Xuân Quỳnh là người như thế nào? Khi tìm cách trả lời câu hỏi này , có một khía cạnh không thể bỏ qua: sự thích ứng. Nói cụ thể
hơn, khả năng sống trong những điều kiện không bình thường, những điều kiện
không thuận lợi, đó là nét nổi lên trong con người đầy sức sống này, mà ở trên,
khi nói về những ngày Xuân Quỳnh mới lọt lòng, chúng tôi đã nhắc tới.
Trong cảnh mẹ mất sớm, chuyên đi bú chực, cô
bé vẫn lớn lên. Hồi ký
của Đông Mai còn ghi là có thời gian, đêm nào Quỳnh xa mẹ cũng khóc, 12 giờ đêm
tỉnh dậy giãy giụa khóc, cho đến 1-2 giờ sáng, rồi mới ngủ thiếp đi, tật khóc
đêm này kéo dài đến 4-5 tuổi.
Trong
một liên tưởng ngẫu nhiên, có thể nghĩ đấy là ví dụ đầu tiên cho thấy tình cảm sôi nổi ở
Quỳnh, một tham vọng lớn lao (tham vọng về mặt tinh thần), nó sẽ làm cho đời
Quỳnh phong phú, giàu có, nhưng cũng đau khổ vô hạn.
Đam
mê của Quỳnh rồi sẽ biểu hiện trong những mặt nào?
-- Muốn
có mặt ở khắp nơi, một cái gì như sự ngự trị của mình trong cuộc đời.
--
Muốn giữa mọi người vai trò của mình phải nổi bật, hơn hẳn. Là phụ nữ chẳng
những mình phải xinh đẹp hơn, mà còn phải tài hoa hấp dẫn hơn, và có thể là đảm
đang hơn, nhân hậu hơn nữa.
-
Một cách tổng quát, mình đi đâu phải để lại dấu ấn ở đấy, phải không để cho
người ta quên lãng.
Khi
viết về George Sand, nhà văn Pháp A. Maurois lưu ý rằng ở con người này có một
cảm giác tự do đáng ngạc nhiên, nó là nguồn gốc của sự tự tin to lớn của con
người ấy vào bản thân mình.
Cũng
theo Maurois, G. Sand là con người của dục vọng ghê gớm, nếu như có một số người ghê sợ với dục vọng của mình
thì ở G.Sannd, những dục vọng ấy lại được nàng coi là thiêng liêng; đức hạnh
của nàng, theo nàng hiểu, là phải thực hiện cho hết những dục vọng ấy. G. Sand
là loại minh chứng tuyệt vời cho nhận xét của một nhà đạo đức cổ: Phụ nữ coi
tất cả những gì họ quyết định là không có lỗi.
Trong
chừng mực nào đó, những nét tính cách trên đây cũng có thể áp dụng cho con
người Xuân Quỳnh.
Mấy
ý sau đây, nhiều lần tôi được nghe Xuân Quỳnh nhắc đi nhắc lại, mỗi lần thay
đổi chút ít, nhưng đại khái nội dung là một, tức đấy là những điều bạn đã tâm
niệm thường trực:
-
Tôi cảm thấy là tôi thái quá, nhưng thực ra phải thế thôi. Phải cực đoan, phải
sống cho hết mình. Cũng như nhiều người đã đi qua đoạn đường ấy, mà không ai
biết là có họ đi qua cả, mình phải phấn đấu để mình đi qua chỗ nào, chẳng những
là mình không quên mà còn để lại dấu vết, để không ai có thể quên được mình.
-
Tôi đề ra phương châm sống: phải biết tận dụng tất cả những thứ sẵn có, phải
sống hết vốn liếng có thể có. Thứ hai là phải sống cho thật và bắt mọi người
sống cho thật...
Sức
mạnh của Quỳnh, có lẽ là ở chỗ bao giờ cũng cho rằng mình chưa gắng gỏi hết
sức, chứ gắng là được. Với Quỳnh không có tình thế nào là tuyệt vọng.
