Trong cuộc gặp gỡ tại báo Người đô thị đầu xuân vừa rồi
( xem đường link ,http://nguoidothi.vn/vn/news/chuyen-hom-nay/binh-luan/9028/doi-moi-lan-hai-yeu-cau-cua-cuoc-song-ky-1-.ndt )
nhà nghiên cứu Nguyễn Minh Hòa - Trưởng khoa Đô thị học Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM - cho biết nhiều đồng nghiệp của ông còn không có cảm hứng nghiên cứu.
Học trò của ông cũng vậy, nhiều người không còn ham học, ham đọc sách [ tức là không còn ham sống theo cái nghĩa tốt đẹp nhất của sự sống. VTN]
Từ góc độ nghiên cứu văn chương tôi thấy hoàn toàn chia sẻ với anh Hòa. Cái cảm giác ấy đã đến với nhiều người trong giới viết văn trở về từ chiến tranh, bao gồm ở cả mấy thế hệ và kéo dài từ mấy chục năm nay.
Trong lúc chưa triển khai nghiên cứu đầy đủ và có được sự lý giải cần thiết với hiện tượng này, tôi mới chỉ tìm cách ghi nhận nó.
Bài viết đã in trên TT&VH từ những năm chín mươi và đã đưa trên blog này ngày 25-9-2010 .
Lẽ ra lại còn phải liên hệ nó với hiện tượng văn chương suy thoái hiện nay, nhưng tôi chưa làm được mà chỉ đưa lại dưới đây, chưa kịp sửa chữa thêm bớt gì hơn.
Từ bóng đá tới văn chương
Đất bạc mầu -- bình ắc quy, lâu không “ sạc “
“Tại sao anh lại thờ ơ với những ý tưởng nảy sinh trong tác phẩm của anh, đấy là điều tôi không hiểu nổi!”
Niềm tin vu vơ , niềm tin mù quáng
Những
trường hợp Trịnh Công Sơn nói ở đây còn là bệnh nhẹ, ở một số nhà viết
văn hôm nay, quá trình này kéo dài và đã thở nên nặng nề hơn. Và bệnh
càng nặng thì các đương sự càng cảm thấy mình bình thường, cách làm ăn
của mình là có lí, không còn muốn nghe ai phải trái bàn bạc gì nữa.
( xem đường link ,http://nguoidothi.vn/vn/news/chuyen-hom-nay/binh-luan/9028/doi-moi-lan-hai-yeu-cau-cua-cuoc-song-ky-1-.ndt )
nhà nghiên cứu Nguyễn Minh Hòa - Trưởng khoa Đô thị học Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM - cho biết nhiều đồng nghiệp của ông còn không có cảm hứng nghiên cứu.
Học trò của ông cũng vậy, nhiều người không còn ham học, ham đọc sách [ tức là không còn ham sống theo cái nghĩa tốt đẹp nhất của sự sống. VTN]
Từ góc độ nghiên cứu văn chương tôi thấy hoàn toàn chia sẻ với anh Hòa. Cái cảm giác ấy đã đến với nhiều người trong giới viết văn trở về từ chiến tranh, bao gồm ở cả mấy thế hệ và kéo dài từ mấy chục năm nay.
Trong lúc chưa triển khai nghiên cứu đầy đủ và có được sự lý giải cần thiết với hiện tượng này, tôi mới chỉ tìm cách ghi nhận nó.
Bài viết đã in trên TT&VH từ những năm chín mươi và đã đưa trên blog này ngày 25-9-2010 .
Lẽ ra lại còn phải liên hệ nó với hiện tượng văn chương suy thoái hiện nay, nhưng tôi chưa làm được mà chỉ đưa lại dưới đây, chưa kịp sửa chữa thêm bớt gì hơn.
Từ bóng đá tới văn chương
Các nhà bình
luận bóng đá thường dùng một cụm từ để, trong một số trường hợp giải
thích sự thất bại của một đội bóng : các cầu thủ thiếu khát vọng chiến
thắng.
Thú thực là lúc đầu nghe họ nói thế, bản thân tôi cũng lạ và thấy một chút gì đó khó hiểu : chiến thắng, hay thành công, thành đạt, là cái đích của mọi hoạt động. Ngoài việc thỏa mãn nhu cầu tinh thần, nó còn liên quan trực tiếp đến công ăn việc làm, thu nhập, tiền thưởng.
