Một số suy nghĩ sau khi cuốn sách do tôi biên soạn
mang tên NGƯỜI XƯA CẢNH TỈNH
phối hợp với phần tổng thuật và luận giải của nhà nghiên cứu Trần Văn Chánh
được NXB Tổng hợp HCMC xuất bản
***
Như tôi đã viết trong nhiều bài trước, khi bắt tay vào nghiên cứu tính cách người Việt, tôi đã sớm hình dung ra rằng đây là công việc quá sức mình.
Và để bớt lầm lỗi tôi đã chọn con đường là sưu tầm những phát biểu của những người đi trước mình về vấn đề này rồi có nói gì thì là nói thêm sau.
Có người bảo cuốn sách của tôi chỉ là công việc đi nhặt nhạnh, chứ không phải là cái tự viết ra.
Nhưng tôi cho là trong trường hợp của nhiều người như tôi, nên lo tìm đọc các tài liệu cần thiết hơn là lo việc phát biểu ý kiến của mình. Có chuẩn bị kỹ thì các phát biểu sau đó mới có thể có giá trị.
Có một điều không dám giấu: tôi đã làm việc khá dễ dàng.
Lâu nay khi sưu tầm tài liệu về tính cách dân tộc người ta chỉ chọn ra phần tích cực mà bỏ qua những nhận xét có tính chất phê phán.
Thành thử tìm vào tài liệu của tác giả nào, tôi cũng có thể lướt nhanh phần các nhà nghiên cứu khác đã làm và tìm ngay được phần cần tìm.
Công việc còn lại của tôi chỉ là góp phần chú giải.
Một điều tôi cũng muốn nói thêm: khi giới thiệu quyển sách, một số bạn chỉ nói là tôi dẫn ra các tài liệu từ báo chí, và đây là lời của các “danh nhân”, tức là các nhân vật lịch sử được người đời truyền tụng, được đưa vào sách giáo khoa.
Nhưng xin các bạn đọc lại tên sách: ở mấy dòng nhỏ trên bìa tôi đã nói rõ đây là cách nhìn của các nhà trí thức.
Tôi không nhớ chính xác ở sách nào nhưng chính triết gia hiện đại Francis Fukuyama là người có nói rằng các dân tộc phải được dẫn dắt bởi các trí thức ưu tú của mình.
Áp dụng vào lịch sử Việt Nam đã thấy điều đó thật chính xác. Mà việc đầu tiên của giới trí thức là giúp vào việc tự nhận thức của dân tộc.
Chính các trí thức mới là người đặt vấn đề nhận thức lên trước vấn đề hành động.
Nhất là đối với các trí thức đầu thế kỷ XX, thì do chỗ tiếp nhận được mặt mạnh của văn hóa phương Tây, họ mới có thể có cái nhìn phê phán đối với những chủ đề vẫn được coi là thiêng liêng và không nên bàn nhiều như tính cách dân tộc.
Tôi đã đưa vào sách phần ý kiến của các nhà nho như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng... nhưng đây là phần các ông phát biểu khi đã từ bỏ quan niệm của các nhà nho để chuyển sang quan niệm của văn hóa phương Tây.
Trong các tài liệu nghiên cứu về Phan Bội Châu, các nhà sử học thường chỉ chú ý tới giai đoạn trước khi ông bị bắt.
Còn con người và trứ tác của ông sau 1925 cho tới 1940 bị bỏ qua.
Nhưng theo tôi trong tiểu sử Phan Sào Nam, 15 năm cuối đời này quan trọng ở khía cạnh khác.
Ở đó từ một chiến sĩ yêu nước ông trở thành một trí thức.
Đối với những người như Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh... lâu nay ta gạt đi không coi họ là những người trí thức chân chính, nhưng chính phần nhận xét của họ về tính cách dân tộc lại rất sắc sảo do đó là phần nòng cốt trong cuốn sách của tôi.(1)
Tôi tiếc là trong cách trình bày hiện nay, cuốn sách chưa có phần index -- hồi trước hay dịch là sách dẫn. Nếu có index, điều tôi vừa nói sẽ hiện ra bằng con số chính xác.
Có một trường hợp hết sức thú vị: nhà nho Phan Kế Bính thường được coi là người xuất thân từ cửa Khổng sân Trình, điều đó chúng ta có thể thấy trong giọng văn có nhiều phần cổ của ông.
