2-10
TT&VH có bài nói rằng người Việt ít tính sáng tạo. Rồi thả nào cũng có người cãi lại đây. Cãi rằng không sáng tạo sao có đất nước này.
Tôi nghĩ phải hiểu thế nào là sáng tạo cho đúng, cái chính là người mình cũng hay sáng tạo lắm chỉ có điều là những sáng tạo vặt, chứ ta lại theo lối mòn trên cái lớn.
Càng sáng tạo vặt, người ta càng rơi vào trì trệ. Ta cảm thấy kém người. Ta phải gồng mình lên cãi lại. Và sáng tạo vặt trở thành cái lý để người ta bảo mình không kém người khác.
8-10
Trong dự thảo luật sửa đổi bổ sung một số điều luật của Luật giáo dục được Bộ GD&DT công bố có điều nói rằng cần huy động sự tham gia góp ý kiến của học sinh về chính sách giáo khoa của mình.
Khi đăng tin này, báo NTNN nói rõ nhiều giáo sư cho là “ chưa thực tế, không hiệu quả”
Tôi thì tôi thấy ghê sợ về cái lối mị dân quá đáng này. Làm sao mà học sinh có thể bảo giáo viên là dạy mình cái gì? Có khác gì đặt cái cày trước con trâu?
Nghe nói “lý luận”này là của một người Mỹ, nhưng tôi vẫn không tin là cách giải thích của chuyên gia VN đúng ý tác giả.
11-10
Mấy năm trước, đọc Jalinek, Naipaul đã thấy những nhà văn của thời nghịch lý.
Năm nay Hertha Muleer ( Nobel văn học 2009) cũng vậy, tôi ghi được mấy câu chắc ở VN nhiều người không thích nghe
“Quê hương là thứ người ta không chịu đựng nổi mà cũng không dứt bỏ nổi.”
“Tôi nghi ngại ngôn từ vì tôi thường không rõ phải nói như thế nào những gì tôi thấy. Ngay cả trong cuộc sống thường nhật, ngôn ngữ cũng phải là một thứ mà con người phải thường xuyên sáng tạo lại từ những cái đã có”
Hertha Muleer năm nay cũng lại là người của một quê hương không thuần nhất, đẻ một nơi, thành danh một nơi khác.
14-10
Trên VTV1 đưa tin ở TP HCM, xe bus không mấy ai buồn sử dụng, TP mỗi năm bù lỗ 600 tỉ (?).
Tôi nghĩ đây là một thứ tự người dân họ tái cấu trúc đời sống của họ. Họ phải tìm cách thích nghi với sức ì và sự bất lực thay đổi từ hoàn cảnh.
( Nhưng mà không phải ai cũng thích nghi được. Nghe anh Thành bạn tôi vào SG về kể một số bà con vẫn chỉ có cách bám xe bus mà sống. Và xe vẫn đông nghịt.)
Cũng Thành kể anh em làm báo trong ấy không có lối đàn đúm như ngoài này. Mà rất dứt khoát trong công việc. Người ta trở lại với nhiều giá trị phương Tây chân chính mà người ta tiếp nhận được từ trước 1975.
15-10
Ông Hanh ngoài sông Hồng về quê ở Túy Lai Thạch Thất ra tâm sự có hai điều làm ông bực mình, một là đám ma bây giờ toàn hoa giả và hai là có một thằng cháu đi bộ đội về đám ma mẹ nó, vung tiền như rác, tống cả đống tiền năm chục một trăm xuống quan tài.
30-10
Có một vấn đề mà xã hội VN ít nghĩ – v/đ quản lý của các địa phương.
Có tin hiện nay khoáng sản khắp nơi bị khai thác cẩu thả, các địa phương cấp đến 4.000 giấy phép trong khi số giấy phép của Bộ tài nguyên và môi trường chỉ là 100.
Tòa án tỉnh cũng có quyền tước thẻ hành nghề của nhà báo. Mà tòa án thì nằm trong biên chế của tỉnh, chỉ chịu sự chi phối của tỉnh. Nhà báo còn biết làm ăn sao?
Chợt nghĩ một đầu đề phiếm luận: Đất nước đang bị băm nhỏ.
1-11
Định viết một phiếm luận mang tên ÂM THANH VÀ CUỒNG NỘ.
Để giúp hậu thế tìm ra một nơi ồn ào lộn xộn giữa cái im ắng trì trệ của nông thôn VN trung đại, các nhà văn tiền chiến thường chỉ ra chốn đình trung, ở đó có những cuộc cãi vã dai dai dẳng.
Nhưng đó không chỉ là không khí của từng làng xã cụ thể …
Theo như cách nói của giáo sư sử học Hà Văn Tấn thì xã hội xưa nhiều khi hiện ra như một siêu làng, hoặc là một phức thể liên làng.
Ta vẫn đang sống trong một cái làng khổng lồ. Mặc những biến thiên, nhiều mô hình xưa tồn tại dai dẳng trong đó có cái mô hình của những cuộc cãi vã.
Tôi vừa viết bài nói rằng người Việt hiểu sai nghĩa thầy trò. Nhưng cả chữ trung chữ hiếu cũng sai. Các bản dịch sai ( tuy có bản hay hơn—Thép đã tôi) .Ông Nordeman bảo đạo nho chỉ dùng để trị nhau.
Đạo Phật vào VN—cho người ta chút an tâm.
Đi đạo kiếm gạo mà ăn— người ta đến với đạo Thiên chúa chỉ vì đói,đi đạ là một cách kiếm cơm.
5-11
Cháu Đức ở Magdburg về. Đăng kể, nó tiêu tiền rất chuẩn. Tôi thì yêu nhất ở thằng bé là chịu khó việc gì cũng nhận làm. Chính trẻ con VN lại lười. Con trai tôi chẳng hạn chẳng bao giờ chịu đi làm những việc lam lũ như lái xe hoặc bốc vác thuê, như các cháu lớn lên ở xứ người.
Một so sánh khác. Ở SG, thanh niên có gì không biết thì đi học, rất nhiều lớp học được mở. Ở HN, thanh niên không biết thì bó tay. Có muốn học cũng không có chỗ.
6-11
Ở SG làm một cái cầu vượt, tốn hàng trăm tỷ. Nhưng bây giờ khổ sở vì chuyện xe cẩu không đi qua được. Hàng trăm tỷ nữa được dự trù để khắc phục.
Cũng ở SG đường chật quá đi lại không được; chiều, hết giờ làm sở, nhiều người không dám về nhà, đợi bảy tám giờ mới về. Lại rủ nhau ra quán, tiêu phí một vái trăm cho bia bọt.
Còn nhà nước tính ra một năm mất khoảng 1.400 tỉ!
8-11
Nói về người Việt dùng hàng Việt, trên báo thấy ngay bài về ô mai Hà Nội. Trong khi ô mai ngoại nhập quả to nhiều cùi, thì ô mai HN đủ vị chua ngọt mặn…Toàn giọng Hà Nội băm sáu phố phường. Chẳng nhẽ chỉ có cái đó là đáng tự hào thôi ư? Và không làm sao thoát khỏi cái bóng Thạch Lam ư?
12-11
Hiện nay TQ đã có nhiều tuyến đường sắt với tốc độ cao. Người Bắc Kinh ngại đi xe bus vào trung tâm mua sắm liền đi xe siêu tốc lên Thiên Tân, đường dài 120km, đi mất 30 phút ( trong khi đi xe bus mất một tiếng rưỡi).
Nay lại có tin Trung quốc sẽ bỏ 300tỷ USD làm 13.000km đường sắt với tốc độ 350km/h. Mấy năm nữa mạng đường này sẽ hình thành.
Nghĩ về nước mình. Tốc độ xe cơ giới trong thành phố như Hà Nội là 12km/h. Tôi cảm thấy thành phố không còn của mình nữa, khi nó không có chỗ cho người đi bộ. Một thành phố bị đánh mất.
14-11
Một motiv cổ điển : con người làm ra một sản phẩm một cơ chế nào đó, rồi đến lúc ngược lại, cơ chế đó sản phẩm đó quay lại khống chế họ.
Tưởng là xa lạ ai ngờ motiv cũng đang quay lại
Bàn về vai trò của DNNN, Bộ trưởng Tài chính kiêm đại biểu QH Vũ Văn Ninh giãi bày với QH rất nhiều cái khó đối với các tập đoàn, tổng công ty vốn Nhà nước: không tách bạch được hoạt động kinh doanh với nhiệm vụ chính trị và trách nhiệm xã hội; cơ chế cổ phần hóa còn bất cập; việc bán vốn của Nhà nước cũng khó khăn do không ai mua, mà bán dưới giá trị thì không dám.
Theo ông Ninh : "Cơ chế vướng lắm, rất khó, muốn bán nhanh cũng không bán được. Tôi nói điều này để đại biểu chia sẻ, bày mưu tính kế để chúng ta hoàn thiện cơ chế". (Tiền Phong, 10/11)
Tin trên báo
: Khi tất cả CBCNV của Trung tâm Viễn thông huyện Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu) đi khám sức khỏe định kỳ tại TP Vũng Tàu thì ở nhà, Trưởng trạm Viễn thông Ngãi Giao đã chỉ đạo một số người cắt trộm dây cáp viễn thông đem bán, thu được chừng 30 triệu đồng.
Từ lâu tôi đã thú vị với câu tục ngữ Cầm khóan bẻ măng. Nay chộp thêm được một ví dụ
20-11
Có hai chuyện đang rộ lên
Một là về nhà Lý. Poliakov ( Nga) nói rằng thời ấy chưa thể có Văn Miếu được
( Thật ta thì đằng sau đó là câu chuyện nhà Lý phát triển đến đâu, một quốc gia tập quyền hay là một nhóm nổi lên giữa rất nhiều nhóm nhỏ )
Hai là chuyện thời Hùng Vương dân ta ăn mặc ra sao?
Khởi đầu là một bài chê trách mấy cuốn tranh truyện thời Hùng Vương, sao lại vẽ dân VN đóng khố như vậy trong khi người Tàu thì quần áo đầy đủ.
Người ta lấy lý do đã có tài liệu nói hồi ấy dân mình dệt được vải rồi.
Nhưng nhiều người khác bảo nhỡ đúng là hồi ấy không có quần áo thì sao?
Nên vẽ ra sao?
Người tranh luận hăng hái toàn là dân nghiệp dư, các bạn đọc nhiệt tình. Còn không thấy nhà khoa học nào lên tiếng cả.
21-11
Một bài trong đợt kỷ niệm bức tường Berlin:
Ba Lan, Hungary, Litva xây dựng lại đất nước của họ từ bên trong, tạo lập một tầng lớp tinh hoa mới, tự trả giá cho các sai lầm của mình để đạt được thành công.
Chỉ một câu thôi mà cho tôi thấy cả một phương hướng chuyển đổi của các nươc Đông Âu. Ta chưa biết làm kiểu đó.
24-11
“Tại dải gaza có cả một thế hệ trẻ em lớn lên mà lối thoát duy nhất là shahid (Tử vì đạo)…” Báo TT&VH có bài của Trần Quang Vinh viết vậy.
Tâm trạng bất ổn, tuyệt vọng hết sức phổ biến. Một bác sĩ cho rằng “ đây là hoàn cảnh bình thường trong hoàn cảnh không bình thường”. Tôi đã phải lấy vào phần chiến tranh.
