Báo chí và các cơ quan tuyên truyền hiện nay có xu thế hết lời ca tụng dẫn tới tình trạng thúc đẩy sự bùng phát của lễ hội và biện hộ cho các mặt bản năng thấp kém mà lễ hội đánh thức trong cộng đồng.
Trong khi đó dưới con mắt các bậc thầy trí thức nửa đầu thế kỷ XX, lễ hội cổ truyền và những biểu hiện hiện đại của nó được mang ra phân tích phê phán với luận lý khoa học và tinh thần trách nhiệm khác hẳn.
Dưới đây là một số bằng chứng
Trích từ bài Lễ nghi hội hè và tín ngưỡng người Việt trong cái nhìn của các trí thức Việt Nam đầu thế kỷ XX
đưa trên blog này 13 thg 2, 2012
Tín ngưỡng lung tung
Có kẻ sáng ngày ra vào phủ thờ bà cô, ông mãnh nào, chiều lại vào làm tôi con ông Trần Hưng Đạo là thần hay trị những tà ma, những ông hoàng bà chúa. Đến sáng hôm sau cũng người ấy có thể chay lòng thực dạ mà nghe giảng những lời đạo đức của ông Khổng, ông này không có dạy phải tin thờ ông thần ông thánh nào cả; hoặc là đi lễ Phật là một đạo trái hẳn với mọi ma thiêng thần dữ.
Nói rút lại, thì người An Nam ta tin bậy hình như theo lý tưởng này: Dẫu không có mà tin cũng chẳng hề chi, ngộ có mà không tin, có lẽ hại đến mình. Cho nên cứ tin liều đi.
Người ta theo lý tưởng ấy cho nên sinh ra những đạo không có tôn chỉ, quy tắc lễ pháp (1) ở trong tay mấy anh sư mô, thày cúng, ngày nay làm theo sách này, ngày mai bịa ra sách khác, có ngược nhau cũng chẳng ai bảo sao. Mà người tin, người tộc trưởng, người làm lễ tang lễ hỷ, cũng cứ tuỳ tiện mà theo, vớ được sách nào theo sách ấy, tuỳ cách lịch sự tuỳ gia tư (2) mà theo lễ này hay lễ kia, chớ không theo tôn chỉ nào cả.
Còn như sự đi chùa Hương và các chùa chiền khác, nhiều người cho như một cái tật của các cụ già và của người đàn bà. Cũng có kẻ bảo là việc hay, cũng có người cho là việc dở. Hay là vì các bà các cô đi lễ bái như thế nó cũng thêm được cái dáng đạo đức, cái nếp nhà ra một chút. Dở là vì các bà ganh nhau tốn kém và mấy ông sư vả lại cũng chưa quên hẳn sự đời (3).
(1) nghi thức tiến hành lễ
(2) của cải tài sản trong gia đình
(3) ý muốn nói có những điều chưa hay, hoặc nói như ngày nay, những chuyện tiêu cực ngay trong các chùa
Nguyễn Văn Vĩnh Hương Sơn hành trình Đông dương tạp chí, 1914
Trí tưởng tượng nghèo nàn ….
Cách tin của người An Nam ta là một cách tin kỳ ngộ quá. Người nước ta tin có bụt có trời, cũng như tin có thần thánh yêu ma, nhưng không phân biệt không nghĩ tách bạch ra xem cái mình tin nó như thế nào. Thường thì cứ cho rằng ngoài cái nhân gian hiển hiện ra trước mắt này, lại có một cảnh tượng khác nữa không nom thấy, nhưng tựa hồ cùng khuôn với thế giới, cũng có hay có dở có chính có tà, có người quân tử có kẻ tiểu nhân, cũng có quan ăn tiền nhận lễ đổi trắng thay đen, cũng có cả đến thằng lính tuần lính lệ bịch ngực (1) lấy tiền, cho vài ba hào biếu cái quà mọn mới vào lọt cửa. Tin thế thì tin chớ cũng không vỡ nhẽ tại làm sao mà có cái cảnh ngoài thế giới ấy, mà có thì cảnh ấy ở ra như thế nào (2) trong vũ trụ. Bởi chưng có trí tín hồ đồ như thế, cho nên nhiều khi trong những việc tin có nhiều điều trái nhau mà không biết, cứ chịu cả là thực.
