Trích ở bài Xuân Sách và chân dung các đồng nghiệp
Nếu qua mảng chân dung vừa dẫn ở trên, Xuân Sách chủ yếu làm nổi lên cái nhiệt tình và liều lĩnh, tham vọng và thất thường, bền bỉ và hãnh tiến của thế hệ cùng tuổi với mình thì đến lúc viết về lớp già tức các cây bút đã trưởng thành từ trước 1945, anh lại cho thấy một xã hội dân sự trong văn chương ở đó hiện ra đủ mọi mặt người, mọi kiểu tồn tại.
Ở đây chúng ta bắt gặp những nhân cách đa dạng và ổn định. Họ là Ngô Tất Tố thấu hiểu đủ mọi chuyện làng chuyện nước. Là Nguyễn Công Hoan như anh kép Tư Bền bới tung đống rác xưa và nay. Là Nam Cao tả sâu vào thời mình mà là tả sự bất lực và chống đối tuyệt vọng của con người mọi thời đại. Là Kim Lân “ Phận mình xấu xí cũng vì miếng ăn”.
Mang lại cho Xuân Sách uy tín và được
truyền tụng nhiều nhất là hai bài anh tả Hoài Thanh Chế Lan Viên.
Thời nào đến giờ, đám người hay chữ chỉ là đám quan chờ, thì sự nịnh nọt có gì là lạ. Cũng như mọi sự tàn ác, trong nghề ghen tị chèn ép nhau, bán đứng lẫn nhau ; cũng như thói chống đối vặt; cũng như lối vênh vang làm dáng khoe mẽ mẹ hát con khen hay... người đời có cái gì thì người cầm bút trong xã hội hiện đại có cả. Có điều, một thời gian dài chúng ta lại cứ lờ đi coi như không có. Bởi vậy, những bài đánh vỗ mặt-- những bài mang tính cách lật tẩy, dám nói to lên những điều mà người khác đã nghĩ về các nhân vật kia, mà chưa có dịp nói -- như các bài tả Hoài Thanh Chế Lan Viên, dễ được người ta kháo nhau truyền tay nhau và xem như một phát hiện.
Thời nào đến giờ, đám người hay chữ chỉ là đám quan chờ, thì sự nịnh nọt có gì là lạ. Cũng như mọi sự tàn ác, trong nghề ghen tị chèn ép nhau, bán đứng lẫn nhau ; cũng như thói chống đối vặt; cũng như lối vênh vang làm dáng khoe mẽ mẹ hát con khen hay... người đời có cái gì thì người cầm bút trong xã hội hiện đại có cả. Có điều, một thời gian dài chúng ta lại cứ lờ đi coi như không có. Bởi vậy, những bài đánh vỗ mặt-- những bài mang tính cách lật tẩy, dám nói to lên những điều mà người khác đã nghĩ về các nhân vật kia, mà chưa có dịp nói -- như các bài tả Hoài Thanh Chế Lan Viên, dễ được người ta kháo nhau truyền tay nhau và xem như một phát hiện.
Thế nhưng nếu chỉ có thế thì các chân
dung nhà văn của Xuân Sách dù có sức lưu truyền mạnh tức thời cũng không thể có
sức sống dai dẳng.
Tôi cho rằng trong một số trường hợp,
người viết chân dung có chạm tới một cái gì sâu sắc hơn.
Ở trên tôi đã dẫn ra những bài hay nhất Xuân Sách viết về các đồng nghiệp cùng cơ quan. Trong số này có một bài thường bị bỏ qua song tôi lại thấy đáng để ý. Thơ ông tang tính tang tình -- Cây đa bến nước mái đình vườn dâu -- Thân ông mấy lượt lấm đầu -- Miếng mồi danh lợi mắc câu vẫn thèm. Đáng để ý vì tuy thất bại trong việc nói riêng về một người đấy ( người đó không nổi, không đủ sức trở thành một điển hình để người ta nhớ ) nhưng bài này lại phác ra một thứ chân dung nhóm. Tang tính tang tình, một tí làng quê, một tí chinh chiến.... Những cái viết ra loanh quanh. Nhạt nhẽo tầm thường mòn sáo. Nhiều người chúng tôi là thế.
