Qua trang FB của bạn Trần Ngọc Hiếu tôi được biết FB Những huyền
thoại ngày 26 tháng 09 2019 có bài viết sau đây viết về kịch của Lưu
Quang Vũ mà cũng là viết về văn nghệ một thời - những năm 80 của thế
kỷ trước - trong con mắt của các bạn trẻ hôm nay.
Mươi năm nay tôi đã già đã lạc hậu không theo dõi được thường xuyên tình hình nghiên cứu đang triển khai nhưng đọc những bài như bài này, thấy hiện nay chúng ta có một lớp trẻ đi vào văn học nghệ thuật theo những phương hướng những con đường thật mới mẻ và thật hiệu quả.
Cái phương hướng đó cái con đường đó được cụ thể hóa bằng những quan điểm những phương pháp và những công cụ hiện đại mà các bạn tiếp thu được từ ngành nghiên cứu Văn học Nghệ thuật nước ngoài đương thời.
Chỉ có dựa vào thế giới thì chúng ta mới tôi có thể hiểu được chính chúng ta.
Nhưng đây là một câu chuyện khác, hôm nay tôi chỉ xin phép nhắc qua như vậy.
Trước mắt tôi muốn nói bài viết này thêm củng cố trong tôi dòng suy nghĩ tôi từng theo đuổi bấy lâu rằng đời sống văn nghệ những năm chiến tranh mãi mãi cần đươc chúng ta nghiên cứu, phải tìm bằng được mọi phương cách hiệu quả để đập vỡ cái bí mật đó, để giải thích đúng đắn cái thực thể đó. Không phải để mang ơn hay noi gương gì cả.
Mà đơn giản là muốn hiểu rõ hôm nay chúng ta phải tìm được cách để trở lại với cái quá khứ “cay đắng và u buồn” một thời - chữ của Lưu Quang Vũ.
Muốn đi tới tương lai phải hiểu quá khứ.
Tôi cũng không dám giấu mà xin thú nhận rằng muốn đưa lại bài viết dưới đây vì trong đó khi phân tích về Lưu Quang Vũ có nhắc đến một bài viết cũ của tôi cách hiểu của tôi về mối quan hệ giữa Lưu Quang Vũ và hoàn cảnh những năm chiến tranh. Nó cho thấy những năm tuổi trẻ tôi không đến nỗi phí phao vô ích. Xin chân thành cảm ơn các bạn Nguyễn Khai Thu và Thùy Dương bạn Trần Ngọc Hiếu và nhóm Những huyền thoại .
Mươi năm nay tôi đã già đã lạc hậu không theo dõi được thường xuyên tình hình nghiên cứu đang triển khai nhưng đọc những bài như bài này, thấy hiện nay chúng ta có một lớp trẻ đi vào văn học nghệ thuật theo những phương hướng những con đường thật mới mẻ và thật hiệu quả.
Cái phương hướng đó cái con đường đó được cụ thể hóa bằng những quan điểm những phương pháp và những công cụ hiện đại mà các bạn tiếp thu được từ ngành nghiên cứu Văn học Nghệ thuật nước ngoài đương thời.
Chỉ có dựa vào thế giới thì chúng ta mới tôi có thể hiểu được chính chúng ta.
Nhưng đây là một câu chuyện khác, hôm nay tôi chỉ xin phép nhắc qua như vậy.
Trước mắt tôi muốn nói bài viết này thêm củng cố trong tôi dòng suy nghĩ tôi từng theo đuổi bấy lâu rằng đời sống văn nghệ những năm chiến tranh mãi mãi cần đươc chúng ta nghiên cứu, phải tìm bằng được mọi phương cách hiệu quả để đập vỡ cái bí mật đó, để giải thích đúng đắn cái thực thể đó. Không phải để mang ơn hay noi gương gì cả.
Mà đơn giản là muốn hiểu rõ hôm nay chúng ta phải tìm được cách để trở lại với cái quá khứ “cay đắng và u buồn” một thời - chữ của Lưu Quang Vũ.
Muốn đi tới tương lai phải hiểu quá khứ.
