Dương
Nghiễm Mậu (sinh 1936) thường chỉ được biết tới qua các tiểu thuyết và tập
truyện ngắn như Cũng đành, Nhan sắc, Gia
tài người mẹ, Đêm tóc rối ...
Nhưng tác giả này còn một số tác phẩm từng
in rải rác trên bán nguyệt san Văn các tờ báo như Khởi hành, Thời tập, và chưa
in thành sách.
Tuy trong quân ngũ chỉ mang cái lon binh
nhì, nhưng ông là một phóng viên luôn theo các phương tiện (kể cả trực thăng) đi nhiều tiền đồn, từ Tây Nguyên
tới Trị Thiên…
Chỉ
huy các tiền đồn đó là lớp sĩ quan trẻ, phần lớn học qua tú tài. Một số mang
trong mình chất trí thức. Họ đọc và hiểu nhiều. Họ chia sẻ với nhà văn kiêm nhà
báo Dương Nghiễm Mậu những suy nghĩ về thời cuộc và thân phận con người.
Khi gọi là ký sự khi gọi là truyện ngắn, nhiều
bài ông viết sau các chuyến đi đó thống nhất trong một giọng điệu một phong
cách và trước tiên một ý muốn của tác giả. Là hãy cố gắng ghi lại sự thực –
sự thực về con người và hoàn cảnh. Văn phẩm của ông có những chi tiết mà những
ai chỉ quanh quẩn ở Sài Gòn hồi ấy không thể biết.
May mắn cho tôi là trước 1975, có được đọc
một số tác phẩm này, và đã chép vào sổ
tay một số đoạn trích mà tôi cho là quan trọng, và sẽ giới thiệu dưới đây.
Thiếu sót của tôi là không ghi được đầy
đủ xuất xứ tác phẩm, cũng như với các nhận xét suy nghĩ của nhân vật, không làm
rõ được cái văn mạch từ đó chúng xuất hiện.
Tôi cũng hiểu so với chủ đề xã hội và con
người miền nam trong chiến tranh qua tác phẩm Dương Nghiễm Mậu thì đây mới
là phần bề nổi ít ỏi.
Nhưng vẫn muốn trình ra trước dư luận, để
được đồng tình ít nhất là một điều:
Suốt thời gian 1954-75, miền nam
từng sản sinh được một nền văn chương ghi nhận theo cái cách riêng của mình
về xã hội và con người Việt Nam
thời ấy. Mà tác phẩm của Dương Nghiễm Mâu là một mảng có những nét sâu sắc.
Lâu nay với mảng văn học này, các nhà nghiên cứu thường chỉ đi vào vạch vòi làm rõ cái phần suy đồi
trụy lạc hư vô bất lực… mà ít chú ý cái phần ta quen gọi là phản ánh hiện thực
của nền văn học đó. Trong khi, nếu theo hướng này để quan sát và tìm hiểu,
chúng ta sẽ tìm thấy những bằng chứng nặng đồng cân — đó là những bằng chứng có
giá trị lịch sử, chúng không thể thiếu mỗi khi chúng ta muốn tìm hiểu quá khứ cũng như cắt nghĩa
hiện tại.
Quà
tặng cho thành phố (Khởi hành 1969)
[Cuộc trò chuyện giữa các nhân vật -
những lính đào ngũ]
--
Tôi nghĩ mình sinh ra để chẳng làm gì hết. Giết người, chắc chẳng phải ai cũng
muốn làm vậy, nhưng hoàn cảnh khiến tôi phải làm, trong sự ân hận.
Những
câu chuyện thương tâm quá nhiều đến độ nghe mãi thấy nhạt nhẽo, không còn xúc
động nữa, tới lúc người ta vô tri, hết xúc động.