Ở trên tôi đã dẫn ra những bài hay nhất Xuân Sách viết về các đồng nghiệp cùng cơ quan. Trong số này có một bài thường bị bỏ qua song tôi lại thấy đáng để ý. Thơ ông tang tính tang tình -- Cây đa bến nước mái đình vườn dâu -- Thân ông mấy lượt lấm đầu -- Miếng mồi danh lợi mắc câu vẫn thèm. Đáng để ý vì tuy thất bại trong việc nói riêng về một người đấy ( người đó không nổi, không đủ sức trở thành một điển hình để người ta nhớ ) nhưng bài này lại phác ra một thứ chân dung nhóm. Tang tính tang tình, một tí làng quê, một tí chinh chiến.... Những cái viết ra loanh quanh. Nhạt nhẽo tầm thường mòn sáo. Nhiều người chúng tôi là thế.
Cách viết này – mà trước tiên là cách nhìn
này --đến khi hướng tới các nhà văn lứa
trước và nói chung là các nhà văn “dân
sự” mới thật phát huy hiệu quả.
Nhiều người vào với nghề chỉ với một ít
năng khiếu bước đầu, khi thứ năng khiếu
đó mòn cạn thì xảy ra bao bi hài kịch. Người ta có làm được một cái gì đấy,
nhưng còn lâu mới gọi là đến cái đich của mình “ Anh đã đứng trước biển – Cù lao tràm kia rồi—Nhưng khoảng cách còn
lại—Xa vời lắm anh ơi. Nhiều người
lúng túng như người đàn bà ngồi đan
sợi dọc thì rối sợi ngang thì
trùng. Thậm chí đây đó có người khi
rời bỏ cơ sở để ăn lương ngồi viết thì hoá ra thằng ngẩn ngơ lúc nào không biết. Cứ thế mà cuộc sống mòn
tiếp tục.
Nhìn chung lại, trong cái thế giới phù
phiếm này, thực ra bao của giả. Cái
chuyện lạc đường vào Hội nhà văn nào chỉ là
số phận của riêng ai. Người ta
mất tăm sau những cuốn sách ngẫu nhiên ra đời
Bốn mươi tuổi mới vào đời--Ăn đòn
hội chợ tơi bời xác xơ--Giữa hai trận tuyên ngu ngơ-- Trong lòng Hà Nội bây giờ
ở đâu?
Nhưng ở đời mấy ai chịu công nhận là mình
lạc đường, mình bất tài. Người ta tiếp tục làm ra những thứ vô bổ và bằng lòng với mọi thứ danh vị hão. Luôn luôn
xuất hiện cả những kẻ “ nằm vạ ‘
trước cửa Hội lẫn những kẻ kêu làng phá đám như Chí Phèo xưa. Có thể là anh
không định thế, tôi biết. Nhưng hoàn cảnh đã đẩy anh đến tình thế đó, xin anh
ráng chịu !
Đi đến cùng trong triết lý, nhiều lần
Xuân Sách gọi ra sự vô nghĩa lý của kiếp người cầm bút. Một cuộc đời hanh thông tròn trặn êm đẹp như
đời thơ Tế Hanh rút lại cũng là ngao ngán buồn phiền “ Quá tuổi hoa niên đã bạc đầu – Tình còn dang dở tận Hàng Châu – Khúc ca
mới hát sao buồn thế -- Hai nửa yêu thương một nửa sầu”
Gãy đứt nửa vời nó là cái gì đi xuống trong số phận nhiều người, để rồi quanh quẩn không thoát khỏi bơ vơ đơn độc. Đi bước nữa rồi đi bước nữa – Phấn son mưa nắng đã tàn phai—Cái kiếp đào chèo là vậy đó –Đêm tàn bạn cũ chẳng còn ai (bài về Nguyễn Thế Phương )
Oai hùng nào cũng có lúc chấm dứt, sự mở đường nào cũng có lúc dừng lại, cuộc đời tự do nào rồi rút lại cũng là chết trong tù túng, đó là ý nghĩa của bài về Thế Lữ : Với tiếng sáo Thiên Thai dìu dặt—Mở ra dòng Thơ mới cho đời—Bỏ rừng già về vườn Bách Thú – Con hổ buồn lặng lẽ trút tàn hơi.