Tôi cũng không dám giấu mà xin thú nhận rằng muốn đưa lại bài viết dưới đây vì trong đó khi phân tích về Lưu Quang Vũ có nhắc đến một bài viết cũ của tôi cách hiểu của tôi về mối quan hệ giữa Lưu Quang Vũ và hoàn cảnh những năm chiến tranh. Nó cho thấy những năm tuổi trẻ tôi không đến nỗi phí phao vô ích. Xin chân thành cảm ơn các bạn Nguyễn Khai Thu và Thùy Dương bạn Trần Ngọc Hiếu và nhóm Những huyền thoại .
Lưu Quang Vũ là một biểu tượng của
văn hóa Việt Nam thập niên 1980, đồng thời cũng là một nhân vật có lẽ ít nhiều
đang được huyền thoại hóa trong những thực hành hoài niệm, hồi cố của thị dân
Hà Nội ở thời điểm này.
Phân tích hiện tượng Lưu Quang Vũ
được nhào nặn lại trong ký ức tập thể của người Hà Nội hôm nay là một đề tài sẽ
được đưa ra thảo luận tại buổi tọa đàm HÀ NỘI: Chuyện kể chưa hoàn tất vào tối
thứ 6, 27-9 tới.
Để tiến hành đề tài này, các thành
viên trong nhóm Thứ Sáu đã cố gắng khảo sát một số tư liệu. Bài viết
"Model Dissent: Lưu Quang Vũ and the Melodramatic Performance of
Renovation in Post-War Vietnam" của tác giả Khai Thu Nguyen in trong cuốn "Neoliberalism
and Global Theatres: Performance Permutations" [ Lara D. Nielsen, Patricia
Ybarra chủ biên, Palgrave, London:2012] là một nghiên cứu hiếm hoi bằng tiếng
Anh, gợi ý rất nhiều cho chúng tôi trong việc tìm hiểu đề tài. Bài viết đã được
bạn Thùy Dương dịch toàn văn ra tiếng Việt và sẽ được công bố trong tạp chí
điện tử Thứ Sáu mà chúng tôi sẽ dự kiến ra mắt sau sự kiện này.
Xin được trích một phần nghiên cứu
của tác giả Nguyen Khai Thu để giới thiệu trên page "Những huyền
thoại".
:
*
LƯU QUANG VŨ VÀ KỊCH MELO CỦA THỜI ĐỔI MỚI- Nguyen Khai Thu-
Lưu Quang Vũ là thí dụ cho thấy “kịch melo” được sử dụng để xây dựng thành diễn ngôn của nhà nước thời đổi mới: dựa trên sự phản tư, cải tạo đạo đức và “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, thay thế cho sự chuyển đổi chính trị và ý thức hệ trên địa hạt cá nhân. Sự dịch chuyển giữa cá nhân và chính quyền thông qua “kịch melo” phủ nhận việc phá vỡ của ý thức hệ với chủ nghĩa xã hội trong chuyển đổi tân tự do và nhìn lại quá khứ đau thương, ảo mộng của dân tộc. Đồng thời, “kịch melo” cho phép “mã hóa” các khám phá của những tiếng nói bất đồng quan điểm về ý thức hệ thường bị kiểm duyệt bởi các diễn ngôn chính thống.