Một
người bạn vừa kêu rằng mọi thứ chung quanh làm mình chán quá, Quỳnh liền bảo:
-
Có lẽ ông tỉnh táo quá, cho nên ông chán. Tôi thì cũng tỉnh mà cũng mê, nhiều
lúc tôi chán, song nhiều lúc lại nghĩ, đời mỗi người sống chỉ độ ba năm cũng đã
đủ lắm rồi. Mà hạnh phúc không tự nó tới, mình phải đi tìm, may ra mới có hạnh
phúc.
Quỳnh
chế giễu đám đàn ông chúng tôi là quá tính toán.
-
Đàn ông các ông tính xem có làm được cái nhà gạch hay không rồi mới dám phá bỏ
cái nhà gỗ. Còn đàn bà chúng tôi, chúng tôi thấy chán là chúng tôi cứ phá cái
đã, được cái gì tính sau, không có thì một mái tranh cũng xong.
(Ở
chỗ này, ý của Xuân Quỳnh gặp gỡ một nhận xét của ngôi sao bóng đá Michel
Platini về phụ nữ.
Theo Platini, chính đàn bà lại can đảm hơn và kiên trì hơn đàn ông).
Theo Platini, chính đàn bà lại can đảm hơn và kiên trì hơn đàn ông).
Ý
thức rằng mình là phụ nữ, không hề làm nhụt ý chí của Xuân Quỳnh, như đôi khi
người ta thấy ở một vài chị em khác. Ngược lại đó lại là nguồn gốc của cách ứng
xử cao ngạo:
-
Phụ nữ không biết sợ là gì. Người viết cũng không sợ nốt. Tôi vừa là phụ nữ,
lại vừa là người viết, tôi còn sợ gì nữa?!
Thật
ra, đấy chỉ là những lúc điên lên, Quỳnh
nói như vậy.
Sự gắng gỏi kiên cường là ở bên ngoài.
Sự yếu đuối là ở bên trong.
Những nôn nao bồn chồn không thoả mãn thường xuyên ngự trị trong tâm hồn Quỳnh, đến mức nhà thơ thường sốt sáy không yên, lúc nào cũng có cảm giác “như đứng đống lửa như ngồi đống rơm”
Sự gắng gỏi kiên cường là ở bên ngoài.
Sự yếu đuối là ở bên trong.
Những nôn nao bồn chồn không thoả mãn thường xuyên ngự trị trong tâm hồn Quỳnh, đến mức nhà thơ thường sốt sáy không yên, lúc nào cũng có cảm giác “như đứng đống lửa như ngồi đống rơm”
Khao
khát làm được việc nọ việc kia, đi đây đi đó là một phần, nhưng một khao khát
thường xuyên của Quỳnh là tìm được người thông cảm và nơi nương tựa - và đây
mới là một khía cạnh đàn bà đệ nhất.
Nhưng
ở đây ham muốn chủ quan là không đủ, mà
tổ chức ra cái hoàn cảnh cần thiết để thực hiện ham muốn thì không đủ sức. Thất vọng
không chỉ là trong dự cảm, thất vọng cứ đến hàng ngày.
Một
lần nào đó, Quỳnh tâm sự, “nghĩ rằng không nói thật đuợc với người khác, tôi
rất buồn”.
Khái quát hơn, Quỳnh bảo:
Khái quát hơn, Quỳnh bảo:
-
Có lúc tôi thấy mình như cái cây, không tìm đâu ra đất trồng của mình.
Những
lúc ấy, con người sôi nổi, con người tự
tin biến đi đâu cả, chỉ còn một con người rất yếu đuối.
-
Tôi cảm thấy trong đời mình chẳng có gì là của mình cả, không nhà cửa, không đồ
đạc, cái gì cũng có thể mất.
Khoa
tâm lý học đã sớm chứng minh hầu như con người nào cũng là một khối mâu thuẫn,
giữa cuộc đời này loại người thuần nhất ngày càng tuyệt chủng. Tuy nhiên, con
người Xuân Quỳnh trong những ghi chép của tôi không chỉ mâu thuẫn mà còn quá ư
ngổn ngang bề bộn.
Tôi đã hoang mang, e rằng mình lầm lạc, hoặc cay nghiệt không biết bằng lòng với những điều đơn giản nhất, mãi đến khi đọc được đoạn văn sau đây của Troyat mới thấy hóa ra nhiều người là thế.
