1. Sự tự phát hiện của di sản qua thời gian
Những năm đang còn chiến tranh, hay nói chung, khoảng từ 1986 về trước, mấy chữ di sản văn hoá đã hay được nhắc tới trong các chỉ thị nghị quyết, các văn bản chính trị và trên các phương tiện thông tin đại chúng. Lúc bấy giờ thuật ngữ này thường được hiểu theo nghĩa: một ít truyền thống của dân tộc, như tinh thần đấu tranh bất khuất, tinh thần đoàn kết, xả thân vì nghĩa lớn...
Gắn liền với mấy chữ di sản văn hoá người ta cũng đã nghĩ đến đền thờ vua Hùng, chùa Một Cột, chùa Yên Tử,... nhưng lúc bấy giờ các đơn vị vật chất này của di sản lại thường được hiểu một cách rất tượng trưng, chúng được nhắc tới không phải bởi chính giá trị của chúng mà vì những chùa, đền... ấy là biểu hiện cụ thể của những truyền thống tinh thần vừa nói ở trên. Thành thử, trên đại thể di sản lúc bấy giờ còn khá trừu tượng, tuy cũng là khá thuần nhất và nó lại luôn luôn được phủ lên một lớp sương huyền thoại xa xôi, bí ẩn.
Từ khoảng 1986 tới nay, cách hiểu về di sản của xã hội ta trở nên cụ thể hơn hẳn. Đi đâu cũng thấy đình chùa miếu mạo được sơn quét, trang hoàng tu bổ. Vào những ngày xuân, tiếng trống hội làng trở nên rộn rã khắp trên những vùng có truyền thống văn hiến. Ngày càng thêm có nhiều di sản lịch sử được công nhận. Ngoài ý nghĩa tượng trưng cho hồn thiêng của tổ quốc, di sản lúc này được xem đồng nghĩa với một thứ của cải vật chất lâu lâu bị bỏ quên, nay cần phải tận dụng. Nó có được cái công năng mà bấy lâu người ta không thể ngờ tới: nó có thể mang lại tiền của.
Có thể nói đây là một cách hiểu thông tục phổ biến hiện nay về di sản. Tuy cũng là một hiệu quả do tác động của công cuộc phát triển, song cách hiểu này chắc chắn có phần đơn sơ, nông nổi. Người ta không khỏi ngạc nhiên khi hàng ngày hàng giờ bắt gặp một quá trình mâu thuẫn:
Một mặt, việc khai thác di sản được triển khai đều khắp và rõ ràng là đang trở nên ồ ạt bừa bãi, do mang tính cách tuỳ tiện vụ lợi, làm mất giá trị khoa học đáng lẽ phải có (nhiều di tích được xếp hạng là do sửa chữa, thêm thắt, rồi xin xỏ, chạy chọt)
Mặt khác, thì hàng ngày hàng giờ thấy xảy ra tình trạng những di sản nổi tiếng, như Vịnh Hạ Long, tháp Chàm, chùa Tây Phương, chùa Trầm, tượng Tô Thị, khu kinh thành Huế...bị phá hoại: tượng bị ăn cắp; đá bị đem nung vôi; nhà cửa dột nát, hư hỏng. ấy là không kể đến bảy tám chục phần trăm di sản bị làm hỏng bằng cách biến thành những cơ sở để phô bày óc mê tín và trục lợi.
Sở dĩ quá trình song đôi vừa khai thác vừa phá hoại di sản này xảy ra đồng thời, bởi lẽ nhận thức về di sản hình thành tự phát, thiếu cơ sở khoa học, nhất là thiếu một chiều sâu cần thiết.
Đã đến lúc phải nói rõ: Di sản không chỉ là những của cải vật chất (có thể sinh lợi, như nguời ta đã nghĩ), mà còn là những của cải tinh thần, những thói quen những cách hiểu cơ bản của cộng đồng về xã hội nhân sinh, nó chi phối từng con người trong cuộc sống.
Và di sản không tồn tại ở dạng từng đơn vị riêng lẻ, không tách riêng vật chất tinh thần, mà là một hệ thống liên đới chằng chịt (Ví dụ, nếu người ta không hiểu chân giá trị của đình chùa về mặt văn hoá, mà chỉ a dua trong việc “yêu mến di sản” thì sẽ sẵn sàng làm bất cứ điều gì, thậm chí tô vẽ bịa đặt về đình chùa, tức là một cách làm phản văn hoá để kiếm lợi)
Dưới ánh sáng của phát triển, dẫu sao cũng phải thấy là nhận thức của chúng ta về di sản đã trở nên phong phú hơn, đa dạng hơn. Bản thân di sản giờ đây hiện ra như một khối cấu trúc phức tạp, có phần nổi lên trên, có phần tạo thành nền móng, song lại chìm, ẩn, không hiểu thấu ngay được.
2. Tác động có thể có của di sản với phát triển.
Dễ thấy nhất, là các di sản vật chất đang trở thành điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Một số nghề thủ công cũ mất đi, nhưng lại có những nghề phát đạt lên (ví dụ, nghề làm đồ gỗ, nghề dệt lụa xuất khẩu v.v..) hứa hẹn mang lại cho công cuộc phát triển một sắc thái dân tộc không phải là không cần thiết, nhất là trong giao lưu kinh tế.