8-12
Kiểm toán nhà nước Việt Nam vừa phát hiện lương tháng của lãnh đạo Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) lên tới trên 78 triệu đồng (4.500 đôla Mỹ).Ông Lê Đăng Doanh nói trên BBC, về việc nhận lương này, nhân thể đưa ra một khái quát. Trong điều khiển học có một định luật là “Trong một hệ thống đóng kín, entropie - thước đo cho sự hỗn loạn - sẽ liên tục tăng lên.”
10-12
Nghe nói là ở một hội diễn thời trang, một cô gái VN mặc áo Tàu. Báo chí mang ra phê phán. Có người thắc mắc, thế xây cả khu Mỹ Đình chả khác gì Hàn quốc thì có đáng phê phán không?
Nghe chuyện nhập siêu – toàn nhập các thứ hàng không cần.Tôi có cảm tưởng nhiều người VN nay đang trở thành người nước ngoài ngay trên Tổ quốc mình.
Bây giờ mới thấy nói là nên hạn chế xây các cao ốc trong nội thành Hà Nội cũ. Có cả đề nghị của Thường trực Chính phủ cho đề tài này. Nhưng có phải là quá muộn?
11-12
Nhân chuyện lương ở SCIC, người ta đồn ầm lên chuyện lương ở nơi khác. Một cô phóng viên ở báo tỉnh Q.N., lương độ ba bốn triệu, quay sang làm thư ký cho một Tập đoàn công nghiệp, lương tăng lên thành 15 triệu.
Ồ cái này thì tôi biết rồi cứ càng những nghề ít phổ biến, những nghề mới lập ra do đó không ai biết làm thì lương càng cao.
Một điều chắc chắn hơn, lương của những ngành thuế, ngân hàng—ai kiểm soát được đâu.
Một cảm tưởng chung, người từ nghèo ra, lúc có tiền càng hoang phí. Một hệ thống lương cứng nhăc, nói chung lương quá rẻ, đến lúc cơi nới ra lại quá rộng rãi. Khái quát hơn, xã hội không có một mặt bằng giá trị thống nhất. Hôm qua thắt chặt, hôm nay nứt tung ra.
16-12
Để chuẩn bị cho kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, các phường được tăng cường tiền chi cho tuyên truyền. Ngày nào cũng thấy đọc tài liệu dân phải tham gia giao thông thế này đi lại thế kia. Tôi có cảm tưởng như là một thứ ấu học giáo khoa thư.
19-12
Bà Hằng từ Canada về gợi lại cho tôi thấy nếp sống người Hà Nội đầu thế kỷ XX. Lo kiếm tiền, học để kiếm tiền. Dầu khổ cũng vẫn cảm thấy có gì đó may mắn. Bà thường bảo nhờ di tản mà con cái được học đại học bên Mỹ. Trước ở SG đâu dám mơ.
Tuy coi đồng tiền quan trọng nhưng lại xa lạ với cái ý tưởng: làm bất cứ điều gì thấy cần để có tiền.
Sống tiết kiệm lắm, ăn uống còn thừa cái gì đều vét sạch và mang nấu cháo.
Tôi đã thấy từ lâu rằng sở dĩ người miền nam không bị chiến tranh làm hỏng vì còn ý thức tôn giáo. Người bắc không còn niềm tin đó nữa.
20-12
Báo chí kể người Việt sang Lào xem Seagames bộc lộ một cách sống rất thiếu văn hóa. Đến khách sạn thì tranh nhau chìa khóa. Hút thuốc vô tội vạ, mang cả thuốc lào vào phòng dù đã được nhắc nhở là cấm các loại này. Hay làm những trò kỳ quái ngoài phòng của mình, trong khuôn viên của khách sạn, như mặc đồ lót đi lại lung tung. Ra đường bất chấp luật lệ giao thông bấm còi inh ỏi. Nói chung để lại ấn tượng rất xấu.
Tôi trước kia chỉ tưởng bên Nhật bên Thái người ta sống trật tự, ra bên Lào cũng vậy, sinh hoạt nơi công cộng rất nghiêm chỉnh, chỉ trừ VN.
Đặc biệt, người mình mất đi cảm giác về sự thiêng liêng. Chùa bên Lào rất trang nghiêm con người vào đó thành kính. Người mình vào đó ăn mặc hở hang, lại nói to, cười đùa trêu chọc nhau, và mặc dù đã có lệnh cấm chụp ảnh vẫn cứ chụp ào ào.
Tôi nhớ trong cuốn sách của Lê Thanh có kể là người mình qua Lào đào cả gạch ở chùa mang bán. Bị một người Pháp khi kể lại chuyện này coi là cặn bã của nhân loại.
25-12
28-12
Trên trang X –Caphe, tôi đọc được một đoạn ghi khá thú vị
NHẬN XÉT CỦA MỘT NGƯỜI ĐỨC VỀ CÁCH NGHĨ CỦA DÂN VIỆT
Tương lai mọi cái sẽ tốt lên
Ngày 09 tháng 9 nam 2009
Đọc những đoạn phân tích trên, có cảm tưởng người Việt nguy quá. Cái cách mà ta đến với thế giới có khi lại chỉ đi vào ngõ cụt. Vì ta hiểu sai thế giới này. Và ta hiểu sai về mình.
29-12
TT&VH có bài nói về một rừng biển cấm ở Hồ Gươm—62 biển. Trong số này, biển nhỏ cỡ 30.25cm 46 chiếc. Lại có bẩy bảng cỡ 1.1,5m, với nội dung như sau.
NỘI QUY
Khu vực Hồ Hoàn Kiếm
1. Không cởi trần, mặc quần áo lót tập thể dục trong thời gian từ 7h00 đến 21h00.
2. Không dẫm lên thảm cỏ, không ngắt hoa, bẻ cành, hái quả,không leo trèo,vẽ khắc lên tượng đài và các công trình kiến trúc.
3. Không cãi chửi, đánh nhau, say rượu bia... có những hành vi thiếu văn hóa, gây mất trật tự công cộng.
4. Không nằm nghỉ trên ghế đá vườn hoa.
5. Không viết, dán, treo nội dung quảng cáo, rao vặt trên cây, ghế đá, trên tường, trạm điện thọai công cộng...(nếu không được phép của cơ quan có thẩm quyền).
6. Cấm đi, để xe đạp, xe máy, vứt rác, phế thải, phóng uế đại tiểu tiện, đá bóng, đánh cầu lông, thả diều, chơi cờ tướng.
7. Cấm tắm giặt, rửa ở các đài phun nước, không phơi quần áo, chăn màn lên cây, ghế đá, để các vật dụng làm mất mĩ quan ở khu vực Hồ Hoàn Kiếm.
8. Cấm câu cá, chăn thả gia súc, vật nuôi và săn bắt chim thú.
9. Cấm bán hàng rong, kinh doanh dịch vụ, đeo bám khách du lịch để ép mua, ép bán, xin ăn, xin tiền
Tôi nghĩ linh tinh:
-- các biển cấm thật chẳng khác gì loa phường, nó lải nhải thế vì nó vẫn cần.
-- hóa ra người mình luôn biết thế nào là phải, nhưng cái phải đó nó lại không đủ sức chi phối người ta. Người ta cứ làm bậy thoải mái
Một câu của Phan Bội Châu:
Hương nguyện là giặc của đạo đức. Kẻ giả đạo đức bề ngoài cung kính cẩn nghiêm mà kỳ thực sẵn lòng hòa đồng với lưu tục a dua với kẻ hương nhân bỉ tiện.
Là thầy đồ quê biển hiệp học đạo thánh hiền chỉ làm cho hẹp đạo, uốn nghĩa lý của thánh hiền cho vừa cái tầm nhân cách nhỏ nhen của mình.
2010
2-1
2009 có vụ dân bẻ hoa anh đào, sau đó làm lại, quanh cành anh đào người bảo vệ ken đầy đến nỗi không ai muốn xem nữa.
Đêm 31-12-09 chờ đón 1-1-10 có vụ Hội hoa chen chúc. Một số người có vé không vào được. Phải hoãn cho dân vào hôm khai mạc. Nhưng đến ngày chấm dứt Hội thì lại xảy ra cảnh cướp hoa đến nỗi người nước ngoài phải kêu lên “ điên khùng “( crazy)
Đọc tin trên có lúc tôi thấy nhớ những những đám đông Hà Nội hồi trước sau 1960. Lúc ấy, người ta lòng đầy thành kính. Ngày nay, những đám đông đó không còn nữa.
8-1
Nguyễn Quang Thân đặt v/đ từ nay đừng tổ chức những Hội hoa làm gì, tết nhất quay về cho dân đi lòng vòng quanh Bờ Hồ như ngày xưa cho xong.
Hóa ra lại cái tâm lý hoài cổ.
Nhảm nhất là một bài trên TT&VH, ký Đông Kinh, nói rằng nên thông cảm với những người cướp hoa. Vì họ yêu hoa quá. Yêu là một cảm giác lành mạnh. Nên cướp cũng chẳng sao. Cũng giống như ở quê hương tác giả (ĐK), các cụ già đi ăn cỗ thường chỉ ăn một chút rồi lấy phần về cho cháu. Một cảm giác nhân bản ẩn kín đằng sau cái vẻ ngoài nhếch nhác. Tóm lại là cướp hoa nên được tha thứ!
Chợt nhớ câu chuyện về Mạc Đĩnh Chi sang Tàu thấy bức tranh treo có con chim sẻ đậu trên cành trúc, vẽ giống quá tưởng thật, chạy ra vồ con chim sẻ đó. Chữa thẹn, vò xé bức tranh và giải thích: Cây trúc tượng trưng cho người quân tử, chim sẻ tượng trưng cho kẻ tiểu nhân. Không thể để chim sẻ đậu trên cành trúc, nên tôi xé đi.
9-1
Trả lời phỏng vấn về v/đ bôi bẩn trên tường, chợt nghĩ, toàn bộ xã hội VN là đang trong giai đoạn chuyển đổi từ nông thôn lên đô thị. Việc gì dựa vào đây cũng giải thích được hết. Ví dụ chuyện loa phường. Thì cũng là do trước kia ở nông thôn có được cái loa đã thấy văn minh lắm. Nay không thích hợp.
Sở dĩ có chuyện bôi bẩn quảng cáo trên tường vì người ta không có chỗ để thông tin. Đời sống dân sự cần những thiết chế thông tin mà một ít tối thiểu ở ta cũng không có.
10-1
VNN đưa tin về các làng nghề : “80% cơ sở dùng công nghệ những năm 80. Trong 2.000 làng nghề có tới 1.400 làng ô nhiễm. 20 năm tăng trưởng kinh tế liên tục, cứ tăng 1% GDP mà không có chiến lược thì sẽ mất đi 3%", Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên từng nói trước Quốc hội.
Có mấy bài viết về tăng trưởng kinh tế nêu rõ, kiểu tăng trưởng của ta là càng tăng trưởng càng lạm phát ( vì muốn tăng nhanh thì phải nhập kỹ thuật mới. Mà đây chỉ là một lý do, chứ trong thực tế còn nhiều lý do khác)
Nhưng người ta vẫn chỉ duy nhất nhớ tới tăng trưởng thôi, tăng trưởng với bất cứ giá nào. Lại nhớ chuyện hồi chiến tranh. Người ta đưa ra hình ảnh, thế ra các anh vì muốn giải phóng con chim mà sẵn sàng đốt cả cái lồng ư?
Còn ngày nay, tôi dự đoán hẳn có những cuộc đối thoại
” Đồ dân ngu! Ta sẽ làm cho các người giàu có. Không sướng à.”
”Ư ư … Thưa ông, chúng tôi không thành người nữa”
“ Vớ vẩn ! Vì sự giàu có của các anh, tôi có quyền buộc các anh khổ sở, cay đắng.”
