Tiếp tục câu chuyện
Năm mươi năm sống trong giới văn chương
Riêng tặng các bạn thỉnh thoảng có giở lại những trang viết cũ của
tôi
Bước đầu đến với văn học là tập bài phê bình văn học đầu tiên của tôi, in năm 1986.
Nhưng tôi chỉ muốn quên nó đi. Vì nó chỉ là các bài viết trong mười năm
đầu làm báo. Tập sách không một chủ đề thống nhất, và quan trọng hơn không
một cách viết thống nhất, một thứ dọng điệu riêng cần thiết cho mọi người
cầm bút.
Những kiếp hoa dại in ra bảy năm sau, 1993, vừa
đúng vào dịp hai mươi lăm năm tôi sống trong giới văn học. Trong khi đề
cập tới các hiện tượng văn học khác nhau, tôi vẫn tìm được cái tôi chính đáng
của người dấn thân vào một con đường dài rộng. Nghĩa là tôi thực sự tìm thấy
mình. Tập sách ngắn gọn nhưng mở ra những hướng lớn trong đời văn của tôi.
Những cuốn sau như Cánh bướm và đóa hướng dương 1999, Chuyện
cũ văn chương 2001 Cây bút đời người 2002 chỉ là tiếp tục
những hướng đã mở ra từ Những kiếp hoa dại.
Tôi biết là chẳng mấy bạn,-- kể cả các bạn đôi khi
thấy tên tôi thì thử đọc tôi -- lúc này có thể giở lại Những kiếp hoa
dại rồi đối chiếu với cả đời văn của tôi để kiểm tra xem tôi nói ở
trên về “quyển sách bước ngoặt” này có đúng hay không. Nhưng có hai
bài viết ngắn sau đây làm chứng cho điều tôi nói. Một là bài tựa của nhà nghiên
cứu Văn Tâm. Hai là bài đọc sách của nhà văn Tô Hoài. Khi biên soạn tập
sách, tự nhiên tôi nghĩ đến một tục lệ người xưa là nhờ một ai đó viết
tựa và tôi đã tìm tới Văn Tâm. Ông không phải một quyền uy trong giới,
nhưng là người mà hồi ấy cả những Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp lẫn Nguyễn
Huệ Chi, Lê Ngọc Trà hay lui tới. Tôi cho là ông hiểu tôi và vài viết sau đây
đã nói rõ điều đó. Còn Tô Hoài thì chắc không phải nói nhiều. Tôi đã viết
về mấy năm làm việc cùng với ông cũng như Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Thị
Ngọc Trai , nên không phải giải thích thêm về mấy dòng dưới đây của ông nữa. Cả
hai bài viết của Văn Tâm và Tô Hoài đã khích lệ tôi một điều, dù đi được dài
hay ngắn, song trong nghề nghiệp tôi đã có con đường riêng của mình. Sau cuốn
sách của 25 năm đầu trong nghề này, tôi đã cứ thế đi trong khoảng 1993-
2018, tức là hai mươi lăm năm tiếp.
***
Tác giả tập sách này, nhà nghiên cứu phê bình văn học Vương Trí Nhàn, qua gần ba mươi năm trong nghề, nay không còn trẻ trung nữa - đã bước đến tuổi tri thiên mệnh. Theo tục lệ một số làng xưa, quan viên không chờ đến 60 như triều đình quy định, mà đạt tuổi ngũ tuần cũng được lên lão (từ đây, do thân thể suy tổn, nên được hưởng đặc quyền "quan bất phiền, dân bất nhiễu").
Nhưng tác giả Những kiếp hoa dại, lão mà không suy (dựa
theo câu nói xưa: Tử nhi bất vong giả thọ - Chết mà không
mất, ấy là thọ).
Giữa những năm tháng Đổi mới đúng đắn sôi nổi đáng quý
mà cũng đầy khó khăn phức tạp này, khi vấn đề Mô hình được đặt ra -
trong đó ắt hẳn có cái phần tiểu mô hình: văn học; chàng Vương đã không
ít lần giơ tay xin với Đời cho phát biểu, đặng cùng mọi người góp phần tạo tác
cái cấu trúc mô hình tối ưu.