Tiểu sử của Lưu Quang Vũ cung cấp những nguyên liệu thô cho việc xây dựng một câu chuyện cải biên trong thời đổi mới và hậu đổi mới, nổi tiếng trong những diễn ngôn, những bài báo và phê bình. Nhà soạn kịch sinh ngày 17/4/1948, giữa thời Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất. Cha ông, nhà viết kịch dân tộc Lưu Quang Thuận, là một người tận tụy với những vở kịch được thực hiện trong các chiến dịch tuyên truyền cho Đảng Cộng sản Việt Nam suốt những năm 1950-1960. Năm 17 tuổi, Lưu Quang Vũ đã từ bỏ lựa chọn theo học tại trường nghệ thuật để tình nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự cho miền Bắc Việt Nam năm 1965. Sau đó, niềm tin tưởng mãnh liệt vào hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa dân tộc của ông đã chuyển sang những hoài nghi đau đớn về niềm tin dân tộc. Điều này đã được ông thể hiện qua tập “thơ đen” năm 1970-1975: được miêu tả như là một người bi quan và ngờ vực về chế độ, theo lời mẹ ông - bà Vũ Thị Khánh, do vậy đến tận bây giờ tập thơ vẫn không được công bố xuất bản. Bên cạnh thành tích phục vụ không được ghi nhận tốt, tập thơ này đã khiến Vũ chịu nhiều khiển trách trong quân đội và rút ngắn sự nghiệp đầu đời của ông. Đồng thời đây cũng là khoảng thời gian ông gặp những nỗi buồn cá nhân khi ly hôn Tố Uyên- người vợ đầu sau một năm kết hôn và sự chào đời của con trai họ - Lưu Minh Vũ. Tố Uyên là mối tình thuở trẻ và bà cũng là một diễn viên nổi tiếng của bộ phim thời chiến “Con chim vành khuyên” (1962). Nhưng Vũ vẫn tiếp tục kiên trì và trở thành một trong những hình tượng tiêu biểu của thời “đổi mới” thông qua những vở kịch cấp tiến thành công, và cuối cùng kết hôn với nhà thơ Xuân Quỳnh. Việc biến Lưu Quang Vũ trở thành một hình tượng của “đổi mới” đòi hỏi một loạt vở “kịch melo” trong những diễn ngôn văn hóa, khiến cho những cuộc xung đột bất mãn với cơ chế của ông chỉ như là sự dằn vặt cá nhân có thể vượt qua được nhờ cảm hóa đạo đức.
Những bài viết về Lưu Quang Vũ tiết lộ một cuộc điều đình đau đớn với lịch sử về những bài thơ gây tranh cãi, hồ sơ quân sự yếu kém và thời kỳ xa lánh chính trị của ông sau khi xuất ngũ. Nhiều luồng ý kiến cho rằng sự nghiệp của ông từ đầu đến giữa thập niên 60 đã sử dụng tiếng nói cá nhân mạnh mẽ để cường điệu hóa chủ nghĩa đạo đức dân tộc - sự hoài niệm và hi vọng hướng về quê nhà, một cuộc chiến khó khăn nhưng cao cả của những người lính cộng sản cùng một niềm tin chiến thắng. Trong bài “Gửi tới các anh” kể về một thiếu nữ trông theo những người lính hành quân, hứa sẽ làm việc chăm chỉ như họ (“Tay em cầm chắc súng”) và chào mừng khi họ quay lại khi trở về.
“…Các anh đi nhiều chốn quê hương
Đừng quên nơi này nhé!
Ngày mai tan giặc Mỹ
Các anh về quê em
Xoan xưa đã lớn, lá biếc cành chen
Đón mừng chiến sĩ…
Bến sông rì rào bãi mía
Như muôn lời em gửi các anh…”
Tinh thần cao thượng và lời hứa của cuộc chiến xoay trong tinh thần đầy mê hoặc và ngây thơ của tuổi trẻ. Ông lý tưởng hóa ngôi nhà, đất mẹ, nơi có khu vườn ấm áp, đẹp đẽ và màu mỡ, gắn liền với người nữ hoặc “em” trong bài “Vườn trong phố”, mang đến cho người lính một nguồn an ủi và ý nghĩa:
“Trong thành phố có một vườn cây mát
Trong triệu người có em của ta
Buổi trưa nắng bầy ong đi kiếm mật
Vào vườn rồi ong chẳng nhớ lối ra
Vườn em là nơi đọng gió trời xa
Hoa tím chim kêu bàng thưa lá nắng
Con nhện đi về giăng tơ trắng
Trái tròn căng mập nhựa sinh sôi.…
Mảnh vườn em vẫn là mảnh vườn xanh
Nơi ban đầu lòng ta ươm tổ mật
Nơi ta hái những chùm thơ thứ nhất
Nơi thu sang mây trắng vẫn bay về…”
Những tác phẩm ban đầu của Lưu Quang Vũ đã đưa ra những dấu chỉ thân mật, cá nhân xoay quanh các giá trị hiện thực xã hội chủ nghĩa về tình yêu dân tộc, niềm lạc quan và niềm tin vào cách mạng.