2-2-10
Xưa dân mình ở ngay trong làng chứ có ai thích ở ven đê. Đoạn đê ven sông Hồng gần nhà tôi cũng bị xem thường vậy, trước kia nhà cửa lưa thưa lắm. Hồi chiến tranh có thêm một ít túp lều ở tạm của những công nhân bến phà. Một thứ phố không ra phố ngõ không ra ngõ. Thế nhưng bây giờ nó lại trở thành một thứ mặt tiền trông ngay lên đê. Và người ta cứ đi tạm bằng một thứ đường xá gập ghềnh khúc khủyu. Từ cuối tháng chạp 2009 thì có kế hoạch làm lại. Một đoạn đường độ hai cây số mà làm cả tháng chưa xong. Đường cứ ngổn ngang như đường xá thời chiến.
Xe đạp tôi có cái chân chống, chân chống cần một cái lò so. Thời buổi này xe cải tiến nhiều riêng cái lò so chân chống vẫn cũ, nên không làm được cái việc được giao, không giữ nổi chân chống. Phải thay. Nhưng đi hỏi thì người chữa xe bảo tôi có thay cũng vẫn thế thôi, tòan lò xo thép non chóng ải.
2-2-2010
Bài của Lê Đăng Doanh trên SGTT số Tết Canh Dần
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (2006), 76% tổng tài sản quốc gia của nước ta là tài nguyên (đất, rừng, gỗ...), 20% là tài sản vật chất đã xây dựng được (cầu đường, bến cảng...) chỉ có gần 7% tài sản là tri thức, con người được đào tạo, thể chế... trong khi ở các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD có thu nhập trên 10.000 đôla Mỹ/ người, tỷ lệ tài nguyên chỉ là 2%, tài sản 17% và tri thức là 80%. Riêng ở Nhật Bản, tài nguyên chiếm chỉ hơn 0% một chút mà thôi.
Từ năm 2006 đến nay, Việt Nam đã tụt 11 bậc trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu.
5-2-10
Tết này một tờ báo nhờ tôi viết về chuyện tiền bạc.
Vợ tôi bảo, cả kiếm tiền lẫn tiêu tiền anh đều không biết , viết sao được
Tôi nghĩ mình biết một cái khác : trước kia thì xã hội là tập hợp của người lính – lính với nghĩa làm theo lệnh trên. Còn ngày nay thì cả xã hội là tập hợp của ngững người đi kiếm tiền—chả ai có nghề gì cả. Nhưng tất cả đều lao lên phía trước.
10-2
Tết này, nhiều gia đình có người ở nước ngoài về. Người nào cũng nói làm ăn khó khăn. Thư em tôi kể là cửa hàng của Thư có khi cả buổi chiều không có ai vào. Chả là lâu nay bọn Thư cũng chỉ có thứ hàng tầm tầm bán cho đám dân Đức nghèo, cho người già. Nay thành phố của Thư dân bỏ đi nhiều.
Chú Cường em vợ tôi thì kể người ta khinh người Việt lắm, đến nỗi không dám để vợ con ở đấy sợ họ trông nhếch nhác, họ không vào mua nữa.
13-2
Thấy xuất hiện nhiều ý kiến về Cải cách cơ cấu kinh tế. Nhưng cải cách là gì. Đây là câu trả lời của Vũ Minh Khương trên TVN 13-2
Cải cách cơ cấu là nỗ lực tổng hợp của toàn xã hội, trong đó chính phủ đóng vai trò trung tâm, nhằm nâng cao mạnh mẽ năng suất lao động (NSLĐ) và hiệu quả sử dụng nguồn lực, tăng thêm việc làm, kiến tạo nền tảng lâu dài và thuận lợi hơn cho công cuộc phát triển.
Tâm điểm của cải cách cơ cấu là tăng năng suất, được đo bằng giá trị gia tăng tạo ra trên mỗi đơn vị nguồn lực (bao gồm lao động, vốn, và đất đai) ở mọi ngành nghề và cấp độ, từ cá nhân đến doanh nghiệp, từ địa phương đến toàn bộ nền kinh tế.
Tôi không thể hiểu sao cải cách lại là nỗ lực tổng hợp nhằm nâng cao năng suất lao động , hoặc tâm điểm là tăng năng suất. Tôi tưởng tâm điểm của cải cách phải là tháo cơ cấu cũ ra lắp nó vào theo cách khác chứ. Còn năng suất là chuyện hiệu quả của cải cách, tức một viẹc khác
15-2
Có hai tin ngồ ngộ trong ngày Tết.
Một là ở Nha Trang, dân vượt cả cổng chính mang xe máy vào quần nát nghĩa trang, trong không khí người chen chúc đi viếng mộ.
Hai là Văn Miếu ngày mồng hai thành nơi du xuân. Người ta không đến các công viên để vui chơi nữa. Người ta chỉ đi cầu may. Theo ghi nhận của phóng viên VnExpress.net, trong số những chữ được ông đồ cất bút viết, chữ Đỗ Đạt được giới trẻ đến xin dịp này nhiều nhất. Tất cả đều hy vọng sờ được đầu rùa, xin được chữ đầu năm và thành kính trước trước danh sư Chu Văn An sẽ gặp được nhiều điều "hên".
Nên nhớ là trong lúc này, đám trí thức cỡ bự như ông Hoàng Ngọc Hiến đua nhau bàn về minh triết. Ông Chu Hảo thì gợi ý phải có những bước nhảy vọt, những đột biến.
Tôi nhớ không khác gì không khí bói tóan hồi 1974, vụ ông Chưởng Cần.
Thỉnh thoảng giữa những bài cầu may cũng có những ý tưởng lạ. Như trong một bài huyên thiên về triết lý cổ, tôi thấy người ta trưng lên một nhận xét
Không có THỰC mà muốn THÀNH bằng mọi giá thì họa khôn lường
Còn đây câu của Balzac thường được HNH trích dẫn coi như minh triết sáng láng
"Người mà không có gì là kẻ không ra gì".
Tôi thiên về những phát biểu duy lý kiểu như
Ngô Bảo Châu:“Toán học là ngôn ngữ cho phép ta mô tả thiên nhiên. Người ta nhiều khi lầm tưởng mà than thở rằng mắt mình không tinh, tai mình không thính mà quên cái mấu chốt là ngôn ngữ của mình què quặt”.
22-2
Một ý nghĩ đã manh nha từ nhiều năm đến nay thấy rõ hơn: với người Việt Tết là dịp để buông thả. Lúc nào chúng ta cũng mệt mỏi cũng muốn làm bậy, muốn phá phách.
VN Express Đánh nhau ở chợ Chuộng Đông Hoàng Đông Sơn Thanh Hóa Hầu hết người dân ở đây cho biết, từ xưa, tham gia phiên chợ thanh niên đã đánh nhau rồi, không đánh nhau thì không có may. Nếu đám đánh nhau chạy vào làng nào thì năm đó làng ấy sẽ làm ăn phát đạt. Càng đánh nhau to thì may mắn càng lớn.
24-2
Từ nước ngoài, Khánh Ly nói về với bè bạn, trong đó có cái ý: trẻ ở hải ngoại ở trường thì vào thư viện, còn ở trong nước thì ra tiệm karaoke.
12-3
Trong hai tháng đầu năm số diện tích rừng bị cháy bằng cả năm 2009.
Bài trên TT 11-3 có tên: Lo tăng giá buồn lễ hội
Riêng đoạn tả lễ hội kể mọi người đua nhau đi lễ bái, vào trong đền chùa rồi thì hôi hả tranh cướp những thứ được coi là thiêng liêng. Phải có tuyến riêng ưu tiên cho quan chức. Mà rồi chỉ riêng quan chức cũng đông quá và cũng tranh nhau. Các nhà xã hội học hoặc sử học (đây là các ông Nguyễn Văn Huy, Nguyễn Quang Ngọc ) bảo rằng dân trí đang ảnh hưởng quan trí. Còn các nhà dân tộc học nói rằng tôn giáo ở ta mất đi sự thiêng liêng và biến thành tà thuật, đồng thời thành hàng hóa
14-3
Sau Tết lại chuyện trẻ em bỏ học. Một tờ báo nói rõ bọn trẻ bảo đi học chả được cái gì. Thà đi mót củi đẩy hàng thuê còn nghĩ có lúc có cái điện thoại di động, cái xe máy.
(đọc thêm : Cho con bỏ học vì thấy học không để làm gì !)
15-3
Một đám cháy bùng lên ở một chung cư. Tôi nghĩ nó là nằm trong cái sự hỗn loạn lung tung của nước mình. Tất cả rối tung cả lên. Vì đây là lỗi hệ thống.
Bắt đầu soát xét lại. Hóa ra trên thế giới này, nhà cao tầng thì ống rác phải làm bằng chất chống cháy. Ở VN thì người ta tha cho nhau từ lâu rồi
17-3
Bài về bạo lực trong xã hội Việt của tôi lẽ ra phải thêm các chi tiết: truyện Chém treo ngành của Nguyễn Tuân và các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp.
23-3
Cầu Thăng Long chữa xong, phát hiện ra nhiều vết nứt có chỗ thọc được cả tay vào. Hoặc ở Nam Bộ có nơi làm những giếng ngầm chi phí hàng tỉ, nay mới phát hiện ra là ở dưới không có mạch và từ khi khành thành đến giờ-- đã mấy năm nay, chưa bao giờ có nước.
Tôi hay nói con người suy thóai ở khía cạnh họ hư hỏng dối trá càn rỡ. Tôi muốn nói thêm họ mất đi cái phần rất cơ bản: họ không chịu làm việc. Không có những người kỹ càng trong công việc và thiết tha với một việc nào đó, coi đấy là lẽ sống của mình. Người nào cũng nhấp nhổm ngóng xem có ai được cái gì hơn mình không, chỉ sợ không hư hỏng thì thiệt
Báo Tuổi trẻ cười đọc hộ rằng người ta viết ở đâu đó, có tới 30% cán bộ nhà nước toàn ngồi chơi xơi nước, không có việc làm cụ thể
Còn một quan chức của Viện nghiên cứu kinh tế thì bảo rằng nước ta có tới 63 nền kinh tế khác nhau, trong đó nền kinh tế nào cũng tự cho mình là nhất
Một tin trên Nông thôn ngày nay: hơn một tỉ USD đã được người Việt gần đây chi để mua Iphone.
10-4
Trả lời phỏng vấn SGTT thứ sáu 9-4 trên TVThủy có một câu được báo trích ra in đậm: “Đất nước ta có không biết cơ man những người có tấm lòng ái quốc, hãy vì hậu thế mà đối xử tử tế với họ, cho dù họ ái quốc theo cái cách của họ “ Tôi thấy ông T. hiểu đời sống hơi trừu tượng, sự thực là:
1/ Lòng yêu nước mỗi thời mỗi khác. Đất nước đã chuyển giai đoạn và mỗi giai đoạn có chuẩn riêng. Có những người hôm qua là người yêu nước. Tổ quốc nhân dân phải biết ơn họ. Song để họ tiếp tục hành động theo cái logich của chiến tranh thì không đươc. Nhân danh mình đã là người yêu nước hôm qua rồi muốn làm gì thì làm, làm bừa làm bãi có hại cho đất nước thì tức là có tội .
2/ Vì vậy không nên kêu goi “ đối xử tử tế với họ ” một cách chung chung. Nếu muốn đền đáp công ơn của họ, xã hội nên để cho họ nghỉ ngơi đứng riêng ra chỉ ngồi đó mà chữa bệnh và “ trở lại làm người bình thường” thôi.