… Lần đầu tiên đi hành quân trong một vùng xôi
đậu, tôi ngạc nhiên nhìn những đứa trẻ bảy tám tuổi ngồi ngoài cánh đồng
với ngọn cờ vàng mới cắm trên một cái cột cao cắm giữa ruộng. Ngọn cờ như một
dấu hiệu cần thiết, bởi vì nếu không làm vậy, rất có thể máy bay sẽ bắn xuống,
đó là những vùng oanh kích tự do.
[nghĩ về QGP] Kể bọn chúng cũng kinh thật, thật
tôi không thể hiểu được, sao chúng có thể làm vậy.
[Một nhân vật khác tâm sự]
Thật
đi máy bay bây giờ không khác gì đi xe đò, còn tệ hơn nữa anh ơi, bây giờ cái
gì cũng thay đổi hết. Ở Sài Gòn không còn quán ăn cho mình ngồi không còn gì
hết, mọi điều thay đổi hết rồi anh ơi, bọn bạn tôi lo cưới vợ bởi vì sợ rồi về
sau chỉ còn vợ thừa thôi, cái đồng tiền bây giờ nó kinh lắm, không thể tưởng
tượng được.
Hãy ngậm một trái lựu đạn trong miệng mà trở về, tao cũng muốn về, về liệng ít trái cho chết cha bớt chúng nó đi, cái bọn lộn xộn, bọn ăn cắp ăn trộm, cướp ngày, cái bọn tham nhũng, hối lộ, ma cô, đĩ điếm, bọn nằm vùng làm tay sai cho giặc, bọn trốn lính, bọn con buôn, bọn chó má thú vật đó.
Bất công, mày phải làm cho hết bất công đi,
rồi chết cũng được.
[Trực nhớ]
Tiếng
khóc và những giọt nước mắt mặn chát, tôi thấu hiểu những bất hạnh chờ đợi tôi
trong suốt cuộc đời, khởi đi từ đó, nhưng tôi cũng hiểu ngay từ đó rằng dù thế
nào tôi cũng không thoát được một định mệnh đen tối chờ chực mình. Thôi tàn đời
con.
--
Một chai nữa nhỏ, hai chai nữa nhỏ.
Có
lúc tôi nhìn thấy những người khác như những con cua, những con thằn lằn, những
con kỳ nhông bọn chúng lúc nhúc quanh quẩn, bọn chúng như ở một thế giới âm ty
nào.
Nó
thời tây theo tây, thời Bảo Đại theo Bảo Đại, thời Diệm đi với Diệm và bây giờ,
bây giờ đó, bọn mày không nhìn thấy sao, bọn tự nhận chính khách như lươn, như
rắn, như chuột, như sâu bọ, chúng nó luồn lọt, chúng nó khom lưng, chúng nó dơ
bẩn cùng mình, mày phải hiểu bọn tao ở đây đánh giặc nhưng chẳng bao giờ bọn
tao đánh giặc mà nghĩ đến Sài Gòn, nghĩ đến Sài Gòn cái bọn dơ dáy bẩn thỉu
sống ở đó với những mưu toan thì bọn tao bỏ súng, mày hiểu chưa?
--Anh
nghĩ bao giờ có hoà bình? Trực cười vang động. Hoà bình. dân chủ, tự do… và vô số những tiếng gì đó. Những tiếng nói
của bọn bày đặt.
Tôi
không muốn biết hết bất cứ một tiếng gì được dùng cho những điều mà người ta
gọi là lý tưởng. Phải, tôi chỉ có những tiếng chửi, sự thô tục, tàn bạo, những
tiếng người ta muốn tránh, những tiếng bọn nó nghĩ đầy trong đầu mà không bao
giờ dám nói ra thành tiếng, bọn nó sợ, nó sợ cả những thứ mà chính ra cả đời
bọn nó sống cho cái ấy.
Đây
là lần đầu tiên tôi tới Cà Mau. Lúc trước khi tới, tôi cũng như anh vậy. Nhưng
ngay từ đó, tôi hiểu rằng tôi phải sống khốn nạn hơn mọi người.
