Lời dẫn Stendhal là bút danh
của nhà văn Pháp Henri - Beyle.
Ông sinh ra ở thị
trấn Grenoble, thuộc miền đông nước Pháp, ở cách biên giới Ý khoảng 100km. Ông
từng cư trú nhiều lần ở Ý, và có lúc hoạt động cho sự nghiệp giải phóng và
thống nhất nước Ý.Thuở trẻ, cùng với đạo
quân của Napoleon, Stendhal đã có dịp đi khắp châu Âu, kể cả trong cuộc tấn
công vào nước Nga, kế đó là sự thất bại của đạo quân này, và sự sụp đổ của Đế
chế.
Từ khoảng 1815 trở đi, Stendhal dành tất cả tâm hồn sức lực cho nghiên cứu
nghệ thuật và sáng tác.
Tác phẩm chính của ông: Rome Naples va Florence
(1817, với tác phẩm này, lần đầu bút
hiệu Stendhal được sử dụng) Về tình yêu (1822) ), Racine và Shakespeare (1823-25), Đỏ và Đen (1830), Cuộc đời Henri
Brulard (1836) Tu viện thành Parme (1839).
Stendhal sinh 1783 và mất 1842. Như vậy ngày 23-1-2018 này là dịp kỷ niệm 235 ngày sinh của ông.
Nhưng sở dĩ chúng tôi tha thiết với việc giới thiệu bài viết này về tác giả Đỏ và Đen vì lẽ nó do Ehrenburg viết; mà ông nhà văn Nga này là người khá thông thạo phương Tây; trong khi hành nghề trong khuôn khổ những lý thuyết văn học xô viết, ông vẫn tin tằng không phải như vậy; trong những dịp có thể, ông đều bày tỏ quan niệm khác về sáng tác.
Điều này rất thiết yếu với những nhà văn Hà Nội chúng tôi những năm chiến tranh 1965-75.
Cả trong nghệ thuật nữa, chúng tôi luôn luôn bị áp đặt và chúng tôi muốn cựa quậy.
Trong khi giới thiệu về chủ nghĩa hiện thực Pháp -- nó là phần cơ sở của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa -- cả nhà trường lẫn sách báo chính thống chỉ nói tới Balzac, với cái công thức nổi tiếng của F. Engen đại ý nói chủ nghĩa hiện thực ngoài sự chính xác của chi tiết còn đòi hỏi xây dựng cho được những tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Con đường của Stendhal mở ra, như các ý mà Ehrenburg trình bày, rõ thật khác hẳn. Nhà văn chớ quá lo lắng tới việc phản ánh thời đại mà hãy viết như mình biết. Vấn đề không phải là những chi tiết bề ngoài ghi được khi quan sát mà là con người và dục vọng của họ. Chẳng có cái gì gọi là điển hình cả. Lại càng không có một thứ khách quan lạnh lẽo. Trong khi viết về xã hội nhà văn cũng đang viết về chính mình. Chúng tôi lại càng tin hơn những gửi gấm này của Ehrenburg và muốn dịch nó ra tiếng Việt khi biết rằng bài viết sau đây của ông -- vốn viết cho một hội nghị khoa học ở Ý -- lại được in thành sách ở Mỹ. Đó là trường hợp cuốn Chekhov, Stendhal và những tiểu luận khác Knopf, NY, 1963
Bản dịch của tôi dưới đây được in lần đầu trong một tạp chí của Hội nhà văn Việt Nam, tạp chí Văn học nước ngoài, trước khi nó được ra công khai mà chỉ mới là ấn phẩm nội bộ; bài chỉ có rất ít bạn đọc.
Cả trong nghệ thuật nữa, chúng tôi luôn luôn bị áp đặt và chúng tôi muốn cựa quậy.