Nhưng xã hội lấy sức đâu để làm thế bây giờ?
Phan Châu Trinh : “Không nên trông người ngoài, trông người ngoài là ngu. Không nên bạo động, bạo động thì chết. Tôi chỉ có một lời để nói với đồng bào, không gì bằng học.” (bài diễn thuyết ‘Hiện trạng vấn đề’ tại trường Đông Kinh Nghĩa thục 1907).
16-4
Cuộc đời có cái vẻ gì đó như là đồ giả. Cái giả lại đang hiện ra y như thật. Từ trên mạng tôi đọc được một thông tin như thế này :
Tại sao phố cổ Hà Nội bị từ chối công nhận là di sản văn hóa thế giới ?
Đọc mà cứ như bắt được của. Có thế chứ, tình hình VN thế nào hóa ra Tây họ biết cả.
Đến mấy hôm sau mới ngã ngửa người ra, ai đó đã bịa ra tài liệu này, chứ HN có làm đơn đề nghị công nhận là thành phố cổ đâu… Chỉ có điều người bịa giỏi quá thạo tình hình quá , bịa mà như thật.
20-4
Báo SG tiếp thị mấy lần đưa tin có dính tới chữ ảo . Xuất khẩu ảo. Ta có xuất gì mấy đâu, chỉ toàn gia công cho nước ngoài. Thất nghiệp ảo, nhiều người thợ bỏ việc vì lương thấp quá. Trong khi đó, các xí nghiệp lại luôn có nhu cầu kén thợ.
Lại còn có tin người chửa giả nữa cơ mà.
Từ chỗ chỉ có khoảng 100 trường đại học nay có tin có tới 300- 400 trường gì đó. Mà chất lượng thì thấp đến mức với nhiều trường, người ta đang đặt v/đ giải tán.
Tôi nghĩ đến câu chuyện trong Trạng Quỳnh: Thi với sứ Tầu. Cần đánh một tiếng trống vẽ ngay ra một con vật ư? Trạng chấm đầu ngón tay vẽ được cả chục con một lúc.
24-4
Một chủ đề chung: sự phát triển chỉ còn hiện ra ở số lượng. Có phải là giống như ung thư chăng? Chủ đề này thấy ở mọi khu vực .
Một cách nói chung về văn hóa VN : Kiến trúc VN chỉ là phiên bản nhợt nhạt của kiến trúc thế giới
Trên TT&VH có bài ghi lại những hình ảnh quảng cáo mà giới quảng cáo VN chép của nước ngoài. Phim truyền hình thì có loại Việt hóa chuyện Tây thành chuyện ta.
Một chủ đề nhất định phải viết: lúc muốn hội nhập thì ta đã không thể hội nhập
25-4
Ở một làng Hải Dương dân đi rước nước. Vì nước đục quá không ăn được và không biết làm sao có nước trong. Các cụ già ăn mặc xanh xanh đỏ đỏ như trong đám hội ngày xưa. Đám rước vẫn có đủ nghi thức của một cuộc diễu hành hiện đại, nhưng con người thì yếu đuối quá cổ lỗ quá.
Bên cạnh nhu cầu dông dài hưởng thụ thì trong sự quay cuồng vì lễ hội hiện nay, cộng đồng đang trình ra bộ mặt lúng túng của mình. Không ai biết chúng ta sẽ đi đến đâu và ai sẽ giải cứu cho chúng ta hết. Còn tự tin ư, đang là một của hiếm, cái sự tự tin trí tuệ. Chỉ còn sự tự tin càn rỡ là thừa thãi.
29-4
Một lời tâm sự của Ch.Fourniau, do Cao Việt Dũng trích trong blog Nhị Linh
"Trong suốt 10 năm cuối của những ngày tôi lưu lại Việt Nam đã có lúc tôi lo lắng về sự thành công của cái man rợ đối với nền văn minh của đất nước này khi chứng kiến những cái mà thị trường đã du nhập vào đây, thế nhưng, tại sao dân tộc Việt Nam đã thành công trong việc giữ gìn bản sắc của mình trải qua gần như cả một thế kỷ thuộc địa, chẳng lẽ lại có thể bất lực trong việc làm chủ những mối quan hệ với bên ngoài mà chính nó mong muốn?"
Trong clip một giờ sử ở phổ thông. Cô giáo lên bổng xuống trầm thánh thót. Còn học sinh thì cười ồ cả lên. Tôi dự đoán : trong tiềm thức các em-- một cách nhanh nhạy kỳ lạ-- thấy xảy ra một quá trình đối chiếu giữa điều cô giáo nói và quá trình xẩy ra hàng ngày. Và tiếng cười cất lên tự nhiên như một sự từ chối.
Tôi không muốn chép lại đây những câu văn buồn cười của các em. Liệu tôi có rơi vào ngụy biện không nhưng có vẻ như Freud đã chi phối tôi khi cảm thấy vẫn có sự giống nhau giữa những điều trẻ viết trong các bài sử để nộp thầy cô giáo ấy và những điều chúng ta vẫn nói trên đài trên báo, cả hai đều không chắc đã là sự thật như nó vốn vậy. Cái nọ đẻ ra cái kia.
1-5
Dẫn từ Đất Việt 30-4
Mặc những lời mời gọi tha thiết đến thăm Hà Nội - thành phố nghìn năm tuổi, lượng khách du lịch đến thành phố này trong quý 1 vừa qua vẫn giảm 7,2% trong khi cả nước tăng 30,6%.
TT&VH có bài nói rằng người Việt ít tính sáng tạo. Rồi thả nào cũng có người cãi lại đây. Cãi rằng không sáng tạo sao có đất nước này.
Tôi nghĩ phải hiểu thế nào là sáng tạo cho đúng, cái chính là người mình cũng hay sáng tạo lắm chỉ có điều là những sáng tạo vặt, chứ ta lại theo lối mòn trên cái lớn.
Càng sáng tạo vặt, người ta càng rơi vào trì trệ. Ta cảm thấy kém người. Ta phải gồng mình lên cãi lại. Và sáng tạo vặt trở thành cái lý để người ta bảo mình không kém người khác.
8-10
Trong dự thảo luật sửa đổi bổ sung một số điều luật của Luật giáo dục được Bộ GD&DT công bố có điều nói rằng cần huy động sự tham gia góp ý kiến của học sinh về chính sách giáo khoa của mình.
Khi đăng tin này, báo NTNN nói rõ nhiều giáo sư cho là “ chưa thực tế, không hiệu quả”
Tôi thì tôi thấy ghê sợ về cái lối mị dân quá đáng này. Làm sao mà học sinh có thể bảo giáo viên là dạy mình cái gì? Có khác gì đặt cái cày trước con trâu?
Nghe nói “lý luận”này là của một người Mỹ, nhưng tôi vẫn không tin là cách giải thích của chuyên gia VN đúng ý tác giả.
11-10
Mấy năm trước, đọc Jalinek, Naipaul đã thấy những nhà văn của thời nghịch lý.
Năm nay Hertha Muleer ( Nobel văn học 2009) cũng vậy, tôi ghi được mấy câu chắc ở VN nhiều người không thích nghe
“Quê hương là thứ người ta không chịu đựng nổi mà cũng không dứt bỏ nổi.”
“Tôi nghi ngại ngôn từ vì tôi thường không rõ phải nói như thế nào những gì tôi thấy. Ngay cả trong cuộc sống thường nhật, ngôn ngữ cũng phải là một thứ mà con người phải thường xuyên sáng tạo lại từ những cái đã có”
Hertha Muleer năm nay cũng lại là người của một quê hương không thuần nhất, đẻ một nơi, thành danh một nơi khác.
14-10
Trên VTV1 đưa tin ở TP HCM, xe bus không mấy ai buồn sử dụng, TP mỗi năm bù lỗ 600 tỉ (?).
Tôi nghĩ đây là một thứ tự người dân họ tái cấu trúc đời sống của họ. Họ phải tìm cách thích nghi với sức ì và sự bất lực thay đổi từ hoàn cảnh.
( Nhưng mà không phải ai cũng thích nghi được. Nghe anh Thành bạn tôi vào SG về kể một số bà con vẫn chỉ có cách bám xe bus mà sống. Và xe vẫn đông nghịt.)
Cũng Thành kể anh em làm báo trong ấy không có lối đàn đúm như ngoài này. Mà rất dứt khoát trong công việc. Người ta trở lại với nhiều giá trị phương Tây chân chính mà người ta tiếp nhận được từ trước 1975.
15-10
Ông Hanh ngoài sông Hồng về quê ở Túy Lai Thạch Thất ra tâm sự có hai điều làm ông bực mình, một là đám ma bây giờ toàn hoa giả và hai là có một thằng cháu đi bộ đội về đám ma mẹ nó, vung tiền như rác, tống cả đống tiền năm chục một trăm xuống quan tài.
30-10
Có một vấn đề mà xã hội VN ít nghĩ – v/đ quản lý của các địa phương.
Có tin hiện nay khoáng sản khắp nơi bị khai thác cẩu thả, các địa phương cấp đến 4.000 giấy phép trong khi số giấy phép của Bộ tài nguyên và môi trường chỉ là 100.
Tòa án tỉnh cũng có quyền tước thẻ hành nghề của nhà báo. Mà tòa án thì nằm trong biên chế của tỉnh, chỉ chịu sự chi phối của tỉnh. Nhà báo còn biết làm ăn sao?
Chợt nghĩ một đầu đề phiếm luận: Đất nước đang bị băm nhỏ.
1-11
Định viết một phiếm luận mang tên ÂM THANH VÀ CUỒNG NỘ.
Để giúp hậu thế tìm ra một nơi ồn ào lộn xộn giữa cái im ắng trì trệ của nông thôn VN trung đại, các nhà văn tiền chiến thường chỉ ra chốn đình trung, ở đó có những cuộc cãi vã dai dai dẳng.
Nhưng đó không chỉ là không khí của từng làng xã cụ thể …
Theo như cách nói của giáo sư sử học Hà Văn Tấn thì xã hội xưa nhiều khi hiện ra như một siêu làng, hoặc là một phức thể liên làng.
Ta vẫn đang sống trong một cái làng khổng lồ. Mặc những biến thiên, nhiều mô hình xưa tồn tại dai dẳng trong đó có cái mô hình của những cuộc cãi vã.
Tôi vừa viết bài nói rằng người Việt hiểu sai nghĩa thầy trò. Nhưng cả chữ trung chữ hiếu cũng sai. Các bản dịch sai ( tuy có bản hay hơn—Thép đã tôi) .Ông Nordeman bảo đạo nho chỉ dùng để trị nhau.
Đạo Phật vào VN—cho người ta chút an tâm.
Đi đạo kiếm gạo mà ăn— người ta đến với đạo Thiên chúa chỉ vì đói,đi đạ là một cách kiếm cơm.
5-11
Cháu Đức ở Magdburg về. Đăng kể, nó tiêu tiền rất chuẩn. Tôi thì yêu nhất ở thằng bé là chịu khó việc gì cũng nhận làm. Chính trẻ con VN lại lười. Con trai tôi chẳng hạn chẳng bao giờ chịu đi làm những việc lam lũ như lái xe hoặc bốc vác thuê, như các cháu lớn lên ở xứ người.
Một so sánh khác. Ở SG, thanh niên có gì không biết thì đi học, rất nhiều lớp học được mở. Ở HN, thanh niên không biết thì bó tay. Có muốn học cũng không có chỗ.
6-11
Ở SG làm một cái cầu vượt, tốn hàng trăm tỷ. Nhưng bây giờ khổ sở vì chuyện xe cẩu không đi qua được. Hàng trăm tỷ nữa được dự trù để khắc phục.
