Trích
ở bài Xuân Sách và chân dung các đồng nghiệp
đưa
trên blog này ngày 11-9-2013
https://vuongtrinhan.blogspot.com/2013/09/xuan-sach-va-chan-dung-cac-nha-van-uong.html
Xuân Sách người thấp, dáng đi chắc chắn. Mắt sáng, trán cao, đầu nặng như ẩn chứa một cái gì không thoát ra được. Hình ảnh tôi nhớ nhất về anh -- từ đây trở xuống xin phép gọi Xuân Sách là anh-- khi cùng sống ở 4 Lý Nam Đế, là những lúc nhà thơ tập trung suy nghĩ. Chuẩn bị cho trang viết, trầm ngâm đi lại, như bị thu hút hoàn toàn vào một điều gì đó? Hay những lúc ấy anh đang bí? Có thể lắm. Nhưng không sao. Khi đã nghĩ kỹ rồi, Xuân Sách viết rất nhanh, bản thảo sạch sẽ tươm tất, mà theo anh kể, chỉ thua có Phù Thăng.
Xuân Sách người thấp, dáng đi chắc chắn. Mắt sáng, trán cao, đầu nặng như ẩn chứa một cái gì không thoát ra được. Hình ảnh tôi nhớ nhất về anh -- từ đây trở xuống xin phép gọi Xuân Sách là anh-- khi cùng sống ở 4 Lý Nam Đế, là những lúc nhà thơ tập trung suy nghĩ. Chuẩn bị cho trang viết, trầm ngâm đi lại, như bị thu hút hoàn toàn vào một điều gì đó? Hay những lúc ấy anh đang bí? Có thể lắm. Nhưng không sao. Khi đã nghĩ kỹ rồi, Xuân Sách viết rất nhanh, bản thảo sạch sẽ tươm tất, mà theo anh kể, chỉ thua có Phù Thăng.
Có một số người động ngồi viết là vất vả
như đi cày, trước mặt giấy tờ ngổn ngang, cái gạt tàn thuốc lá cao có ngọn.
Xuân Sách thì ngược lại, phòng văn sạch sẽ trống trơn. Có lúc chúng tôi nói
đùa, ông này viết như ăn vụng, tắc lẻm một cái là xong.
Hồi Văn nghệ quân đội sơ tán ở Thạch Thất Hà Tây, Xuân Thiều và Nguyễn Minh Châu ở nhờ nhà một cụ già là cụ Quàng. Ông cụ có cái tính chung của người mình là hay để ý vặt. Chắc là nhiều lần trong khi dọn dẹp, ông cụ đã ngắm nghía trang viết của hai nhà văn khoác áo lính. Một lần cụ đột ngột tung ra một câu khái quát, khiến chúng tôi khi nhắc lại, cùng cười lăn cười lộn:
-- Văn bác Châu không bằng văn bác Thiều. Văn bác Châu hay dập xóa. Văn bác Thiều sạch sẽ hơn, đọc được ngay.
So với Xuân Thiều bản thảo Xuân Sách lại còn suôn sẻ hơn. Nó là dấu ấn của một người tự tin và cũng dễ bằng lòng với mình.
Đều đặn, chân phương, biết thân biết phận, nhưng lại có chút gì đó hơi hèn hèn thế nào … đấy là tinh thần toát ra qua nét chữ ở cuốn sách khổ nhỏ Chân dung nhà văn đã in.( Thông thường bản thảo đưa xuống nhà in là qua đánh máy; lần này Xuân Sách đã viết trực tiếp rồi chuyển cho Lữ Huy Nguyên.)
Hồi Văn nghệ quân đội sơ tán ở Thạch Thất Hà Tây, Xuân Thiều và Nguyễn Minh Châu ở nhờ nhà một cụ già là cụ Quàng. Ông cụ có cái tính chung của người mình là hay để ý vặt. Chắc là nhiều lần trong khi dọn dẹp, ông cụ đã ngắm nghía trang viết của hai nhà văn khoác áo lính. Một lần cụ đột ngột tung ra một câu khái quát, khiến chúng tôi khi nhắc lại, cùng cười lăn cười lộn:
-- Văn bác Châu không bằng văn bác Thiều. Văn bác Châu hay dập xóa. Văn bác Thiều sạch sẽ hơn, đọc được ngay.
So với Xuân Thiều bản thảo Xuân Sách lại còn suôn sẻ hơn. Nó là dấu ấn của một người tự tin và cũng dễ bằng lòng với mình.