Nhưng sự thật đó chỉ là chuyện nhỏ so với những tác động lớn lao, mà di sản - di sản với nghĩa tinh thần, nghĩa văn hoá, thứ di sản vô hình - đang và sẽ tác động tới phát triển.
Các tài liệu nghiên cứu khoa học, cũng như các tờ báo phổ cập gần đây đã đưa nhiều tin liên quan đến một cuộc luận bàn: vai trò của Nho giáo đối với bước tiến vượt bậc của Nhật Bản, và mấy con rồng châu á, như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo. Dù nặng nhẹ mỗi người nhấn mạnh một mức độ khác nhau, song rõ ràng là tác động của Nho giáo đã được xem như một yếu tố phải tính toán đôi khi như là một “vũ khí” bí mật mà nhờ nó, công cuộc phát triển đã tạo ra được những kỳ tích.
Sau đây là hai ví dụ tương tự mà người ta có thể quan sát thấy, từ công cuộc phát triển ở Việt Nam.
1. Trong số 3, ra tháng 7/1994, tạp chí Xưa và nay của Hội Lịch sử Việt Nam vừa cho in bài viết của nhà nghiên cứu lão thành Nguyễn Văn Xuân, trong đó ông kể lại vụ tai tiếng lớn nhất của ngoại thương Việt Nam giữa thế kỷ XVIII. Phần chính của bài viết là những trang nhật ký của một người Pháp đến tím cách thông thương với xứ Đàng Trong của các chúa Nguyễn. Nhưng qua những trang nhật ký đó, người đọc cảm thấy nền văn hoá buôn bán, văn hoá ngoại thương của chúng ta, vào thời điểm giữa thế kỷ XVIII, là rất nhiều điều đáng chê trách: những nhà buôn giao thiệp với người Pháp và cả các quan chức trông nom nghề buôn nữa, thường kém cỏi, chậm chạp, không biết người biết của, lại rất vụ lợi chỉ chờ hở cơ là tham nhũng.
Chúng tôi không nghĩ rằng người Pháp kia đã nhìn ta sai lệch méo mó rồi lấy cớ để thúc đẩy việc quân Pháp đến xâm lược.
Ngược lại, bằng vào kinh nghiệm ngoại thương những năm gần đây, tức qua những tài liệu mà báo chí đã đưa, cũng như những câu chuyện xì xào của người trong giới, có thể dự đoán rằng nhận xét của nhà buôn Pháp kia là khá chính xác là đáng tin cậy. Cho đến hôm nay, những thói xấu ấy trong buôn bán vẫn còn được duy trì, và sở dĩ có nhiều chậm trễ trong lĩnh vực này, vì nó đã thành một “di sản”, một “truyền thống” khó gỡ.
2. Gần đây báo chí, nhất là báo Lao động bắt đầu đưa nhiều tin về các cuộc đình công xảy ra ở các xí nghiệp liên doanh với người nước ngoài. Lý do phần nhiều là chính đáng: đồng lương rẻ mạt, thái độ thiếu tôn trọng của các ông chủ với người làm công. Nhưng nên giải thích thêm cả bằng một nét tâm lý đã trở thành truyền thống: Theo nhà sử học Lê Thành Khôi, ở nước Việt Nam phong kiến trước kia, ruộng công khá nhiều. Mặc dù cũng phải đổ mồ hôi sôi nước mắt kiếm miếng ăn, nhưng người nông dân không cảm thấy mình là nô lệ cho kẻ khác. ý thức tự trọng của họ khá cao. Đấy là một yếu tố phải tính tới trong đời sống tinh thần của người Việt
Từ hai ví dụ trên, có thể thấy nay là lúc di sản văn hoá đang tác động toàn diện tới đời sống xã hội hiện đại. Không phải ngẫu nhiên mà chính ở những nước đang phát triển - nghĩa là những nước theo cách hiểu thông thường, phải chú ý trước tiên tới kinh tế như nước ta - thì văn hoá ngày càng được nhắc nhở một cách khẩn thiết.
Các nhà vạch chính sách tìm thấy ở nó yếu tố duy trì sự nhất trí của cộng đồng, bất chấp mọi biến chuyển sẽ tới.
Các chuyên viên kỹ thuật nhìn thấy ở nó những đặc điểm chuyên biệt của thực tại mà mình phải tìm cách tác động.
Các tầng lớp trong xã hội tìm thấy ở nó một điểm tựa: mình đã là một thực thể có bản sắc riêng, trước khi phát triển và mình sẽ vẫn là mình trước những ảnh hưởng xa lạ.
Tóm lại, văn hoá trở thành một yếu tố không trực tiếp, nhưng lại luôn luôn có mặt, và chỉ cần người ta không chú ý tới nó, là sẽ có dịp biết ngay tầm quan trọng mà nó vốn có. Khi kiểm tra đánh giá lại sự thất bại của một số dự án - kể cả những dự án thông minh nhất - nói chung người ta có xu hướng kết luận đó là do không chú ý đầy đủ tới nhân tố con người, nhân tố văn hoá.