Đôi khi lại là những bâng khuâng trước một cái gì phôi pha theo thời gian và nỗi bơ vơ thường trực Ấy bức tranh quê đẹp một thời – Má hồng đến quá nửa pha phôi – Bên sông vải chín mùa tu hú—Khắc khoải kêu chi suốt môt đời ( bài về Anh Thơ)
Gãy đứt nửa vời nó là cái gì đi xuống trong số phận nhiều người, để rồi quanh quẩn không thoát khỏi bơ vơ đơn độc. Đi bước nữa rồi đi bước nữa – Phấn son mưa nắng đã tàn phai—Cái kiếp đào chèo là vậy đó –Đêm tàn bạn cũ chẳng còn ai (bài về Nguyễn Thế Phương )
Oai hùng nào cũng có lúc chấm dứt, sự mở đường nào cũng có lúc dừng lại, cuộc đời tự do nào rồi rút lại cũng là chết trong tù túng, đó là ý nghĩa của bài về Thế Lữ : Với tiếng sáo Thiên Thai dìu dặt—Mở ra dòng Thơ mới cho đời—Bỏ rừng già về vườn Bách Thú – Con hổ buồn lặng lẽ trút tàn hơi.
Đôi khi lại là những bâng khuâng trước một cái gì phôi pha theo thời gian và nỗi bơ vơ thường trực Ấy bức tranh quê đẹp một thời – Má hồng đến quá nửa pha phôi – Bên sông vải chín mùa tu hú—Khắc khoải kêu chi suốt môt đời ( bài về Anh Thơ)
Những bài viết về Thế Lữ, Tế Hanh, Anh
Thơ...mở ra một khía cạnh mới của Xuân
Sách. Giai đoạn đầu khi viết về lớp người như mình, ở cùng cơ quan với mình,
Xuân Sách may lắm mới chỉ nói được con
người của cái thời chúng ta đang sống.
Khi đi vào cả lớp nhà văn kỳ cựu
bên Hội, Xuân Sách đã chạm tới cả những vui buồn của bao kiếp người cầm bút.
Nhà văn là những con người “người nhất”
với nghĩa cuộc đời thật mong manh và những mong mỏi bao giờ cũng nằm ngoài tầm
tay với.
Có một câu hỏi tôi thường được nghe khi
đọc các bài thơ chân dung văn nghệ sĩ bên Hội mà Xuân Sách đã viết:
--Tại sao chỉ ở 4 Lý Nam Đế mà Xuân Sách thạo chuyện
bên 65 Nguyễn Du như vậy?
Để
trả lời câu hỏi này chỉ có cách trở về với Nguyễn Khải. Cái cầu nối đời sống anh em Văn
nghệ quân đội lúc ấy với đời sống văn học bên Hội mà Xuân Sách nói ở đây
vẫn là Nguyễn Khải. Hồi ấy Nguyễn Khải ở khu tập thể ngoài bãi Phúc Xá. Một hai lần trong một tuần, Nguyễn Khải đạp
xe xuống 65 Nguyễn Du và trên đường về nhà riêng, anh thường rẽ vào 4 Lý Nam Đế
để trò chuyện với chúng tôi. Về một buổi họp thường vụ, các thủ lĩnh Hội bàn
bạc ý kiến ra sao. Về một chuyến đi các địa phương cần hình thành ngay. Về một
đoàn nhà văn nước ngoài sắp vào … Và quan trọng nhất Nguyễn Khải kể về những
chỉ đạo của cấp trên với Hội, chỗ này khen chỗ kia chê, chỗ đe nẹt chì chiết...
cùng là cách tiếp nhận những chỉ thị ấy của đám người cầm bút đương thời. Văn
nghệ lạ lắm, văn nghệ chả là gì cả nhưng trong chiến tranh đây lại là chỗ luôn
luôn được quan tâm, bởi hình như nó là cái mạch đập tinh thần của con người, nó
là hàn thử biểu của xã hội, và một khi là một người viết thời nay, người ta
không được bỏ qua điều gì cả.