Đều đặn, chân phương, biết thân biết phận, nhưng lại có chút gì đó hơi hèn hèn thế nào … đấy là tinh thần toát ra qua nét chữ ở cuốn sách khổ nhỏ Chân dung nhà văn đã in.( Thông thường bản thảo đưa xuống nhà in là qua đánh máy; lần này Xuân Sách đã viết trực tiếp rồi chuyển cho Lữ Huy Nguyên.)
Phần lớn các nhà văn công tác ở tạp chí Văn Nghệ quân đội sinh năm 1930. Đặt bên những người này Xuân Sách chỉ kém hơn có hai ba tuổi.
Nhưng sao so với họ, tôi cứ cảm thấy anh lép vế rõ rệt. Phần thì tại anh về sau, tức là mãi 1960 mới gia nhập tập thể này, mà đó là lúc tất cả đã định vị.
Và cái chính là anh thiếu một tuổi trẻ oai hùng.
18 tuổi Hồ Phương có Thư nhà, 22 tuổi Nguyên Ngọc có Đất nước đứng lên, 27 tuổi Nguyễn Khải có Mùa lạc. Xuân Sách thì sao? Lớp trẻ về sau nhắc tới anh, bảo đã có đọc Đội du kích thiếu niên Đình Bảng ( in lần đầu 1971) của anh từ nhỏ. Nhưng tôi biết hồi 1971, các đồng nghiệp trong cơ quan chẳng ai nói một câu nào về cuốn sách đó cả. Mà lúc đó anh cũng sắp sửa sang tuổi 40.
Xuân Sách hiểu điều đó. Khi bị người ta lãng quên, anh không đòi hỏi. Nói chung anh có lối sống bình thản của người gọi là biết thân biết phận, không lồng bồng mơ tưởng hão hiền. Cái nhìn đằm hơn về thế sự. Sự thông cảm dễ dàng với những cái tầm thường. Khả năng đơn độc trên con đường mình chọn cho riêng mình …
Về sau này khi đã nổi tiếng, niềm kiêu hãnh ở Xuân Sách nhiều khi có trở thành quá đáng, nhưng tôi biết nó chẳng qua chỉ là phản ứng tự nhiên của người đã ngụp lặn trong sự vô danh quá lâu, mà lại thừa thông minh để biết rằng thực ra có những lĩnh vực mình chẳng kém gì người đời.
Xuân Sách những năm ấy gợi cảm giác một người yên lặng làm những công việc bình thường, nó là những việc bếp núc của một cơ quan báo chí thời chiến.
Trong chiến tranh, các nhà văn ở Văn nghệ quân đội năm ấy có sự phân hóa. Đội cận vệ đỏ, những Hữu Mai Hồ Phương Nguyễn Khải Nguyễn Minh Châu càng viết càng ăn nhập với tình hình. Lúc nào cũng có bao nhiêu đề tài đặt ra cho họ. Đi viết vừa nổi tiếng lại vừa có thu nhập cho gia đình – không ai nói ra nhưng ai cũng biết vậy.
Ừ thì cho rằng hồi ấy người ta nghĩ đến tiền một cách chừng mực không thành ám ảnh như bây giờ. Nhưng có đồng ra đồng vào rủng rỉnh vẫn hơn chứ?!
Lại còn cái chuyện con gà tức nhau tiếng gáy, ai mà không biết.
Cắn răng mà viết, mặt dày mà viết, viết được là có tất cả! Giữa thời trang sách lên ngôi, không ai muốn ngồi tổ chức các trang báo, đọc và chữa chạy các bài lai cảo, nói gọn lại là làm biên tập nữa. Bởi làm biên tập nghĩa là ngồi lo việc chung, vinh quang người khác hưởng, công lao mình thì chả ai biết.
Bấy giờ ban phụ trách phải trông chờ vào lớp sau, tức mấy người viết trẻ hơn và cũng phải nói thực, là ít tài hơn.
Dường như sinh ra để làm việc này, Xuân Sách đặc biệt nổi lên ở mấy khía cạnh. Một là đa di năng gì cũng làm được; hai là tương đối biết người biết của, biết điều trong giao thiệp và không đến nỗi quá cứng trong quan niệm.
Xuân Sách đó, những năm cuối chiến tranh, trở thành cánh tay mặt của chủ nhiệm Vũ Cao. Hơn nhau chục tuổi, một già một trẻ làm với nhau hợp đến nỗi sau này khi được gọi ra nắm Nhà xuất bản Hà Nội( 1980) thì Vũ Cao kéo Xuân Sách ra làm phó. Mà đến lúc Vũ Cao về hưu thì Xuân Sách cũng vào luôn trong Bà Rịa Vũng Tàu, để trụ lại ở đó cho đến những ngày cuối cùng của cuộc đời.