Nhưng khi viết cuốn “Việt Nam phong tục” ông đã dành phần lớn chữ nghĩa để nói về những phần tiêu cực trong người Việt, phong tục Việt. Ở chỗ đó thì nhiều trí thức sau này cũng không làm được.
---
Ghi chú
(1) Trong cuốn "Lịch Sử Và Văn Hoá Việt Nam, Những Guơng Mặt Trí Thức", tập một, do Dương Trung Quốc, Nguyễn Quang Ân và Tạ Ngọc Liễn sưu tầm và biên tập, nhà xuất bản Văn Hoá Thông Tin Hà Nội xuất bản năm 1998, các soạn giả đã chọn ra 71 nhân vật. Đặc điểm trong khi chọn là nhiều lẫn lộn giữa tiêu chuẩn chính trị và tiêu chuẩn văn hóa.
Riêng vào thời kỳ đầu thế kỷ XX , chỉ có Nguyễn Truờng Tộ, Nguyễn Quang Bích, Lương Văn Can, Nguyễn Phạm Tuân, Phan Bội Châu, Nguyễn Thượng Hiền, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Văn Trường, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn An Ninh, và Phạm Tuấn Tài.
Tài liệu này tôi ghi đã lâu và hôm nay do bệnh tật tôi không kiểm tra lại được.Có thể sau 20 năm các tác giả sách trên đã có cách nghĩ khác.
Nhưng dầu sao tôi vẫn thấy đây là cách nhìn phổ biến hiện nay. Nó không chỉ biểu hiện ở cuốn đã dẫn trên mà còn thấy ở hầu hết các tài liệu khác.
Khi xem xét trí thức, các tác giả này nhấn mạnh yếu tố yêu nước theo cách hiểu về yêu nước đã cũ, buộc trí thức phải tham gia ngay vào công cuộc cứu nước trước mắt mà bỏ qua các trí thức suy nghĩ về sự phát triển lâu dài của đất nước.
Và vai trò của văn hóa phương Tây đối với sự hình thành những giá trị tự do đích thực thì lại chưa được coi trọng đúng mức.
mang tên NGƯỜI XƯA CẢNH TỈNH
phối hợp với phần tổng thuật và luận giải của nhà nghiên cứu Trần Văn Chánh
được NXB Tổng hợp HCMC xuất bản
Như tôi đã viết trong nhiều bài trước, khi bắt tay vào nghiên cứu tính cách người Việt, tôi đã sớm hình dung ra rằng đây là công việc quá sức mình.
Và để bớt lầm lỗi tôi đã chọn con đường là sưu tầm những phát biểu của những người đi trước mình về vấn đề này rồi có nói gì thì là nói thêm sau.
Có người bảo cuốn sách của tôi chỉ là công việc đi nhặt nhạnh, chứ không phải là cái tự viết ra.
Nhưng tôi cho là trong trường hợp của nhiều người như tôi, nên lo tìm đọc các tài liệu cần thiết hơn là lo việc phát biểu ý kiến của mình. Có chuẩn bị kỹ thì các phát biểu sau đó mới có thể có giá trị.
Có một điều không dám giấu: tôi đã làm việc khá dễ dàng.
Lâu nay khi sưu tầm tài liệu về tính cách dân tộc người ta chỉ chọn ra phần tích cực mà bỏ qua những nhận xét có tính chất phê phán.
Thành thử tìm vào tài liệu của tác giả nào, tôi cũng có thể lướt nhanh phần các nhà nghiên cứu khác đã làm và tìm ngay được phần cần tìm.
Công việc còn lại của tôi chỉ là góp phần chú giải.
Một điều tôi cũng muốn nói thêm: khi giới thiệu quyển sách, một số bạn chỉ nói là tôi dẫn ra các tài liệu từ báo chí, và đây là lời của các “danh nhân”, tức là các nhân vật lịch sử được người đời truyền tụng, được đưa vào sách giáo khoa.
Nhưng xin các bạn đọc lại tên sách: ở mấy dòng nhỏ trên bìa tôi đã nói rõ đây là cách nhìn của các nhà trí thức.