(1) đấm vào ngực
(2) nói như ngày nay: tồn tại như thế nào, diễn biến như thế nào
Nguyễn Văn Vĩnh
Hương Sơn hành trình, Đông dương tạp chí, 1914
Lòng tin sai lệch
Phật giáo là một tôn giáo riêng, cũng có lý tưởng. Mà lời thiện ác báo ứng cũng đủ khuyên răn người. Nhưng hiềm ta không cứu (1) đến nguyên lý mà chỉ tin những lời trần hủ(2); sùng tín cái vỏ xác ngoài còn, cái lý cao xa của người ta, không mấy người nghĩ đến. Đã không ích gì, mà làm hại của cải cũng chỉ bởi lòng tin sai vậy.
(1) xét đoán tra hỏi ( dùng trong các từ nghiên cứu, kê cứu )
(2)cũ kỹ, không hợp thời
Phan Kế Bính
Việt nam phong tục, 1915
Khổ vì hội hè
Xét cái tục hội hè của ta, rước xách rất phiền phí, ăn uống rất lôi thôi, chơi bời rất chán chê, tiêu pha rất tốn kém, thực là hại của mà lại mua lấy cái khó nhọc vào mình. Đã đành mở hội trước là trọng việc sự thần (1), sau là cầu vui cho dân, nhưng trọng mà rước xách tế bái lắm hoá ra khổ. Hội đến hàng tháng, chịu làm sao cho được?
Vả lại đã gọi là hội, trừ ra việc đóng góp việc ăn mặc cũng đã tốn kém nhiều rồi, còn ngần nào chơi bời, ngần nào cờ bạc, con em bỏ công bỏ việc ở nhà để ở nhà đi hội, chẳng những vô ích mà lại hại thêm cho làng nữa.
…. Xưa nay chỉ mấy người hào trưởng (2) trong làng sính mở hội vì họ có nhiều món lợi riêng, như mở tổ tôm điếm, bài phu điếm (3), hoặc gá bạc để lấy hồ (4) v..v.. Họ mượn tiếng sự thần, kỳ thực là cầu tư lợi. Mà khốn nạn cho dân đàn em lại phần nhiều là ngu xuẩn, nói đến việc sự thần không ai dám gàn trở gì nữa, dẫu khổ cực thế nào cũng phải nhắm mắt chịu. Nếu ai gàn trở thì sợ thần quật chết tươi. Mà thần chẳng quật, bọn hào trưởng cũng quật, tội nghiệp!
(1) sự ở đây là thờ phụng
(2) người có thế lực trong làng
(3) những địa điểm ăn chơi
(4) tiền người đánh bạc nộp cho chủ sòng
Phan Kế Bính
Việt Nam phong tục, 1915
Mê tín gây nhiều lãng phí
Lễ kỳ an (1)chủ ý là trừ khử ma quỷ cho dân xã bình an. Ta lại tin theo Phật thuyết, bày ra vàng mã, nào mũ Ngọc Hoàng, nào tượng Minh Vương, nào âm quan quỷ tốt, chiến khí binh thuyền. Sự quỷ thần huyền viễn (2) chưa biết đâu, mà sự “tiền thật mua đồ giả “ thì đã rõ. Uổng tiền được việc cũng cam, nhưng nào có được việc gì đâu, rút lại chỉ tại ta tin nhảm.
(1) kỳ đây là cầu
(2)xa xôi cách trở
Phan Kế Bính
Việt Nam phong tục,1915
Nhiều điều cổ hủ nên bỏ
Trong cuộc hội hè ở ta, lắm lúc tục rất dã man, nực cười …Thiết tưởng nơi nào có những tục thô bỉ, cuộc nào tỏ những cách đê tiện thì nên bỏ đi. Mà trong cuộc hội hè, chưa có thể cải lương được hết thì cũng nên giảm bớt những sự vô ích, tỉnh (1) bớt những cách phiền phí. Dân đàn em nên biết rằng phàm sự gì quan hệ đến mình phải suy xét, điều gì nên nghe hãy nghe, điều gì không nên thì đừng, chớ có cúi đầu ai bảo xôi ừ xôi, ai bảo thịt ừ thịt thì là hèn hạ quá.
