Cùng với niềm tự hào vì tiếng nói của dân tộc mình ,
các nhà trí thức tây học nửa đầu thế ký XX
cũng bắt đầu chú ý tới cách dân ta sử dụng tiếng Việt trong đời sống hàng ngày
xem sự tùy tiện cẩu thả này
là những biểu hiện tiêu cực mà xã hội trung đại để lại
là những biểu hiện tiêu cực mà xã hội trung đại để lại
từ đó gợi ra những cách vận dụng ngôn ngữ của con người hiện đại .
Những lời cảnh tỉnh của họ đến nay vẫn có ý nghĩa
vì suốt từ sau 1945
trong hoàn cảnh chiến tranh
trong hoàn cảnh chiến tranh
sự trau dồi văn hóa ngôn ngữ bị coi nhẹ
và nhiều nhược điểm của con người trung đại, nhất là con người dân gian tự phát
đến nay còn được khuyến khích
nên trong việc sử dụng ngôn ngữ
lại nẩy sinh những biến tướng mới rất đáng lo ngại .
lại nẩy sinh những biến tướng mới rất đáng lo ngại .
____
Không còn lễ nghĩa liêm sỉ
Nước ta, những nơi chợ búa thành phố, không luận đàn bà trẻ con,
đến người có học biết chữ mà cũng mở miệng là nói lời thô bỉ.
Cho đến câu mắng
bài chửi, đọc ra có cung có điệu, người nào mắng chửi cả ngày mà không trùng
lặp, thì người ta xem như Tô Tần, Trương Nghi (1), chiếm giải quán quân.
Đến lúc diễn ra cái bộ
dạng mắng chửi, tiếng như mõ rao, chân như múa hát lên tay xuống ngón, mặt như
sơn đổ, tóc như tơ vò, nước miếng như bọt giải, tay cầm dát lia, chân đi cà
xiểng (2) không khác gì người điên.
Lại còn một điều xấu nữa, hễ
có bất bình với ai thì phát thệ (3) và nguyện rủa chúc dữ(4) rất nặng.
Thường hàng ngày cùng giao du
với nhau, mà đến lúc bỏ nhau, chất chứa điều bất bình lâu, thì khí yêu (5) nhân
đó mà sinh ra, người nọ bảo người kia “đầy miệng điều láo, một ngày bán được
ba gánh giả, đến đâu cũng dối, ba ngày không mua được một điều thực “.
Thật là không còn chút
lễ nghĩa liêm sỉ nào! Cái phong tục kiêu bạc (6) đến thế là cùng.Thế giới chưa
có nước nào như xứ mình!
(1) các nhà thuyết khách nổi tiếng đời Chiến quốc bên Trung quốc
(2) dát lia – chưa tra cứu được; còn cà xiểng , theo Đại Nam quốc âm tự vị , là Ngao du không biết công
chuyện chi mà làm, không nên sự gì
(3) thề bồi
(4) chúc: khấn. Chúc dữ: ước cho mắc sự dữ
(5) tinh thần gian tà bất chính
(6) cũng tức là khinh bạc với nghĩa cổ: kẻ không biết tự trọng
Nguyễn Trường Tộ
Về
việc cải cách phong tục, 1871
Những câu chửi rủa quá quắt
Nói
tục, nói bẩn chắc hẳn không người nước nào bằng người An Nam ta. Lắm câu chửi
rủa của ta, không tiếng nước nào dịch nổi, giả thử những người nói ra có nghĩ
đến nghĩa từng tiếng thì đứa nặc nô (1) cũng phải đỏ mặt đến lòng trắng mắt.
Thử ngẫm mà xem, những câu ấy có nghĩa lý gì đâu.
Bảo người ta ăn những gì những gì thì có nghĩa lý nào? Gọi ông cha mấy
đời người ta lên mà chém mà vằm cũng không có nghĩa gì cả.
Người ngay thật có ai sợ nhưng câu chửi rủa ấy đâu? Mà người mở mồm nói những
tiếng dơ bẩn ấy, thì thực là xấu cho cái miệng quá, ra ngay con người thô tục.