Anh
hãy uống đi, có lẽ nói trong cơn say là một điều hay, cả đời sống trong cơn say
là càng tuyệt điệu nữa, cả đời sống mình nào có một điều gì mà không nên say mà
không nên bậy bạ phải thế không?
--Có
nên tin lý số?
--Có
số bọc hồng điều, có số ăn mày, có số làm quan, có số mất mộ… Tôi không tin! Chẳng nhẽ tôi lại có một số
riêng cho tôi thế này sao? Chẳng lẽ cả một thế hệ như tôi đều có số phải đi
lính?
[Một nhân vật tìm lãng quên trong rượu]
Hãy
uống đi con. Nó vẫn thường nâng ly lên trước mắt chúng tôi và nói câu nói rất
khôi hài đó. Uống đi và đừng nhớ gì hết. Nhưng sau đó, khi tỉnh dậy ngó nhau,
chúng tôi lặng lẽ buồn phiền lấy một mình.
… Đốt.. bắn… hắn nói với một vẻ ngọt ngào dễ
nghe hơn ai hết.
Tôi
nhớ tới những ngày tháng cũ. Tôi nhớ tới những mộng tưởng không cùng của tuổi
trẻ ngắn hạn. Phải, chúng tôi bị đốt ngắn mọi mộng tưởng, chúng tôi bị lột
truồng ra trong cuộc sống chẳng còn gì nữa, cùng những thần tượng, cùng kinh
điển được sơn son thiếp vàng một thời đã xa. Tôi và những người cùng lứa chỉ
còn lại chính mình với những điều không hoàn tất được.
(Nhưng)
nào phải một mình tôi những quẩn quanh, nào phải một mình tôi những lửa đỏ cháy
lòng với hung hãn và tàn nhẫn. Không, sự thực không, tất cả đó những bất ưng,
và chính từ đó một lý tưởng vẫn không buông trôi theo với dòng nước đục những
nhơ bẩn ngập trong cuộc sống.
Tôi
muốn la lên, không phải chỉ bằng tiếng la của vô vàn những trái tim và khối óc
khác.
Tất
cả mọi điều đều trở thành kỳ cục hết rồi, như sao mình không thể chết, đó mới
là điều lạ, phải vậy không? Tiếng súng lớn bỗng nhiều hơn và tiếng nổ cũng gần
hơn. Phải rồi, đó cuộc chiến không nguôi trong đời mày.
Tạp
bút mùa xuân (Khởi hành 1969)
[Một nhân vật ngồi tự vấn]
Còn
mày? Tôi uống cạn ly rượu còn trên mặt bàn, không gì khổ bằng tới lúc mình biết
có những gì là ảo tưởng. Thế mày đang làm gì đó? Làm gì đâu?
Làm
gì đâu? Tôi thấy rõ thế. Có gì kinh hoàng bằng khi mỗi lúc chúng ta một buồn
nản hơn, buông trôi hơn và nhận thấy những gì mình làm vô ích trong vô vọng.
[Một nhân vật tiểu thuyết] Chọn
làm nhà văn khi còn trẻ là chọn làm một người thất bại. Tôi không muốn là một
nhà văn với bất cứ nghĩa nào. Tôi muốn là người bình thường.
[Một
nhân vật trong Đêm tóc rối]
Chiến tranh 20 năm, tôi nhìn rõ những khác
biệt giữa chúng tôi và các cậu. Chúng
tôi còn có tình người trong sáng do nếp sống tập quán luân lý trật tự bảo vệ
liêm sỉ lương tâm, các cậu phá cả, các cậu bất nhân tàn bạo từ trong tâm hồn. Sao
bây giờ tôi thấy các cậu khổ quá và làm cho mình khổ thêm.
