Vi Thùy Linh nói với Phong Điệp , bài in trên Văn Nghệ trẻ và trang web của PĐ
Tôi thấy những nhà phê bình thực sự họ đã lảng tránh, né tránh và không làm tròn bổn phận của mình . Họ chỉ viết báo vì mưu sinh, thời cuộc , vì các mối quan hệ, chứ không bao giờ thực hiện như công năng của một nhà phê bình cần phải lên tiếng. Ở đây tôi muốn nói đến trách nhiệm của nhà phê bình chứ không có nghĩa là yêu cầu họ bênh vực cuốn sách của tôi hay một ai đó cụ thể. Tôi thấy trong những lúc “nước sôi lửa bỏng” nhất họ lại quay ra bàn về thơ Xuân Diệu, bàn về Thạch Lam... Có người nói rằng họ không ghi nhận thơ trẻ nhưng lại đứng tên biên tập cho một tập thơ trẻ - một cuốn sách theo tôi là đồi bại, và quả thật sau đó đã bị thu hồi. Khi sự việc xảy ra, nhà phê bình này trả lời báo chí là ông không đọc kĩ tập thơ. Vậy sao ông còn treo tên biên tập, trong khi có lần chính ông nói rằng ông rất quý, và có trách nhiệm với cái tên của mình. Tóm lại các vấn đề thời sự văn nghệ họ không “xung kích”, họ lảng một cách có ý thức. Tuy vậy, tôi vẫn thấy có những nhà phê bình như Nguyễn Hòa, Nguyễn Đăng Điệp, Phạm Xuân Nguyên... là những người có đọc thơ trẻ,quan tâm và ủng hộ thơ trẻ. Ủng hộ ở đây không phải là khen thơ trẻ mà ủng hộ mong muốn làm mới của những người viết trẻ và viết bài về thơ trẻ.
Cuộc trò chuyện tưởng tượng với một cây bút trẻ
Những vụng dại vốn là một phần của tuổi trẻ, vậy mà thỉnh thoảng nhớ tới chúng --- những vụng dại khi mới bước vào nghề văn – tôi vẫn cứ thấy vừa buồn cười vừa tiêng tiếc thế nào ấy.
Cuối năm 1971, vừa dự Hội nghị nhà văn trẻ lần thứ hai trở về cơ quan là tạp chí Văn Nghệ Quân Đội, tôi bị Nguyễn Khải, người mà tôi biết ơn suốt đời, vì lúc mới vào nghề tôi đã được ông bảo ban đủ điều, -- ông tác giả Xung đột đó cho ngay một gáo nước lạnh :
-- Hóa ra các ông là thế. Tưởng trẻ mà già mà cổ. Người ta tổ chức hội nghị để các ông nói mà các ông không nói, ra cái điều cao đạo với nhau một lượt.
Tôi nghe chỉ biết cúi đầu nhận lỗi. Nghĩ lại thì suốt hội nghị, bọn tôi--- tức là đám bạn bè tôi quen lúc ấy, những Đỗ Chu, Bằng Việt, Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn, Vũ Quần Phương … không nói được điều gì nên hồn thật.
Lỗi không hẳn chỉ ở phía chúng tôi. Ai đã tham dự các cuộc hội nghị loại này thừa biết, ở đó, những người lớp trước thường nói nhiều quá, dạy dỗ nhiều quá, làm cho anh em trẻ ngán ngẩm, ngỡ mình được gọi đến để nghe dạy bảo chứ không phải để bàn bạc thảo luận, và sinh ra mất hứng.
Nhưng đáng lẽ những khi có cơ hội để nói – dẫu sao ngay trong Hội nghị nói trên, những cơ hội ấy vẫn còn -- chúng tôi phải tranh thủ tự bộc lộ, phải phản biện-tranh cãi- có ý kiến đề nghị chứ. Đằng này hầu như tất cả chúng tôi gần như ngồi im, nếu không kể vài câu lí nhí phụ họa. Thế là thiệt đơn thiệt kép, có bị mắng cũng đáng.
Nhớ lại chuyện cũ để thấy thế hệ các bạn trẻ cầm bút hiện nay hơn hẳn chúng tôi. Tự tin.Mạnh dạn. Cuồng nhiệt.Tha thiết với nhu cầu tự khẳng định. Lo tìm bằng được diễn đàn của mình.