Cái cách kể của Nguyễn Khải là cách nháp của một nhà văn sau khi đi thực tế. Trong lời kể ấy, chân dung các nhà văn hiện lên rõ mồn một. Ông Nguyễn Tuân vun quén quanh mình một huyền thoại. Ông Nguyễn Đình Thi trong lúc chờ làm việc lớn, sống một cuộc đời công chức và ham chơi. Ông Hoàng Trung Thông bắt đầu cảm thấy thế nào là bất lực nên hay say rượu. Ông Tô Hoài lên rừng như một cách đi trốn, chân bước đi xa mà lòng để cả ở Hà Nội … Bao giờ thì tính cách những người trong cuộc và nhất là sự vận động của tính cách ấy cũng được Nguyễn Khải làm nổi.
Trong hồi ký Cát bụi chân ai, Tô Hoài từng tự nhủ văn nghệ nói là quan trọng thế thôi, chứ thực ra là một cái gì có cũng được mà không cũng được.
Tinh thần cái sinh hoạt bên Hội mà Nguyễn Khải kể với Xuân sách cũng là như vậy.
Mấy năm 1960-63 ít nhiều có tạo nên một không khí sáng tác hào hứng. Có cảm tưởng là một không khí phục hưng của một thời thịnh trị. Thế nhưng chiến tranh đã nhanh chóng kéo người ta trở lại với thực tế. Chiến tranh cần tới sự có mặt của văn nghệ, đưa văn nghệ lên đỉnh cao, nhưng cũng tiêu hủy sức lực của người ta một cách nhanh nhất, và sớm để lại một sự thất vọng ngấm ngầm.
Tôi nhớ một kết luận mà Nguyễn Khải trở đi trở lại. Đằng sau lời kể về một cảnh chợ chiều bao giờ cũng là một khái quát chung về thân phận, và cái ám ảnh dai dẳng về thời gian trong số phận cá nhân: “Thế mà cả một kiếp người đã đi qua! Sau này nhớ lại chỉ cần mấy chữ “ một thời chiến tranh “, thế là xong!”
Thỉnh thoảng người ta cũng thoáng nhếch mép cười vì những nhố nhăng, nhưng sau tiếng cười là nỗi buồn thấm thía.
Ngay từ lúc ấy, cuộc chiến đã khiến người ta cảm thấy nó kéo quá dài. Tưởng như không khía cạnh nào của giới văn nghệ lại không có dịp bộc lộ...
Cái cách kể của Nguyễn Khải là cách nháp của một nhà văn sau khi đi thực tế. Trong lời kể ấy, chân dung các nhà văn hiện lên rõ mồn một. Ông Nguyễn Tuân vun quén quanh mình một huyền thoại. Ông Nguyễn Đình Thi trong lúc chờ làm việc lớn, sống một cuộc đời công chức và ham chơi. Ông Hoàng Trung Thông bắt đầu cảm thấy thế nào là bất lực nên hay say rượu. Ông Tô Hoài lên rừng như một cách đi trốn, chân bước đi xa mà lòng để cả ở Hà Nội … Bao giờ thì tính cách những người trong cuộc và nhất là sự vận động của tính cách ấy cũng được Nguyễn Khải làm nổi.
Trong hồi ký Cát bụi chân ai, Tô Hoài từng tự nhủ văn nghệ nói là quan trọng thế thôi, chứ thực ra là một cái gì có cũng được mà không cũng được.
Tinh thần cái sinh hoạt bên Hội mà Nguyễn Khải kể với Xuân sách cũng là như vậy.