Trong khi giới thiệu về chủ nghĩa hiện thực Pháp -- nó là phần cơ sở của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa -- cả nhà trường lẫn sách báo chính thống chỉ nói tới Balzac, với cái công thức nổi tiếng của F. Engen đại ý nói chủ nghĩa hiện thực ngoài sự chính xác của chi tiết còn đòi hỏi xây dựng cho được những tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Con đường của Stendhal mở ra, như các ý mà Ehrenburg trình bày, rõ thật khác hẳn. Nhà văn chớ quá lo lắng tới việc phản ánh thời đại mà hãy viết như mình biết. Vấn đề không phải là những chi tiết bề ngoài ghi được khi quan sát mà là con người và dục vọng của họ. Chẳng có cái gì gọi là điển hình cả. Lại càng không có một thứ khách quan lạnh lẽo. Trong khi viết về xã hội nhà văn cũng đang viết về chính mình. Chúng tôi lại càng tin hơn những gửi gấm này của Ehrenburg và muốn dịch nó ra tiếng Việt khi biết rằng bài viết sau đây của ông -- vốn viết cho một hội nghị khoa học ở Ý -- lại được in thành sách ở Mỹ. Đó là trường hợp cuốn Chekhov, Stendhal và những tiểu luận khác Knopf, NY, 1963
Trong bài có một số đoạn gạch dưới hoặc in đậm. Đó là lưu ý của người dịch chứ không phải của tác giả nguyên bản tiếng Nga.
Một đêm
thu 1829, tác gia Pháp ít ai biết tiếng
quyết định viết một cuốn tiểu thuyết mà không có nó, tôi thật khó tưởng tượng
cả nền văn học thế giới hết sức kỳ vĩ, cả cuộc đời riêng bé nhỏ của tôi sẽ ra
sao.
Henri
Beyle lúc đó bốn mươi sáu tuổi. Ông đã kịp phì ra, lại thêm mấy sợi râu ngắn, hai
bên miệng có hằn những nếp nhăn, khiến nét mặt ông phảng phất những nỗi buồn.
Ông ốm và trong vòng một năm, để lại sáu di chúc.
Bấy giờ
Stendhal đã có mấy cuốn sách: Đời Mozart, Lịch sử hội hoạ Ý, Về tình
yêu, Racine và Shakespeare, Armance. Nhưng ông biết, cuốn sách mà trong đó ông đặt
cả cuộc đời mình, vẫn chưa được viết ra. Cả vinh quang lẫn tiền bạc, ông đều
thiếu. Ở các salon Paris, người ta
chỉ biết đấy là một con người có cái bụng lớn và đôi chân quá ngắn, yêu âm
nhạc, hội hoạ, nhưng lại luôn luôn tiêu phí giấy cho những xét đoán chẳng ai
cần đến.
Sau lưng Stendhal bấy giờ là rất nhiều bão táp, cuồng vọng và tan vỡ: đất
nước bừng lên ngọn lửa cách mạng; bản tuyên ngôn Jacobin; quân đội Napoleon,
thành Moskva bị thiêu cháy; cuộc trùng hưng; những năm dài lưu lạc ở Ý; các nhà
hát, những buổi gặp gỡ với Byron, Rossini; những người đàn bà mà ông yêu - nữ
nghệ sĩ Gilbert (ông nhớ đến người nghệ sĩ này, khi viết về bà de Renal), Mathinda
Dembovscaia, vợ một sĩ quan Ba Lan, và nhiều người khác. Tiểu thuyết ở đằng
trước, tiểu thuyết chưa kịp viết.
Ông đến
Milan, thành phố tuổi trẻ, thành phố của những dục vọng và ham muốn từng có
mình. Cảnh sát Áo trục xuất ông vì coi đây là một tác giả "có những nguyên
tắc chính trị nguy hiểm". Đêm 25 rạng ngày 26-10, tại Marseille, ông không ngủ: ông
đã nhìn thấy cuốn sách mà ông sẽ viết, liền một hơi. Ông cho nó đội một cái
tên, mà sau này sẽ làm vỡ đầu các nhà chuyên môn. Ông kịp trình bày trong cuốn
sách này, những gì dày vò ông: tình yêu và danh dự, lòng tốt, sự giả dối, và sự
can đảm trên phương diện tinh thần, những thế lực giáo điều đen tối và ánh hồi quang đỏ
rực của những đám cháy - chiến tranh và cách mạng. Ông viết về hiện
tại, về quá khứ, về tương lai. Cố nhiên ông cố xoá sạch dấu vết, và nói trong
lời tựa rằng viết cuốn sách này năm 1827: ông vốn biết rõ người ta phải trả giá
đắt cho sự thật. Nhưng có ai tin ông? Nếu những người phụ nữ mà ông yêu, tức
giận khi thấy mình trong hình ảnh bà de Renal hay Mathinde, thì giới chính trị
phản động đương thời cũng hiểu cuốn sách đó tố cáo những quan chức nào, những
tu sĩ nào. Lẩn trốn hết tu viện này đến tu viện khác, nhưng đối với ngài Guizo, Stendhal
vẫn là một tên tự do ngông cuồng đáng ghét. Mà đối với ngài de Martignac cũng
vậy!