Cũng ở SG đường chật quá đi lại không được; chiều, hết giờ làm sở, nhiều người không dám về nhà, đợi bảy tám giờ mới về. Lại rủ nhau ra quán, tiêu phí một vái trăm cho bia bọt.
Còn nhà nước tính ra một năm mất khoảng 1.400 tỉ!
8-11
Nói về người Việt dùng hàng Việt, trên báo thấy ngay bài về ô mai Hà Nội. Trong khi ô mai ngoại nhập quả to nhiều cùi, thì ô mai HN đủ vị chua ngọt mặn…Toàn giọng Hà Nội băm sáu phố phường. Chẳng nhẽ chỉ có cái đó là đáng tự hào thôi ư? Và không làm sao thoát khỏi cái bóng Thạch Lam ư?
12-11
Hiện nay TQ đã có nhiều tuyến đường sắt với tốc độ cao. Người Bắc Kinh ngại đi xe bus vào trung tâm mua sắm liền đi xe siêu tốc lên Thiên Tân, đường dài 120km, đi mất 30 phút ( trong khi đi xe bus mất một tiếng rưỡi).
Nay lại có tin Trung quốc sẽ bỏ 300tỷ USD làm 13.000km đường sắt với tốc độ 350km/h. Mấy năm nữa mạng đường này sẽ hình thành.
Nghĩ về nước mình. Tốc độ xe cơ giới trong thành phố như Hà Nội là 12km/h. Tôi cảm thấy thành phố không còn của mình nữa, khi nó không có chỗ cho người đi bộ. Một thành phố bị đánh mất.
14-11
Một motiv cổ điển : con người làm ra một sản phẩm một cơ chế nào đó, rồi đến lúc ngược lại, cơ chế đó sản phẩm đó quay lại khống chế họ.
Tưởng là xa lạ ai ngờ motiv cũng đang quay lại
Bàn về vai trò của DNNN, Bộ trưởng Tài chính kiêm đại biểu QH Vũ Văn Ninh giãi bày với QH rất nhiều cái khó đối với các tập đoàn, tổng công ty vốn Nhà nước: không tách bạch được hoạt động kinh doanh với nhiệm vụ chính trị và trách nhiệm xã hội; cơ chế cổ phần hóa còn bất cập; việc bán vốn của Nhà nước cũng khó khăn do không ai mua, mà bán dưới giá trị thì không dám.
Theo ông Ninh : "Cơ chế vướng lắm, rất khó, muốn bán nhanh cũng không bán được. Tôi nói điều này để đại biểu chia sẻ, bày mưu tính kế để chúng ta hoàn thiện cơ chế". (Tiền Phong, 10/11)
Tin trên báo
: Khi tất cả CBCNV của Trung tâm Viễn thông huyện Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu) đi khám sức khỏe định kỳ tại TP Vũng Tàu thì ở nhà, Trưởng trạm Viễn thông Ngãi Giao đã chỉ đạo một số người cắt trộm dây cáp viễn thông đem bán, thu được chừng 30 triệu đồng.
Từ lâu tôi đã thú vị với câu tục ngữ Cầm khóan bẻ măng. Nay chộp thêm được một ví dụ
20-11
Có hai chuyện đang rộ lên
Một là về nhà Lý. Poliakov ( Nga) nói rằng thời ấy chưa thể có Văn Miếu được
( Thật ta thì đằng sau đó là câu chuyện nhà Lý phát triển đến đâu, một quốc gia tập quyền hay là một nhóm nổi lên giữa rất nhiều nhóm nhỏ )
Hai là chuyện thời Hùng Vương dân ta ăn mặc ra sao?
Khởi đầu là một bài chê trách mấy cuốn tranh truyện thời Hùng Vương, sao lại vẽ dân VN đóng khố như vậy trong khi người Tàu thì quần áo đầy đủ.
Người ta lấy lý do đã có tài liệu nói hồi ấy dân mình dệt được vải rồi.
Nhưng nhiều người khác bảo nhỡ đúng là hồi ấy không có quần áo thì sao?
Nên vẽ ra sao?
Người tranh luận hăng hái toàn là dân nghiệp dư, các bạn đọc nhiệt tình. Còn không thấy nhà khoa học nào lên tiếng cả.
21-11
Một bài trong đợt kỷ niệm bức tường Berlin:
Ba Lan, Hungary, Litva xây dựng lại đất nước của họ từ bên trong, tạo lập một tầng lớp tinh hoa mới, tự trả giá cho các sai lầm của mình để đạt được thành công.
Chỉ một câu thôi mà cho tôi thấy cả một phương hướng chuyển đổi của các nươc Đông Âu. Ta chưa biết làm kiểu đó.
24-11
“Tại dải gaza có cả một thế hệ trẻ em lớn lên mà lối thoát duy nhất là shahid (Tử vì đạo)…” Báo TT&VH có bài của Trần Quang Vinh viết vậy.
Tâm trạng bất ổn, tuyệt vọng hết sức phổ biến. Một bác sĩ cho rằng “ đây là hoàn cảnh bình thường trong hoàn cảnh không bình thường”. Tôi đã phải lấy vào phần chiến tranh.
8-12
Kiểm toán nhà nước Việt Nam vừa phát hiện lương tháng của lãnh đạo Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) lên tới trên 78 triệu đồng (4.500 đôla Mỹ).Ông Lê Đăng Doanh nói trên BBC, về việc nhận lương này, nhân thể đưa ra một khái quát. Trong điều khiển học có một định luật là “Trong một hệ thống đóng kín, entropie - thước đo cho sự hỗn loạn - sẽ liên tục tăng lên.”
10-12
Nghe nói là ở một hội diễn thời trang, một cô gái VN mặc áo Tàu. Báo chí mang ra phê phán. Có người thắc mắc, thế xây cả khu Mỹ Đình chả khác gì Hàn quốc thì có đáng phê phán không?
Nghe chuyện nhập siêu – toàn nhập các thứ hàng không cần.Tôi có cảm tưởng nhiều người VN nay đang trở thành người nước ngoài ngay trên Tổ quốc mình.
Bây giờ mới thấy nói là nên hạn chế xây các cao ốc trong nội thành Hà Nội cũ. Có cả đề nghị của Thường trực Chính phủ cho đề tài này. Nhưng có phải là quá muộn?
11-12
Nhân chuyện lương ở SCIC, người ta đồn ầm lên chuyện lương ở nơi khác. Một cô phóng viên ở báo tỉnh Q.N., lương độ ba bốn triệu, quay sang làm thư ký cho một Tập đoàn công nghiệp, lương tăng lên thành 15 triệu.
Ồ cái này thì tôi biết rồi cứ càng những nghề ít phổ biến, những nghề mới lập ra do đó không ai biết làm thì lương càng cao.
Một điều chắc chắn hơn, lương của những ngành thuế, ngân hàng—ai kiểm soát được đâu.
Một cảm tưởng chung, người từ nghèo ra, lúc có tiền càng hoang phí. Một hệ thống lương cứng nhăc, nói chung lương quá rẻ, đến lúc cơi nới ra lại quá rộng rãi. Khái quát hơn, xã hội không có một mặt bằng giá trị thống nhất. Hôm qua thắt chặt, hôm nay nứt tung ra.
16-12
Để chuẩn bị cho kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, các phường được tăng cường tiền chi cho tuyên truyền. Ngày nào cũng thấy đọc tài liệu dân phải tham gia giao thông thế này đi lại thế kia. Tôi có cảm tưởng như là một thứ ấu học giáo khoa thư.
19-12
Bà Hằng từ Canada về gợi lại cho tôi thấy nếp sống người Hà Nội đầu thế kỷ XX. Lo kiếm tiền, học để kiếm tiền. Dầu khổ cũng vẫn cảm thấy có gì đó may mắn. Bà thường bảo nhờ di tản mà con cái được học đại học bên Mỹ. Trước ở SG đâu dám mơ.
Tuy coi đồng tiền quan trọng nhưng lại xa lạ với cái ý tưởng: làm bất cứ điều gì thấy cần để có tiền.
Sống tiết kiệm lắm, ăn uống còn thừa cái gì đều vét sạch và mang nấu cháo.
Tôi đã thấy từ lâu rằng sở dĩ người miền nam không bị chiến tranh làm hỏng vì còn ý thức tôn giáo. Người bắc không còn niềm tin đó nữa.
20-12
Báo chí kể người Việt sang Lào xem Seagames bộc lộ một cách sống rất thiếu văn hóa. Đến khách sạn thì tranh nhau chìa khóa. Hút thuốc vô tội vạ, mang cả thuốc lào vào phòng dù đã được nhắc nhở là cấm các loại này. Hay làm những trò kỳ quái ngoài phòng của mình, trong khuôn viên của khách sạn, như mặc đồ lót đi lại lung tung. Ra đường bất chấp luật lệ giao thông bấm còi inh ỏi. Nói chung để lại ấn tượng rất xấu.
Tôi trước kia chỉ tưởng bên Nhật bên Thái người ta sống trật tự, ra bên Lào cũng vậy, sinh hoạt nơi công cộng rất nghiêm chỉnh, chỉ trừ VN.
Đặc biệt, người mình mất đi cảm giác về sự thiêng liêng. Chùa bên Lào rất trang nghiêm con người vào đó thành kính. Người mình vào đó ăn mặc hở hang, lại nói to, cười đùa trêu chọc nhau, và mặc dù đã có lệnh cấm chụp ảnh vẫn cứ chụp ào ào.
Tôi nhớ trong cuốn sách của Lê Thanh có kể là người mình qua Lào đào cả gạch ở chùa mang bán. Bị một người Pháp khi kể lại chuyện này coi là cặn bã của nhân loại.
25-12
28-12
Trên trang X –Caphe, tôi đọc được một đoạn ghi khá thú vị
NHẬN XÉT CỦA MỘT NGƯỜI ĐỨC VỀ CÁCH NGHĨ CỦA DÂN VIỆT
Tương lai mọi cái sẽ tốt lên
Ngày 09 tháng 9 nam 2009
Một trong những đức tính tôi luôn có dịp nhận thấy ở người Việt Nam, đó là họ có một niềm tin đặc biệt tích cực vào tương lai. "Mười năm nữa, mọi thứ sẽ tốt hơn", bạn có thể nghe ví dụ như vậy. Hoặc thỉnh thoảng: "Năm năm nữa mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn" hay "Hai mươi năm nữa mọi thứ sẽ tốt hơn lên."
Những câu nói như vậy thường nổi lên, ví dụ như, khi người ta bàn luận về tình trạng giao thông. Hoặc về sự ô nhiễm môi trường. Hoặc về đói nghèo. "Hai mươi năm nữa, chúng tôi sẽ có một hệ thống giao thông cực tốt và có trật tự như ở châu Âu!", người tiếp chuyện với bạn sẽ nói như vậy chẳng hạn, và sau đó gương mặt anh ta ngời sáng lạc quan. Khi mà ngay trước đó, anh ta vẫn đang buồn rầu bực bội, cho rằng giao thông ở Hà Nội hỗn loạn và luôn luôn tắc đường. Nhưng chậm nhất là hai mươi năm, khi có đủ tiền, và kinh tế phát triển, tất cả đường phổ rộng rãi hơn, Hà Nội có tàu điện ngầm mới toanh và hiện đại, ai cũng đi xe ô tô, khi đó tất cả mọi thứ sẽ tốt hơn.