Một số
ý kiến tập hợp lại - đó là những trang viết đang có trên tay bạn đọc.
Trước hết, đây là những trang tâm huyết - Bốn dây rỏ máu năm đầu ngón
tay.
Tâm huyết hoặc với kiểu “thư pháp” chân phương ngang bằng sổ thẳng, hoặc
với sự cười cợt ngả nghiêng có tính
truyến thống của kẻ sĩ Bắc Hà (tác giả vốn sinh quán Hà Nội).
Nhưng chúng ta đều
sống ở đời, tâm huyết là cần mà chưa
đủ.
Vậy thì văn lý Những kiếp hoa
dại còn có thêm cái trí tuệ vốn là vựu vật của con người.
Trí tuệ và cả trái tim mẫn nhuệ của
tác giả đặc biệt thể hiện ỏ chỗ: khi khái quát hoặc phân tích những đối tượng
nghiên cứu phê bình văn học, đã thường xuyên phát hiện được nhiều điều mới
lạ, thậm chí rất mới mẻ - dẫu rằng mấy đối tượng ấy của khoa học văn học đã bao lần hiện diện
trước mắt những cây bút nghiên cứu phê bình văn học khác.
Có thể nói: ở hầu hết
các bài viết (dẫu đó là một bài báo ngắn có tính “hiếu hỉ”: kỷ niệm ngày sinh,
ngày mất một tác gia…). Vương Trí Nhàn đều mang lại các tảng, mảnh khám phá bổ ích đối với người đọc.
Phải chăng, căn nguyên điều thú vị ấy: phần là “tư trời”, phần ở nghiệm sinh (một
phần tư thế kỷ công tác biên tập báo và xuất bản, rất “thuộc” giới bút mực), và
phần nữa do công phu tự tu thúc lực.
“Tạo vật đố
toàn”, do đó, nội dung cuốn sách này cũng khó tránh hạn chế và những điều cần
được tiếp tục thảo luận. Nhưng liên hệ đến chuyện ẩm thực, Những kiếp hoa dại của nhà nghiên cứu phê bình văn học Vương Trí
Nhàn vẫn như một món đặc sản.
Và cũng lại dĩ nhiên: đặc sản thì có trân vị
khoái khẩu, nhưng phải đâu tất cả mọi người đều có thể chiếu cố được món đại
khái như rươi, ếch, rùa, trăn… Sành sỏi nghệ thuật ẩm thực đến như nhà văn Nguyễn
Tuân còn không dám đụng đến thức mắm tôm cổ truyền nữa là - mà than ôi! phàm
người toàn phần đều rõ: bún thang, chả
cá... thiếu thứ gia vị ngàn năm này thì con ra cái quái gì.
Hà Nội, tháng 4 năm 1993
VĂN
TÂM
Đọc Những kiếp hoa dại *
Chân dung và phiếm luận của Vương Trí Nhàn, Nhà xuất bản Hội nhà văn 1993. Thực sự đây là cuốn sách về phê bình, nghiên cứu văn học. Tác giả bảo là bàn phiếm, viết phiếm, nhưng lại toàn là những trò chuyện nghiêm túc. Là điều lý thú, hấp dẫn không phải vì giọng điệu chỉ bảo: cần, phải, nên, tuy nhiên, ít nhiều, nói chung, ngược lại.., mà thấy ở đây, cùng lúc hai Vương Trí Nhàn trong một ngòi bút. Người viết còn đặt cho sách thêm cái sự “chân dung”, nhưng dẫu trình bày đến thế nào chăng nữa bạn đọc chỉ thấy được thưởng thức những phong phú đem lại giá trị phát hiện của phê bình và sức mạnh sáng tạo trong phê bình.