Nhưng xem kĩ một số trận bóng, thì thấy đúng như vậy. Thú thực là lúc đầu nghe họ nói thế, bản thân tôi cũng lạ và thấy một chút gì đó khó hiểu : chiến thắng, hay thành công, thành đạt, là cái đích của mọi hoạt động. Ngoài việc thỏa mãn nhu cầu tinh thần, nó còn liên quan trực tiếp đến công ăn việc làm, thu nhập, tiền thưởng.
Trên sân cầu thủ
như người mất hồn lờ vờ, uể oải. Vẫn biết họ có mặt mà không hiểu họ
làm gì trong chín mươi phút thi đấu. Hình như chưa đá đã tính rằng không
có cách gì đá thắng. Thấy mình bất lực. Ngại va chạm. Khiếp nhược đến
mức thấy bóng cũng không dám sút, người nọ đun đẩy người kia.
Thậm chí đôi khi trước mắt chúng ta là một đội bóng cứ chạy loạn cả
trên sân, song nhìn kĩ, chỉ là một sự liều lĩnh trong tuyệt vọng. Và
người ta chỉ có cách bảo là ở họ đang thiếu hẳn khát vọng chiến thắng.
Mượn chuyện bóng đá để bàn thêm
những nghề khác, hẳn có người cho là thô thiển. Song, ở đây, cái để
chúng ta quan tâm tới hiện tượng là phần thực chất của nó. Bóng đá chẳng
qua là một ví dụ, ta hiểu thêm về các hoạt động sáng tạo. Vậy thì, một
căn bệnh thấy rõ ở bóng đá như trên đây vừa miêu tả có lẽ cũng có thể
giúp cho việc bắt mạch chính xác hơn cái hiện trạng khó khăn đang ngự
trị ở một số lĩnh vực sáng tạo khác trong đó có có văn chương.
Trong xã hội hiện đại, như các nhà vật lí lí thuyết thường nói, không có gì là không thể xảy ra.
Hơi thở vô hình và chất kết dính
Trong
qúa trình hành nghề, một người viết văn thường thấy dậy lên trong lòng
mình nhiều ao ước – chưa làm đã ao ước, càng làm càng ao ước thêm. Nếu
biết làm việc một cách hợp lí, người ta sẽ cảm thấy những ao ước ấy
không hẳn xa vời, mà gần gũi như với tay là chạm được đồng thời lại vẫn
thiêng liêng đến mức nếu không đạt tới, thì xem ra đời mình chẳng còn
chút ý nghĩa nào nữa.
Và đó chính là khát vọng.
Có cái khát vọng tự nhiên, khát vọng được trình bày, bộc lộ và trong
chừng mực nào đó, đóng góp tiếng nói nhỏ bé của mình cho nhân quần xã
hội.
Có cái khát vọng hòa nhập, khát vọng muốn được thông cảm, được chia sẻ được làm dịu bớt những điều sôi nổi trong lòng.
Trong quá trình viết, lại nảy sinh cái khát vọng muốn tìm tòi và tự
hoàn thiện về mặt nghệ thuật, nói cho văn hoa là là khát vọng xây nên
một tòa lâu đài bằng ngôn từ, chưa ai trông thấy bao giờ mà lại mĩ lệ
đến mức những người khó tính nhất cũng phải trầm trồ khen ngợi !
Dù nhiều bộ mặt như thế nhưng
khát vọng vẫn chốt lại ở một điểm: nó không phải là ao ước viển vông mà
bao giờ cũng là kết qủa một sự suy tính sâu xa. Nó nằm trong tầm tay
của người hiểu biết công việc, và trở nên nguồn sức mạnh thúc đẩy người
đó nỗ lực dẫn tới.
Rồi ra, nó sẽ là cái hơi thở vô hình tồn tại bên trong sách đến mức mãi
về sau, mỗi khi tiếp xúc với tác phẩm, người đọc vẫn cảm nghe được hơi
thở của nó.
Ngay cả khi người viết thiếu một chút may mắn trong lao động nghệ
thuật, tác phẩm không trở nên hoàn thiện để rồi không có được số phận
tốt đẹp như tác giả mong muốn, thì cái phần khát vọng mà người viết đã
đặt vào nó vẫn tồn tại và luẩn quẩn sau các dòng chữ.
Có thể nói một cách chắn không có ngoại lệ rằng khát vọng chính đáng bao giờ cũng tìm được cách biểu hiện tác phẩm.
Ngược lại một khi các trang sách không đủ sức lôi cuốn người đọc, trước
mặt họ chỉ thấy một khối rời rẽ, nhợt nhạt … thì có phần chắc là họ
đang phải tiếp xúc với những ngòi bút thiểu năng, thiểu lực, không có
lấy một chút tha thiết tối thiểu cần thiết cho một công trình sáng tạo.