Mấy năm 1960-63 ít nhiều có tạo nên một không khí sáng tác hào hứng. Có cảm tưởng là một không khí phục hưng của một thời thịnh trị. Thế nhưng chiến tranh đã nhanh chóng kéo người ta trở lại với thực tế. Chiến tranh cần tới sự có mặt của văn nghệ, đưa văn nghệ lên đỉnh cao, nhưng cũng tiêu hủy sức lực của người ta một cách nhanh nhất, và sớm để lại một sự thất vọng ngấm ngầm.
Tôi nhớ một kết luận mà Nguyễn Khải trở đi trở lại. Đằng sau lời kể về một cảnh chợ chiều bao giờ cũng là một khái quát chung về thân phận, và cái ám ảnh dai dẳng về thời gian trong số phận cá nhân: “Thế mà cả một kiếp người đã đi qua! Sau này nhớ lại chỉ cần mấy chữ “ một thời chiến tranh “, thế là xong!”
Thỉnh thoảng người ta cũng thoáng nhếch mép cười vì những nhố nhăng, nhưng sau tiếng cười là nỗi buồn thấm thía.
Ngay từ lúc ấy, cuộc chiến đã khiến người ta cảm thấy nó kéo quá dài. Tưởng như không khía cạnh nào của giới văn nghệ lại không có dịp bộc lộ...
Kẻ cầm bút ở ta thường bị lý tưởng hóa, tức
gán cho vai trò ông thần ông thánh. Việc này có giải phóng ở họ ít sức lực,
nhưng tai hại ở chỗ làm cho họ không còn là mình.Trong khi bị buộc phải đóng
vai cao thượng, nhiều người lái cuộc sống mình đi theo hướng giả tạo.
Cũng may mà đời sống hiện đại góp phần hóa giải cái huyền thoại đó. Bản thân giới nghệ sĩ có sự tỉnh táo trở lại.
Cũng may mà đời sống hiện đại góp phần hóa giải cái huyền thoại đó. Bản thân giới nghệ sĩ có sự tỉnh táo trở lại.
Lại cũng may mắn cho Xuân Sách là mấy năm ấy khi nghe chuyện Nguyễn Khải anh sớm tiếp nhận được sự tỉnh táo của cả những đầu óc thông minh nhất. Nói quá lên một
chút, khi phác hoạ chân dung, Xuân Sách chỉ là công cụ của lịch
sử. Cái chính là lúc này trình độ tự ý thức của người cầm bút đã tiếp thêm sức
nghĩ cho những ai muốn nghĩ.
Người ta quan tâm đến thơ Xuân Sách
cũng là do những lý do đó. Liên quan đến
dư luận chung quanh các bài thơ chân dung, sổ tay tôi khoảng 1972 còn ghi :
--
Tết, ngồi với ông Hoàng Trung Nho, Hân ( Phan Hồng Giang). Nhân có người
muốn dò thêm về lực lượng người viết ở 4 Lý Nam Đế, Nguyễn Khải tự nhiên buột
miệng kể ra việc Xuân Sách làm thơ chân dung. Đâu như ông bảo: Không, bên tôi,
người mà giỏi nhất phải là ông Xuân Sách. Đó mới là người thông minh hơn hết
thảy, chứ chúng tôi thì không phải đâu.
Và Nguyễn Khải đọc thơ chân dung.
Về sau Nguyễn Khải giải thích thêm: Mục đích của tôi là để cho họ ( dân bên Hội ) biết mình không chỉ viết được nhiều, đi chiến trường giỏi, mà còn cũng thông minh và đáo để nữa.