Trên đường tìm tới một cách hiểu đầy đủ và chính xác hơn về di sản, cũng cần nhấn mạnh tới một điểm nữa mà chỉ dưới ánh sáng của phát triển người ta mới thấy rõ: Đó là trong di sản không chỉ có tinh hoa mà còn có cặn bã . Đối với bất cứ di sản văn hoá nào cũng vậy, mà đối với di sản văn hoá ở Việt Nam cũng vậy. Lâu nay, nói tới tác động của truyền thống, của di sản tới đời sống hiện đại, hầu như ở ta chỉ nhấn mạnh chiều thuận, tức di sản là một vũ khí tinh thần quý báu, một nguồn động viên lớn lao kiểu “Bốn mươi thế kỷ cùng ra trận”. Nay người ta bắt đầu thấy bên cạnh chiều thuận di sản còn có thể tác động tới xã hội theo chiều nghịch. Mà đây là nói về hướng của véc-tơ. Còn lực thì về chiều nào, cũng đều có thể rất lớn!
3. Tiến tới một cách hiểu khoa học về di sản để phục vụ cho công cuộc phát triển.
Khi bàn về chiến lược phát triển ở ta thường có xu hướng nhấn mạnh những yếu kém về cơ sở vật chất, nhất là thiếu vốn, thiếu tiền, thiếu nguyên vật liệu. Rất ít khi thấy mọi người đả động tới các yếu tố tinh thần. Vì chúng ta còn ít kinh nghiệm trong một lĩnh vực quá mới mẻ, cái đó cũng có một phần. Nhưng lý do sâu xa hơn có lẽ là đất nước Việt Nam bước vào phát triển trong điều kiện vừa trải qua chiến thắng lẫy lừng trong chiến tranh. Trong cuộc chiến tranh ấy, ta cũng nhiều phần thua kém về vật chất, và chỉ nhờ động viên được một sức mạnh tinh thần hùng hậu, mà vượt lên được. Vậy thì nay là lúc tinh thần vẫn đang sung mãn, hình như ở đây không có gì là đáng lo ngại - nhiều người đã nghĩ như thế.
Sự thực thì sao? Sau một thời gian gọi là mở cửa, xã hội ta đã bộc lộ những yếu kém không phải chỉ về vật chất, mà là một cái gì hoàn toàn khác:
- Thiếu người biết quản lý
- Luật pháp hỗn loạn, hiểu như thế nào cũng được.
- Kỷ cương không nghiêm. Trên nói một đằng, dưới làm một nẻo. Các địa phương bộc lộ trăm nghìn bộ mặt kỳ cục.
Đó là những yếu kém về mặt tinh thần. Sở dĩ có những yếu kém đó, một phần là do chiến tranh hơn ba chục năm kéo dài, tạo cho con người nhiều thói quen xấu. Nhà nước pháp quyền chưa được xây dựng, trong xã hội có lúc có tình trạng mạnh ai nấy làm, tự phát tuỳ tiện, chưa tạo ra hình ảnh xã hội như một thực thể duy nhất.
Tuy nhiên, sẽ là không đủ, nếu chỉ nhìn thấy lý do yếu kém ở chiến tranh hoặc trên một số phương diện, ở hệ tư tưởng.
Nhìn cho thấu đáo, thật ra những yếu tố tinh thần cần được đặt lại ở ta có rất nhiều.
- Lẽ sống của một con người, điều đáng tự hào của một đất nước là gì?
- Đâu là mối liên quan giữa ta và người, giữa cá nhân này với cá nhân khác, cộng đồng này với cộng đồng khác?
- Vai trò của hoạt động kinh tế và tác động của đồng tiền? Có phải đồng tiền “rất nhiều mặt tiêu cực đáng lên án” như trong sách giáo khoa ở ta vẫn giảng.
- ý nghĩa của tài năng, cách thức chăm sóc tài năng v.v... Mối quan hệ giữa những phần tử ưu tú và đám đông, vẫn được gọi là quần chúng. Người ta có thể vừa tự do lại vừa bình đẳng?
Bởi phát triển phải tính đến yếu tố con người nên những cách sống cách nghĩ loại đó phải được kiểm soát và phải trở nên thích hợp với yêu cầu mới của hoàn cảnh. Song đó là một việc rất khó thực hiện. Nhìn kỹ hoá ra, những cách sống cách nghĩ loại đó không gì khác chính là có liên quan đến thứ di sản tinh thần mà chúng ta thừa hưởng từ các thế hệ trước. Nó “điều kiện hoá” cách suy nghĩ của chúng ta, khiến con người chỉ có thể thế này mà không thể thế khác.
Muốn được trở nên hợp lý, khoa học, có được tác dụng với thực tế đời sống, một cách hiểu di sản lúc này phải bao gồm:
- Miêu tả được bộ mặt đa dạng của toàn bộ di sản, thấy được cả mặt mạnh mặt yếu của nó.
- Cắt nghĩa được quá trình hình thành của di sản, mối quan hệ của nó với lịch sử.
- Tìm ra được cách tác động tới di sản đó. Như trong hoá học người ta thường nói “chất nổ rất dễ tính với người hiểu những đặc điểm hoá học của nó”, di sản cũng có thể điều khiển được, nếu người ta hiểu nó một cách thấu đáo.