Trái
nổ trong miệng (Khởi
hành 1971)
Trong
xã hội của mình, ai chết cứ chết. Ai sung sướng cứ sung sướng. Ai tham nhũng cứ
tham nhũng.
[
Đáp lời Trực
hỏi.]
Thắng
bảo : Cậu đừng hỏi, mình không trả lời được đâu, kỳ lắm.
Để
đánh giá một người một thiên hạ nhìn quần áo nó mặc, xe nó đi, nhà nó ở. Những
gia đình trong thành phố trưng bày chạn bát, tủ lạnh hình cởi truồng ra phòng
khách…
-
Cậu cũng chấp nhận thế sao?
--Vậy
cậu bảo mình làm sao?!
Chúa
ở khắp nơi và cũng trở thành món hàng.
[Kể chuyện đường Tự do xong, bảo] Đó là hậu
phương của các cậu, đó là điều mà cậu đang bảo vệ, cậu nhớ lấy, hậu phương có
những gái điếm hát ông ổng mỗi ngày Nhớ
người chiến binh Thương người tiền tuyến
[Một người bác của Trực nói:]
Chúng
ta chết vì lãnh đạo. Trong một nước chậm tiến chỉ có thể trông vào lãnh đạo,
lãnh đạo hỏng thì dưới hỏng không cứu được và như thế đám đông sẽ phải trải qua
một bài học bằng đau khổ.
Phải
đốt đi hai thế hệ nữa. Dân mình không chấp nhận. Không muốn sống trong chế độ
cộng sản, nhưng cũng không muốn sống trong chế độ xấu xa này.
Nhưng
khốn nỗi nguời dân không còn quyền để lựa chọn một cái nào khác nữa ngoài hai con đường đó.
Chỉ
còn là những màu sắc khác nhau giữa đau khổ. Cả trong hai khuôn mẫu đều phi
nhân bản, đều ám sát phẩm cách.
Còn
cuộc chiến này, nó bất tận vì nó không còn thuộc về chúng ta, chúng ta chỉ còn
được sử dụng.
--Ở
trong thành phố này, chừng như kẻ nào cũng ngoại tình cả
--Cậu
là một thằng hỏng
--Chúng
ta đều hỏng rồi…
--Không,
cậu không phải là tất cả.
[Thắng, một người thành phố nói với người lính]
Tôi
không hiểu những thực tế nào đã đến trong đời sống cậu, tôi nghĩ chắc chắn đó
là một thực tế khốc liệt.
Cậu
khắt khe với tôi quá, tôi nghĩ cậu đã quá độ trong một thực tế nào đó. Chúng ta
đều ở trong một cái túi.
Trong
xã hội chúng ta ngày nay chỉ toàn những người rao giảng, nhiều khi họ cũng
không biết họ rao giảng để làm gì, và ngay điều họ rao giảng nữa họ cũng không
biết. Tôi sinh ra để sống chứ không phải để rao giảng hay để nghe rao giảng.
Trực:
Có phải tôi là người bị dồn tới một chân
tường? Hay tôi là một con thú bị nhốt lại cho trở thành biến tính đi.
… Làm sao để một người còn lương tâm, còn
những tin tưởng nào đó không nổ ra với thực tại, không phải là nổ ra với sự phá
đám, vô chính phủ, nhưng mà là một nổ ra cho đổi thay trong mong ước
Thắng
[ nói sẽ xuất ngoại]
--
Nhiều khi tôi sống mấy ngày không về nhà. Gia đình bây giờ chừng như đã đổi
khác, bọn mình quen sống ngoài đường. Kể ra không ở trong cuộc chiến tôi cũng
có những thiệt thòi, tôi chẳng biết gì cả. Dù phải trả một giá nào đó nhưng cậu
vẫn có một niềm kiêu hãnh
Trực:
--Không,
cậu đừng mong có một điều như thế. Cậu
hãy coi sự thiệt thòi của cậu như một may mắn.