Tuy nhiên, những bài thơ của ông trong giai đoạn 1970-1975 lại thể hiện một sự đổ vỡ đáng kể từ phong cách đậm tính dân tộc trước đó. Vũ gom những bài thơ này vào một tập được đề tên là “Cuốn sách xếp lầm trang”, chúng không được in vào thời điểm đó mà chỉ được đọc bởi những người bạn thiết thân nhất. Những bài thơ đã làm thay đổi các hình tượng trung tâm đầy lạc quan của hiện thực xã hội chủ nghĩa, đã rót sự u ám lên những hình ảnh hoài niệm của ngôi nhà/ vùng đất được phủ tính nữ và những người lính anh hùng đầy quyết tâm. Thí dụ, “những con ong” từ “Vườn trong phố” đã được tái hiện lại trong bài thơ “Bầy ong trong đêm sâu”. Nhưng thời điểm này, tại nơi tìm về ngôi nhà, thay vì nhận được sự ngọt ngào từ khu vườn, chúng lại chỉ tìm thấy “tổ vắng”. Ngôi nhà/ mảnh đất, người con gái và mật ong mà chúng kiếm tìm chỉ còn lại “hương nhuỵ mất từ lâu”. Những mệnh lệnh sụp đổ trước “Những đôi mắt tráo trơ mà tội nghiệp” và “Những bông hoa chưa nở đã tàn đi” trong bài “Những tuổi thơ”.
“…Trong cơn mơ là cuộc đời thức dậy
Con ong vàng bé nhỏ đến tìm em
Con ong xanh có đôi mắt đen
Con ong trắng bơ vơ trong tổ vắng
Con ong đỏ là con ong thơ thẩn
Bay đi tìm hương nhuỵ mất từ lâu…
Em ở đâu em ngủ ở phương nào
Môi em thở những điều gì khe khẽ…
Ai ngờ tầu em lại là tầu cướp biển
Em cướp hết cuộc đời anh, em lấy hết
Trói anh vào cột buồm của tình yêu
Bão táp nổi lên, chớp giật, tàu xiêu
Em đứng đó hãi hùng ngơ ngác…”
Dù không được đề cập đến trong những tác phẩm, nhưng bạn bè và gia đình của ông cũng kể về thời kỳ bất mãn mà Lưu Quang Vũ đã phải trải qua trong khi phục vụ quân đội miền Bắc Việt Nam như một kết quả tất yếu do những xung đột chính trị. “Không ai được phép viết bất cứ điều gì riêng tư cá nhân trong quân đội nhưng bố tôi vẫn viết và gửi những tác phẩm về nhà với một người bạn đã phải lén đọc để tránh bị tịch thu” theo Lưu Minh Vũ. Ông chấm dứt phục vụ quân đội và chuyển sang thời kỳ kinh tế khó khăn và bị cô lập. Trong một cuộc phỏng vấn, Vương Trí Nhàn đã cho rằng đây là thời kì “hoang đàng” của Vũ khi ông bất chấp người cha- nhà nước và sống trong sự cô lập xã hội và dân sự.
Hầu hết những bài viết về Vũ trong thời kỳ đương đại đều lược đi giai đoạn hoài nghi đầy tranh cãi để bảo vệ quan điểm dân tộc của nhà thơ. Như trong phần giới thiệu tuyển tập thơ của Vũ năm 2004, Kiều Văn tập trung vào những bài thơ tình và thơ đậm tính dân tộc, và chỉ đề cập đến phần thơ “buồn” trong một đoạn ngắn bằng việc đặt nó trong bối cảnh xung đột của thời chiến. Một trong số ít những người thừa nhận sự lệch lạc chính trị của Lưu Quang Vũ nhưng đồng cảm với ông là nhà lý luận phê bình Vương Trí Nhàn. Trong bài tiểu luận “Thơ “Những đắng cay và buồn bã” được viết trong những năm thời chiến” (1993), ông đã bàn đến tính chính trị trong thơ của Vũ bằng cách lập luận rằng đó là biểu hiện của những sự suy niệm thường được chia sẻ trong thế hệ của mình. Là bạn của Lưu Quang Vũ, Nhàn đã đọc những bài thơ không được xuất bản trong thời chống Mỹ và trong bài viết khi nhìn lại thì chúng đã hiện thân như một phần đời sống của họ, rằng “vì một số lý do mà phải chối bỏ, phải quên đi” nhưng họ không cần phải “chối bỏ mãi mãi”.