Giống như một thứ cò mồi, tôi – vẫn lời Khải -- phải lấy tôi nói trước. Rồi đến ông Hồ Phương, ông Hữu Mai... Không chỉ nói người ngoài mà người nhà với nhau cũng sâu cay ra trò, ngụ ý của tôi là vậy. Ông Tế Hanh, ông Hoàng Trung Nho, rồi Phan Hồng Giang, Bùi Bình Thi nhộn nhạo cả lên.Ví như về tác giả Xung kích,Vỡ bờ. Hân: Đúng chất ông này là bắng nhắng, cái gì cũng dúng vào, mà chẳng làm gì giỏi. Bài về Nguyên Hồng: Con hồ già uống rượu giả vờ say -- điểm huyệt rất trúng, sự giả vờ của ông già có tiếng là tâm huyết cần được phơi bày cho mọi người biết. Về ông Chế Lan Viên thì chưa hay lắm. Chưa nói được bản chất nói xuôi nói ngược thế nào cũng hay của ông ấy.Về ông Huy Cận, cái vẻ thoả mãn thì không ai cãi hộ nổi rồi.
Và Nguyễn Khải đọc thơ chân dung.
Về sau Nguyễn Khải giải thích thêm: Mục đích của tôi là để cho họ ( dân bên Hội ) biết mình không chỉ viết được nhiều, đi chiến trường giỏi, mà còn cũng thông minh và đáo để nữa.
Giống như một thứ cò mồi, tôi – vẫn lời Khải -- phải lấy tôi nói trước. Rồi đến ông Hồ Phương, ông Hữu Mai... Không chỉ nói người ngoài mà người nhà với nhau cũng sâu cay ra trò, ngụ ý của tôi là vậy. Ông Tế Hanh, ông Hoàng Trung Nho, rồi Phan Hồng Giang, Bùi Bình Thi nhộn nhạo cả lên.Ví như về tác giả Xung kích,Vỡ bờ. Hân: Đúng chất ông này là bắng nhắng, cái gì cũng dúng vào, mà chẳng làm gì giỏi. Bài về Nguyên Hồng: Con hồ già uống rượu giả vờ say -- điểm huyệt rất trúng, sự giả vờ của ông già có tiếng là tâm huyết cần được phơi bày cho mọi người biết. Về ông Chế Lan Viên thì chưa hay lắm. Chưa nói được bản chất nói xuôi nói ngược thế nào cũng hay của ông ấy.Về ông Huy Cận, cái vẻ thoả mãn thì không ai cãi hộ nổi rồi.
(Một dịp khác )Nxb Quân đội nhân dân họp mặt mời các
nhà văn bên Hội đến. Lại đọc. Tô
Hoài “Xuân Sách không làm được về mình đâu. Mình cũng hơi khó nắm đấy “.Nguyễn
Khải : “Tôi chỉ xin đọc anh nghe câu đầu tiên-- Dế mèn lưu lạc mười năm.”
Ông Tô Hoài giật mình ngay. Nguyễn Đình Thi lúc đầu có vẻ thạo nghề “Ờ đọc xem,
các nước người ta vãn có lối viết anecdote
thế này. Đến khi nghe đọc bài về mình xong lại nghiêm nét mặt “ Thơ này có lợi
cho ai nhỉ “.
Về sau ông Thi vớt vát: “Chúng ta đều rất
thông minh cả. Nhưng có thông minh nhỏ, có thông minh lớn. Phải phấn đấu để có
những thông minh lớn cơ “.
Xuân Sách về kể: “Họ cũng phải thấy là
cánh mình sống với nhau, cởi mở, có thể nói với nhau khá nhiều ý. Thế là được!”
Không phải để bảo mọi nhận xét trên đây đều
đúng hết, tôi muốn lưu ý những chi tiết này, chỉ để thấy sở dĩ thơ Xuân Sách ra đời được vì nó
hình thành đúng vào lúc giới nhà văn có
nhu cầu nhận thức về mình.
Chung quanh sự phản ứng trước thơ chân
dung còn một việc nữa đáng nói.
Những người từng sống kỹ với đời sống văn
học mấy năm 1992-1994 chắc nhớ một điều
là khi được in lại thành tập, tập sách độc đáo này của Xuân Sách vấp ngay phải
một luồng dư luận công kích ra mặt. Một số anh em định làm đơn kiện tác giả vì
đã xúc phạm họ. Chuyện từ đùa bỡn đã
sang nghiêm chỉnh. May mà cuối cùng mọi việc cũng “ chìm xuồng” – như cách ta
nói về các vụ tham nhũng hôm nay.