Chỉ có điều những lời than thở này hơi nhiều, đôi khi gợi cảm tưởng như ngoài phố xe đò tranh khách. Một căn bệnh khá rõ tôi thấy ở nhiều cây bút ở ta hiện nay là để công ngồi trước bàn thì ít, mà dành thời gian nhiều hơn cho việc chạy vạy tuyên truyền - rao bán - thuyết phục cốt sách mình được in. Tương tự như vậy, một vài cây bút trẻ để thời gian đi tuyên ngôn tuyên bố lo cho sự xuất hiện hơn là đóng cửa đọc và viết. Tôi không nghĩ thế là khôn.
So với ba bốn chục năm trước, mọi người thũng thĩnh xe đạp, cuộc sống giờ đây vận động với tốc độ xe máy. Bọn tôi thông cảm với sự sốt ruột của con người thời hội nhập , song chính vì tiếc thời gian cho các bạn mà tôi khuyên không nên để tâm quá nhiều vào việc lặt vặt .
Tại sao ở chúng tôi hồi trước lại có cái sự lí nhí mà ?
Chúng tôi bị ngợp
Lúc này, tôi tưởng tượng như trước mặt mình là một bạn trẻ. Vốn coi đây là một cây bút có triển vọng, nên tôi muốn bàn bạc vài điều. Chủ đề thì cũng xoay quanh một số phương diện của giới các nhà văn trẻ hiện nay
-- Không phải đến thế hệ này mà từ nhiều thế hệ trước, không phảỉ riêng ở Việt Nam mà khắp trên thế giới bao giờ cũng có chuyện già trẻ mâu thuẫn, và trẻ cảm thấy bị ngáng đường. Muôn thuở là thế. Trên sân chơi chung, không ai nhường ai đâu. Van nài xin xỏ ư, vô ích. Cái tài của người trẻ là làm cho người đi trước phải nhường bước cho mình , như Xuân Diệu từng khiến Thế Lữ nhường ngôi bá chủ thi đàn cho mình hồi Thơ mới .
-- Sự khen chê ở đời có luật riêng của nó। Theo kinh nghiệm của tôi, một người già thường hào phóng ban phát lời khen với một bạn trẻ trong hai trường hợp sau đây
1/ Bạn trẻ là một bản sao của người già, thầy khen trò mà thật ra khen chính mình
2/ Khen để lấy tiếng, bởi trong bụng thừa biết người trẻ kia kém mình nên mới khen như vậy.
Trong Hội nghị nhà văn trẻ lần thứ hai mà trên đây tôi nói, T.T. là một bạn trẻ làm việc ở bên Hậu cần. Một trong những nhà văn chủ trì hội nghị hết lời khen cô. Ông đọc cho chúng tôi bản khai của cô rằng cô đã thuộc những dòng sông này, những miền đất kia, và nói rằng chỉ cần xem đó thì thấy đang có một tài năng đầy hứa hẹn. Sau T.T chẳng viết gì nữa, mà nhà văn lớn kia cũng không bao giờ nhớ rằng mình đã từng khen như vậy.
-- Ngược lại, nhiều khi cái sự chưa tin của người ngoài lại có nghĩa là một sự kích thích.Trong đời tôi, có những câu nói bè bạn mà tôi nhớ đời. Khi tôi mới học tiếng Nga, vừa xin đi dịch tài liệu cho một Viện khoa học nọ thì anh bạn ở đó cho một câu xanh rờn “ Cậu cũng biết tiếng Nga à ? ”. Lại một lần khác, khoảng đầu những năm tám mươi, một nhà thơ có viết phê bình nói thẳng vào mặt tôi “ Trong phê bình văn học, mình nổi tiếng hơn ông nhiều chứ. Chung quanh Hà Nội sáu chục cây, không ai lạ gì tên mình, còn tên ông thì ai biết ?”. Tôi không cãi lại các bạn, chỉ lẳng lặng lo làm việc tốt hơn để các bạn thấy là họ sai. Và theo nghĩa đó, tôi nhớ tới họ với sự cám ơn .
-- Nhìn vào mắt nhiều cây bút trẻ , tôi biết rằng nhiều bạn nghĩ thế hệ đi trước chẳng qua là một lũ già bất tài , chẳng qua sống lâu lên lão làng . Tôi sẵn sàng đồng ý vậy, nói như Xuân Diệu lúc còn sống , hoàn cảnh hôm qua chỉ rặn ra được một lũ chúng tôi. Nhưng bạn ơi , sao lại chỉ dừng lại ở chúng tôi nhỉ . Hãy nghĩ đến Nguyễn Du , Nguyễn Trãi , cũng như về sau này nghĩ đến Vũ Trọng Phụng, Thạch Lam , Nam Cao. Và cũng đã đến lúc phải nghĩ đến cả Pushkin ,Tolstoi, Hugo , Kafka , Lỗ Tấn …
-- Kinh nghiệm trong nghề viết cho thấy rằng chính ra những thứ dễ được công nhận lại là những thứ tầm thường. Những của độc --- độc với nghĩa độc đáo chứ không phải độc hại -- khó đến với người ta hơn. Tùy tâm, bạn sẽ định hướng đời mình theo sự nổi tiếng trước mắt hay muốn tạo nên một giá trị lâu dài, ở đây tương lai là trong tay bạn .