H.
Troyat, nhà văn Pháp gốc Nga, rất nổi tiếng về các cuốn tiểu sử, trong đó, khi nhìn vào các nhân vật nổi tiếng, lại luôn biết tìm ra ở đó những khía cạnh mà mọi con người bình thường vốn có.
Ông Troyat đó (1911-2007) đã viết nhân khi bình luận về nhân vật Grusenca trong Anh em Karamazov của Dostoievski :
Tôi đã hoang mang, e rằng mình lầm lạc, hoặc cay nghiệt không biết bằng lòng với những điều đơn giản nhất, mãi đến khi đọc được đoạn văn sau đây của Troyat mới thấy hóa ra nhiều người là thế.
Ông Troyat đó (1911-2007) đã viết nhân khi bình luận về nhân vật Grusenca trong Anh em Karamazov của Dostoievski :
“Người
đàn bà ấy là sự điên cuồng làm bằng xương thịt. Người đàn bà khô héo trong sự
chờ đợi, đau khổ trong sự thực hiện những ước muốn của họ. Lúc thì họ ác độc để
có cái thú tỏ ra dịu dàng tiếp sau đó, lúc thì họ dịu dàng để có cái thú được
tỏ ra ác độc liền một khi. Họ có những e lệ tà tâm và những khoái lạc ngây thơ.
Họ nói láo với đàn ông, với Chúa, với chính họ. Hò đùa với cuộc đời. Họ đứng
trước cuộc sống như đứng trước một tấm gương. Họ làm duyên làm dáng. Và họ thay
đổi vẻ mặt, điệu bộ, để tự tạo cho mình cảm giác là mình đang sống. Đối với
người đàn ông, sự trường tồn là bằng chứng của thực thể họ. Và chính do sự đổi
thay mà người đàn bà xác nhận sự hiện
hữu của chính mình. Người đàn ông muốn là một. Người đàn bà muốn là nhiều.
Người đàn ông chỉ tự cảm thấy mạnh trong sự ý thức đầy đủ về các đức tính và
lỗi lầm của họ. Người đàn bà chỉ cảm thấy mạnh trong vô thức hoàn toàn về bản
thân họ. Người đàn ông chính là cái thế giới được tổ chức. Người đàn bà chính
là cái vũ trụ dị dạng. Đối với người đàn bà, tất cả đều có thể. Không có gì
chắc chắn với người đàn bà cả.” (ghi theo tạp chí Văn Sài Gòn, 1972, số đặc biệt về Dostoievski.)
H. Troyat đã động chạm tới một đề tài, mà
người đời hầu như ai cũng có lúc nhắc tới, các nhà văn nhà thơ lại càng hay
nhắc tới mà có khi đến cuối đời cũng không tự giải đáp được.
Đó là những câu hỏi đơn giản: thế nào là đàn ông và đàn bà? Có cái nam tính và nữ tính mà chúng ta vẫn cảm thấy không? Nó bộc lộ ra ở những điểm nào?
Đó là những câu hỏi đơn giản: thế nào là đàn ông và đàn bà? Có cái nam tính và nữ tính mà chúng ta vẫn cảm thấy không? Nó bộc lộ ra ở những điểm nào?
Cùng
vào nghề với Xuân Quỳnh những năm 1960 trở đi, có Nguyễn Thị Ngọc Tú, Dương Thị Xuân Quý, tới khoảng 1968
-1969 mới thêm Thanh Nhàn, Mỹ Hạnh, Phương Thuý... Đám đàn ông chúng tôi đông
hơn hẳn. Bằng Việt, Vũ Quần Phương, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Xuân Thâm, Đỗ Chu,
Nguyễn Khắc Phục v.v Theo thói quen, các bạn nữ thường hay cụm lại chơi với
nhau, nhất là chỉ ở chỗ đồng giới mới thấy thoải mái, còn giữa bạn trai thường e dè, thậm chí đóng kịch.
Xuân Quỳnh thì không, Quỳnh giao du khá tự nhiên và chúng tôi thường cũng kéo Quỳnh nhập bọn, có khi cả loạt con trai chỉ riêng có Quỳnh là con gái mà không ai thấy chướng.