4. Những thuận lợi của việc nghiên cứu về di sản hôm nay
Nghiên cứu bất kỳ đối tượng nào cũng cần có sự so sánh đối chiếu, giữa đối tượng đó với các đối tượng khác. Di sản văn hoá của một dân tộc là một thực thể quá lớn, việc nghiên cứu nó chạm tới rất nhiều khía cạnh tế nhị của tình cảm dân tộc, nhưng không phải vì thế, mà không cần có đối chiếu so sánh: Làm sao mà người ta có thể hiểu được văn hoá phương Đông, nếu như không hiểu văn hoá phương Tây? Cũng như làm sao nhận chân bản chất văn hoá Việt Nam, nếu như không có ý niệm đúng đắn về những nền văn hoá từng có nhiều ảnh hưởng đến nó, như văn hoá Trung hoa, văn hoá ấn Độ, văn hoá Pháp; những nền văn hoá gần kề, như văn hoá các nước Đông Nam á, sau hết là những nền văn hoá tuy hơi xa nhưng không khỏi có những nét tương tự, như văn hoá Nhật Bản, hoặc nói chung là các nền văn hoá á-Phi- Mỹ la tinh?
Chính ở chỗ này, chúng ta nhận ra những hạn chế tất yếu của công việc đã làm trong những năm chiến tranh. Vấn đề không phải chỉ lúc ấy, điều kiện vật chất thiếu thốn mà điều quan trọng là lúc ấy mối quan hệ của đất nước ta với các nuớc ngoài là không bình thường. Kẻ khác - một ý niệm rất quan tọng trong văn hoá - bị hiểu một cách lệch lạc, nhiều lúc chỉ còn là đồng nhất với những thế lực liên quan đến nền độc lập, tức là hoặc là đồng minh hoặc là kẻ thù của ta. Và khoa học gì thì khoa học lúc ấy lương tâm bất cứ ai cũng không cho phép có những nhận thức tình cảm không có lợi cho sự nghiệp chiến đấu.
Đến nay, những hạn chế vừa nói đã được dỡ bỏ. Công cuộc phát triển là một quá trình hợp quy luật của lịch sử. Vì thế, dưới ánh sáng của phát triển, chắc chắn di sản sẽ hiện ra đầy đủ hơn, đa dạng hơn (không thuần nhất một chiều như những năm chiến tranh). Nhưng diễn biến trong phát triển xảy ra hàng ngày, nói đòi hỏi được giải thích cắt nghĩa từ nhiều phía, trong đó có di sản. Vì thế, cách hiểu về di sản của chúng ta được kiểm tra, được thẩm định, sai đúng rõ rệt. Cũng không kém phần quan trọng là đặc điểm sau đây của thời kỳ phát triển: Kẻ khác bây giờ không phải chỉ là kẻ thù (hoặc đồng minh), mà là những đối tác có tính trung hoà. Cả chủ thể là ta lẫn các đối tác là những nước đến buôn bán với ta đều có nhu cầu hiểu nhau, hiểu đến tận chân tơ kẽ tóc về nhau. Giao lưu kinh tế, do đó, bao giờ cũng kèm theo giao lưu văn hoá. Những tài liệu nghiên cứu về văn hoá các nước trong mấy năm phát triển, được dịch ra, có thể là không thấm thía gì với tài liệu kinh tế, nhưng cũng đã là nhiều hơn hẳn, so với tài liệu được in ra trong những năm chiến tranh. Qua đối chiếu với các nền văn hoá khác, dĩ nhiên người Việt có dịp hiểu về văn hoá chính mình hơn. Và nếu quá trình này tiếp diễn đều đặn thì việc nghiên cứu di sản văn hoá nhất định sẽ được đẩy tới.
Nghiên cứu về Nguyễn Trường Tộ và các bản điều trần của ông, có người đã nói rằng đấy là lần đầu tiên, có một người Việt Nam nhìn lịch sử Việt Nam trong cái mạch chung của lịch sử thế giới.
Đứng về một phương diện nào đó mà xét, thì cái cách nghiên cứu di sản văn hoá mà công cuộc phát triển hiện nay tạo điều kiện và đòi hỏi, cũng là cách nhìn văn hoá Việt Nam bằng những tiêu chuẩn chung, và đặt văn hoá Việt Nam vào cái mạch chung của văn hoá thế giới. Tự nhận thức là cả một công việc khó khăn: nói lại những thành tựu của cha ông vui vẻ phấn khởi bao nhiêu thì khi cần phân tích những chỗ yếu kém - nhất là những yếu kém mà ai cũng biết là đã sống với bao thế hệ cha ông, đã trường tồn trong lịch sử - người ta dễ ngập ngừng ngần ngại bấy nhiêu. Song đã đến lúc phải làm đầy đủ cả hai việc đó. Để di sản có thể có những đóng góp tích cực cho phát triển. Không có sự chọn lựa nào khác./.