(1)
nặc nô: người làm nghề đi đòi nợ thuê ngày xưa; nghĩa rộng là người đanh đá ghê
gớm
Nguyễn Văn
Vĩnh
Ăn nói thô
tục, Đông dương tạp chí, 1914
Quan dốt đằng quan, dân kém đẳng dân
Người mình không những nghề diễn thuyết chưa biết, mà đến nói câu chuyện cho có
đầu đuôi manh mối cũng ít người nói được.
Khi hội đồng (1), thời (2) chẳng khác gì như họp việc làng, tranh
nhau nói, ồn ào lộn xộn mà ít ai nói được câu gì cho có nghĩa lý, chỉ bẻ
hành bẻ tỏi nhau những cái vặt vặt chẳng đâu vào đâu.
Khi yến tiệc thời đương câu chuyện vui, gặp có tiếng gì buồn cười, nhất là nói
tiếng bẩn, ông nào to miệng cả tiếng thở ra một cái cười hà hà, cử toạ
đều cười ầm cả lên đến vỡ đổ nhà; thế là câu chuyện tan.
Chỗ công môn thời ông quan nói, muốn ra oai mặt sắt chỉ nói nhát gừng, cách một
vài câu lại điểm những tiếng nghe chưa ? nghe chưa? thằng
dân thưa thời gãi tai gãi đầu, chỉ nghe những tiếng bẩm bẩm dạ dạ nói không ra
lời. Mấy cậu thiếu niên thời toa toa moa moa (3) ngậu xị cả đường
phố , câu chuyện không những vô vị mà thường bất thành ngôn (4) nữa.
Thời buổi nhố nhăng, ngữ ngôn bác tạp, anh bồi chú bếp con bạc làng chơi
ả giang hồ cậu công tử, tây không ra tây, tàu không ra tàu, ta không ra ta, có
nhiều cái xã hội không biết họ nói thứ tiếng gì.
Thử tìm khắp trong nước được mấy người là biết nói năng lịch sự ? Thật ít
quá.
(1) Cuộc hội họp đông người để bàn việc công . Ở đây hội đồng dùng như động từ
(2) thì
(3) mày mày tao tao
(4) không nên lời
Phạm Quỳnh
Pháp du hành trình nhật ký,1922
Thiên về những cái tầm thường thô bỉ
Ai có
ý đến những nơi họp tập, hoặc là chỗ chơi bời thì thực là buồn thay cho cái trí
dục của những người đời nay.
Ngoại giả chuyện cô đầu, chuyện cờ bạc, chuyện hát tuồng, chuyện chim
chuột, chuyện quần áo còn thì không mấy khi được nghe những câu chuyện lý thú,
làm tỏ được học vấn kẻ nói, lợi được trí khôn người nghe.
Mà xem như trong
cách nói chuyện, thì thiếu niên (1) ta nghe lại có ý thích những câu chuyện tầm
thường, nói chuyện để mà khoe cho người nọ người kia biết cái cách của ta
chơi xa xỉ hoặc là kỳ khu (2)...
Ai ăn
nói có tư tưởng có tỏ học vấn thì thường người nghe thích nhưng ít cầu, vì
câu chuyện có nghĩa, làm cho phải nghĩ, phải đối đáp nhọc mệt...
Người nói chuyện hay, cũng có kẻ phục là người có ích, nhưng trong cái phục
có cái ghen có cái ghét. Ghen là vì ở đâu đến cướp mất tai kẻ nghe, ghét là vì
ở đâu đến làm tỏ cái nhàm của câu cười cợt tầm thường người ta đang thú.
(1)hồi đầu thế kỷ XX, chữ thiếu niên
không phải dùng để chỉ lớp thiếu nhi từ 10 đến 14 tuổi như bây giờ. Mà có nghĩa
là người trẻ tuổi, tức lớp thanh niên 18 tuổi trở lên.