Khi sự việc đã qua, tôi ngồi thử phân tích
thì thấy chính những bài dở tức là những bài thuần tuý đùa bỡn lại làm hại ngòi
bút nhà thơ phúng thích. Trước các đồng nghiệp mà Xuân Sách coi là loàng
xoàng, anh tỏ ý coi thường ra mặt. Anh
mang những chuyện lặt vặt của người ta ra để nói. Bất kỳ một người bình thường
nào đó đã không chịu được, nói chi là
những người đã thành danh như Xuân Thiều như Đỗ Chu...Xuân Sách lĩnh đủ những
sự căm ghét vì lý do đó.
Khi Xuân Sách có sự nhìn nhận nghiêm
chỉnh thì lại khác. Như là trường hợp Xuân Diệu. Xuân Sách kể sau khi nghe mấy
câu“Chao ôi ngói mới nhà không mới –
Riêng còn chẳng có có chi chung” Xuân Diệu không phản ứng mà còn thú vị
khen là người viết những dòng này sẽ bất tử.
Có thể tin được chi tiết đó vì trước hết tác giả Thơ thơ là người từng trải. Việc trong giới xầm xì bàn về nhau, dẫn đến loại thơ như Xuân Sách, với Xuân Diệu không lạ.
Hơn thế nữa phải nhận ở chỗ riêng tư, Xuân Diệu khá sòng phẳng. Ông hoàn toàn
hiểu cái yếu của mình. Trong khi tả cái thăng trầm biến đổi của ngòi bút từng
viết Thơ thơ, Xuân Sách đã đặt Xuân
Diệu vào cái mạch lớn của cuộc đời. Tri kỷ là thế chứ còn gì nữa, dù là chỉ tri
kỷ trong một trường hợp duy nhất !
Trở lại với bài Hoài Thanh. Như đã nói ở trên chỉ thấy bài thơ nói về sự xu nịnh là không đủ. Cảm tưởng về cái khả năng “ cận nhân tình’’ của Xuân Sách là ở đoạn cuối Bình thơ đến thuở bạc đầu –Vẫn không thể tất một câu nhân tình –giật mình mình lại thương mình – tàn canh tỉnh rượu bóng hình cũng tan. Giọng thơ buồn bã ở đây, cả cái đau xót, cả một thoáng hư vô “bóng hình cũng tan” ở đây, cho thấy Xuân Sách với Hoài Thanh còn một sự kính trọng. Bởi từ bài thơ thấy hé ra một thực tế: sau khi đóng trọn cái vai được giao, Hoài Thanh còn một con người khác. Luôn luôn thương mình và xót xa cho bao kiếp người như mình và hiểu rằng một khi đã dấn sâu vào bùn lầy rồi, không chừng mình chẳng còn gì. Có cảm tưởng Xuân Sách từ mình mà suy ra người khác, không chỉ viết về Hoài Thanh mà còn viết chung về những kiếp người tha hoá.
Một trong những bài hay nhất có sức khái quát nhất là bài viết về Hoàng Trung Thông.
Trở lại với bài Hoài Thanh. Như đã nói ở trên chỉ thấy bài thơ nói về sự xu nịnh là không đủ. Cảm tưởng về cái khả năng “ cận nhân tình’’ của Xuân Sách là ở đoạn cuối Bình thơ đến thuở bạc đầu –Vẫn không thể tất một câu nhân tình –giật mình mình lại thương mình – tàn canh tỉnh rượu bóng hình cũng tan. Giọng thơ buồn bã ở đây, cả cái đau xót, cả một thoáng hư vô “bóng hình cũng tan” ở đây, cho thấy Xuân Sách với Hoài Thanh còn một sự kính trọng. Bởi từ bài thơ thấy hé ra một thực tế: sau khi đóng trọn cái vai được giao, Hoài Thanh còn một con người khác. Luôn luôn thương mình và xót xa cho bao kiếp người như mình và hiểu rằng một khi đã dấn sâu vào bùn lầy rồi, không chừng mình chẳng còn gì. Có cảm tưởng Xuân Sách từ mình mà suy ra người khác, không chỉ viết về Hoài Thanh mà còn viết chung về những kiếp người tha hoá.