-- “ Xã hội bây giờ già quá không thông cảm nổi với lớp trẻ “ ở chỗ riêng tư tôi thường nghe những lời than thở như vậy. Đồng ý rằng có sự già cỗi đó , tôi chỉ muốn nói thêm rằng có khi người nói chung quanh già lại cũng cổ lỗ cũ kỹ không kém .Tuổi tác chỉ làm nên khác biệt bề ngoài. Có những người tuổi trẻ mà suy nghĩ cư xử khác gì cánh già, và khi một già một trẻ cùng một căn bệnh thì chính ra người trẻ bệnh lại trầm trọng hơn .
-- Bạn hay lớn tiếng bảo rằng chưa ai hiểu bạn. Tôi cũng đã có lúc như vậy và tôi thầm nghĩ vậy thì mình đang có một cái gì mới , mình đang đi đúng hướng , nếu đi đến cùng , không chừng mình sẽ mang lại cho họ những món quà bất ngờ.
-- “ Không gì tuyệt vời hơn, nếu như không cần chạy vạy xin xỏ kêu ầm lên về mình mà người ta vẫn phải chạy đến tìm mình nghe mình nói, chia sẻ với mình ít tâm sự. Đấy mới là cái cách tồn tại mà một người tự nhận là trẻ cần vươn tới “.
Khi nghĩ vậy – lúc ấy tôi đang hăm nhăm hăm bảy gì đấy --, tôi hơi sờ sợ, không chừng mình đang mắc bệnh kiêu căng và không dám nói ra với ai . Nhưng tôi không gạt nổi ý nghĩ đó khỏi đầu óc . Tôi biết nó không làm tôi trở nên tài năng hơn người nọ người kia, nhưng tin rằng nhờ nó, tôi khá hơn chính mình , thế là được rồi .Tôi sống theo cái công thức giả định đó cho đến hôm nay.
đọc thêm Không sợ độc giả quên mình
Tôi thấy những nhà phê bình thực sự họ đã lảng tránh, né tránh và không làm tròn bổn phận của mình . Họ chỉ viết báo vì mưu sinh, thời cuộc , vì các mối quan hệ, chứ không bao giờ thực hiện như công năng của một nhà phê bình cần phải lên tiếng. Ở đây tôi muốn nói đến trách nhiệm của nhà phê bình chứ không có nghĩa là yêu cầu họ bênh vực cuốn sách của tôi hay một ai đó cụ thể. Tôi thấy trong những lúc “nước sôi lửa bỏng” nhất họ lại quay ra bàn về thơ Xuân Diệu, bàn về Thạch Lam... Có người nói rằng họ không ghi nhận thơ trẻ nhưng lại đứng tên biên tập cho một tập thơ trẻ - một cuốn sách theo tôi là đồi bại, và quả thật sau đó đã bị thu hồi. Khi sự việc xảy ra, nhà phê bình này trả lời báo chí là ông không đọc kĩ tập thơ. Vậy sao ông còn treo tên biên tập, trong khi có lần chính ông nói rằng ông rất quý, và có trách nhiệm với cái tên của mình. Tóm lại các vấn đề thời sự văn nghệ họ không “xung kích”, họ lảng một cách có ý thức. Tuy vậy, tôi vẫn thấy có những nhà phê bình như Nguyễn Hòa, Nguyễn Đăng Điệp, Phạm Xuân Nguyên... là những người có đọc thơ trẻ,quan tâm và ủng hộ thơ trẻ. Ủng hộ ở đây không phải là khen thơ trẻ mà ủng hộ mong muốn làm mới của những người viết trẻ và viết bài về thơ trẻ.
ĐỪNG SỢ NGƯỜI KHÔNG HIỂU MÌNH
Cuộc trò chuyện tưởng tượng với một cây bút trẻ
Những vụng dại vốn là một phần của tuổi trẻ, vậy mà thỉnh thoảng nhớ tới chúng --- những vụng dại khi mới bước vào nghề văn – tôi vẫn cứ thấy vừa buồn cười vừa tiêng tiếc thế nào ấy.