Có lẽ vì thế mà đôi lúc đã có người đùa bảo Quỳnh là “cậu Quỳnh”.
Song có hề chi, chính là giữa đám bạn trai, Quỳnh lại càng nổi lên với nữ tính sẵn có.
Xuân Quỳnh thì không, Quỳnh giao du khá tự nhiên và chúng tôi thường cũng kéo Quỳnh nhập bọn, có khi cả loạt con trai chỉ riêng có Quỳnh là con gái mà không ai thấy chướng.
Có lẽ vì thế mà đôi lúc đã có người đùa bảo Quỳnh là “cậu Quỳnh”.
Song có hề chi, chính là giữa đám bạn trai, Quỳnh lại càng nổi lên với nữ tính sẵn có.
Khoảng
1970, có một lần tôi đến công tác ở đơn vị thanh niên xung phong nọ: ở đó, nữ
là chủ yếu, nam giới quá ít, nhiều tiểu đội trung đội, toàn chị em nữ. nhiều
tiểu đội trung đội, toàn chị em nữ.
Trong cái câu ví “ở đây nam giớí là mì chính, còn nữ là rau tàu bay” không có sự khinh thường mà là một tâm lý tự nhiên.
Chị em sẵn sàng nhận làm những việc khó khăn vất vả nhất, với một điều kiện cho một hai anh em nam giới vào đấy.
Để làm gì ư, đơn giản lắm, chẳng hạn như khi máy bay địch tập kích thì có người chạy trước, chị em trông mà chạy theo.
Ai cũng biết trong chiến tranh nam giới còn bao việc khác, nam giới phải ra mặt trận, nên ở các đơn vị tuyến sau như các binh trạm, đôi khi qúa thiếu, họ chấp nhận phải sống với nhau là chính. Song vẫn muốn có nam giới. Nó như nơi nương tựa tinh thần của chị em - đầu đuôi là như thế.
Trong cái câu ví “ở đây nam giớí là mì chính, còn nữ là rau tàu bay” không có sự khinh thường mà là một tâm lý tự nhiên.
Chị em sẵn sàng nhận làm những việc khó khăn vất vả nhất, với một điều kiện cho một hai anh em nam giới vào đấy.
Để làm gì ư, đơn giản lắm, chẳng hạn như khi máy bay địch tập kích thì có người chạy trước, chị em trông mà chạy theo.
Ai cũng biết trong chiến tranh nam giới còn bao việc khác, nam giới phải ra mặt trận, nên ở các đơn vị tuyến sau như các binh trạm, đôi khi qúa thiếu, họ chấp nhận phải sống với nhau là chính. Song vẫn muốn có nam giới. Nó như nơi nương tựa tinh thần của chị em - đầu đuôi là như thế.
Không
biết câu chuyện trên đây có phổ biến ở
thanh niên xung phong hay chỉ là chuyện riêng ở đơn vị tôi đến công tác, song
khi nghe tôi kể lại, Xuân Quỳnh có vẻ hoàn toàn tán thành.
Hay tỏ ra cứng cỏi bốp chát trước mặt mọi người, song Quỳnh không giấu được sự yếu đuối, cái khao khát một nơi nương tự thường thấy ở gần như mọi phụ nữ.
Và khi tôi hỏi bâng quơ: đàn ông khác đàn bà thế nào, Quỳnh bảo rằng chính là cái câu dân gian vẫn truyền tụng.
Hay tỏ ra cứng cỏi bốp chát trước mặt mọi người, song Quỳnh không giấu được sự yếu đuối, cái khao khát một nơi nương tự thường thấy ở gần như mọi phụ nữ.
Và khi tôi hỏi bâng quơ: đàn ông khác đàn bà thế nào, Quỳnh bảo rằng chính là cái câu dân gian vẫn truyền tụng.
Đàn
ông nông nổi giếng khơi
Đàn
bà sâu sắc như cơi đựng trầu.
đã nói rất đúng về phụ nữ.
đã nói rất đúng về phụ nữ.