Tại sao Xuân Sách thích ứng với cái vai trò bắt gôn ở tờ báo như vậy? Trước khi chuyển về Văn nghệ quân đội, anh đã công tác ở một đoàn văn công. Nhiều tài lẻ. Làm thơ viết văn món gì cũng biết. Làm cả những việc mà người khác không muốn làm. Và có thể làm nhiều việc cùng một lúc.
Từ khoảng 1971 trở đi, anh đã là một tượng trưng của cái đời thường ở Văn nghệ quân đội.
Những năm chiến tranh, không khí xã hội lúc nào cũng căng như dây
đàn, mà kỷ luật tuyên truyền rất ngặt nghèo. Đi đâu về, muốn hiểu chung về tình
hình cơ quan, có chỉ thị mới gì cấp trên mới truyền xuống ai sắp được phân công
đi viết về đâu ai viết cái gì cấp trên không bằng lòng -- tất cả những thông
tin quan trọng mà lại không chính thức ấy -- phải hỏi anh. Cả chuyện chính trị
nữa. Chiến trường lính tráng đang đánh giặc ra sao. Rồi ai hục hặc với ai, có
đám hủ hóa nào mới bị phát giác... chả có cái gì mà anh không biết.
Thú vị nhất là, với từng cá nhân, sự đánh giá của Xuân Sách là đáng tin cậy. Không chỉ thông minh sắc sảo hơn người, anh còn tổng kết được cái phần tinh túy trong ý của người khác từ đó làm nên ý kiến của mình. Và cách tổng kết của anh thì gọn gàng, có pha một chút thậm xưng, như những bức biếm họa mà người ta thấy ở báo chí văn chương nước ngoài. Thứ đặc sản của anh bắt nguồn từ cách sống cách nghĩ mà không cần cố gắng anh cũng đã tự hình thành cho mình.
Thú vị nhất là, với từng cá nhân, sự đánh giá của Xuân Sách là đáng tin cậy. Không chỉ thông minh sắc sảo hơn người, anh còn tổng kết được cái phần tinh túy trong ý của người khác từ đó làm nên ý kiến của mình. Và cách tổng kết của anh thì gọn gàng, có pha một chút thậm xưng, như những bức biếm họa mà người ta thấy ở báo chí văn chương nước ngoài. Thứ đặc sản của anh bắt nguồn từ cách sống cách nghĩ mà không cần cố gắng anh cũng đã tự hình thành cho mình.
Xin kể một chuyện liên quan đến tài nhìn
người của Xuân Sách.
Hết khôn dồn sang dại, lúc tán chuyện,
thỉnh thoảng chúng tôi thử ngồi sắp người cho một số vị trí trong cơ quan. Xuân Sách có lần hứng
khởi đầu têu:
-- Nếu mình làm chủ nhiệm, sẽ kiện toàn lại
toà soạn. Trước tiên là phải lấy bằng được một ban trị sự cho vững. Phân công
như sau:
Hồ Phương cho đi lái xe (Nguyễn Khải đế ngay:
Đúng quá, vừa lái, vừa huýt sáo ầm ĩ).
Ông Khải lắm mồm cho đi phát hành.
Hữu Mai cẩn thận cho giữ dấu.
Từ Bích Hoàng cho giữ kho.
Một người vâng dạ, đáng làm chân công vụ, như
một thứ bõ già: Thanh Tịnh.
Nấu bếp, Nhị Ca
Xuân Thiều làm trưởng ban trị sự
Mọi người cười lăn. Xuân Thiều: “Yên chí,
mình sẽ rất rộng rãi với các cậu.”
Một lần khác anh dựng lên mấy cặp biên tập và bình luận:
Cặp 1: Chủ nhiệm Thanh Tịnh. Thơ Xuân Miễn. Văn
Vũ Sắc. Lý luận Trần Cư -- Suốt ngày bàn
chuyện cổ lỗ như đám quan viên trong làng.
Cặp 2: Chủ nhiệm Hữu Mai. Văn
Xuân Thiều. Thơ Hồ Khải Đại. Lý luận Đại Đồng -- Suốt ngày bàn chuyện đấu đá.
Cặp 3: Chủ nhiệm Hồ Phương. Văn Mộng
Lục. Thơ Xuân Thiêm. Lý luận Nhị Ca -- Suốt ngày bàn chuyện mua cái gì, đi ăn
uống ở chỗ nào.