Điều này sẽ được minh hoạ rõ qua một số tác phẩm đang ra đời hôm nay.
Câu chữ cẩu thả, mạch truyện chắp vá; lời thơ sáo mòn, người viết làm
việc vội vã, hình như chỉ cốt viết cho xong …
Bấy nhiêu căn bệnh đã được nói trên báo chí một phần, song so với những
cái đã nêu, thì cái phần được giấu đi còn trầm trọng hơn gấp bội.
Nếu được đi vào hậu trường của đời sống văn học, người ta đại khái còn
được biết thêm rằng nay là lúc sinh hoạt chuyên môn trong những người
cùng giới khá lểnh loảng, nhà văn thường chỉ lo viết hơn là lo làm việc
đều đặn để tích luỹ chuẩn bị cho sự viết ; hơn thế nữa, có ngồi vào bàn
cũng lo viết ù một cái cho thật nhanh, vì bao nhiêu thời gian và tâm
huyết còn dành cho việc xoay xoả cốt bán tác phẩm với giá cao nhất.
Đã có nhiều ý kiến khác nhau được nêu lên nhằm biện hộ và lí giải hiện
tượng này, song, nếu muốn quy về tận gốc, có lẽ phải nói tới con người
nhà văn với những khát vọng đang mất dần ở họ.
Đất bạc mầu -- bình ắc quy, lâu không “ sạc “
“Tại sao anh lại thờ ơ với những ý tưởng nảy sinh trong tác phẩm của anh, đấy là điều tôi không hiểu nổi!”
Trên đây là một nhận xét mà nhà văn Nga K. Paustovski viết bên lề tập bản thảo của học sinh trường viết văn Gorki.
Sự thờ ơ mà cụ Pau
nói ở đây, không khác gì, chính là một sự thiếu khát vọng chúng ta đang
bàn. Thờ ơ với những ý tưởng nảy sinh, thờ ơ với từng quyển sách, thờ ơ
với cả nghề văn v.v… những thang bậc khác nhau đó là trên cùng một
hướng vận động.
Và chúng tôi cũng nghĩ như tác giả Bông hồng vàng -
sự thờ ơ ấy, là một cái gì lạ lùng, hiếm khi thấy ở một người làm nghề
sáng tạo trước kia, và có lẽ, chỉ đặt vào hoàn cảnh xã hội hiện đại,
người ta mới nhận rằng nó đã xuất hiện.
Tạm làm một sự so sánh: theo cách nhìn thông thường thì đất là một thực
thể vô tận và bền vững, ổn định, có bỏ công ra cấy trồng là có thu
hoạch. Nhưng theo các nhà nghiên cứu nông nghiệp, nay là lúc đất có thể
trở nên thoái hoá, bởi đã bị khai thác quá công suất, hoặc bởi sự lạm
dụng các loại phân hoá học.
Cũng tương tự như vậy, một người viết văn sẽ trở nên trơ lì, thờ ơ,
thiếu khát vọng khi giải quyết không tốt mối quan hệ với hoàn cảnh.
Nhìn một cách bao quát, có thể bảo chưa bao giờ sự sáng tác văn chương
lại được xã hội hoá cao độ như hiện nay. Sự bình thản trong nếp sống nếp
nghĩ thời xưa chỉ còn là chuyện trong kí ức.
Sang thời hiện đại, sáng tác đồng nghĩa với gấp gáp vội vàng, hôm qua
nhân danh phục vụ, hôm nay thì để thoả mãn cái tính hiếu thắng không
chịu thua kém ai trong kinh tế thị trường.
Người ta vẫn hay nói và thực sự vẫn nhớ như chôn vào ruột về những tác
động to lớn mà văn học có thể mang lại cho cuộc sống.
Nhưng cái tác động này cần dựa trên một chất lượng ra sao – chuyện ấy đang bị tha nổi.
Luôn luôn chỉ có một thứ cần nghĩ tới là sự có mặt. Mà đã như vậy, thì chuyện xồ bồ viết lấy được là khó tránh khỏi.
Có những nhà văn mải miết đến mức không còn học hỏi tiếp nhận thêm, đại
khái giông như cái bình ắc quy, chỉ lo phát điện mà không “ sạc - giê
”, thành thử cằn cỗi lúc nào không biết.
Lại nữa, tuy nỗ lực chủ quan, nhưng việc duy trì khát vọng lại phụ
thuộc vào mối quan hệ giữa nhà văn với môi trường, với dư luận.