Nói
nông nổi còn là nhẹ. Điên cuồng (hiểu theo nghĩa thái quá) và nhiều tham vọng,
thấy cái gì mình cũng có lý và quá chú trọng những biểu hiện trước mặt người khác
hơn là thực chất của mình, rồi muốn cái gì thì muốn bằng được, rồi lại sẵn sàng
ném đi cái khao khát hôm qua, để đuổi bắt những thích thú khác...
Tóm lại, tất cả những gì H. Troyat nói ở trên gần như trùng khít với loại phụ nữ như Quỳnh, trước hết là Quỳnh.
Tóm lại, tất cả những gì H. Troyat nói ở trên gần như trùng khít với loại phụ nữ như Quỳnh, trước hết là Quỳnh.
Biển chỉ quen theo
quy luật của mình
Biển vẫn ấm những
ngày trở rét
Biển vẫn mát những
ngày nắng khét
Dẫu vui buồn biển
vẫn mênh mông
Vẫn là nơi gặp gỡ
triệu dòng sông
Đọc
mấy câu ấy trong bài Biển, Vũ Quần
Phương mách riêng với tôi: “Đấy là một
cách Quỳnh nói về chính mình đấy. Nhưng phải cái tội là kiêu quá.”
Mặc
dù biết rằng không phải lúc nào Xuân Quỳnh cũng có ý thức được đầy đủ về những
câu thơ đã viết, song cũng phải nhận người bạn kia đã nói đúng.
Đây
đó, trong lời nói, cũng như trong các bài thơ, ít nhiều chúng tôi vẫn bắt gặp ở
Quỳnh cái tháí độ dằn dỗi: khi không đạt được mục đích của mình, thì sẵn sàng
phá tung tất cả, và để lại dấu ấn của mình với bất cứ giá nào. Đại khái như cái
giả dụ về một tình thế mà có lần Quỳnh nói với tôi: ”Tôi tưởng tượng nếu vì một
lý do gì đó, tôi phải đứng trước mọi người, để cãi nhau với họ, thì tôi sẽ nói tuột hết mọi thứ, sẽ lôi hết chuyện gia
đình họ mà tôi biết ra kể để đập vào mặt
họ, cho họ chừa”.
Cũng
may những phút phẫn quá hoá liều ấy ở
người bạn tôi hầu như chưa xảy ra, hoặc chưa đến mức quá quắt. Trước khi
làm khổ mọi người, Quỳnh đã làm khổ mình
và thường vẫn đớn đau rên xiết, vì không sao chia sẻ nổi với ai hết!
Trong
cơn say sưa bộc bạch một nữ văn sĩ ở Sài Gòn cũ là Trùng Dương Nguyễn Thị Thái
(người Sơn Tây, cũng sinh 1943 như bọn
tôi ) từng tự nhận:
“Nếu
còn tin tưởng ở thượng đế, tôi sẽ cám ơn Người đã ban cho tôi một cuộc sống gồm
có những dịp lầm lỡ, cộng thêm một chút hơi nhiều lý trí, cộng thêm với một
chút hơi nhiều lòng tham vọng và ý chí ngạo mạn”
Chỉ
trừ lý trí, còn tất cả những phẩm chất mà người đồng nghiệp Sài Gòn kia đã nêu,
Quỳnh đều có. Giữa đám bạn bè cùng nghề, Quỳnh thường tự nhủ “Đối với người sáng tác, không gì sợ bằng
sự nghèo nàn. Nghèo trong cảm xúc thì không thể tha thứ được”. Những xúc động
thường trực chi phối Quỳnh trong mọi phiêu
bạt trong tình cảm! Và bởi lẽ xúc cảm là cụ thể, nên ở Xuân Quỳnh, chúng thường
xuyên thay đổi trạng thái.
Một
người như Bằng Việt đã diễn tả rất chính xác lối cảm xúc đó, của tác giả Gió lào cát trắng. Bài thơ Người cùng đi một đường chỉ có cái phụ
đề “Gửi một người bạn cùng lứa tuổi”, nhưng ai đọc cũng có thể đoán ngay là đề
tặng Xuân Quỳnh.
Lại con đường đỏ
rực dưới cây xanh
Đi như lao như lửa
cháy trong mình.