(1) lược bỏ
Phan Kế Bính
Việt Nam phong tục, 1915
Dễ tin nhảm
Dân ta tin rằng: Đất có thổ công, sông có Hà Bá, cảnh thổ (1) nào phải có Thần Hoàng ấy, vậy phải thờ phụng để ủng hộ cho dân, vì thế mỗi ngày việc sự thần (2) một thịnh.
Muôn sự ở đời, do ở sức người làm ra mới gọi là tài trí, nếu cứ cậy về quỷ thần thì sức người chẳng hoá ra hèn đốn lắm ru?
Xem như ở các nước Âu châu, trừ ra thờ Giáo tổ (3) là để tỏ lòng kỷ niệm, còn không có đền thờ thánh nào, không nhờ đến sức âm phù mặc hộ (4) bao giờ, vậy sao mà nước nào cũng thịnh vượng. Mà Á Đông này thờ thần thành kính là thế, sao thần lại chẳng phù hộ cho giàu mạnh bằng các nước đi? Một lẽ ấy đủ làm chứng cho sự ta tin nhảm.
Thiết tưởng chỉ những miếu trung thần nghĩa sĩ và miếu những bậc đại anh hùng hào kiệt thì mới đáng nên thờ. Mà thờ thì là để để tỏ cái lòng kỷ niệm, chớ không phải thờ mà cầu phúc. Ta nên coi cái miếu đó như một tượng đồng của người châu Âu.
(1) nơi chốn, đất ở
(2) thờ thần.
(3) chỉ Jesus Christ
(4) sự trợ giúp âm thầm
Phan Kế Bính
Việt Nam phong tục, 1915
Nạn “thần mãn“
An Nam vốn là một nước nhiều thần nhất thế giới. Cái vạ thần mãn (1) kéo dài mấy trăm mấy ngàn năm nay làm hại bao nhiêu trâu bò gà lợn... của chúng ta. Đành rằng cũng có nhiều ông thần có công với dân, đáng để cho dân kỷ niệm, song cũng vô số thần cực kỳ bẩn thỉu dơ dáy, thí dụ như ông thần Cường Bạo đại vương chẳng hạn, nếu còn sống chắc phải đầy đi Côn Lôn. Thế mà chúng ta cứ thờ bừa đi, lễ bừa đi, há chẳng oan cho cái đầu cái cổ.
(1) quá nhiều thần, thừa thần; cũng như nạn nhân mãn là quá nhiều người, thừa người
Ngô Tất Tố
Phải hỏi ngôi đền ấy thờ ông thần nào đã, Thời vụ,1938
Phá hoại rồi bịa ra
những thứ không đâu mà thờ
Ký vãng là ký vãng. Ngậm ngùi hay nhớ tiếc cũng đều là vô ích, nhưng đọc lại lịch sử Việt Nam, người ta không khỏi lấy làm lạ về cái tài phá hoại của người Việt Nam ta, một dân tộc vốn có tính thích duy trì cả những cái không đáng coi là quốc hồn, quốc tuý.
Vũ Ngọc Phan
Chuyện Hà Nội, 1944
Một cách hối lộ cổ nhân
Kỷ niệm cổ nhân, nói cho đúng sự thực không vì cổ nhân đâu, chỉ vì cái xã hội của người kỷ niệm vậy. Nước mình từ xưa, cõi tư tưởng vẫn bị thần quyền cai trị. Đối với những đấng anh hùng hào kiệt qua đời, mình cho là sống khôn chết thiêng nếu không cúng vái, các đấng ấy sẽ làm cho hại cho tàn, vật chết người chết.Vì thế phải cúng vái để trước là tránh, và sau là cầu phúc. Đấy là một cách đem hối lộ mà đút cho cổ nhân. Kỷ niệm bằng cách ấy nên hiện nay ở nước ta, các nơi thờ anh hùng hào kiệt phần nhiều đã thành nơi tụ họp của một bọn tin thần sợ quỷ...