(2)tỉ mỉ, mất nhiều công sức
Nguyễn Văn Vĩnh
Đông
dương tạp chí, 1914
Tật huyền hồ sáo hủ
(1)
Xét trong văn chương, xảo kỹ nước Việt Nam, điều gì cũng toàn là huyền hồ giả
dối hết cả, không cái gì là thực tình... Thời tiết nước mình thì không biết một
chút chi chi, tả đến tứ thời thì xuân phải phương thảo địa, hạ phải lục
hà trì, thu phải hoàng hoa tửu, đông phải bạch tuyết thi (2).
Thành ra đến câu hát cũng hát cho người, cảnh nhà mình thì như mắt mù tai
điếc. Mượn chữ người, mượn đến cả phong cảnh tính tình chớ không biết dùng cái
vật liệu mượn ấy mà gây dựng lấy văn chương riêng cho nó có lý tưởng đặc biệt.
Người Việt Nam lý hội (2) điều đẹp cũng có một cách lạ. Sách Tàu tả người đẹp
môi son mắt phượng, mày ngài khuôn trăng mình liễu thì bao giờ tả người đẹp
ta cũng cứ thế mà tả.
(1) huyền là sự gì lơ lửng không dính vào đâu; hồ là lời nói càn; sáo là lời dựa theo khuôn có sẵn; hủ là lời khoe khoang; bốn chữ này ghép lại chỉ sự ăn nói lời nói linh tinh, trống rỗng, giả tạo
(2) vùng đất đầy cỏ thơm, ao sen xanh mướt, rượu hoàng hoa và thơ tả tuyết trắng
(3) hiểu, quan niệm
Nguyễn Văn Vĩnh
Tật huyền hồ sáo hủ, Đông dương tạp chí,1913
Trong tiếng cười ẩn chứa nhiều
ý xấu
An
Nam ta có một thói lạ là thế nào cũng cười. Người ta khen cũng cười, người ta
chê cũng cười. Hay cũng hì, mà dở cũng hì, phải cũng hì mà quấy (1) cũng hì.
Nhăn răng hì một tiếng mọi việc hết nghiêm trang.
Có kẻ bảo cười hết cả cũng là một cách của người hiền(2). Cuộc đời muôn việc
chẳng qua là trò phường chèo hết thẩy, không có chi là nghiêm đến nỗi người
hiền phải nhăn mày nghĩ ngợi...
Nhưng mà
xét ra cái cười của ta nhiều khi có cái vô tình độc ác; có cách láo xược khinh
người; có câu chửi người ta; có nghĩa yên trí không không phải nghe hết nhời
người ta mà đã gièm trước cái ý tưởng của người ta; không phải nhìn kỹ việc
người ta làm mà đã chê sẵn công cuộc (3) người ta.
Gì bực mình bằng rát cổ
bỏng họng, mỏi lưỡi tê môi để mà hỏi ý một người, mà người ấy chỉ đáp
bằng một tiếng hì, khen chẳng ơn, mắng chẳng cãi hỏi chẳng thưa, trước
sau chỉ có miệng cười hì thì ai là không phải phát tức ?
(1) sai, trái với lẽ
phải
(2) người có đức hạnh,
tài năng
(3) ở đây không có nghĩa sự
nghiệp to lớn mà chỉ hàm ý công việc nói chung
Nguyễn Văn Vĩnh
Gì cũng
cười, Đông dương tạp chí, 1914
Tiếng cười vô duyên
Có một phần đông người Pháp ở đây, ta hằng ngày thấy họ, cũng có thể chiêm
nghiệm được một dân tộc.
Ví dụ như gặp khi trời mưa, đường trơn có người nào đó bất kỳ đi vô ý mà trượt
té, bấy giờ có năm ba người Pháp đứng đó họ có cười không?
Tôi, và nhiều người như tôi, dám chắc rằng họ chẳng những không cười mà còn
chạy lại để đỡ người bị té ấy lên nữa.
Còn như con rồng cháu tiên ta, tôi cầm chắc rằng trước khi chạy lại đỡ, ta phải
cười một chặp cho no nê đã.