Một trong những bài hay nhất có sức khái quát nhất là bài viết về Hoàng Trung Thông.
Đường
chúng ta đi trong gió lửa
Còn ước mơ chi những cánh buồm
Từ thuở tóc xanh đi vỡ đất
Bạc đầu sỏi đá chửa thành cơm
Lần đầu nghe chính miệng Xuân Sách đọc bài này, tôi đã nghĩ nó sẽ sống lâu lắm. Bởi tôi cảm nghe trong đó nhà thơ chỉ nhân cá nhân Hoàng Trung Thông để nói về một lớp người làm văn nghệ đương thời. Quyết tâm ư, chí khí ư, người ta rót vào tai nhau rằng chỉ cần có thế là trở thành bất tử và quả thật sự quyết tâm ấy có mang lại một cái gì đó, mang lại những tên tuổi và cả một thời văn nghệ. Nhưng thử tách ra, thử lùi lại thử đặt mình vào toàn cảnh lịch sử, chúng ta thấy gì ? Chúng ta sẽ thấy cái còn lại nhiều khi chỉ là bất lực thất bại.
Học theo cách làm của nước ngoài, gần đây đã có người đề nghị lúc nào đó ở ta xã hội sẽ tính chuyện xây dựng hẳn một nghĩa tranh dành riêng cho các nhà văn. Hẳn còn lâu cái đề nghị đó mới được thực hiện. Nhất là giá có ai hỏi rằng chúng ta đã có đủ một lớp nhà văn cơ bản đáng quan tâm như thế hay chưa thì tôi cũng sẽ không ngần ngại nói chưa.
Nhưng giả sử có một nghĩa trang như thế, tôi muốn đề nghị mang mấy câu Xuân Sách viết về Hoàng Trung Thông ra đặt ở ngoài cổng.
Còn ước mơ chi những cánh buồm
Từ thuở tóc xanh đi vỡ đất
Bạc đầu sỏi đá chửa thành cơm
Lần đầu nghe chính miệng Xuân Sách đọc bài này, tôi đã nghĩ nó sẽ sống lâu lắm. Bởi tôi cảm nghe trong đó nhà thơ chỉ nhân cá nhân Hoàng Trung Thông để nói về một lớp người làm văn nghệ đương thời. Quyết tâm ư, chí khí ư, người ta rót vào tai nhau rằng chỉ cần có thế là trở thành bất tử và quả thật sự quyết tâm ấy có mang lại một cái gì đó, mang lại những tên tuổi và cả một thời văn nghệ. Nhưng thử tách ra, thử lùi lại thử đặt mình vào toàn cảnh lịch sử, chúng ta thấy gì ? Chúng ta sẽ thấy cái còn lại nhiều khi chỉ là bất lực thất bại.
Học theo cách làm của nước ngoài, gần đây đã có người đề nghị lúc nào đó ở ta xã hội sẽ tính chuyện xây dựng hẳn một nghĩa tranh dành riêng cho các nhà văn. Hẳn còn lâu cái đề nghị đó mới được thực hiện. Nhất là giá có ai hỏi rằng chúng ta đã có đủ một lớp nhà văn cơ bản đáng quan tâm như thế hay chưa thì tôi cũng sẽ không ngần ngại nói chưa.
Nhưng giả sử có một nghĩa trang như thế, tôi muốn đề nghị mang mấy câu Xuân Sách viết về Hoàng Trung Thông ra đặt ở ngoài cổng.
Được đặt một hai dòng chữ của mình ở những
nơi danh thắng những địa điểm lịch sử là vinh dự mà người xưa nào ở phương Đông
cũng mong mỏi. Tôi nghĩ rằng Xuân Sách
thừa biết điều đó, nên với đề nghị của tôi chắc ở dưới suối vàng anh không phản đối.