Khi Nhàn nhớ lại, ông đã trải qua một thế nước đôi mâu thuẫn khi đọc thơ Vũ, “một mặt e ngại, cảm thấy nó đi ngược với tâm trạng chung, cái lạc quan chung nên không cần ai bảo, đã thấy là không phải”. Nhưng ở mặt khác “lại thích thú, cảm thấy ở đó có một phần vui buồn của mình nên tìm kiếm vụng trộm, tán thành vụng trộm, thèm muốn trở lại với những dòng thơ đó, như thèm muốn nhìn thấy chính hình ảnh của mình”. Nhàn đặt thơ Vũ lại trong lịch sử của Hà Nội những năm 70, điều được phản ánh trong thơ Vũ:
“Từ đầu 1970, cuộc sống Hà Nội đã bắt đầu phô ra tất cả cái khó khăn phiền phức mà thời chiến phải có. Thành phố như một người ngấm bệnh. Mỗi lần còi báo động, phố xá hiện ra đơn côi bé nhỏ đã đành, ngay những lúc yên lành, thành phố tài hoa của chúng tôi cũng quá lầm lụi nhem nhuốc. Các tường nhà lâu không quét lại, phô ra hết vẻ mốc meo. Những hầm cầu thang trú ẩn tăm tối. Túp lều che tạm trên gác thượng, tơi tả trong gió. Chỉ có trời mây trong xanh, nhưng trời mây xa xôi quá, có ích lợi gì đâu trong việc giải quyết những việc lặt vặt hàng ngày! Đáng sợ hơn nữa là cũng do cuộc sống khó khăn, những thói xấu cố hữu của con người như nhút nhát tham lam vụ lợi có dịp thức dậy, càng giấu giếm càng đê tiện. Từ đủ mọi phía, hoài nghi len lỏi tới, những hoài nghi đủ sức làm bủn rủn con người và không cho người ta vững tâm làm việc gì cả. Thơ Vũ bắt lấy những cái đó rất nhanh. Từ hoàn cảnh riêng, Vũ suy ra cả cuộc đời chung và diễn tả những tan nát đổ vỡ với tất cả cái đắm đuối của tuổi trẻ.”
Trong khi ông và những người bạn của ông “thử tìm cách chống lại thứ thơ ấy” thì “tận trong thâm tâm, mỗi người vẫn biết là có lòng mình, tâm trạng của mình ở trong những dòng thơ rách xé đó”.
Tuy nhiên, sự thú nhận quá khứ của Nhàn về mối liên kết giữa suy niệm của thế hệ và thơ Lưu Quang Vũ đã hiện tồn một cách thú vị trong sự căng thẳng của “kịch melo”. Sự tranh luận của Nhàn chứa đầy những từ vựng cá nhân hóa và chỉ trích hành vi của Vũ, diễn giải thơ Vũ như kết quả của sự yếu kém về đạo đức và cảm xúc, ông đã chê rằng:
“Chẳng phải là đôi lúc, Vũ đã không khỏi có chút huênh hoang? Đã vay mượn chắp vá? Đã tố cái khốn khó của mình lên? Đã rên rỉ nhiều hơn là kiên nhẫn chịu đựng và dìm nỗi đau của mình trong nước lạnh? Chúng tôi biết cả.”
Việc nhấn mạnh vào những điều Vũ phải chịu đựng ám chỉ rằng thơ ông là kết quả tất yếu từ sự thái quá của chính ông hơn là phản ánh cuộc đời chung cùng những vấn đề xã hội - chính trị lớn. Sự xen kẽ giữa bối cảnh lịch sử và phê bình “tính melo” - đánh giá Lưu Quang Vũ qua quan điểm đời sống riêng tư và đạo đức (và vở “kịch melo” của cuộc đời ông), cho thấy cơ chế hoạt động của “kịch melo” như một phương thức phê phán, tạo điều kiện cho những phát ngôn chính trị trái chiều đồng thời cá nhân hóa và uỷ mị hóa chúng.
-------
Bài viết của tôi được bạn Nguyễn Khai Thu nhắc tới ở trên
đã đưa trên blog cá nhân VTN
ở đường link
https://vuongtrinhan.blogspot.com/2015/05/luu-quang-vu-va-nhung-bai-tho-vien-vong.html