Stendhal không chết năm 1829, mà chết 13 năm sau.
Ngoài Đỏ và Đen, ông còn kịp viết Tu viện thành Parme và một nửa
cuốn Lucien Leuwen. Khi người ta kể với Hugo là Stendhal đã chết, nhà thơ nổi tiếng này, vừa được bầu vào Hàn
lâm viện, cho một câu "kết án": "Montesquie còn lại nhờ những cuốn
sách của mình. Ông Stendhal để
lại cái gì? Không có phút nào ông ta hình dung nổi viết nghĩa là gì...".
Đi sau
quan tài Stendhal chỉ có ba người
bạn. Một người trong họ, nhà văn P. Mérimée, vốn khoan dung với mọi trò kỳ quặc
của Beyle. Cố nhiên, Mérime nghĩ, Stendhal
không phải là một nhà văn thực thụ,
nhưng đấy là một người viết "nghiệp dư" có đầu óc thông minh, chịu
đọc và có lòng tốt. Và Mérimée viết trong điếu văn: Có thể, giữa vô số tác phẩm
của thế kỷ XIX, một nhà phê bình nào đó sẽ phát hiện ra những cuốn sách của Stendhal, và đối với chúng công bằng
hơn những người đương thời.
Trong
số ba chục cuốn sách Stendhal viết
ra, sinh thời chỉ có mười bốn cuốn được in và chúng nằm trên giá sách rất lâu.
Trong vòng chục năm, cuốn Về tình yêu chỉ bán hết 17 bản. Ngần ngừ mãi
nhà xuất bản mới quyết định cho in Đỏ và Đen với số lượng 750 bản.
Bielinski
thường theo dõi tinh tường những cuốn sách được người đương thời tìm đọc: hai
mươi chín lần, ông nhắc đến G. Sand, mười tám lần Duma, mười bảy lần Goncour,
mười lăm lần Eugien Sue. Stendhal
không được nhắc một lần nào cả.
Cố
nhiên, ở đây, phải trừ ra một số người đặc biệt. Goeth rất khen Đỏ và Đen
và Balzac thì gọi Tu viện thành Parme là cuốn tiểu thuyết của thế kỷ. Nhưng Goethe
vẫn cho tiểu thuyết của Stendhal
"có nhiều chi tiết quá đáng và không đúng sự thực", còn Balzac không
thể chịu được phong cách của Stendhal
.
Phải
đến những năm tám mươi của thế kỷ XIX, nước Pháp mới phát hiện ra Stendhal. Nhưng, trong khi công nhận
vẻ đẹp và sức lôi cuốn của tác phẩm của ông, các nhà văn vẫn chỉ xem ông như
một cái gì đó trội hơn một chút, so với những người đương thời. Đối với Zola, Stendhal là người báo trước chủ nghĩa
tự nhiên. Zola chỉ trách là Stendhal
không viết kỹ về cái thế giới trong đó J. Sorel và bà de Renal đã sống.
Đến
giữa thế kỷ XX, cả ở Pháp, cũng như ở các nước khác, tiểu thuyết của Stendhal được đọc như những cuốn sách
vừa mới viết năm ngoái, năm kia. Cả trong cách hiểu về tiểu thuyết như một phát
hiện chân thực nhất về tính cách con người, cả trong nhịp điệu câu chuyện, cả
trong phong cách - một phong cách có vẻ khô, nhưng lại giàu kịch tính - Stendhal quả thật gần với các tác giả thế kỷ chúng ta
đang sống.
*
Đối với
tôi, trong số các bài học của Stendhal,
trước tiên phải nói tới bài học về tính chân thực đặc biệt trong các cuốn sách
của ông. Khi người ta cật vấn Stendhal
về nghề nghiệp, ông nửa đùa nửa thật trả lời: "kẻ quan sát lòng
người". Biết yêu và biết căm thù, ông bảo, "nghệ thuật sống bằng
những dục vọng".