Những nhận xét của Lê Thành Khôi là do giáo sư Hòang Ngọc Hiến cung cấp। Nhân đây xin được cảm ơn।
Chữ cặn bã là mượn từ cuốn Đại cương lịch sử văn hoá Trung quốc, NXB Văn hoá thông tin, 1993, tr. 20
Những năm đang còn chiến tranh, hay nói chung, khoảng từ 1986 về trước, mấy chữ di sản văn hoá đã hay được nhắc tới trong các chỉ thị nghị quyết, các văn bản chính trị và trên các phương tiện thông tin đại chúng. Lúc bấy giờ thuật ngữ này thường được hiểu theo nghĩa: một ít truyền thống của dân tộc, như tinh thần đấu tranh bất khuất, tinh thần đoàn kết, xả thân vì nghĩa lớn...
Gắn liền với mấy chữ di sản văn hoá người ta cũng đã nghĩ đến đền thờ vua Hùng, chùa Một Cột, chùa Yên Tử,... nhưng lúc bấy giờ các đơn vị vật chất này của di sản lại thường được hiểu một cách rất tượng trưng, chúng được nhắc tới không phải bởi chính giá trị của chúng mà vì những chùa, đền... ấy là biểu hiện cụ thể của những truyền thống tinh thần vừa nói ở trên. Thành thử, trên đại thể di sản lúc bấy giờ còn khá trừu tượng, tuy cũng là khá thuần nhất và nó lại luôn luôn được phủ lên một lớp sương huyền thoại xa xôi, bí ẩn.
Từ khoảng 1986 tới nay, cách hiểu về di sản của xã hội ta trở nên cụ thể hơn hẳn. Đi đâu cũng thấy đình chùa miếu mạo được sơn quét, trang hoàng tu bổ. Vào những ngày xuân, tiếng trống hội làng trở nên rộn rã khắp trên những vùng có truyền thống văn hiến. Ngày càng thêm có nhiều di sản lịch sử được công nhận. Ngoài ý nghĩa tượng trưng cho hồn thiêng của tổ quốc, di sản lúc này được xem đồng nghĩa với một thứ của cải vật chất lâu lâu bị bỏ quên, nay cần phải tận dụng. Nó có được cái công năng mà bấy lâu người ta không thể ngờ tới: nó có thể mang lại tiền của.
Có thể nói đây là một cách hiểu thông tục phổ biến hiện nay về di sản. Tuy cũng là một hiệu quả do tác động của công cuộc phát triển, song cách hiểu này chắc chắn có phần đơn sơ, nông nổi. Người ta không khỏi ngạc nhiên khi hàng ngày hàng giờ bắt gặp một quá trình mâu thuẫn:
Một mặt, việc khai thác di sản được triển khai đều khắp và rõ ràng là đang trở nên ồ ạt bừa bãi, do mang tính cách tuỳ tiện vụ lợi, làm mất giá trị khoa học đáng lẽ phải có (nhiều di tích được xếp hạng là do sửa chữa, thêm thắt, rồi xin xỏ, chạy chọt)
Mặt khác, thì hàng ngày hàng giờ thấy xảy ra tình trạng những di sản nổi tiếng, như Vịnh Hạ Long, tháp Chàm, chùa Tây Phương, chùa Trầm, tượng Tô Thị, khu kinh thành Huế...bị phá hoại: tượng bị ăn cắp; đá bị đem nung vôi; nhà cửa dột nát, hư hỏng. ấy là không kể đến bảy tám chục phần trăm di sản bị làm hỏng bằng cách biến thành những cơ sở để phô bày óc mê tín và trục lợi.
Sở dĩ quá trình song đôi vừa khai thác vừa phá hoại di sản này xảy ra đồng thời, bởi lẽ nhận thức về di sản hình thành tự phát, thiếu cơ sở khoa học, nhất là thiếu một chiều sâu cần thiết.
Đã đến lúc phải nói rõ: Di sản không chỉ là những của cải vật chất (có thể sinh lợi, như nguời ta đã nghĩ), mà còn là những của cải tinh thần, những thói quen những cách hiểu cơ bản của cộng đồng về xã hội nhân sinh, nó chi phối từng con người trong cuộc sống.
Và di sản không tồn tại ở dạng từng đơn vị riêng lẻ, không tách riêng vật chất tinh thần, mà là một hệ thống liên đới chằng chịt (Ví dụ, nếu người ta không hiểu chân giá trị của đình chùa về mặt văn hoá, mà chỉ a dua trong việc “yêu mến di sản” thì sẽ sẵn sàng làm bất cứ điều gì, thậm chí tô vẽ bịa đặt về đình chùa, tức là một cách làm phản văn hoá để kiếm lợi)
Dưới ánh sáng của phát triển, dẫu sao cũng phải thấy là nhận thức của chúng ta về di sản đã trở nên phong phú hơn, đa dạng hơn. Bản thân di sản giờ đây hiện ra như một khối cấu trúc phức tạp, có phần nổi lên trên, có phần tạo thành nền móng, song lại chìm, ẩn, không hiểu thấu ngay được.
2. Tác động có thể có của di sản với phát triển.
Dễ thấy nhất, là các di sản vật chất đang trở thành điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Một số nghề thủ công cũ mất đi, nhưng lại có những nghề phát đạt lên (ví dụ, nghề làm đồ gỗ, nghề dệt lụa xuất khẩu v.v..) hứa hẹn mang lại cho công cuộc phát triển một sắc thái dân tộc không phải là không cần thiết, nhất là trong giao lưu kinh tế.