Chân dung và phiếm luận của Vương Trí Nhàn, Nhà xuất bản Hội nhà văn 1993. Thực sự đây là cuốn sách về phê bình, nghiên cứu văn học. Tác giả bảo là bàn phiếm, viết phiếm, nhưng lại toàn là những trò chuyện nghiêm túc. Là điều lý thú, hấp dẫn không phải vì giọng điệu chỉ bảo: cần, phải, nên, tuy nhiên, ít nhiều, nói chung, ngược lại.., mà thấy ở đây, cùng lúc hai Vương Trí Nhàn trong một ngòi bút. Người viết còn đặt cho sách thêm cái sự “chân dung”, nhưng dẫu trình bày đến thế nào chăng nữa bạn đọc chỉ thấy được thưởng thức những phong phú đem lại giá trị phát hiện của phê bình và sức mạnh sáng tạo trong phê bình.
Phiếm luận là lối
nói nhún mình, lễ độ kiểu ta. Mà bằng cách dựng truyện, từng bài gọn ghẽ, Vương
Trí Nhàn đã đê cập nhiều vấn đề trong nhà ngoài ngõ của văn học Việt Nam từ cận
đại tới ngày nay, ra thế giới đôi nét, qua một số tác giả.
Cung
oán ngâm khúc với Nguyễn
Gia Thiều rối Tú Xương, Tản Đà, Paoustovski. Tác giả đã chịu khó hầu chuyện cả
các tiền bối suối vàng. Khởi đầu, văn học quốc ngữ khơi gợi ra những đặc
điểm với bao nhiêu may rủi và éo le của thân phận một đất nước và những sáng
tác văn học cho tới khi bước vào thời đại của chữ nghĩa hôm nay.
Cả một thời kỳ
văn học quốc ngữ hình thành tới bây giờ, một số tên được nêu như một cái mốc mỗi
chặng - Thạch Lam, Hàn Mặc Tử, Nam Cao, Xuân Diệu, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Xuân
Quỳnh, Nguyễn Huy Thiệp…
Những chìm nổi
trong nghề bởi trình độ của mình và thái độ của xung quanh. Người cầm bút đã trải
bao bôn tẩu và gian truân trong cuộc sống, trên trang giấy, thế mà lần hồi rồi
cũng mở mày mở mặt cho nên được phong cách, được vẻ riêng của mỗi tài năng, của
nền văn học.
Âu cũng là cái tình
và tinh hoa của dân tộc và đất nước nghìn năm. Vương Trí Nhàn đã tìm được và
phân tích ra những con đường sáng tạo không bao giờ có mẫu sẵn, mà đây mới là cốt
lõi, là xương sống của vấn đề, trong bạt ngàn những tác phẩm, Vương Trí Nhàn
phê bình đã tâm huyết bàn bạc với Vương Trí Nhàn viết văn, với đồng sự, với đàn
anh, với tiền bối, mới thấy ra
được.
Chương cuối, Vương
Trí Nhàn đặt tên Tự vấn. Ở trong
có để mục làm thế nào “nghề văn trở thành một nghề cao quý”. Trước khi dừng
bút, người viết tự hỏi và có ý muốn tự trả lời. Tự do sáng tác là khát vọng cao
quý của mọi người viết, của nghề viết. Có người tới được, có người không khí nào
tới được, trước tiên và sau cùng, do tầm và lực của mình đấy thôi.
Ngẫm nghĩ “để
nghề viết văn trở thành một nghề cao quý”, chợt hiểu ra cái tên sách: Những
kiếp hoa dại. Những bông hoa dại
như đời người ả đào - bây giờ là gái sex - được khách làng chơi thương yêu cứu
vớt ra khỏi lầu xanh, cái người đàn bà hoàn lương ấy rồi cũng đảm lược gánh vác
cơ đồ nhà chồng, chân chính như ai; lại như con ngựa, con voi lang thang ở rừng,
người đem về thuần hóa, rồi cũng dứt bỏ được phần dã thú.
Vương Trí Nhàn
nhại Thánh Thán làm câu kết phong nhã: “Chẳng cũng sướng sao". Tôi chi xin
mượn một chữ Thánh Thán: “hay”.
TÔ HOÀI
Bài viết ở dạng điểm sách cho lần in lần thứ nhất NKHD
và đưa trên báo Người Hà Nội,
sau tác giả đã đồng ý để đưa vào làm Lời bạt cho lần in thứ ba 2001