mới hòng viết được. Đằng này cái thằng Xuân Sách này cái gì cũng hay, chuyện gì cũng thạo, gái cũng giỏi, chính trị cũng tinh vi, thế thì đầu óc đâu mà viết nữa.
Vì đây chỉ là chuyện phiếm một loại trà dư tửu hậu, nên tôi tự cho phép mình nghĩ gì nói nấy. Tôi nêu một nhận xét có phần vu vơ:
--
Nói chuyện với ông Sách, nhiều khi rất thích, nhưng nhiều khi rất ngấy. Cứ như
miếng thịt ôi, không biết dùng vào việc gì nữa.
-- Ừ có lý! Sách nó thông minh, nhưng là sự thông minh tiếp nhận, chứ không phải sự thông minh phát ra.
-- Nhiều khi đứng trước những chuyện lôi thôi, ông ấy tảng lờ như không thèm để ý. Người ta khen thế là có bản lĩnh. Nhưng tôi thấy bản lĩnh một người viết văn phải là cái phần này: cái phần hướng về phía trước.
- Có cái chết là tất cả cánh Văn nghệ quân đội bây giờ, cả ông Cao, ông Hoàng, ông Ngữ, đều là mắc chung cái bệnh như vậy cả.
-- Ừ có lý! Sách nó thông minh, nhưng là sự thông minh tiếp nhận, chứ không phải sự thông minh phát ra.
-- Nhiều khi đứng trước những chuyện lôi thôi, ông ấy tảng lờ như không thèm để ý. Người ta khen thế là có bản lĩnh. Nhưng tôi thấy bản lĩnh một người viết văn phải là cái phần này: cái phần hướng về phía trước.
- Có cái chết là tất cả cánh Văn nghệ quân đội bây giờ, cả ông Cao, ông Hoàng, ông Ngữ, đều là mắc chung cái bệnh như vậy cả.
Những lời đàm tiếu này, Xuân Sách biết hết.
Và trong thâm tâm công nhận nữa. Nhưng vẫn có gì ấm ức. Dù
thừa hiểu vị trí của Nguyễn Minh Châu trên văn đàn, nhưng vì tự ái nên
vẫn không chịu, nó bộc lộ thành những
dòng miêu tả Nguyễn Minh Châu như trên. Về sau đoạn viết về anh Châu mà tôi dẫn
ở trên có sửa lại, nhưng vẫn không hay.
Nếu những bài viết về Nguyễn Minh Châu hoặc Đỗ Chu cho thấy thơ chân dung nhiều khi chỉ là một thứ đùa của Xuân Sách-- kể cả đùa nhả đùa nhảm -- thì bên cạnh đấy, lại có những bài đầy tính chất chiêm nghiệm. Đó là các bài về Thanh Tịnh, Chính Hữu, Phạm Tiến Duật.
Trong Thanh Tịnh, Xuân Sách bắt đầu chỉ ra nỗi buồn nói chung của kiếp người “ bao năm ngậm ngải tìm trầm-- Giã từ quê mẹ xa dòng Hương Giang…”
Hình ảnh Chính Hữu dưới mắt Xuân Sách, có cả hai bình diện, cái phần tiềm năng trong con người và cái phần phôi pha trôi nổi theo cuộc đời. Tiềm năng thứ nhất là tài thơ. Nhưng lại còn tiềm năng thứ hai, đó là thói quen sống và làm việc theo yêu cầu của xã hội, làm cả những việc có vẻ mình không thích, nhưng vẫn rất mẫn cán rất kỹ càng, rồi trở thành người phụ trách công tác văn nghệ một cách rất tự nhiên. Cả hai tiềm năng đều ngang nhau, chứ không cái nào lớn hơn cái nào.
Nếu những bài viết về Nguyễn Minh Châu hoặc Đỗ Chu cho thấy thơ chân dung nhiều khi chỉ là một thứ đùa của Xuân Sách-- kể cả đùa nhả đùa nhảm -- thì bên cạnh đấy, lại có những bài đầy tính chất chiêm nghiệm. Đó là các bài về Thanh Tịnh, Chính Hữu, Phạm Tiến Duật.