Nhưng sự thật đó chỉ là chuyện nhỏ so với những tác động lớn lao, mà di sản - di sản với nghĩa tinh thần, nghĩa văn hoá, thứ di sản vô hình - đang và sẽ tác động tới phát triển.
Các tài liệu nghiên cứu khoa học, cũng như các tờ báo phổ cập gần đây đã đưa nhiều tin liên quan đến một cuộc luận bàn: vai trò của Nho giáo đối với bước tiến vượt bậc của Nhật Bản, và mấy con rồng châu á, như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo. Dù nặng nhẹ mỗi người nhấn mạnh một mức độ khác nhau, song rõ ràng là tác động của Nho giáo đã được xem như một yếu tố phải tính toán đôi khi như là một “vũ khí” bí mật mà nhờ nó, công cuộc phát triển đã tạo ra được những kỳ tích.
Sau đây là hai ví dụ tương tự mà người ta có thể quan sát thấy, từ công cuộc phát triển ở Việt Nam.
1. Trong số 3, ra tháng 7/1994, tạp chí Xưa và nay của Hội Lịch sử Việt Nam vừa cho in bài viết của nhà nghiên cứu lão thành Nguyễn Văn Xuân, trong đó ông kể lại vụ tai tiếng lớn nhất của ngoại thương Việt Nam giữa thế kỷ XVIII. Phần chính của bài viết là những trang nhật ký của một người Pháp đến tím cách thông thương với xứ Đàng Trong của các chúa Nguyễn. Nhưng qua những trang nhật ký đó, người đọc cảm thấy nền văn hoá buôn bán, văn hoá ngoại thương của chúng ta, vào thời điểm giữa thế kỷ XVIII, là rất nhiều điều đáng chê trách: những nhà buôn giao thiệp với người Pháp và cả các quan chức trông nom nghề buôn nữa, thường kém cỏi, chậm chạp, không biết người biết của, lại rất vụ lợi chỉ chờ hở cơ là tham nhũng.
Chúng tôi không nghĩ rằng người Pháp kia đã nhìn ta sai lệch méo mó rồi lấy cớ để thúc đẩy việc quân Pháp đến xâm lược.
Ngược lại, bằng vào kinh nghiệm ngoại thương những năm gần đây, tức qua những tài liệu mà báo chí đã đưa, cũng như những câu chuyện xì xào của người trong giới, có thể dự đoán rằng nhận xét của nhà buôn Pháp kia là khá chính xác là đáng tin cậy. Cho đến hôm nay, những thói xấu ấy trong buôn bán vẫn còn được duy trì, và sở dĩ có nhiều chậm trễ trong lĩnh vực này, vì nó đã thành một “di sản”, một “truyền thống” khó gỡ.
2. Gần đây báo chí, nhất là báo Lao động bắt đầu đưa nhiều tin về các cuộc đình công xảy ra ở các xí nghiệp liên doanh với người nước ngoài. Lý do phần nhiều là chính đáng: đồng lương rẻ mạt, thái độ thiếu tôn trọng của các ông chủ với người làm công. Nhưng nên giải thích thêm cả bằng một nét tâm lý đã trở thành truyền thống: Theo nhà sử học Lê Thành Khôi, ở nước Việt Nam phong kiến trước kia, ruộng công khá nhiều. Mặc dù cũng phải đổ mồ hôi sôi nước mắt kiếm miếng ăn, nhưng người nông dân không cảm thấy mình là nô lệ cho kẻ khác. ý thức tự trọng của họ khá cao. Đấy là một yếu tố phải tính tới trong đời sống tinh thần của người Việt
Từ hai ví dụ trên, có thể thấy nay là lúc di sản văn hoá đang tác động toàn diện tới đời sống xã hội hiện đại. Không phải ngẫu nhiên mà chính ở những nước đang phát triển - nghĩa là những nước theo cách hiểu thông thường, phải chú ý trước tiên tới kinh tế như nước ta - thì văn hoá ngày càng được nhắc nhở một cách khẩn thiết.
Các nhà vạch chính sách tìm thấy ở nó yếu tố duy trì sự nhất trí của cộng đồng, bất chấp mọi biến chuyển sẽ tới.
Các chuyên viên kỹ thuật nhìn thấy ở nó những đặc điểm chuyên biệt của thực tại mà mình phải tìm cách tác động.
Các tầng lớp trong xã hội tìm thấy ở nó một điểm tựa: mình đã là một thực thể có bản sắc riêng, trước khi phát triển và mình sẽ vẫn là mình trước những ảnh hưởng xa lạ.
Tóm lại, văn hoá trở thành một yếu tố không trực tiếp, nhưng lại luôn luôn có mặt, và chỉ cần người ta không chú ý tới nó, là sẽ có dịp biết ngay tầm quan trọng mà nó vốn có. Khi kiểm tra đánh giá lại sự thất bại của một số dự án - kể cả những dự án thông minh nhất - nói chung người ta có xu hướng kết luận đó là do không chú ý đầy đủ tới nhân tố con người, nhân tố văn hoá.