Phan Khôi
Phụ nữ tân văn
1931
Không biết cũng nói liều, thực là một cái họa
Không
biết nói không biết, đó là nghĩa vụ thứ nhất của người muốn học muốn hiểu. Đằng
này nhiều người ở ta lại làm như trong thế giới này cái gì cũng rõ
ràng minh bạch, tựa hai lần hai là bốn.
Ai
không tin là thế, họ liền phê cho hai chữ: thần bí; hai chữ ấy trong trí
họ tức là ngu xuẩn điên rồ.
Họ không
ngờ rằng họ lại “thần bí” hơn ai hết.
Có những
vấn đề xưa nay bao người tài giỏi suốt đời nghiền ngẫm chưa tìm ra manh
mối.Thế mà cái điều một ông Pasteur một ông Einstein không dám nói, ngày
nay ở xứ ta những cậu học sinh vừa mới bước chân ra khỏi trường Sơ học đã
giảng giải được lên sách, lên báo, theo những phương pháp cuối cùng của khoa
học.
Thế
giới còn chờ gì mà không khắc bia xây tượng để đền ơn họ.
Nói chơi vậy
thôi, chớ cái việc họ làm đó là một sự tủi nhục vô cùng cho nòi giống.
Cả
một đám thanh niên chưa có lấy cái học phổ thông cũng tấp tểnh chạy theo
những lý thuyết cao thâm của siêu hình học.
Có lần chúng tôi thấy một thiếu nữ trước đâu mới học đến lớp ba lớp tư gì
đó đương hăng hái giảng giải về duy tâm và duy vật. Chúng tôi chán ngán
không biết nên khóc hay nên cười. Thực là một cái họa !
Hoài
Thanh
Một cái họa, Văn chương và hành động,1936
Hay cãi nhau, thích kiện tụng
Những
vụ cãi nhau nảy ra ngay từ cách tổ chức làng xã.
Xã hội hương thôn chia thành các
giai cấp lệ thuộc vào nhau. Muốn thực hiện các điều kiện cần thiết để
bước vào một trong những giai cấp đặc quyền, người ta phải cúng Thành hoàng và
mời mọi người ăn uống.
Điều đó thật tàn hại: người
ta đi vay với lãi cao, cầm cố nhà và ruộng, bắt vợ con chịu thiếu thốn.
Khi thuộc giai cấp đặc quyền thì vấn đề
là phải biết bảo vệ đặc quyền của mình.
Người ta sẽ đi đến tận Tòa án tỉnh,
thậm chí Tòa thượng thẩm, chỉ vì miếng thịt chia không đều, hoặc một sự việc
cực kỳ phù phiếm.
Người ta tiêu đến đồng
tiền cuối cùng để giữ thể diện hoặc làm đối thủ mất mặt.
Lịch sử một số làng
cũng là lịch sử kiện cáo. Có những làng mà tất cả ruộng đều thuộc sở hưũ của
những làng lân cận. Đấy chính là những làng đã qua những vụ kiện nổi
tiếng.
Nguyễn Văn Huyên
Vấn đề nông dân Việt Nam ở Bắc Kỳ, 1939
Chỉ trích và châm chọc
Người Việt ít khi chịu chết
vì tín ngưỡng hay vì một vĩ nhân nào đó đã chủ trương trái quyền lợi của họ.
Gặp lúc phải dồn vào
thế yếu, họ chống lại ngay bằng phương pháp tiêu cực: chỉ trích và châm chọc.
Luôn luôn bị áp bức về kinh tế và
chính trị, cuộc sinh hoạt tinh thần thường lẩn cả vào trong tâm tưởng nên sức
phản ứng của tình cảm và tư tưởng không mau lẹ. Tính ưa hư danh là một tật phổ
thông của những người hằng cố gắng tìm vượt lên trên địa vị hiện tại của mình.
Tật cờ bạc, do cuộc sống chật hẹp gây nên, cũng là một tật phổ thông
khác.
Lương Đức
Thiệp
Việt
Nam tiến hoá sử,1944