Trong Thanh Tịnh, Xuân Sách bắt đầu chỉ ra nỗi buồn nói chung của kiếp người “ bao năm ngậm ngải tìm trầm-- Giã từ quê mẹ xa dòng Hương Giang…”
Hình ảnh Chính Hữu dưới mắt Xuân Sách, có cả hai bình diện, cái phần tiềm năng trong con người và cái phần phôi pha trôi nổi theo cuộc đời. Tiềm năng thứ nhất là tài thơ. Nhưng lại còn tiềm năng thứ hai, đó là thói quen sống và làm việc theo yêu cầu của xã hội, làm cả những việc có vẻ mình không thích, nhưng vẫn rất mẫn cán rất kỹ càng, rồi trở thành người phụ trách công tác văn nghệ một cách rất tự nhiên. Cả hai tiềm năng đều ngang nhau, chứ không cái nào lớn hơn cái nào.
Bảo rằng với Chính Hữu, chiếc ghế quan trường giết chết thơ thực ra là nói oan.
Không làm quan thì Chính Hữu vẫn có lối
viết gò thắt và dừng lại ở một đời thơ mỏng mảnh cằn cỗi.
Song dẫu sao bài thơ cũng ghi được tình thế dở dang “ dở quan chức dở
nghệ sĩ” của một số người cầm bút thời nay.
Từ bắt đầu chiến tranh, anh em ở Văn nghệ quân đội chúng tôi năm ấy đã có
dịp theo dõi quá trình đến với thơ của Phạm Tiến Duật, hiểu cả những bước đi
chập chững đầu tiên tới giai đoạn thơ một chặng đường đạt tới sự công nhận của cả xã hội. Khi viết về Phạm
Tiến Duật, Xuân Sách không rơi vào bông
phèng đuà bỡn mà có cái nhìn bao quát về
mối quan hệ giữa nhà thơ và thời đại, cụ thể là tác động của chiến tranh tới số phận người
viết văn. Người ta chỉ hay nói về chiến tranh như một hoàn cảnh thuận lợi để
các nhà văn lâp nghiệp. Xuân Sách nói ngược lại tức là nêu cả mặt thuận lẫn mặt nghịch. Đời đã tưởng bay lên vầng trăng
– Lại rơi xuống chiếc xe không kính – Ra thế giữa chiến trường – Nghe tiếng bom
cũng mạnh.. Viết như thế vào lúc tên
tuổi Phạm Tiên Duật đang lên như diều, là cả một sự tiên tri, mà chỉ nhờ vào
việc tiếp thu nhận xét của những Nguyễn Khải Nguyễn Minh Châu, Xuân Sách mới
đạt tới.
Thuộc loại hay nhất của thơ chân dung phải kể
mấy câu Xuân Sách viết về Nguyễn
Ngọc Tấn. Những bi đát của cuộc đời. Cái bất lực của người cầm bút. Bao nhiêu
điều hàng ngày ai cũng nghĩ mà không ai nói ra thì Xuân Sách đã nói
Trăng sáng riêng soi một mặt người
Mối tình đôi bạn cách phương trời
Ước mơ của đất, anh về đất
Im lặng mà không cứu nổi đời
Đặt mấy câu này bên cạnh các đoạn chân dung trên, tôi rút ra nhận xét nhà văn VN hình như chỉ có hai khuôn mặt là bi thảm và hài hước, mà phần nhiều bi đát ngay trong cái vẻ buồn cười của mình, còn số bi thảm thực sự, bi kịch với nghĩa cao cả của khái niệm thì hơi ít.
Trăng sáng riêng soi một mặt người
Mối tình đôi bạn cách phương trời
Ước mơ của đất, anh về đất
Im lặng mà không cứu nổi đời
Đặt mấy câu này bên cạnh các đoạn chân dung trên, tôi rút ra nhận xét nhà văn VN hình như chỉ có hai khuôn mặt là bi thảm và hài hước, mà phần nhiều bi đát ngay trong cái vẻ buồn cười của mình, còn số bi thảm thực sự, bi kịch với nghĩa cao cả của khái niệm thì hơi ít.