Điều này, một mặt, đó là một đức tính rất đáng ngưỡng mộ. Đặc biệt khi một so sánh với người Đức, là những người lúc nào cũng luôn tin rằng năm tới tất cả mọi thứ sẽ tồi tệ hơn. Cũng giống như, quả đúng là tất cả mọi thứ năm này đều tồi tệ hơn nhiều so với năm trước.
Tuy nhiên, đấy cũng là một đức tính có chút gì đó đáng lo ngại, bởi vì nó dẫn tới một tác động ngược, nghĩa là sẽ chẳng có ai cảm thấy phải cố gắng để làm cho quả thực mọi cái sẽ tốt hơn. Tôn trọng luật giao thông? Hạn chế xài túi nilon? Hạn chế việc xả rác? Để làm gì, khi mà hai mươi năm nữa đằng nào mọi thứ cũng đều tốt hơn. Khi mà tất cả chúng ta đều giàu có. Dĩ nhiên sẽ nảy sinh ra câu hỏi, ở đâu trong vòng hai mươi năm nữa bất chợt nảy sinh ra một thế hệ những con người có đạo đức và đi xe trên đường phố theo đúng luật quy định, nếu như NGAY TỪ BÂY GIỜ khi họ đang còn là trẻ nhỏ đã học được những điều ngược lại: Chỉ những ai vị phạm càng nhiều luật lệ họ mới có thể đến được nơi mình muốn đến.
Về mặt này những người Đức kỹ tính dĩ nhiên đã đi trước một bước: không có niềm tin sâu sắc, rằng việc vượt đèn đỏ là điều báo hiệu sự sụp đổ của phương Tây, và ngay ngày mai tất cả các thành phố có thể sẽ phải chết một cách đau khổ trước mối hiểm nguy từ những hạt bụi siêu nhỏ, tất nhiên sẽ không dễ dàng gì trong việc làm theo những quy tắc nghiêm ngặt tương ứng. Điểm nhấn mạnh ở đây đó là việc hiện thực hóa, bởi vì ở Việt nam thực ra đâu có thiếu các quy định và luật lệ. Chính thức mà nói, tất cả mọi thứ xảy ra trên đường phố ở đây gần như đều bị cấm, và theo như hiểu biết của tôi, luật môi trường của Việt Nam thuộc vào loại nghiêm khắc trên thế giới. Chỉ có điều chẳng hề có ai quan tâm đến.
Đồng thời sự lạc quan về tương lai của nhiều người Việt Nam cũng có thể giải thích được, nếu người ta nhớ rằng suốt trong 30 năm qua, trên thực tế, mỗi ngày mỗi một thịnh vượng hơn, và nhiều vấn đề tự nó đã biến mất. Các bước nhảy vọt mà đất nước này đã làm được kể từ cuối thập niên 80 đến nay, đối với người châu Âu có lẽ họ sẽ không tưởng tượng nổi.
Mặc dù vậy, tôi vẫn nghi ngờ không biết liệu Hà Nội trong vòng 20 năm nữa có thực sự trở thành một dạng Singapore của người Việt. Với những con đường, mà người ta có thể ăn uống bên cạnh đó, những con đường trên đó các phương tiện giao thông nhẹ nhàng và thông suốt lướt đi, và nơi mà cứ cách 50 mét lại có một trạm xe buýt tại đấy khách đi xe có thể trả tiền bằng thẻ chip. Mặt khác, bản thân người dân ở Singapore cũng đã nói, rằng trước kia tất cả mọi thứ cũng rất hỗn loạn, và giờ đây họ không thể biết chính xác liệu con gà có trước hay quả trứng có trước: Trước tiên là có sự giàu có, và chỉ sau đó mới là tử tế và kỷ luật? Hoặc sự giàu có có được là do trước đó đã có ít nhiều tử tế và kỷ luật?
Số đông người Việt Nam rõ ràng đã tin vào cái đầu tiên, còn người Đức có lẽ sẽ ủng hộ nhiệt liệt cái thứ hai.
Hai mươi năm sau tôi sẽ quay lại đây lần nữa, và sẵn sàng đánh cược về thời gian này.
29-12
TT&VH có bài nói về một rừng biển cấm ở Hồ Gươm—62 biển. Trong số này, biển nhỏ cỡ 30.25cm 46 chiếc. Lại có bẩy bảng cỡ 1.1,5m, với nội dung như sau.
NỘI QUY
Khu vực Hồ Hoàn Kiếm
1. Không cởi trần, mặc quần áo lót tập thể dục trong thời gian từ 7h00 đến 21h00.
2. Không dẫm lên thảm cỏ, không ngắt hoa, bẻ cành, hái quả,không leo trèo,vẽ khắc lên tượng đài và các công trình kiến trúc.
3. Không cãi chửi, đánh nhau, say rượu bia... có những hành vi thiếu văn hóa, gây mất trật tự công cộng.
4. Không nằm nghỉ trên ghế đá vườn hoa.
5. Không viết, dán, treo nội dung quảng cáo, rao vặt trên cây, ghế đá, trên tường, trạm điện thọai công cộng...(nếu không được phép của cơ quan có thẩm quyền).
6. Cấm đi, để xe đạp, xe máy, vứt rác, phế thải, phóng uế đại tiểu tiện, đá bóng, đánh cầu lông, thả diều, chơi cờ tướng.
7. Cấm tắm giặt, rửa ở các đài phun nước, không phơi quần áo, chăn màn lên cây, ghế đá, để các vật dụng làm mất mĩ quan ở khu vực Hồ Hoàn Kiếm.
8. Cấm câu cá, chăn thả gia súc, vật nuôi và săn bắt chim thú.
9. Cấm bán hàng rong, kinh doanh dịch vụ, đeo bám khách du lịch để ép mua, ép bán, xin ăn, xin tiền
Tôi nghĩ linh tinh:
-- các biển cấm thật chẳng khác gì loa phường, nó lải nhải thế vì nó vẫn cần.
-- hóa ra người mình luôn biết thế nào là phải, nhưng cái phải đó nó lại không đủ sức chi phối người ta. Người ta cứ làm bậy thoải mái
Một câu của Phan Bội Châu:
Hương nguyện là giặc của đạo đức. Kẻ giả đạo đức bề ngoài cung kính cẩn nghiêm mà kỳ thực sẵn lòng hòa đồng với lưu tục a dua với kẻ hương nhân bỉ tiện.
Là thầy đồ quê biển hiệp học đạo thánh hiền chỉ làm cho hẹp đạo, uốn nghĩa lý của thánh hiền cho vừa cái tầm nhân cách nhỏ nhen của mình.
2010
2-1
2009 có vụ dân bẻ hoa anh đào, sau đó làm lại, quanh cành anh đào người bảo vệ ken đầy đến nỗi không ai muốn xem nữa.
Đêm 31-12-09 chờ đón 1-1-10 có vụ Hội hoa chen chúc. Một số người có vé không vào được. Phải hoãn cho dân vào hôm khai mạc. Nhưng đến ngày chấm dứt Hội thì lại xảy ra cảnh cướp hoa đến nỗi người nước ngoài phải kêu lên “ điên khùng “( crazy)
Đọc tin trên có lúc tôi thấy nhớ những những đám đông Hà Nội hồi trước sau 1960. Lúc ấy, người ta lòng đầy thành kính. Ngày nay, những đám đông đó không còn nữa.
8-1
Nguyễn Quang Thân đặt v/đ từ nay đừng tổ chức những Hội hoa làm gì, tết nhất quay về cho dân đi lòng vòng quanh Bờ Hồ như ngày xưa cho xong.
Hóa ra lại cái tâm lý hoài cổ.
Nhảm nhất là một bài trên TT&VH, ký Đông Kinh, nói rằng nên thông cảm với những người cướp hoa. Vì họ yêu hoa quá. Yêu là một cảm giác lành mạnh. Nên cướp cũng chẳng sao. Cũng giống như ở quê hương tác giả (ĐK), các cụ già đi ăn cỗ thường chỉ ăn một chút rồi lấy phần về cho cháu. Một cảm giác nhân bản ẩn kín đằng sau cái vẻ ngoài nhếch nhác. Tóm lại là cướp hoa nên được tha thứ!
Chợt nhớ câu chuyện về Mạc Đĩnh Chi sang Tàu thấy bức tranh treo có con chim sẻ đậu trên cành trúc, vẽ giống quá tưởng thật, chạy ra vồ con chim sẻ đó. Chữa thẹn, vò xé bức tranh và giải thích: Cây trúc tượng trưng cho người quân tử, chim sẻ tượng trưng cho kẻ tiểu nhân. Không thể để chim sẻ đậu trên cành trúc, nên tôi xé đi.
9-1
Trả lời phỏng vấn về v/đ bôi bẩn trên tường, chợt nghĩ, toàn bộ xã hội VN là đang trong giai đoạn chuyển đổi từ nông thôn lên đô thị. Việc gì dựa vào đây cũng giải thích được hết. Ví dụ chuyện loa phường. Thì cũng là do trước kia ở nông thôn có được cái loa đã thấy văn minh lắm. Nay không thích hợp.
Sở dĩ có chuyện bôi bẩn quảng cáo trên tường vì người ta không có chỗ để thông tin. Đời sống dân sự cần những thiết chế thông tin mà một ít tối thiểu ở ta cũng không có.
10-1
VNN đưa tin về các làng nghề : “80% cơ sở dùng công nghệ những năm 80. Trong 2.000 làng nghề có tới 1.400 làng ô nhiễm. 20 năm tăng trưởng kinh tế liên tục, cứ tăng 1% GDP mà không có chiến lược thì sẽ mất đi 3%", Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên từng nói trước Quốc hội.
Có mấy bài viết về tăng trưởng kinh tế nêu rõ, kiểu tăng trưởng của ta là càng tăng trưởng càng lạm phát ( vì muốn tăng nhanh thì phải nhập kỹ thuật mới. Mà đây chỉ là một lý do, chứ trong thực tế còn nhiều lý do khác)
Nhưng người ta vẫn chỉ duy nhất nhớ tới tăng trưởng thôi, tăng trưởng với bất cứ giá nào. Lại nhớ chuyện hồi chiến tranh. Người ta đưa ra hình ảnh, thế ra các anh vì muốn giải phóng con chim mà sẵn sàng đốt cả cái lồng ư?
Còn ngày nay, tôi dự đoán hẳn có những cuộc đối thoại
” Đồ dân ngu! Ta sẽ làm cho các người giàu có. Không sướng à.”
”Ư ư … Thưa ông, chúng tôi không thành người nữa”
“ Vớ vẩn ! Vì sự giàu có của các anh, tôi có quyền buộc các anh khổ sở, cay đắng.”
2-2-10
Xưa dân mình ở ngay trong làng chứ có ai thích ở ven đê. Đoạn đê ven sông Hồng gần nhà tôi cũng bị xem thường vậy, trước kia nhà cửa lưa thưa lắm. Hồi chiến tranh có thêm một ít túp lều ở tạm của những công nhân bến phà. Một thứ phố không ra phố ngõ không ra ngõ. Thế nhưng bây giờ nó lại trở thành một thứ mặt tiền trông ngay lên đê. Và người ta cứ đi tạm bằng một thứ đường xá gập ghềnh khúc khủyu. Từ cuối tháng chạp 2009 thì có kế hoạch làm lại. Một đoạn đường độ hai cây số mà làm cả tháng chưa xong. Đường cứ ngổn ngang như đường xá thời chiến.
Xe đạp tôi có cái chân chống, chân chống cần một cái lò so. Thời buổi này xe cải tiến nhiều riêng cái lò so chân chống vẫn cũ, nên không làm được cái việc được giao, không giữ nổi chân chống. Phải thay. Nhưng đi hỏi thì người chữa xe bảo tôi có thay cũng vẫn thế thôi, tòan lò xo thép non chóng ải.