Trên đường tìm tới một cách hiểu đầy đủ và chính xác hơn về di sản, cũng cần nhấn mạnh tới một điểm nữa mà chỉ dưới ánh sáng của phát triển người ta mới thấy rõ: Đó là trong di sản không chỉ có tinh hoa mà còn có cặn bã . Đối với bất cứ di sản văn hoá nào cũng vậy, mà đối với di sản văn hoá ở Việt Nam cũng vậy. Lâu nay, nói tới tác động của truyền thống, của di sản tới đời sống hiện đại, hầu như ở ta chỉ nhấn mạnh chiều thuận, tức di sản là một vũ khí tinh thần quý báu, một nguồn động viên lớn lao kiểu “Bốn mươi thế kỷ cùng ra trận”. Nay người ta bắt đầu thấy bên cạnh chiều thuận di sản còn có thể tác động tới xã hội theo chiều nghịch. Mà đây là nói về hướng của véc-tơ. Còn lực thì về chiều nào, cũng đều có thể rất lớn!
3. Tiến tới một cách hiểu khoa học về di sản để phục vụ cho công cuộc phát triển.
Khi bàn về chiến lược phát triển ở ta thường có xu hướng nhấn mạnh những yếu kém về cơ sở vật chất, nhất là thiếu vốn, thiếu tiền, thiếu nguyên vật liệu. Rất ít khi thấy mọi người đả động tới các yếu tố tinh thần. Vì chúng ta còn ít kinh nghiệm trong một lĩnh vực quá mới mẻ, cái đó cũng có một phần. Nhưng lý do sâu xa hơn có lẽ là đất nước Việt Nam bước vào phát triển trong điều kiện vừa trải qua chiến thắng lẫy lừng trong chiến tranh. Trong cuộc chiến tranh ấy, ta cũng nhiều phần thua kém về vật chất, và chỉ nhờ động viên được một sức mạnh tinh thần hùng hậu, mà vượt lên được. Vậy thì nay là lúc tinh thần vẫn đang sung mãn, hình như ở đây không có gì là đáng lo ngại - nhiều người đã nghĩ như thế.
Sự thực thì sao? Sau một thời gian gọi là mở cửa, xã hội ta đã bộc lộ những yếu kém không phải chỉ về vật chất, mà là một cái gì hoàn toàn khác:
- Thiếu người biết quản lý
- Luật pháp hỗn loạn, hiểu như thế nào cũng được.
- Kỷ cương không nghiêm. Trên nói một đằng, dưới làm một nẻo. Các địa phương bộc lộ trăm nghìn bộ mặt kỳ cục.
Đó là những yếu kém về mặt tinh thần. Sở dĩ có những yếu kém đó, một phần là do chiến tranh hơn ba chục năm kéo dài, tạo cho con người nhiều thói quen xấu. Nhà nước pháp quyền chưa được xây dựng, trong xã hội có lúc có tình trạng mạnh ai nấy làm, tự phát tuỳ tiện, chưa tạo ra hình ảnh xã hội như một thực thể duy nhất.
Tuy nhiên, sẽ là không đủ, nếu chỉ nhìn thấy lý do yếu kém ở chiến tranh hoặc trên một số phương diện, ở hệ tư tưởng.
Nhìn cho thấu đáo, thật ra những yếu tố tinh thần cần được đặt lại ở ta có rất nhiều.
- Lẽ sống của một con người, điều đáng tự hào của một đất nước là gì?
- Đâu là mối liên quan giữa ta và người, giữa cá nhân này với cá nhân khác, cộng đồng này với cộng đồng khác?
- Vai trò của hoạt động kinh tế và tác động của đồng tiền? Có phải đồng tiền “rất nhiều mặt tiêu cực đáng lên án” như trong sách giáo khoa ở ta vẫn giảng.
- ý nghĩa của tài năng, cách thức chăm sóc tài năng v.v... Mối quan hệ giữa những phần tử ưu tú và đám đông, vẫn được gọi là quần chúng. Người ta có thể vừa tự do lại vừa bình đẳng?
Bởi phát triển phải tính đến yếu tố con người nên những cách sống cách nghĩ loại đó phải được kiểm soát và phải trở nên thích hợp với yêu cầu mới của hoàn cảnh. Song đó là một việc rất khó thực hiện. Nhìn kỹ hoá ra, những cách sống cách nghĩ loại đó không gì khác chính là có liên quan đến thứ di sản tinh thần mà chúng ta thừa hưởng từ các thế hệ trước. Nó “điều kiện hoá” cách suy nghĩ của chúng ta, khiến con người chỉ có thể thế này mà không thể thế khác.
Muốn được trở nên hợp lý, khoa học, có được tác dụng với thực tế đời sống, một cách hiểu di sản lúc này phải bao gồm:
- Miêu tả được bộ mặt đa dạng của toàn bộ di sản, thấy được cả mặt mạnh mặt yếu của nó.
- Cắt nghĩa được quá trình hình thành của di sản, mối quan hệ của nó với lịch sử.
- Tìm ra được cách tác động tới di sản đó. Như trong hoá học người ta thường nói “chất nổ rất dễ tính với người hiểu những đặc điểm hoá học của nó”, di sản cũng có thể điều khiển được, nếu người ta hiểu nó một cách thấu đáo.