Một người không thể cứ viết một cách đầy tâm huyết và có sự chuẩn bị kĩ
lưỡng cho sáng tác khi những nỗ lực chính đáng của anh ta không được xã
hội đánh giá đúng. Và chắc chắn anh ta sẽ sớm nản lòng khi nhìn ra
chung quanh thấy những đồng nghiệp khôn vặt, láu cá lại tọa hưởng vinh
hoa phú quý.
Nói như cách nói của các nhà xã hội học, bấy giờ cá nhân sẽ rơi vào
tình trạng cô độc, cảm thấy mọi chuyện phi quy tắc, phi chuẩn mực và
thực sự là tuy vẫn nói ra miệng đầy đủ chuyện không ngoan đúng mực,
nhưng trong thâm tâm anh ta đã không còn tin ở chính mình. Nhạc sĩ Trịnh
Công Sơn có từng diễn tả rất hay cái thực trạng tinh thần kiểu đó trong
mình : “ Bỗng dưng tôi mất hẳn lòng say mê được trình bày những điều
mới lạ trong sáng tạo. Chẳng hiểu bắt nguồn từ đâu, chỉ cảm thấy một sự
mơ hồ trục trặc, một cái gì đó lệch đi trong đời sống tinh thần của
mình. Nói chung, hình như tôi không còn bị cám dỗ bởi những giấc mơ nữa ”. ( Dần theo Anh Ngọc Từ thơ đến thơ ).
Niềm tin vu vơ , niềm tin mù quáng
Sau khi bảo rằng đời sống
văn chương gần đây chỉ có nền không có đỉnh, loanh quanh ở mức làng
nhàng, một nhà văn đã nêu ra lí do để biện hộ : là trong lịch sử, vẫn có
những thời điểm như thế : Chẳng những ở ta, mà ngay ở bên Tây, bên Tàu
cũng có khi dăm bảy năm liền chẳng lẩy ra được tác phẩm nào đáng kể. vậy
cứ bình tĩnh không nên sốt ruột.
Đây phải chăng cũng là một gợi ý để chúng ta yên tâm chịu đựng sự thiếu khát vọng ở một số cây bút hiện thời ?
Ví dụ nếu ai có dịp đọc lại thời kỳ 1932 – 1945 sẽ thấy mấy năm từ sau
1940, nhiều người sáng tác cũng tự nhiên cảm thấy khốn quẫn, mệt mỏi
hẳn. Nhà thơ Thâm Tâm từng có bài Vọng nhân hành trong đó nói tới hai dạng nhà văn bất lực lúc bây giờ: Một bên là Thằng bó văn chương ôm gối hận, còn bên kia Thằng thí cho nhàm sức võ sinh.
Cái tài của Thâm Tâm là ông biết chỉ ra rằng bên cạnh sự cằn cỗi bế
tắc, thì nhiều khi thì chính do thiếu khát vọng mà con người cứ làm
lung tung cả lên, cốt giải tỏa cái sức sẵn có và đỡ trống trải trong
lòng.
Tuy nhiên cũng cũng phải nói thêm là lịch sử không bao lặp lại hoàn toàn, ở hai thời điểm khác nhau.
Xưa nhiều người viết khi gặp bế tắc, thường trốn vào im lặng, bẻ bút mà
thề là không dính dáng gì đến văn chương chữ nghĩa nữa. Nay có hiện
tượng nhiều người không viết được gì nhưng lòng vẫn nặng, không chịu rút
lui, ngược lại, chằng bám lấy danh hiệu nhà văn để hưởng chút ưu đãi
của xã hội. Hoặc xưa cũng có hiện tượng viết liều viết ẩu, nhưng những
người có sống qua thời ấy cho biết thật chưa bao giờ sự làm sách làm báo
hỗn loạn như bây giờ.
Đáng chú ý là trong khi mải miết một cách vụ lợi, một số người loại này
lại có hy vọng rất vu vơ tin rằng cứ làm đại đi không biết chừng có lúc
vớ được những chú cá lớn. Nói cách khác, họ thích tin vào những phép
màu, nó khiến cho người ta có thể có được những kiệt tác để đời mà không
cần tốn sức lực. Mà những ao ước vu vơ ( kể cả lòng tin vào những phép
màu đột nhiên xuất hiện ) thì khác xa với những khát vọng lớn lao cũng y
như các tay chơi nghiệp dư khác hẳn với những cây bút làm nghề có trình
độ và có bản lĩnh.