Ngô Tất Tố
Đông Pháp, 1931
Trong khi đó dưới con mắt các bậc thầy trí thức nửa đầu thế kỷ XX, lễ hội cổ truyền và những biểu hiện hiện đại của nó được mang ra phân tích phê phán với luận lý khoa học và tinh thần trách nhiệm khác hẳn.
Dưới đây là một số bằng chứng
Trích từ bài Lễ nghi hội hè và tín ngưỡng người Việt trong cái nhìn của các trí thức Việt Nam đầu thế kỷ XX
đưa trên blog này 13 thg 2, 2012
Tín ngưỡng lung tung
Có kẻ sáng ngày ra vào phủ thờ bà cô, ông mãnh nào, chiều lại vào làm tôi con ông Trần Hưng Đạo là thần hay trị những tà ma, những ông hoàng bà chúa. Đến sáng hôm sau cũng người ấy có thể chay lòng thực dạ mà nghe giảng những lời đạo đức của ông Khổng, ông này không có dạy phải tin thờ ông thần ông thánh nào cả; hoặc là đi lễ Phật là một đạo trái hẳn với mọi ma thiêng thần dữ.
Nói rút lại, thì người An Nam ta tin bậy hình như theo lý tưởng này: Dẫu không có mà tin cũng chẳng hề chi, ngộ có mà không tin, có lẽ hại đến mình. Cho nên cứ tin liều đi.
Người ta theo lý tưởng ấy cho nên sinh ra những đạo không có tôn chỉ, quy tắc lễ pháp (1) ở trong tay mấy anh sư mô, thày cúng, ngày nay làm theo sách này, ngày mai bịa ra sách khác, có ngược nhau cũng chẳng ai bảo sao. Mà người tin, người tộc trưởng, người làm lễ tang lễ hỷ, cũng cứ tuỳ tiện mà theo, vớ được sách nào theo sách ấy, tuỳ cách lịch sự tuỳ gia tư (2) mà theo lễ này hay lễ kia, chớ không theo tôn chỉ nào cả.
Còn như sự đi chùa Hương và các chùa chiền khác, nhiều người cho như một cái tật của các cụ già và của người đàn bà. Cũng có kẻ bảo là việc hay, cũng có người cho là việc dở. Hay là vì các bà các cô đi lễ bái như thế nó cũng thêm được cái dáng đạo đức, cái nếp nhà ra một chút. Dở là vì các bà ganh nhau tốn kém và mấy ông sư vả lại cũng chưa quên hẳn sự đời (3).
(1) nghi thức tiến hành lễ
(2) của cải tài sản trong gia đình
(3) ý muốn nói có những điều chưa hay, hoặc nói như ngày nay, những chuyện tiêu cực ngay trong các chùa
Nguyễn Văn Vĩnh Hương Sơn hành trình Đông dương tạp chí, 1914
Trí tưởng tượng nghèo nàn ….
Cách tin của người An Nam ta là một cách tin kỳ ngộ quá. Người nước ta tin có bụt có trời, cũng như tin có thần thánh yêu ma, nhưng không phân biệt không nghĩ tách bạch ra xem cái mình tin nó như thế nào. Thường thì cứ cho rằng ngoài cái nhân gian hiển hiện ra trước mắt này, lại có một cảnh tượng khác nữa không nom thấy, nhưng tựa hồ cùng khuôn với thế giới, cũng có hay có dở có chính có tà, có người quân tử có kẻ tiểu nhân, cũng có quan ăn tiền nhận lễ đổi trắng thay đen, cũng có cả đến thằng lính tuần lính lệ bịch ngực (1) lấy tiền, cho vài ba hào biếu cái quà mọn mới vào lọt cửa. Tin thế thì tin chớ cũng không vỡ nhẽ tại làm sao mà có cái cảnh ngoài thế giới ấy, mà có thì cảnh ấy ở ra như thế nào (2) trong vũ trụ. Bởi chưng có trí tín hồ đồ như thế, cho nên nhiều khi trong những việc tin có nhiều điều trái nhau mà không biết, cứ chịu cả là thực.