4. Những thuận lợi của việc nghiên cứu về di sản hôm nay
Nghiên cứu bất kỳ đối tượng nào cũng cần có sự so sánh đối chiếu, giữa đối tượng đó với các đối tượng khác. Di sản văn hoá của một dân tộc là một thực thể quá lớn, việc nghiên cứu nó chạm tới rất nhiều khía cạnh tế nhị của tình cảm dân tộc, nhưng không phải vì thế, mà không cần có đối chiếu so sánh: Làm sao mà người ta có thể hiểu được văn hoá phương Đông, nếu như không hiểu văn hoá phương Tây? Cũng như làm sao nhận chân bản chất văn hoá Việt Nam, nếu như không có ý niệm đúng đắn về những nền văn hoá từng có nhiều ảnh hưởng đến nó, như văn hoá Trung hoa, văn hoá ấn Độ, văn hoá Pháp; những nền văn hoá gần kề, như văn hoá các nước Đông Nam á, sau hết là những nền văn hoá tuy hơi xa nhưng không khỏi có những nét tương tự, như văn hoá Nhật Bản, hoặc nói chung là các nền văn hoá á-Phi- Mỹ la tinh?
Chính ở chỗ này, chúng ta nhận ra những hạn chế tất yếu của công việc đã làm trong những năm chiến tranh. Vấn đề không phải chỉ lúc ấy, điều kiện vật chất thiếu thốn mà điều quan trọng là lúc ấy mối quan hệ của đất nước ta với các nuớc ngoài là không bình thường. Kẻ khác - một ý niệm rất quan tọng trong văn hoá - bị hiểu một cách lệch lạc, nhiều lúc chỉ còn là đồng nhất với những thế lực liên quan đến nền độc lập, tức là hoặc là đồng minh hoặc là kẻ thù của ta. Và khoa học gì thì khoa học lúc ấy lương tâm bất cứ ai cũng không cho phép có những nhận thức tình cảm không có lợi cho sự nghiệp chiến đấu.
Đến nay, những hạn chế vừa nói đã được dỡ bỏ. Công cuộc phát triển là một quá trình hợp quy luật của lịch sử. Vì thế, dưới ánh sáng của phát triển, chắc chắn di sản sẽ hiện ra đầy đủ hơn, đa dạng hơn (không thuần nhất một chiều như những năm chiến tranh). Nhưng diễn biến trong phát triển xảy ra hàng ngày, nói đòi hỏi được giải thích cắt nghĩa từ nhiều phía, trong đó có di sản. Vì thế, cách hiểu về di sản của chúng ta được kiểm tra, được thẩm định, sai đúng rõ rệt. Cũng không kém phần quan trọng là đặc điểm sau đây của thời kỳ phát triển: Kẻ khác bây giờ không phải chỉ là kẻ thù (hoặc đồng minh), mà là những đối tác có tính trung hoà. Cả chủ thể là ta lẫn các đối tác là những nước đến buôn bán với ta đều có nhu cầu hiểu nhau, hiểu đến tận chân tơ kẽ tóc về nhau. Giao lưu kinh tế, do đó, bao giờ cũng kèm theo giao lưu văn hoá. Những tài liệu nghiên cứu về văn hoá các nước trong mấy năm phát triển, được dịch ra, có thể là không thấm thía gì với tài liệu kinh tế, nhưng cũng đã là nhiều hơn hẳn, so với tài liệu được in ra trong những năm chiến tranh. Qua đối chiếu với các nền văn hoá khác, dĩ nhiên người Việt có dịp hiểu về văn hoá chính mình hơn. Và nếu quá trình này tiếp diễn đều đặn thì việc nghiên cứu di sản văn hoá nhất định sẽ được đẩy tới.
Nghiên cứu về Nguyễn Trường Tộ và các bản điều trần của ông, có người đã nói rằng đấy là lần đầu tiên, có một người Việt Nam nhìn lịch sử Việt Nam trong cái mạch chung của lịch sử thế giới.
Đứng về một phương diện nào đó mà xét, thì cái cách nghiên cứu di sản văn hoá mà công cuộc phát triển hiện nay tạo điều kiện và đòi hỏi, cũng là cách nhìn văn hoá Việt Nam bằng những tiêu chuẩn chung, và đặt văn hoá Việt Nam vào cái mạch chung của văn hoá thế giới. Tự nhận thức là cả một công việc khó khăn: nói lại những thành tựu của cha ông vui vẻ phấn khởi bao nhiêu thì khi cần phân tích những chỗ yếu kém - nhất là những yếu kém mà ai cũng biết là đã sống với bao thế hệ cha ông, đã trường tồn trong lịch sử - người ta dễ ngập ngừng ngần ngại bấy nhiêu. Song đã đến lúc phải làm đầy đủ cả hai việc đó. Để di sản có thể có những đóng góp tích cực cho phát triển. Không có sự chọn lựa nào khác./.
Những nhận xét của Lê Thành Khôi là do giáo sư
Chữ cặn bã là mượn từ cuốn Đại cương lịch sử văn hoá Trung quốc, NXB Văn hoá thông tin, 1993, tr. 20