Ở
trong các đô thị ngày nay không còn gì cho người ta giải trí nữa, trẻ con được
dẫn tới những rạp chiếu bóng, được đẩy ra ngoài ngõ xóm, ở những nơi đó chúng
biết những gì là thù hận, bắn giết, máu, nước mắt.
Những
người lớn cho bọn con nít tham dự vào chính những gì họ sống, với con mắt tò
mò, bắt chước.
[Trực &Cẩn nói chuyện]
Thắng:
Các ông nói toàn những điều tuyệt diệu.
Cẩn:
Đời mà, bao nhiêu là tang thương.
Trực:
--Có
phải mình đang sống trong ảo tưởng ?
--Còn
bất công bẩn thỉu thì trận giặc này còn là muôn ngàn năm.
--
Không còn cách mạng, không còn chiến khu nữa, bấy giờ mình trở thành quân tốt
đen trên bàn cờ tướng. Bây giờ là kỹ thuật vận động quần chúng và kết hợp trong
thế quốc tế
Tôi
trông đợi một đổi thay. Sống làm một người đường hoàng, tôi chỉ mong thế.
[Thắng sắp đi
xa Thắng luôn khuyên Trực nên quên mọi chuyện đi. Trực vẫn không muốn bỏ tiền
đồn] Thắng tưởng mình như sắp bị
cắt đứt ra khỏi một định mệnh.
Cho
là người đã điên hỡi kể nổi loạn trong thành phố Khởi hành 1971
Hắn
chỉ là một kẻ điên trong xã hội chúng ta hay là hắn ở trong một xã hội điên
?Tôi vẫn cho rằng không phải tại xã hội hoàn toàn. Tại chúng ta, tại mỗi cá
nhân chúng ta. Chúng ta không minh bạch trắng đen.
Chính
là chúng ta đang sống trong một sự phá sản cùng cực, sự phá sản phẩm cách nơi mỗi cá nhân. Muốn tìm kiếm một đời sống
mới, một xã hội mới phải khôi phục lại cá nhân.
Hắn
đã chết trong một xã hội mà kẻ phản bội nói trung thành, kẻ dơ bẩn nói trong sạch, kẻ vô hạnh nói phẩm giá. Cuộc nổi
loạn nói lên một tiếng nói sự khát khao, sự kêu đòi một lý tưởng.
Chúng
tôi muốn được sống xứng đáng. Chúng tôi muốn được sống trong sạch. Tôi đã đi
thực nhiều nơi, gặp thật nhiều người, nơi nào, chỗ nào, người nào cũng nói với
tôi, lên án một cách khắc nghiệt những tệ trạng trong xã hội, nghe xong tôi
nhìn quanh nhìn quất: ai cũng lên án, ai cũng chống lại điều đó, mà sao những
tệ trạng vẫn nguyên.
Phía sau mặt trận (Văn
số 182 15-7-71 )
[Câu chuyện về những kẻ phế binh trong quân đội Sài Gòn. Nhân
vật Lương]
đoạn 1
- Ngay từ đầu, tôi đã
thấy rằng những người lớp mình không có quyền có mặt nữa trong một xã hội mới.
Và những người Cộng sản cũng vậy, cả hai đều đã đứng ở hai phía cực đoan.
Tôi
ở quân đội, ai cũng biết không phải là một hai năm, cả mười năm nay, tôi đã
chiến đấu, nhưng tôi không mong muốn chiến tranh này, mình phải chấp nhận vì
không muốn sống như một kẻ chui nhủi giữa đống rác và không muốn bị kêu tên ra
giữa đồng vắng mà nhận cái chết. Trong tình thế khe khắt, anh phải lựa chọn
trong sự không toàn vẹn… Diều hâu, những kẻ nói mình như vậy, mà không biết xấu
hổ. Thế họ là cái gì, họ là bồ câu chắc, không đâu, họ là một thứ dòi bọ gì thì
đúng hơn.