(1) đấm vào ngực
(2) nói như ngày nay: tồn tại như thế nào, diễn biến như thế nào
Nguyễn Văn Vĩnh
Hương Sơn hành trình, Đông dương tạp chí, 1914
Lòng tin sai lệch
Phật giáo là một tôn giáo riêng, cũng có lý tưởng. Mà lời thiện ác báo ứng cũng đủ khuyên răn người. Nhưng hiềm ta không cứu (1) đến nguyên lý mà chỉ tin những lời trần hủ(2); sùng tín cái vỏ xác ngoài còn, cái lý cao xa của người ta, không mấy người nghĩ đến. Đã không ích gì, mà làm hại của cải cũng chỉ bởi lòng tin sai vậy.
(1) xét đoán tra hỏi ( dùng trong các từ nghiên cứu, kê cứu )
(2)cũ kỹ, không hợp thời
Phan Kế Bính
Việt nam phong tục, 1915
Khổ vì hội hè
Xét cái tục hội hè của ta, rước xách rất phiền phí, ăn uống rất lôi thôi, chơi bời rất chán chê, tiêu pha rất tốn kém, thực là hại của mà lại mua lấy cái khó nhọc vào mình. Đã đành mở hội trước là trọng việc sự thần (1), sau là cầu vui cho dân, nhưng trọng mà rước xách tế bái lắm hoá ra khổ. Hội đến hàng tháng, chịu làm sao cho được?
Vả lại đã gọi là hội, trừ ra việc đóng góp việc ăn mặc cũng đã tốn kém nhiều rồi, còn ngần nào chơi bời, ngần nào cờ bạc, con em bỏ công bỏ việc ở nhà để ở nhà đi hội, chẳng những vô ích mà lại hại thêm cho làng nữa.
…. Xưa nay chỉ mấy người hào trưởng (2) trong làng sính mở hội vì họ có nhiều món lợi riêng, như mở tổ tôm điếm, bài phu điếm (3), hoặc gá bạc để lấy hồ (4) v..v.. Họ mượn tiếng sự thần, kỳ thực là cầu tư lợi. Mà khốn nạn cho dân đàn em lại phần nhiều là ngu xuẩn, nói đến việc sự thần không ai dám gàn trở gì nữa, dẫu khổ cực thế nào cũng phải nhắm mắt chịu. Nếu ai gàn trở thì sợ thần quật chết tươi. Mà thần chẳng quật, bọn hào trưởng cũng quật, tội nghiệp!
(1) sự ở đây là thờ phụng
(2) người có thế lực trong làng
(3) những địa điểm ăn chơi
(4) tiền người đánh bạc nộp cho chủ sòng
Phan Kế Bính
Việt Nam phong tục, 1915
Mê tín gây nhiều lãng phí
Lễ kỳ an (1)chủ ý là trừ khử ma quỷ cho dân xã bình an. Ta lại tin theo Phật thuyết, bày ra vàng mã, nào mũ Ngọc Hoàng, nào tượng Minh Vương, nào âm quan quỷ tốt, chiến khí binh thuyền. Sự quỷ thần huyền viễn (2) chưa biết đâu, mà sự “tiền thật mua đồ giả “ thì đã rõ. Uổng tiền được việc cũng cam, nhưng nào có được việc gì đâu, rút lại chỉ tại ta tin nhảm.
(1) kỳ đây là cầu
(2)xa xôi cách trở
Phan Kế Bính
Việt Nam phong tục,1915
Nhiều điều cổ hủ nên bỏ
Trong cuộc hội hè ở ta, lắm lúc tục rất dã man, nực cười …Thiết tưởng nơi nào có những tục thô bỉ, cuộc nào tỏ những cách đê tiện thì nên bỏ đi. Mà trong cuộc hội hè, chưa có thể cải lương được hết thì cũng nên giảm bớt những sự vô ích, tỉnh (1) bớt những cách phiền phí. Dân đàn em nên biết rằng phàm sự gì quan hệ đến mình phải suy xét, điều gì nên nghe hãy nghe, điều gì không nên thì đừng, chớ có cúi đầu ai bảo xôi ừ xôi, ai bảo thịt ừ thịt thì là hèn hạ quá.
