TT - Tìm hiểu con người VN hôm nay và trong quá khứ, cũng như nhiều nhà văn, nhà trí thức khác, tôi thường băn khoăn về tính trung thực của người mình. Nói nôm na là sao hằng ngày chúng ta nói dối nhau hồn nhiên tự nhiên thế! Mỗi người tự dễ với mình, người nọ dễ với người kia, trong khi kiếm cái lợi trước mắt ta đang làm hỏng nhau mà không hay biết!
Đến như một việc nghiêm chỉnh là thi cử, một số bạn trẻ và cả người lớn vẫn tiếp tục làm nhiều việc gian lận. Trẻ đi học về có kể hôm nay bí quá phải cóp bài thì người lớn cũng sẵn sàng cho qua, thậm chí còn khen trẻ khôn sớm biết sống đúng mốt thời đại.
Trong hoàn cảnh ấy, lâu nay một số bậc cha mẹ và cả nhiều nhà giáo dục đã rất thú vị với lá thư mà tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng trường con trai mình theo học, trong đó có ý “Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận trong khi thi”.
Thật thú vị khi thấy trong kỳ thi tuyển sinh vào đại học khối C hôm qua 9-7, câu nói này trở thành một đề tự luận.
Niềm sung sướng nho nhỏ ấy được nhân lên gấp đôi bởi đề thi của khối D cũng đạt đến trình độ bám sát đời sống tương tự khi yêu cầu học sinh bình luận câu danh ngôn “Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất nhiều thứ quý giá khác nữa”.
Các đề thi là một bộ phận của chương trình giáo dục.
Chúng tôi không có đề thi các năm trước, lại càng không có điều kiện khảo sát chung về những điều trẻ phải học. Nhưng bằng các bộ sách giáo khoa mà con cái mình sử dụng, thấy nội dung các môn gọi chung là khoa học xã hội này mấy chục năm nay dù có cải tiến vẫn còn khá xa với đời sống.
Lần này thì khác, hoặc đúng hơn, sự đổi khác là dứt khoát và rõ rệt. Qua hai đề bài tự luận nói trên, tôi cảm thấy những người làm giáo dục có sự quan tâm thật sự tới đời sống tinh thần của lớp trẻ. Trước mỗi linh hồn nhạy cảm đó, cuộc đời đang mở ra muôn vàn khả năng khác nhau. Các em luôn phải vật lộn với những cám dỗ của ma quỷ. Các em đang lúng túng trước đời sống. Ta hiểu điều đó và ta vận dụng kiến thức đông tây kim cổ để giúp các em gỡ rối.
Trong các đề bài trên đã mang sẵn những câu trả lời, nó là những kinh nghiệm sống quý báu mà con người nơi đâu và thời nào cũng chấp nhận. Nhưng buộc các em lên tiếng đối thoại với chúng trong một kỳ thi có thể mang lại thêm nhiều hiệu quả: khơi gợi tính năng động và trước tiên là sự tự chủ, ý thức tự mình khai phá mở đường của các em. Kêu gọi các em trở về với những vấn đề thiêng liêng (mà lâu nay nhiều em xem là xa lạ), đồng thời giúp các em làm quen với việc tự chịu trách nhiệm bản thân.
Có cảm tưởng đây là một dịp nhắc chúng ta trở lại với sự nghiêm chỉnh của kiếp người. Một người quen vừa nói đùa với tôi: “Có khi mấy hôm tới, chính mình cũng sẽ tự đóng vai một thí sinh để đối mặt với hai đề bài này, tin rằng nó cũng là việc có ích cho bản thân”.
Tuoi Tre Online
Đến như một việc nghiêm chỉnh là thi cử, một số bạn trẻ và cả người lớn vẫn tiếp tục làm nhiều việc gian lận. Trẻ đi học về có kể hôm nay bí quá phải cóp bài thì người lớn cũng sẵn sàng cho qua, thậm chí còn khen trẻ khôn sớm biết sống đúng mốt thời đại.
Trong hoàn cảnh ấy, lâu nay một số bậc cha mẹ và cả nhiều nhà giáo dục đã rất thú vị với lá thư mà tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng trường con trai mình theo học, trong đó có ý “Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận trong khi thi”.
Thật thú vị khi thấy trong kỳ thi tuyển sinh vào đại học khối C hôm qua 9-7, câu nói này trở thành một đề tự luận.
Niềm sung sướng nho nhỏ ấy được nhân lên gấp đôi bởi đề thi của khối D cũng đạt đến trình độ bám sát đời sống tương tự khi yêu cầu học sinh bình luận câu danh ngôn “Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất nhiều thứ quý giá khác nữa”.
Các đề thi là một bộ phận của chương trình giáo dục.
Chúng tôi không có đề thi các năm trước, lại càng không có điều kiện khảo sát chung về những điều trẻ phải học. Nhưng bằng các bộ sách giáo khoa mà con cái mình sử dụng, thấy nội dung các môn gọi chung là khoa học xã hội này mấy chục năm nay dù có cải tiến vẫn còn khá xa với đời sống.
Lần này thì khác, hoặc đúng hơn, sự đổi khác là dứt khoát và rõ rệt. Qua hai đề bài tự luận nói trên, tôi cảm thấy những người làm giáo dục có sự quan tâm thật sự tới đời sống tinh thần của lớp trẻ. Trước mỗi linh hồn nhạy cảm đó, cuộc đời đang mở ra muôn vàn khả năng khác nhau. Các em luôn phải vật lộn với những cám dỗ của ma quỷ. Các em đang lúng túng trước đời sống. Ta hiểu điều đó và ta vận dụng kiến thức đông tây kim cổ để giúp các em gỡ rối.
Trong các đề bài trên đã mang sẵn những câu trả lời, nó là những kinh nghiệm sống quý báu mà con người nơi đâu và thời nào cũng chấp nhận. Nhưng buộc các em lên tiếng đối thoại với chúng trong một kỳ thi có thể mang lại thêm nhiều hiệu quả: khơi gợi tính năng động và trước tiên là sự tự chủ, ý thức tự mình khai phá mở đường của các em. Kêu gọi các em trở về với những vấn đề thiêng liêng (mà lâu nay nhiều em xem là xa lạ), đồng thời giúp các em làm quen với việc tự chịu trách nhiệm bản thân.
Có cảm tưởng đây là một dịp nhắc chúng ta trở lại với sự nghiêm chỉnh của kiếp người. Một người quen vừa nói đùa với tôi: “Có khi mấy hôm tới, chính mình cũng sẽ tự đóng vai một thí sinh để đối mặt với hai đề bài này, tin rằng nó cũng là việc có ích cho bản thân”.
Tuoi Tre Online