Cặp 4: Chủ nhiệm Nguyễn Minh Châu. Văn
Đỗ Chu. Thơ Lưu Quang Vũ. Lý luận Vương Trí Nhàn.Thì độ mấy hôm cả bọn bị gọi
lên kiểm điểm rồi giải tán.
Ai cũng nhận Xuân Sách giỏi phân tích người –
trong nghiên cứu gọi là “loại hình hoá” người -- từ đó ghép người thành bộ và chỉ ra cả tương
lai của những cơ cấu đó.
Việc “giữ gôn”ở báo tưởng như rất bận mà lại nhởn nhơ không
đâu vào đâu. Xuân Sách là vậy, khách nào cũng tiếp, bài vở chỉ đọc một lượt là
biết có dùng được hay không. Sẵn sàng xà
vào các đám tán róc. Thế mà việc gì cũng xong.
Người vợ đầu cùng sống với anh lúc đó là chị Thẩm. Tháng đôi lần thấy Xuân Sách xách cặp về phố Thắng với gia đình. Thưa hơn một chút, chị Thẩm và bọn trẻ con kéo xuống cơ quan. Ra chợ Bắc Qua hoặc chợ Hòe Nhai về, đóng cửa lại nấu nướng bằng bếp điện.
Sau bữa ăn cả gia đình vợ chồng con cái xuống nhà chơi. Những buổi chiều, trên cái sân xi măng dưới bóng mấy cây đại, gần nửa dân sống ở cơ quan “ họp chợ”, tức là tập hợp lại trao đổi thông tin, ai đi đâu có chuyện gì lạ kể hết, rồi trêu ghẹo đùa bỡn với nhau.
Cháu là Ngô Thị Vân Hoài
Con ông Xuân Sách
Ngồi lê đôi mách
Cháu cô Xuân Quỳnh
Nghiên cứu phê bình
Cháu cô Minh Mẫn
Lẩm
Người vợ đầu cùng sống với anh lúc đó là chị Thẩm. Tháng đôi lần thấy Xuân Sách xách cặp về phố Thắng với gia đình. Thưa hơn một chút, chị Thẩm và bọn trẻ con kéo xuống cơ quan. Ra chợ Bắc Qua hoặc chợ Hòe Nhai về, đóng cửa lại nấu nướng bằng bếp điện.
Sau bữa ăn cả gia đình vợ chồng con cái xuống nhà chơi. Những buổi chiều, trên cái sân xi măng dưới bóng mấy cây đại, gần nửa dân sống ở cơ quan “ họp chợ”, tức là tập hợp lại trao đổi thông tin, ai đi đâu có chuyện gì lạ kể hết, rồi trêu ghẹo đùa bỡn với nhau.
Cháu là Ngô Thị Vân Hoài
Con ông Xuân Sách
Ngồi lê đôi mách
Cháu cô Xuân Quỳnh
Nghiên cứu phê bình
Cháu cô Minh Mẫn
Lẩm
cà lẩm cẩm
Cháu chú Thanh Tâm
Cám hấp cám hâm
Cháu chú Minh Tước
Để sau quên trước
Cháu chú Minh Châu
Không đâu vào đâu
Cháu cô Hồng Điệp
Lòng gang dạ thép
Cháu chú Văn Thảo Nguyên
Ăn nói huyên thiên
Cháu chú Phạm Tiến Duật
Bài vè này Xuân Sách làm cho con gái đọc. Nó là cái mầm là bản nháp của một công việc anh theo đuổi mấy năm sau. Sự tìm thấy mình có chút gì đó ngẫu nhiên, gặp đâu hay đấy – dẫu sao còn hơn là cuộc đời qua đi mà không để lại dấu vết.
Cháu chú Thanh Tâm
Cám hấp cám hâm
Cháu chú Minh Tước
Để sau quên trước
Cháu chú Minh Châu
Không đâu vào đâu
Cháu cô Hồng Điệp
Lòng gang dạ thép
Cháu chú Văn Thảo Nguyên
Ăn nói huyên thiên
Cháu chú Phạm Tiến Duật
Bài vè này Xuân Sách làm cho con gái đọc. Nó là cái mầm là bản nháp của một công việc anh theo đuổi mấy năm sau. Sự tìm thấy mình có chút gì đó ngẫu nhiên, gặp đâu hay đấy – dẫu sao còn hơn là cuộc đời qua đi mà không để lại dấu vết.