Flaubert
từng viết: "Bạn thân mến, bạn có thể nói chuyện rượu vang, tình yêu, những
người phụ nữ, nhưng phải nhớ một điều kiện bạn không phải kẻ say rượu, gã đàn
ông, người lính. Nếu bạn hoà mình vào cuộc sống, bạn sẽ hoặc qua đau khổ vì nó,
hoặc quá hào hứng với nó, và bạn sẽ viết rất kém". Còn Henri Beyle,
"kẻ quan sát lòng người" này, lại không thích nhìn cuộc sống từ bên
ngoài. Suốt đời ông đầy những ham muốn, công việc, đấu tranh. Ông không muốn
nhìn tấn hài kịch nhân gian từ những lô ghế tận trên ban công nhà hát. Tự ông
muốn có một vai trong vở kịch đó.
Giữa
đơn thuốc của Flaubert và cuộc sống của Beyle, thật khác hẳn nhau. Nếu nhìn
cung cách làm việc của hai nhà văn, người ta dễ lầm tưởng rằng Flaubert mới là
một bậc thầy yêu nghề, yêu việc, còn Stendhal
chỉ là một người chơi bời nông nổi. Flaubert viết Bà Bovary trong gần
sáu năm. Stendhal viết Tu
viện thành Parme trong có năm mươi hai ngày (Armance viết trong mười
tám ngày, và ba trăm trang cuốn tiểu thuyết Lamiel đang dang dở trong có
bốn chục ngày). Flaubert nghiên cứu mọi
chi tiết về đời sống, bỏ ra hàng tuần để tìm tên tờ báo mà ông chủ hiệu thuốc
Home đọc, quyết định viết Buwvard và Pecuchet sau khi viết sách giáo
khoa về nghề làm vườn và có thể lý giải rất chính xác những chỗ lầm về y học
của thày thuốc Bovary. Còn Stendhal
thì khinh thường tính chính xác của chi tiết bề ngoài, đến mức dám chuyển một
phần hành động trong Đỏ và Đen về Bezanson, nơi ông chưa bao giờ ghé
qua, và cứ thế kể tràn các chuyện. Có thể bảo rằng Stendhal viết về những điều ông không biết chăng? Không, tiểu
thuyết của ông làm chúng ta xúc động bởi sự đáng tin cậy của nó, đáng tin cậy
xét theo tâm lý con người. Stendhal
diễn tả trận đánh gần Watherlo bằng con mắt của người thanh niên Fabrice. Một
mảnh đất nhỏ, bị đại bác cày xới, và người thanh niên chứng kiến cảnh đó, thấy
bật lên trong lòng rất nhiều cảm giác khác nhau: nỗi sợ, sự ngạc nhiên, một
chút tự hào ngây thơ. L. N. Tolstoi bảo: "Hơn bất cứ ai khác, tôi rất
nhiều gắn bó với Stendhal. Ông
dạy tôi hiểu chiến tranh". Stendhal
không có mặt ở Watherlo nhưng với chiến tranh, ông đã giáp mặt ở Alpe, ở Berezina,
ở Đức. Những hồi ức giúp cho ông miêu tả lại trận đánh Watherlo, như Sevatstopol
đã giúp Tolstoi miêu tả trận này trong Chiến tranh và hoà bình.
Ngồi
viết tiểu thuyết, Stendhal không
"nghiên cứu" gì hết. Ông ít để ý tới phụ tùng, đạo cụ, ông chỉ lo
trình bày các tính cách, các dục vọng và những số phận. Ngay từ khi còn là một
cậu thiếu niên, Heni Beyle đã viết "Mục đích của tôi là trở thành một nhà
thơ lớn. Muốn vậy, phải biết tường tận con người. Đối với nhà thơ, cách viết
chỉ là chuyện phụ".
Để làm
một người giỏi quan sát, nhà văn chỉ cần tả kỹ bên ngoài nhân vật, hành vi cử
chỉ của họ. Nhưng để phát hiện ra thế giới tinh thần, để cắt nghĩa những hành
vi cử chỉ ấy, còn cần nhiều thứ khác nữa. Tài năng, tưởng tượng, và nhất là
những từng trải trong đời sống tinh thần, bởi vì những gì mình đã sống qua,
đương nhiên, là một thứ chìa khoá rất tốt để hiểu những người khác. Stendhal có thứ chìa khoá này, điều
đó cắt nghĩa sức sống của các tiểu thuyết ông viết.
Nhưng từng trải trên phương diện tinh thần của một nhà văn không phải chỉ tính bằng những gì người ấy đã sống qua, mà còn ở sự biết suy nghĩ về những gì đã sống.