Nhịp thơ bạn bỗng
bồi hồi mạch đập
Những sườn dốc,
rồi những cung vòng gấp
Băng trong đời như
bạn đã từng quen
....
Vẫn đó, gió Lào
cát trắng trong thơ
Những thượng nguồn
sông, buồn vui bất chợt
Như lòng bạn, lũ
trào dâng đột ngột
Cuốn mình đi, đắp
những bãi bờ xa
Theo
tôi, Bằng Việt đã gọi ra được cái chất hiện đại ở Xuân Quỳnh - cảm giác tốc độ.
Hàng ngày, Quỳnh hay nói
--
Sống bây giờ phải vội, chắc chắn là mình
chả bao giờ có dịp trở lại nơi mình đã đi qua. Đọc sách thì cũng phải đọc cẩn
thận, chẳng có thì giờ đâu mà đọc lại cuốn sách mình thích”
Quỳnh
khuyên mỗi người thỉnh thoảng nên nhìn lại mình, tránh đi vào những con đường
mòn.
-
Phải thay đổi đi, có khi năm nay nghĩ thì mấy năm sau mới thay đổi được. Để đến
khi người ta chán mình nốt thì có thay đổi cũng không kịp.
Về nguyên tắc, ai mà chẳng biết cuộc đời luôn
luôn là một sự vận động. Nhưng có phải lúc nào nó cũng trôi chảy như ta muốn.
Còn bao điều kiện níu kéo nó lại. Người xưa nói, một sự nhìn đời lịch lãm là
phải chấp nhận cả sự cái thuận lẫn cái không thuận, rồi nhẫn nại chịu đựng.
Khốn thay ở một người như Xuân Quỳnh đó là cái thiếu thấy rõ nhất. Bạn tôi là
một người rất ngại những sự chờ đợi. Cùng với tuổi tác, Quỳnh có trưởng thành
lên nhiều điều, song riêng sự biết dừng lại, bó tay chấp nhận mọi việc thì
không. Ngoài những phút vui mừng, những nụ cười cởi mở, hình ảnh tôi thường nhớ
lại ở Xuân Quỳnh là nét mặt bồn chồn khi chờ gặp một nguời này, khi mong được
tham gia một chuyến đi kia, hoặc cái hôi hổi sung sướng và thái độ trân trọng,
quý hoá khi đuợc gặp người bạn thân cũng như khi được cầm trên tay cuốn sách mà
từ lâu đã nghe tiếng. Sự thiếu nhẫn nại toát ra ở cả cái run rẩy của cử chỉ lẫn
giọng nói. Vẻ sốt sắng hiện lên trên nét mặt. Tham lam quá đi, mà sự tham lam ở
đây lại lộ liễu quá đi, người ta có thể nhận thấy như thế, và chính Xuân Quỳnh
cũng nhận thấy như thế. Song bởi lẽ, sự ham muốn trong lòng đã lên đến cực độ,
không kiềm chế nổi, lại hiểu rằng, vì thơ, vì sáng tác, vì những ước vọng chân
chính sự ham muốn của mình là không vụ lợi, là đáng tha thứ, nên Xuân Quỳnh vẫn
sống như thế. Một lối xúc cảm luôn luôn có biên độ dao động rất rộng. Quen với
Xuân Quỳnh dần dần, bọn tôi cũng hiểu thấu cả phía này phía kia như vậy. Năm
1985 từ Hà Nội, tôi có việc vào thành phố Hà Nội, nhân thể, theo lời Quỳnh, tôi
đến thăm chị Đông Mai là người tôi đã từng gặp ở Hà Nội. Vừa gặp, chị đã hỏi:
-
Thế nào cậu, dạo này ở ngoài đó, Quỳnh nó sống thế nào? Vui hay buồn.
Ngẫm
nghĩ một lúc, tôi thưa:
-
Em gái chị là một người đặc biệt, nên vui cũng vui hơn người khác mà buồn cũng
buồn hơn người khác làm sao trả lời cho rành rọt bây giờ.
Trở
về Hà Nội, tôi thuật lại cho Xuân Quỳnh nghe, Quỳnh chỉ cười, không phản đối.
Chắc trong thâm tâm nghĩ “Đúng là giời đày mình, nhưng có thế mình mới
viết được”.