2-2-2010
Bài của Lê Đăng Doanh trên SGTT số Tết Canh Dần
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (2006), 76% tổng tài sản quốc gia của nước ta là tài nguyên (đất, rừng, gỗ...), 20% là tài sản vật chất đã xây dựng được (cầu đường, bến cảng...) chỉ có gần 7% tài sản là tri thức, con người được đào tạo, thể chế... trong khi ở các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD có thu nhập trên 10.000 đôla Mỹ/ người, tỷ lệ tài nguyên chỉ là 2%, tài sản 17% và tri thức là 80%. Riêng ở Nhật Bản, tài nguyên chiếm chỉ hơn 0% một chút mà thôi.
Từ năm 2006 đến nay, Việt Nam đã tụt 11 bậc trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu.
5-2-10
Tết này một tờ báo nhờ tôi viết về chuyện tiền bạc.
Vợ tôi bảo, cả kiếm tiền lẫn tiêu tiền anh đều không biết , viết sao được
Tôi nghĩ mình biết một cái khác : trước kia thì xã hội là tập hợp của người lính – lính với nghĩa làm theo lệnh trên. Còn ngày nay thì cả xã hội là tập hợp của ngững người đi kiếm tiền—chả ai có nghề gì cả. Nhưng tất cả đều lao lên phía trước.
10-2
Tết này, nhiều gia đình có người ở nước ngoài về. Người nào cũng nói làm ăn khó khăn. Thư em tôi kể là cửa hàng của Thư có khi cả buổi chiều không có ai vào. Chả là lâu nay bọn Thư cũng chỉ có thứ hàng tầm tầm bán cho đám dân Đức nghèo, cho người già. Nay thành phố của Thư dân bỏ đi nhiều.
Chú Cường em vợ tôi thì kể người ta khinh người Việt lắm, đến nỗi không dám để vợ con ở đấy sợ họ trông nhếch nhác, họ không vào mua nữa.
13-2
Thấy xuất hiện nhiều ý kiến về Cải cách cơ cấu kinh tế. Nhưng cải cách là gì. Đây là câu trả lời của Vũ Minh Khương trên TVN 13-2
Cải cách cơ cấu là nỗ lực tổng hợp của toàn xã hội, trong đó chính phủ đóng vai trò trung tâm, nhằm nâng cao mạnh mẽ năng suất lao động (NSLĐ) và hiệu quả sử dụng nguồn lực, tăng thêm việc làm, kiến tạo nền tảng lâu dài và thuận lợi hơn cho công cuộc phát triển.
Tâm điểm của cải cách cơ cấu là tăng năng suất, được đo bằng giá trị gia tăng tạo ra trên mỗi đơn vị nguồn lực (bao gồm lao động, vốn, và đất đai) ở mọi ngành nghề và cấp độ, từ cá nhân đến doanh nghiệp, từ địa phương đến toàn bộ nền kinh tế.
Tôi không thể hiểu sao cải cách lại là nỗ lực tổng hợp nhằm nâng cao năng suất lao động , hoặc tâm điểm là tăng năng suất. Tôi tưởng tâm điểm của cải cách phải là tháo cơ cấu cũ ra lắp nó vào theo cách khác chứ. Còn năng suất là chuyện hiệu quả của cải cách, tức một viẹc khác
15-2
Có hai tin ngồ ngộ trong ngày Tết.
Một là ở Nha Trang, dân vượt cả cổng chính mang xe máy vào quần nát nghĩa trang, trong không khí người chen chúc đi viếng mộ.
Hai là Văn Miếu ngày mồng hai thành nơi du xuân. Người ta không đến các công viên để vui chơi nữa. Người ta chỉ đi cầu may. Theo ghi nhận của phóng viên VnExpress.net, trong số những chữ được ông đồ cất bút viết, chữ Đỗ Đạt được giới trẻ đến xin dịp này nhiều nhất. Tất cả đều hy vọng sờ được đầu rùa, xin được chữ đầu năm và thành kính trước trước danh sư Chu Văn An sẽ gặp được nhiều điều "hên".
Nên nhớ là trong lúc này, đám trí thức cỡ bự như ông Hoàng Ngọc Hiến đua nhau bàn về minh triết. Ông Chu Hảo thì gợi ý phải có những bước nhảy vọt, những đột biến.
Tôi nhớ không khác gì không khí bói tóan hồi 1974, vụ ông Chưởng Cần.
Thỉnh thoảng giữa những bài cầu may cũng có những ý tưởng lạ. Như trong một bài huyên thiên về triết lý cổ, tôi thấy người ta trưng lên một nhận xét
Không có THỰC mà muốn THÀNH bằng mọi giá thì họa khôn lường
Còn đây câu của Balzac thường được HNH trích dẫn coi như minh triết sáng láng
"Người mà không có gì là kẻ không ra gì".
Tôi thiên về những phát biểu duy lý kiểu như
Ngô Bảo Châu:“Toán học là ngôn ngữ cho phép ta mô tả thiên nhiên. Người ta nhiều khi lầm tưởng mà than thở rằng mắt mình không tinh, tai mình không thính mà quên cái mấu chốt là ngôn ngữ của mình què quặt”.
22-2
Một ý nghĩ đã manh nha từ nhiều năm đến nay thấy rõ hơn: với người Việt Tết là dịp để buông thả. Lúc nào chúng ta cũng mệt mỏi cũng muốn làm bậy, muốn phá phách.
VN Express Đánh nhau ở chợ Chuộng Đông Hoàng Đông Sơn Thanh Hóa Hầu hết người dân ở đây cho biết, từ xưa, tham gia phiên chợ thanh niên đã đánh nhau rồi, không đánh nhau thì không có may. Nếu đám đánh nhau chạy vào làng nào thì năm đó làng ấy sẽ làm ăn phát đạt. Càng đánh nhau to thì may mắn càng lớn.
24-2
Từ nước ngoài, Khánh Ly nói về với bè bạn, trong đó có cái ý: trẻ ở hải ngoại ở trường thì vào thư viện, còn ở trong nước thì ra tiệm karaoke.
12-3
Trong hai tháng đầu năm số diện tích rừng bị cháy bằng cả năm 2009.
Bài trên TT 11-3 có tên: Lo tăng giá buồn lễ hội
Riêng đoạn tả lễ hội kể mọi người đua nhau đi lễ bái, vào trong đền chùa rồi thì hôi hả tranh cướp những thứ được coi là thiêng liêng. Phải có tuyến riêng ưu tiên cho quan chức. Mà rồi chỉ riêng quan chức cũng đông quá và cũng tranh nhau. Các nhà xã hội học hoặc sử học (đây là các ông Nguyễn Văn Huy, Nguyễn Quang Ngọc ) bảo rằng dân trí đang ảnh hưởng quan trí. Còn các nhà dân tộc học nói rằng tôn giáo ở ta mất đi sự thiêng liêng và biến thành tà thuật, đồng thời thành hàng hóa
14-3
Sau Tết lại chuyện trẻ em bỏ học. Một tờ báo nói rõ bọn trẻ bảo đi học chả được cái gì. Thà đi mót củi đẩy hàng thuê còn nghĩ có lúc có cái điện thoại di động, cái xe máy.
(đọc thêm : Cho con bỏ học vì thấy học không để làm gì !)
15-3
Một đám cháy bùng lên ở một chung cư. Tôi nghĩ nó là nằm trong cái sự hỗn loạn lung tung của nước mình. Tất cả rối tung cả lên. Vì đây là lỗi hệ thống.
Bắt đầu soát xét lại. Hóa ra trên thế giới này, nhà cao tầng thì ống rác phải làm bằng chất chống cháy. Ở VN thì người ta tha cho nhau từ lâu rồi
17-3
Bài về bạo lực trong xã hội Việt của tôi lẽ ra phải thêm các chi tiết: truyện Chém treo ngành của Nguyễn Tuân và các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp.
23-3
Cầu Thăng Long chữa xong, phát hiện ra nhiều vết nứt có chỗ thọc được cả tay vào. Hoặc ở Nam Bộ có nơi làm những giếng ngầm chi phí hàng tỉ, nay mới phát hiện ra là ở dưới không có mạch và từ khi khành thành đến giờ-- đã mấy năm nay, chưa bao giờ có nước.
Tôi hay nói con người suy thóai ở khía cạnh họ hư hỏng dối trá càn rỡ. Tôi muốn nói thêm họ mất đi cái phần rất cơ bản: họ không chịu làm việc. Không có những người kỹ càng trong công việc và thiết tha với một việc nào đó, coi đấy là lẽ sống của mình. Người nào cũng nhấp nhổm ngóng xem có ai được cái gì hơn mình không, chỉ sợ không hư hỏng thì thiệt
Báo Tuổi trẻ cười đọc hộ rằng người ta viết ở đâu đó, có tới 30% cán bộ nhà nước toàn ngồi chơi xơi nước, không có việc làm cụ thể
Còn một quan chức của Viện nghiên cứu kinh tế thì bảo rằng nước ta có tới 63 nền kinh tế khác nhau, trong đó nền kinh tế nào cũng tự cho mình là nhất
Một tin trên Nông thôn ngày nay: hơn một tỉ USD đã được người Việt gần đây chi để mua Iphone.
10-4
Trả lời phỏng vấn SGTT thứ sáu 9-4 trên TVThủy có một câu được báo trích ra in đậm: “Đất nước ta có không biết cơ man những người có tấm lòng ái quốc, hãy vì hậu thế mà đối xử tử tế với họ, cho dù họ ái quốc theo cái cách của họ “ Tôi thấy ông T. hiểu đời sống hơi trừu tượng, sự thực là:
1/ Lòng yêu nước mỗi thời mỗi khác. Đất nước đã chuyển giai đoạn và mỗi giai đoạn có chuẩn riêng. Có những người hôm qua là người yêu nước. Tổ quốc nhân dân phải biết ơn họ. Song để họ tiếp tục hành động theo cái logich của chiến tranh thì không đươc. Nhân danh mình đã là người yêu nước hôm qua rồi muốn làm gì thì làm, làm bừa làm bãi có hại cho đất nước thì tức là có tội .
2/ Vì vậy không nên kêu goi “ đối xử tử tế với họ ” một cách chung chung. Nếu muốn đền đáp công ơn của họ, xã hội nên để cho họ nghỉ ngơi đứng riêng ra chỉ ngồi đó mà chữa bệnh và “ trở lại làm người bình thường” thôi.
Nhưng xã hội lấy sức đâu để làm thế bây giờ?
Phan Châu Trinh : “Không nên trông người ngoài, trông người ngoài là ngu. Không nên bạo động, bạo động thì chết. Tôi chỉ có một lời để nói với đồng bào, không gì bằng học.” (bài diễn thuyết ‘Hiện trạng vấn đề’ tại trường Đông Kinh Nghĩa thục 1907).
16-4
Cuộc đời có cái vẻ gì đó như là đồ giả. Cái giả lại đang hiện ra y như thật. Từ trên mạng tôi đọc được một thông tin như thế này :
Tại sao phố cổ Hà Nội bị từ chối công nhận là di sản văn hóa thế giới ?