Cuối năm 1971, vừa dự Hội nghị nhà văn trẻ lần thứ hai trở về cơ quan là tạp chí Văn Nghệ Quân Đội, tôi bị Nguyễn Khải, người mà tôi biết ơn suốt đời, vì lúc mới vào nghề tôi đã được ông bảo ban đủ điều, -- ông tác giả Xung đột đó cho ngay một gáo nước lạnh :
-- Hóa ra các ông là thế. Tưởng trẻ mà già mà cổ. Người ta tổ chức hội nghị để các ông nói mà các ông không nói, ra cái điều cao đạo với nhau một lượt.
Tôi nghe chỉ biết cúi đầu nhận lỗi. Nghĩ lại thì suốt hội nghị, bọn tôi--- tức là đám bạn bè tôi quen lúc ấy, những Đỗ Chu, Bằng Việt, Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn, Vũ Quần Phương … không nói được điều gì nên hồn thật.
Lỗi không hẳn chỉ ở phía chúng tôi. Ai đã tham dự các cuộc hội nghị loại này thừa biết, ở đó, những người lớp trước thường nói nhiều quá, dạy dỗ nhiều quá, làm cho anh em trẻ ngán ngẩm, ngỡ mình được gọi đến để nghe dạy bảo chứ không phải để bàn bạc thảo luận, và sinh ra mất hứng.
Nhưng đáng lẽ những khi có cơ hội để nói – dẫu sao ngay trong Hội nghị nói trên, những cơ hội ấy vẫn còn -- chúng tôi phải tranh thủ tự bộc lộ, phải phản biện-tranh cãi- có ý kiến đề nghị chứ. Đằng này hầu như tất cả chúng tôi gần như ngồi im, nếu không kể vài câu lí nhí phụ họa. Thế là thiệt đơn thiệt kép, có bị mắng cũng đáng.
Nhớ lại chuyện cũ để thấy thế hệ các bạn trẻ cầm bút hiện nay hơn hẳn chúng tôi. Tự tin.Mạnh dạn. Cuồng nhiệt.Tha thiết với nhu cầu tự khẳng định. Lo tìm bằng được diễn đàn của mình.
Chỉ có điều những lời than thở này hơi nhiều, đôi khi gợi cảm tưởng như ngoài phố xe đò tranh khách. Một căn bệnh khá rõ tôi thấy ở nhiều cây bút ở ta hiện nay là để công ngồi trước bàn thì ít, mà dành thời gian nhiều hơn cho việc chạy vạy tuyên truyền - rao bán - thuyết phục cốt sách mình được in. Tương tự như vậy, một vài cây bút trẻ để thời gian đi tuyên ngôn tuyên bố lo cho sự xuất hiện hơn là đóng cửa đọc và viết. Tôi không nghĩ thế là khôn.
So với ba bốn chục năm trước, mọi người thũng thĩnh xe đạp, cuộc sống giờ đây vận động với tốc độ xe máy. Bọn tôi thông cảm với sự sốt ruột của con người thời hội nhập , song chính vì tiếc thời gian cho các bạn mà tôi khuyên không nên để tâm quá nhiều vào việc lặt vặt .
Tại sao ở chúng tôi hồi trước lại có cái sự lí nhí mà ?
Chúng tôi bị ngợp
Lúc này, tôi tưởng tượng như trước mặt mình là một bạn trẻ. Vốn coi đây là một cây bút có triển vọng, nên tôi muốn bàn bạc vài điều. Chủ đề thì cũng xoay quanh một số phương diện của giới các nhà văn trẻ hiện nay
-- Không phải đến thế hệ này mà từ nhiều thế hệ trước, không phảỉ riêng ở Việt Nam mà khắp trên thế giới bao giờ cũng có chuyện già trẻ mâu thuẫn, và trẻ cảm thấy bị ngáng đường. Muôn thuở là thế. Trên sân chơi chung, không ai nhường ai đâu. Van nài xin xỏ ư, vô ích. Cái tài của người trẻ là làm cho người đi trước phải nhường bước cho mình , như Xuân Diệu từng khiến Thế Lữ nhường ngôi bá chủ thi đàn cho mình hồi Thơ mới .
-- Sự khen chê ở đời có luật riêng của nó। Theo kinh nghiệm của tôi, một người già thường hào phóng ban phát lời khen với một bạn trẻ trong hai trường hợp sau đây
1/ Bạn trẻ là một bản sao của người già, thầy khen trò mà thật ra khen chính mình
2/ Khen để lấy tiếng, bởi trong bụng thừa biết người trẻ kia kém mình nên mới khen như vậy.