đoạn 2. [Nhân vật tôi ]: Ba năm trời rồi, có hôm nhìn
lại, tôi rùng mình, đã ba năm tôi không biết tới cái giường của riêng mình. Với
đời sống quân ngũ, cắm trại, ứng chiến, rồi những chuyến đi không ngừng tách
tôi ra khỏi một đời sống cố định
[Tôi đi ra một mặt trận ở Nam Lào (Sêpôn); những mẩu
chuyện chán đời rút chạy.]
đoạn 3. Tôi
nhớ lại một lá thư, một đứa con ở Bắc, gửi cho người bố đi Nam : đứa bé kể bao nhiêu lá thư đi,
không có thư về; cái đồng hồ Jaz không ai chữa.
Nhớ lại một lá thư “gủi cho cụ HCM" đọc ở đâu đó. Nhất
tướng công thành vạn cốt khô.
đoạn 4. [Về Sài Gòn: Những người bạn văn nghệ, một người đọc
câu thơ: “Chết như bọn ta hồn thành cọp"]
Như kẻ bị lưu đày, tôi hiểu ra những cay đắng trong đời
mình. Tôi cũng không còn gì nữa để mất, như là tôi đã mất hết.
- Trong những khu rừng xơ xác, người lính có thể bỗng nhiên
tìm thấy giữa những bụi lá những trái cà phê đỏ tươi như giọt máu, hay nơi
những thân cây một bụi lan rừng trổ bông kỳ lạ… Một người bạn nói: Sau này khi
yên mình sẽ lên đây khẩn hoang. Chúng tôi cùng phá lên cười. Bao giờ cho mộng
của anh là sự thật.?
Trong
hồi tưởng lạnh (Văn số196 )
[Một đám sĩ quan được gửi
đến một tiền đồn tăng cường]
Trực nghĩ:
--Thời loạn, những đòi hỏi và thực tế con người. Mình cũng
đã chọn một đời sống đã chết. Sao mình không làm khác? Làm gì? Trực nhớ tới
người con của ông chú, thi xong tú tài nó học cầm chừng và chơi bời, la nó, nó
nói nhẹ nhàng, đằng nào rồi cũng vào lính, chỉ có chờ, chỉ có trước hay sau…
Trực nghĩ tới vô số người khác cùng lứa tuổi với mình, chỉ có một nơi chờ họ
tới, trại lính… Tương lai sáng lên những u tối [ VTN gạch dưới] của một thời đại liên tiếp những biến đổi, liên
tiếp kéo tới những số kiếp đồng dạng bi thảm nhoa nhuếch những máu và nước mắt.
… Thực nhiều khi tôi không còn muốn viết gì nữa, mỗi điều ở
ngoài nơi đây tôi không cần biết tới.
… Trong những thứ buộc phải lựa chọn thì mình lựa chọn cái
nào khá hơn.
Tôi chỉ có những nàng tiên trong ổ đĩ, chỉ có những thoáng
nhìn tội nghiệp, chỉ có một đời sống mồ côi và thực tế cơm áo. Tôi không có gì
khác ngoài một thực tế tầm thường.
Trực tự hỏi: tại sao không có một lịch sử nào cho mình, tại
sao mình lại thấy phải bước vào con đường này: Một mơ ước phiêu lưu? Một lựa
chọn vô lý? Một thực tế cùng quẫn? Một hy vọng lười biếng? Một chuyện tình cho
mình có thể bỏ đi như một hành lý cần thiết là một hạnh phúc mà mình cũng không
có.
… Không khí những
người chung quanh mang đến cho Trực một niềm vui, ở đâu cũng thế. Trong những
năm trôi nổi, chàng chỉ thấy có tình bạn. Những người không quen biết ở nơi này
nơi khác bỗng tới đứng bên nhau, đi bên nhau, chiến đấu bên nhau thân thiết như
chân tay.