VƯƠNG-TRÍ-NHÀN

'Cảm ơn Pháp về Ngô Bảo Châu'

Ngô Bảo Châu được tặng giải Fields, một thứ giải Nobel trong toán học khiến cả xã hội hào hứng ca ngợi trí tuệ Việt nam, thiên tài Việt Nam.
Nhưng tôi tưởng lúc này chúng ta nên có lời cảm ơn nước Pháp, nền văn hóa Pháp, nền khoa học Pháp. Những bước đi ban đầu là cực kỳ quan trọng và việc Ngô Bảo Châu lớn lên ở Hà Nội cũng nói lên một cái gì đó trong tiềm năng toán học của người Việt. Nhưng nếu không có việc sang Pháp làm việc và học hỏi thêm thì mọi chuyện với Ngô Bảo Châu sẽ ra sao? Tạm ví thô thiển như sau: Đến được trình độ khoa học như Ngô Bảo Châu cần qua mười bậc và ở quê hương, nhà tóan học đã bước được đến bước thứ bẩy thứ tám gì đó(?). Nhưng theo tôi hiểu, hai bước sau cùng mới là quan trọng, vì không có nó thì tám bước đầu tiên cũng là vô nghĩa. Tôi biết rằng ở thế hệ tôi cũng như các thế hệ trước, cũng đã có những người có được tám bước đầu tiên, nhưng vì không có điều kiện học hỏi và làm việc trong những nền khoa học hàng đầu - tức là sống trong môi trường văn hóa hoàn chỉnh hơn, có một trình độ phát triển cao hơn-- nên không có được hai bước tiếp. Viết về một cuộc đấu tranh, Chế Lan Viên từng có hai câu thơ nói tới cái tình trạng nghịch lý : Vinh quanh nhất là những người chiến thắng Vinh quang hơn là những kẻ đi đầu
Sau khi tự hào về chính mình, nếu muốn công bằng, phải ghi nhận ngay những tác động thêm vào từ bên ngoài. Vương Trí Nhàn
Tôi có cảm tưởng ở đây, trong việc xác lập những nhân tố có ảnh hưởng quyết định tới một sự việc như thành tựu của Ngô Bảo Châu, cũng có tình trạng tương tự. Vinh quang trước tiên đất nước đã đẻ ra Ngô Bảo Châu. Nhưng cũng phải giành phần vinh quang cho đất nước đã đóng vai trò bệ phóng, giúp ông hoàn thiện, giúp ông trở thành Ngô Bảo Châu hôm nay. Chính Bấm Ngô Bảo Châu trong blog của mình cũng đã nhắc qua tới cái ý này. Nhìn lại lịch sử thì thấy các nền văn hóa lớn như văn hóa Trung Hoa lẫn văn hóa Pháp tác động tới ta không chỉ trên bình diện tổng quát - là thúc đẩy sự hình thành và làm thay đổi diện mạo của văn hóa Việt Nam - mà trong nhiều trường hợp còn trực tiếp góp phần làm nên nhân cách những con người cụ thể là các nhà văn hóa gốc Việt. Phạm Xuân Ẩn mấy năm trước đã nói trong ông không chỉ có văn hóa Việt Nam mà còn có văn hóa Mỹ. Trong Đặng Thái Sơn có sự đóng góp của văn hóa Nga. Một trong những nhà nghiên cứu văn hóa, nghiên cứu khoa học xã hội thứ thiệt ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, nhà nghiên cứu đạt chuẩn quốc tế là Nguyễn Văn Huyên - không chỉ là hiện tượng văn hóa Việt Nam mà còn là hiện tượng văn hóa Pháp. Bao nhiêu nhà nho trí thức ở ta thành đạt, có thể phò vua giúp nước, kể cả giúp kế sách cho công cuộc chống ngoại xâm, một phần là nhờ thấm nhuần văn hóa Trung Hoa. Sau khi tự hào về chính mình, nếu muốn công bằng, phải ghi nhận ngay những tác động thêm vào từ bên ngoài. Môi trường giúp cho sự hoàn thiện là cái thường thiếu ở VN. Ta không thể hoàn chỉnh nếu không có người. Một cách nghĩ như thế nếu với cả cộng đồng là khôn ngoan và hiểu biết thì với mỗi người tôi tin nó cũng giúp ta tìm ra cảm giác thanh thản và bền bỉ hơn để tiếp tục những nỗ lực nho nhỏ trong cuộc sống. Mà đây cũng là một nội dung cần nói với lớp trẻ, chuẩn bị cho lớp trẻ biết hướng ra thế giới học hỏi thế giới. Tức là ngay từ bây giờ phải nghĩ lúc nào đó dân tộc này sẽ có thêm những Ngô Bảo Châu mới. Không chỉ dừng lại ở cảm giác tự hào về những thành tựu của dân tộc mình mà còn biết rõ các cộng đồng khác các dân tộc khác đã giúp đỡ đã cộng tác với mình thế nào …đó là biết sống, mà đó cũng là yêu nước.

Please Select Embedded Mode For Blogger Comments

أحدث أقدم