Trong Hội nghị nhà văn trẻ lần thứ hai mà trên đây tôi nói, T.T. là một bạn trẻ làm việc ở bên Hậu cần. Một trong những nhà văn chủ trì hội nghị hết lời khen cô. Ông đọc cho chúng tôi bản khai của cô rằng cô đã thuộc những dòng sông này, những miền đất kia, và nói rằng chỉ cần xem đó thì thấy đang có một tài năng đầy hứa hẹn. Sau T.T chẳng viết gì nữa, mà nhà văn lớn kia cũng không bao giờ nhớ rằng mình đã từng khen như vậy.
-- Ngược lại, nhiều khi cái sự chưa tin của người ngoài lại có nghĩa là một sự kích thích.Trong đời tôi, có những câu nói bè bạn mà tôi nhớ đời. Khi tôi mới học tiếng Nga, vừa xin đi dịch tài liệu cho một Viện khoa học nọ thì anh bạn ở đó cho một câu xanh rờn “ Cậu cũng biết tiếng Nga à ? ”. Lại một lần khác, khoảng đầu những năm tám mươi, một nhà thơ có viết phê bình nói thẳng vào mặt tôi “ Trong phê bình văn học, mình nổi tiếng hơn ông nhiều chứ. Chung quanh Hà Nội sáu chục cây, không ai lạ gì tên mình, còn tên ông thì ai biết ?”. Tôi không cãi lại các bạn, chỉ lẳng lặng lo làm việc tốt hơn để các bạn thấy là họ sai. Và theo nghĩa đó, tôi nhớ tới họ với sự cám ơn .
-- Nhìn vào mắt nhiều cây bút trẻ , tôi biết rằng nhiều bạn nghĩ thế hệ đi trước chẳng qua là một lũ già bất tài , chẳng qua sống lâu lên lão làng . Tôi sẵn sàng đồng ý vậy, nói như Xuân Diệu lúc còn sống , hoàn cảnh hôm qua chỉ rặn ra được một lũ chúng tôi. Nhưng bạn ơi , sao lại chỉ dừng lại ở chúng tôi nhỉ . Hãy nghĩ đến Nguyễn Du , Nguyễn Trãi , cũng như về sau này nghĩ đến Vũ Trọng Phụng, Thạch Lam , Nam Cao. Và cũng đã đến lúc phải nghĩ đến cả Pushkin ,Tolstoi, Hugo , Kafka , Lỗ Tấn …
-- Kinh nghiệm trong nghề viết cho thấy rằng chính ra những thứ dễ được công nhận lại là những thứ tầm thường. Những của độc --- độc với nghĩa độc đáo chứ không phải độc hại -- khó đến với người ta hơn. Tùy tâm, bạn sẽ định hướng đời mình theo sự nổi tiếng trước mắt hay muốn tạo nên một giá trị lâu dài, ở đây tương lai là trong tay bạn .
-- “ Xã hội bây giờ già quá không thông cảm nổi với lớp trẻ “ ở chỗ riêng tư tôi thường nghe những lời than thở như vậy. Đồng ý rằng có sự già cỗi đó , tôi chỉ muốn nói thêm rằng có khi người nói chung quanh già lại cũng cổ lỗ cũ kỹ không kém .Tuổi tác chỉ làm nên khác biệt bề ngoài. Có những người tuổi trẻ mà suy nghĩ cư xử khác gì cánh già, và khi một già một trẻ cùng một căn bệnh thì chính ra người trẻ bệnh lại trầm trọng hơn .
-- Bạn hay lớn tiếng bảo rằng chưa ai hiểu bạn. Tôi cũng đã có lúc như vậy và tôi thầm nghĩ vậy thì mình đang có một cái gì mới , mình đang đi đúng hướng , nếu đi đến cùng , không chừng mình sẽ mang lại cho họ những món quà bất ngờ.
-- “ Không gì tuyệt vời hơn, nếu như không cần chạy vạy xin xỏ kêu ầm lên về mình mà người ta vẫn phải chạy đến tìm mình nghe mình nói, chia sẻ với mình ít tâm sự. Đấy mới là cái cách tồn tại mà một người tự nhận là trẻ cần vươn tới “.
Khi nghĩ vậy – lúc ấy tôi đang hăm nhăm hăm bảy gì đấy --, tôi hơi sờ sợ, không chừng mình đang mắc bệnh kiêu căng và không dám nói ra với ai . Nhưng tôi không gạt nổi ý nghĩ đó khỏi đầu óc . Tôi biết nó không làm tôi trở nên tài năng hơn người nọ người kia, nhưng tin rằng nhờ nó, tôi khá hơn chính mình , thế là được rồi .Tôi sống theo cái công thức giả định đó cho đến hôm nay.
đọc thêm Không sợ độc giả quên mình