(1) lược bỏ
Phan Kế Bính
Việt Nam phong tục, 1915
Dễ tin nhảm
Dân ta tin rằng: Đất có thổ công, sông có Hà Bá, cảnh thổ (1) nào phải có Thần Hoàng ấy, vậy phải thờ phụng để ủng hộ cho dân, vì thế mỗi ngày việc sự thần (2) một thịnh.
Muôn sự ở đời, do ở sức người làm ra mới gọi là tài trí, nếu cứ cậy về quỷ thần thì sức người chẳng hoá ra hèn đốn lắm ru?
Xem như ở các nước Âu châu, trừ ra thờ Giáo tổ (3) là để tỏ lòng kỷ niệm, còn không có đền thờ thánh nào, không nhờ đến sức âm phù mặc hộ (4) bao giờ, vậy sao mà nước nào cũng thịnh vượng. Mà Á Đông này thờ thần thành kính là thế, sao thần lại chẳng phù hộ cho giàu mạnh bằng các nước đi? Một lẽ ấy đủ làm chứng cho sự ta tin nhảm.
Thiết tưởng chỉ những miếu trung thần nghĩa sĩ và miếu những bậc đại anh hùng hào kiệt thì mới đáng nên thờ. Mà thờ thì là để để tỏ cái lòng kỷ niệm, chớ không phải thờ mà cầu phúc. Ta nên coi cái miếu đó như một tượng đồng của người châu Âu.
(1) nơi chốn, đất ở
(2) thờ thần.
(3) chỉ Jesus Christ
(4) sự trợ giúp âm thầm
Phan Kế Bính
Việt Nam phong tục, 1915
Nạn “thần mãn“
An Nam vốn là một nước nhiều thần nhất thế giới. Cái vạ thần mãn (1) kéo dài mấy trăm mấy ngàn năm nay làm hại bao nhiêu trâu bò gà lợn... của chúng ta. Đành rằng cũng có nhiều ông thần có công với dân, đáng để cho dân kỷ niệm, song cũng vô số thần cực kỳ bẩn thỉu dơ dáy, thí dụ như ông thần Cường Bạo đại vương chẳng hạn, nếu còn sống chắc phải đầy đi Côn Lôn. Thế mà chúng ta cứ thờ bừa đi, lễ bừa đi, há chẳng oan cho cái đầu cái cổ.
(1) quá nhiều thần, thừa thần; cũng như nạn nhân mãn là quá nhiều người, thừa người
Ngô Tất Tố
Phải hỏi ngôi đền ấy thờ ông thần nào đã, Thời vụ,1938
Phá hoại rồi bịa ra
những thứ không đâu mà thờ
Ký vãng là ký vãng. Ngậm ngùi hay nhớ tiếc cũng đều là vô ích, nhưng đọc lại lịch sử Việt Nam, người ta không khỏi lấy làm lạ về cái tài phá hoại của người Việt Nam ta, một dân tộc vốn có tính thích duy trì cả những cái không đáng coi là quốc hồn, quốc tuý.
Vũ Ngọc Phan
Chuyện Hà Nội, 1944
Một cách hối lộ cổ nhân
Kỷ niệm cổ nhân, nói cho đúng sự thực không vì cổ nhân đâu, chỉ vì cái xã hội của người kỷ niệm vậy. Nước mình từ xưa, cõi tư tưởng vẫn bị thần quyền cai trị. Đối với những đấng anh hùng hào kiệt qua đời, mình cho là sống khôn chết thiêng nếu không cúng vái, các đấng ấy sẽ làm cho hại cho tàn, vật chết người chết.Vì thế phải cúng vái để trước là tránh, và sau là cầu phúc. Đấy là một cách đem hối lộ mà đút cho cổ nhân. Kỷ niệm bằng cách ấy nên hiện nay ở nước ta, các nơi thờ anh hùng hào kiệt phần nhiều đã thành nơi tụ họp của một bọn tin thần sợ quỷ...
Ngô Tất Tố
Đông Pháp, 1931