Tôi không nhớ chính xác ở sách nào nhưng chính triết gia hiện đại Francis Fukuyama là người có nói rằng các dân tộc phải được dẫn dắt bởi các trí thức ưu tú của mình.
Áp dụng vào lịch sử Việt Nam đã thấy điều đó thật chính xác. Mà việc đầu tiên của giới trí thức là giúp vào việc tự nhận thức của dân tộc.
Chính các trí thức mới là người đặt vấn đề nhận thức lên trước vấn đề hành động.
Nhất là đối với các trí thức đầu thế kỷ XX, thì do chỗ tiếp nhận được mặt mạnh của văn hóa phương Tây, họ mới có thể có cái nhìn phê phán đối với những chủ đề vẫn được coi là thiêng liêng và không nên bàn nhiều như tính cách dân tộc.
Tôi đã đưa vào sách phần ý kiến của các nhà nho như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng... nhưng đây là phần các ông phát biểu khi đã từ bỏ quan niệm của các nhà nho để chuyển sang quan niệm của văn hóa phương Tây.
Trong các tài liệu nghiên cứu về Phan Bội Châu, các nhà sử học thường chỉ chú ý tới giai đoạn trước khi ông bị bắt.
Còn con người và trứ tác của ông sau 1925 cho tới 1940 bị bỏ qua.
Nhưng theo tôi trong tiểu sử Phan Sào Nam, 15 năm cuối đời này quan trọng ở khía cạnh khác.
Ở đó từ một chiến sĩ yêu nước ông trở thành một trí thức.
Đối với những người như Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh... lâu nay ta gạt đi không coi họ là những người trí thức chân chính, nhưng chính phần nhận xét của họ về tính cách dân tộc lại rất sắc sảo do đó là phần nòng cốt trong cuốn sách của tôi.(1)
Tôi tiếc là trong cách trình bày hiện nay, cuốn sách chưa có phần index -- hồi trước hay dịch là sách dẫn. Nếu có index, điều tôi vừa nói sẽ hiện ra bằng con số chính xác.
Có một trường hợp hết sức thú vị: nhà nho Phan Kế Bính thường được coi là người xuất thân từ cửa Khổng sân Trình, điều đó chúng ta có thể thấy trong giọng văn có nhiều phần cổ của ông.
Nhưng khi viết cuốn “Việt Nam phong tục” ông đã dành phần lớn chữ nghĩa để nói về những phần tiêu cực trong người Việt, phong tục Việt. Ở chỗ đó thì nhiều trí thức sau này cũng không làm được.
---
Ghi chú
(1) Trong cuốn "Lịch Sử Và Văn Hoá Việt Nam, Những Guơng Mặt Trí Thức", tập một, do Dương Trung Quốc, Nguyễn Quang Ân và Tạ Ngọc Liễn sưu tầm và biên tập, nhà xuất bản Văn Hoá Thông Tin Hà Nội xuất bản năm 1998, các soạn giả đã chọn ra 71 nhân vật. Đặc điểm trong khi chọn là nhiều lẫn lộn giữa tiêu chuẩn chính trị và tiêu chuẩn văn hóa.
Riêng vào thời kỳ đầu thế kỷ XX , chỉ có Nguyễn Truờng Tộ, Nguyễn Quang Bích, Lương Văn Can, Nguyễn Phạm Tuân, Phan Bội Châu, Nguyễn Thượng Hiền, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Văn Trường, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn An Ninh, và Phạm Tuấn Tài.
Tài liệu này tôi ghi đã lâu và hôm nay do bệnh tật tôi không kiểm tra lại được.Có thể sau 20 năm các tác giả sách trên đã có cách nghĩ khác.
Nhưng dầu sao tôi vẫn thấy đây là cách nhìn phổ biến hiện nay. Nó không chỉ biểu hiện ở cuốn đã dẫn trên mà còn thấy ở hầu hết các tài liệu khác.
Khi xem xét trí thức, các tác giả này nhấn mạnh yếu tố yêu nước theo cách hiểu về yêu nước đã cũ, buộc trí thức phải tham gia ngay vào công cuộc cứu nước trước mắt mà bỏ qua các trí thức suy nghĩ về sự phát triển lâu dài của đất nước.
Và vai trò của văn hóa phương Tây đối với sự hình thành những giá trị tự do đích thực thì lại chưa được coi trọng đúng mức.