15h Paris tức khoảng 22h Hà Nội ngày 12-4-2010,
tại Paris, Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục của Liên hiệp quốc (Unesco) đã chính thức từ chối công nhận Phố cổ Hà Nội là di sản văn hóa thế giới. Trong thông cáo chính thức, Tổng Giám đốc UNESCO, bà Irina Bokova cho biết: "Unesco đã có những điều tra độc lập và không tìm thấy bất cứ bằng chứng nào chứng tỏ Hà Nội có những di sản như hồ sơ mà họ đã đệ trình". Quyết định của Unesco đã giáng mạnh vào tham vọng của Hà Nội khi thành phố này chuẩn bị mừng đại lễ 1000 năm tuổi với sự tham gia của chính Unesco. : Chỉ riêng trong năm 2009, Unesco đã công nhận không gian văn hóa Quan họ Bắc Ninh và Ca trù là di sản văn hóa phi vật thể. Unesco cũng đã đồng ý tham gia đại lễ hội nhân sự kiện 1000 năm Thăng Long, tuy nhiên, những cuộc điều tra và khảo sát và độc lập của Unesco cho thấy riêng đối với Khu phố cổ Hà Nội, không có bất cứ bằng chứng gì chứng tỏ khu phố này đã từng tồn tại hàng trăm năm nay. Bà Bokova trả lời phỏng vấn PV TTXVH tại Paris.
PV: Nhưng thưa bà, những khu phố cổ của Hà Nội hiện vẫn đang tồn tại?!
Bà Bokova: Với tư cách đứng đầu cơ quan Unesco, chính tôi đã trực tiếp tới Hà Nội. Hà Nội chỉ còn lại những nhà vệ sinh thật cổ, và cũng "thật khổ". Kiến trúc những ngôi nhà tại các tuyến phố Hàng Than, Hàng Lược, Hàng Giấy, Hàng Đậu...có vẻ là kiến trúc hộp diêm, nhưng thực chất nó đã được làm mới. Không có một công trình cổ nào lại có màu hồng hoặc màu xanh.
PV: Thưa bà, nhân dịp đại lễ 1000 năm, Hà Nội đang tu bổ lại các di tích cổ để chúng sạch sẽ và đẹp hơn mà thôi
Bà Bokova: Tôi hiểu những điều các bạn đang làm, nhưng điều đó thực chất lại đang giết chết yếu tố thời gian của di tích. Trên thế giới hiện có 2 cách bảo tồn: Thứ nhất, người ta giữ nguyên trạng di tích, cố gắng tạo cho chúng một môi trường tốt nhất chứ không động chạm tới di tích. Thứ hai, là cách mà các bạn đang làm, tu bổ, thay thế gần như là một sự làm mới. Thật khó có thể chấp nhận một ngôi chùa với toàn gạch men được giới thiệu đã 400-500 năm tuổi, một ngôi nhà trăm tuổi có màu vàng nhạt và mới kính coong; Hoặc một tháp nước có màu xanh da trời.
PV: Nhưng không trùng tu thì di tích sẽ biến thành phế tích, không sơn sửa lại thì di tích trông sẽ rất bẩn thỉu.
Bà Bokova: Nhưng nếu các bạn, gọi theo cách của người Việt là "vôi ve" khu phố cổ, thì sẽ phải đóng hộp quần tây-cà vạt cho vua Lý Thái Tổ?
PV: Thế còn Tháp rùa, thưa bà, nom nó vẫn cổ kính đấy chứ?
Bà Bokova: Vâng. Đã có nhiều ý kiến nói Tháp rùa thực chất chỉ là một ngôi mộ. Unesco coi trọng tất cả các di tích cổ, chứ không phân biệt tính chất của di tích. Ngay tại quê hương Bulgari của tôi 2 di tích được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới đều là các công trình lăng mộ. Quần thể các công trình tôn giáo được đục trong đá tại làng Ivanovo và Mộ người Thrace ở Kazanlak. Riêng đối với Mộ người Thrace, tôi có thể tự hào nói rằng trong đó vẫn còn giữ được những bức tranh cổ được coi là những tuyệt tác nghệ thuật của Bulgari từ thời Hy Lạp cổ và được bảo quản tốt đến ngày nay. Chúng tôi hoàn toàn không hề vôi ve hay trùng tu kiểu làm mới như các bạn mà vẫn có thể giữ gìn được. Xin lưu ý đây là ngôi mộ được xây từ thế kỷ thứ 4 trước công nguyên. Còn Tháp rùa của các bạn đã được "vôi ve" từ cách đây 20 năm, cùng đợt với một ngôi chùa khác là Trấn Quốc.
PV: Xin nhắc lại câu hỏi, thưa bà, Tháp rùa vẫn giữ được vẻ cổ kính đấy thôi?
Bà Bokova: Tôi đã đến chiêm ngưỡng Tháp rùa và trực tiếp sờ tay vào những bức tường. Tôi xin nói thật, có vẻ nó đã được sơn bằng loại sơn không đạt chất lượng nên chỉ 20 năm nó đã có vẻ... cổ kính. Nhiều người trong Ủy ban điều tra độc lập cho rằng Tháp rùa chỉ có tuổi thọ là 20 và vẻ cổ kính là ngẫu nhiên khi chất lượng vôi ve thấp và được làm cẩu thả một cách tình cờ. Khi đến Hà Nội, tôi được Ủy ban Unesco Việt Nam giới thiệu những tấm ảnh Tháp rùa được các viên chức người Pháp chụp hồi đầu thế kỷ nhưng chúng tôi không tìm thấy sự liên quan giữa ngôi tháp trong ảnh và ngôi tháp mới hiện đang tồn tại. Hơn nữa, về mặt giá trị kiến trúc, trong sách Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội, từ năm 1971, tác giả Hoàng Đạo Thúy cũng đã đánh giá: "Bang Kim biếu Tây cái tháp Rùa. Cái tháp này nhìn mãi cũng quen mắt, nhưng dưới thì cửa lối gô-tích, trên thì nóc vụn vặt, kiến trúc không ra lối gì". Còn chùa Trấn Quốc. Nói thật tôi thấy cách thức trùng tu kiểu xây mới và việc bố trí những bộ bàn ghế gỗ trong hiên nom ngôi chùa này giống với một quán cà phê hơn.
PV: Thưa bà, không lẽ phố cổ không còn chút ấn tượng nào đối với bà? Không lẽ hơn 50 tỷ đồng bỏ ra để làm mới di tích cho du khách lại khiến những người nước ngoài không thích?
Bà Bokova: Câu trả lời thứ hai có thể nói được ngay: Không ai thích ở những ngôi nhà mới sáng choang và toàn mùi sơn nhưng lại rúm ró chật hẹp như thế cả. Người ta sẽ chỉ ấn tượng khi chiêm ngưỡng và hít thở sự cổ kính của di tích. Còn ấn tượng của tôi thì lại nằm ở sự ngạc nhiên với cách sống, thích nghi và đầy sáng tạo của cư dân phố cổ. Thật thích thú khi đi trên phố Hàng Bạc chúng tôi bất ngờ bắt gặp một nhà vệ sinh trên ban công tầng hai. Nếu các bạn gìn giữ được những di tích này, hy vọng trong tương lai, Unesco sẽ xem xét lại việc công nhận cho Hà Nội.
Đọc mà cứ như bắt được của. Có thế chứ, tình hình VN thế nào hóa ra Tây họ biết cả.
Đến mấy hôm sau mới ngã ngửa người ra, ai đó đã bịa ra tài liệu này, chứ HN có làm đơn đề nghị công nhận là thành phố cổ đâu… Chỉ có điều người bịa giỏi quá thạo tình hình quá , bịa mà như thật.
20-4
Báo SG tiếp thị mấy lần đưa tin có dính tới chữ ảo . Xuất khẩu ảo. Ta có xuất gì mấy đâu, chỉ toàn gia công cho nước ngoài. Thất nghiệp ảo, nhiều người thợ bỏ việc vì lương thấp quá. Trong khi đó, các xí nghiệp lại luôn có nhu cầu kén thợ.
Lại còn có tin người chửa giả nữa cơ mà.
Từ chỗ chỉ có khoảng 100 trường đại học nay có tin có tới 300- 400 trường gì đó. Mà chất lượng thì thấp đến mức với nhiều trường, người ta đang đặt v/đ giải tán.
Tôi nghĩ đến câu chuyện trong Trạng Quỳnh: Thi với sứ Tầu. Cần đánh một tiếng trống vẽ ngay ra một con vật ư? Trạng chấm đầu ngón tay vẽ được cả chục con một lúc.
24-4
Một chủ đề chung: sự phát triển chỉ còn hiện ra ở số lượng. Có phải là giống như ung thư chăng? Chủ đề này thấy ở mọi khu vực .
Một cách nói chung về văn hóa VN : Kiến trúc VN chỉ là phiên bản nhợt nhạt của kiến trúc thế giới
Trên TT&VH có bài ghi lại những hình ảnh quảng cáo mà giới quảng cáo VN chép của nước ngoài. Phim truyền hình thì có loại Việt hóa chuyện Tây thành chuyện ta.
Một chủ đề nhất định phải viết: lúc muốn hội nhập thì ta đã không thể hội nhập
25-4
Ở một làng Hải Dương dân đi rước nước. Vì nước đục quá không ăn được và không biết làm sao có nước trong. Các cụ già ăn mặc xanh xanh đỏ đỏ như trong đám hội ngày xưa. Đám rước vẫn có đủ nghi thức của một cuộc diễu hành hiện đại, nhưng con người thì yếu đuối quá cổ lỗ quá.
Bên cạnh nhu cầu dông dài hưởng thụ thì trong sự quay cuồng vì lễ hội hiện nay, cộng đồng đang trình ra bộ mặt lúng túng của mình. Không ai biết chúng ta sẽ đi đến đâu và ai sẽ giải cứu cho chúng ta hết. Còn tự tin ư, đang là một của hiếm, cái sự tự tin trí tuệ. Chỉ còn sự tự tin càn rỡ là thừa thãi.
29-4
Một lời tâm sự của Ch.Fourniau, do Cao Việt Dũng trích trong blog Nhị Linh
"Trong suốt 10 năm cuối của những ngày tôi lưu lại Việt Nam đã có lúc tôi lo lắng về sự thành công của cái man rợ đối với nền văn minh của đất nước này khi chứng kiến những cái mà thị trường đã du nhập vào đây, thế nhưng, tại sao dân tộc Việt Nam đã thành công trong việc giữ gìn bản sắc của mình trải qua gần như cả một thế kỷ thuộc địa, chẳng lẽ lại có thể bất lực trong việc làm chủ những mối quan hệ với bên ngoài mà chính nó mong muốn?"
Trong clip một giờ sử ở phổ thông. Cô giáo lên bổng xuống trầm thánh thót. Còn học sinh thì cười ồ cả lên. Tôi dự đoán : trong tiềm thức các em-- một cách nhanh nhạy kỳ lạ-- thấy xảy ra một quá trình đối chiếu giữa điều cô giáo nói và quá trình xẩy ra hàng ngày. Và tiếng cười cất lên tự nhiên như một sự từ chối.
Tôi không muốn chép lại đây những câu văn buồn cười của các em. Liệu tôi có rơi vào ngụy biện không nhưng có vẻ như Freud đã chi phối tôi khi cảm thấy vẫn có sự giống nhau giữa những điều trẻ viết trong các bài sử để nộp thầy cô giáo ấy và những điều chúng ta vẫn nói trên đài trên báo, cả hai đều không chắc đã là sự thật như nó vốn vậy. Cái nọ đẻ ra cái kia.
1-5
Dẫn từ Đất Việt 30-4
Mặc những lời mời gọi tha thiết đến thăm Hà Nội - thành phố nghìn năm tuổi, lượng khách du lịch đến thành phố này trong quý 1 vừa qua vẫn giảm 7,2% trong khi cả nước tăng 30,6%.