Stendhal sống hào hiệp, và ông cũng kiên trì gan góc, ngẫm nghĩ về những gì mình đã sống qua. Ông có thể nói về mình, y như một nhân vật trong tiểu thuyết.
Nhưng từng trải trên phương diện tinh thần của một nhà văn không phải chỉ tính bằng những gì người ấy đã sống qua, mà còn ở sự biết suy nghĩ về những gì đã sống.
Stendhal sống hào hiệp, và ông cũng kiên trì gan góc, ngẫm nghĩ về những gì mình đã sống qua. Ông có thể nói về mình, y như một nhân vật trong tiểu thuyết.
*
Năm
1821, Beyle sống ở Milan những ngày hết sức buồn bã. Người ông yêu không trả
lời những bức thư nồng nhiệt của ông. Ông có ý định tự tử, và trên một trang
bản thảo cuốn Về tình yêu có vẽ một khẩu súng lục. Sau này, trong hồi
ký, ông bảo: "Chỉ có những tò mò về chính trị mới ngăn cản người thanh
niên đó tự tử". Đối với Stendhal, chính trị cũng là một thứ dục
vọng của con người. Thật khó tách bạch trong cuốn Lucien Leuwel bao
nhiêu trang dành để nói về các vấn đề chính trị, và bao nhiêu trang để nói về
tình yêu. Chỉ cần nhận xét rằng trong khi miêu tả dục vọng, danh tự, tội ác, Stendhal không bao giờ quên các vấn
đề xã hội, cuộc đấu tranh giữa các đảng phái tư sản, không bao giờ quên chính
trị. Ông biết nhìn lên các ngôi sao, biết giá trị của một ngày ngắn ngủi với
con phù du nghĩa là thế nào. Nhưng cạnh đó, ông biết nhìn vào những tờ báo hàng
ngày một cách cảm động, và nhìn ra sau những chuyện thời sự sốt dẻo một cái gì
thường xuyên, vĩnh viễn.
Trong
nhiều năm, Stendhal nhận viết
bài cho một tờ báo tự do của Anh, trong các bài đó, ông viết về cách mạng Pháp,
về bọn tu sĩ, nhưng cũng lại viết về sân khấu, về thơ ca. Trong một bài khác,
ông bảo: "Liệu chúng ta có đủ can đảm ca ngợi những câu thơ - ngay cả
những vần thơ tuyệt vời đi nữa - khi không ai biết rằng qua một năm nữa, mọi
chuyện sẽ ra sao? Liệu chúng ta có lên giàn hoả thiêu, và công tước Orleans có
trở lại với ngai vàng nước Pháp?"
Bằng
bạo lực, giả dối, đe doạ, bắt bớ, người ta đã làm méo mó tâm hồn con người. Đó
là một chủ đề lớn trong tác phẩm của Stendhal.
Ông không định giấu những thiện cảm chính trị của mình. Thành công của tiểu
thuyết Stendhal chứng tỏ tính
khuynh hướng phải nảy sinh từ một dục vọng chân chính, và gắn liền với tự do
bên trong của nghệ sĩ.
Ba cuốn
tiểu thuyết lớn của Stendhal Đỏ
và Đen, Tu viện thành Parme và Lucien Leuwel đều có những chỗ miêu
tả các sự kiện chính trị, khiến người đương thời cảm động. Trong khi miêu tả
những con người bị lôi cuốn vào các sự kiện đó, Stendhal tìm được cái phần dục vọng chung của con người và bằng
cách đó, ông khiến họ không bao giờ chết. Đó là chỗ tiểu thuyết khác báo hàng
ngày, cũng là chỗ Stendhal khác
với nhiều tác giả tầm thường khác.
Những
thói xấu được nói tới trong tác phẩm của Stendhal,
là sản phẩm của một thời đại nhất định, một xã hội nhất định. Ông không tách
nhân vật khỏi thế giới trong đó họ sống. Nhưng những thói xấu này được trình
bày sâu sắc đến mức những người đọc ở một thời đại khác, một xã hội khác, cũng
có thể hiểu.
*
Nhớ lại
thời thanh niên của mình. Beyle có lần bảo: "Sự say mê của tôi với toán
học bắt nguồn từ lòng căm thù của tôi đối với sự giả dối. Theo tôi, trong toán
học, giả dối là một việc vô nghĩa". Về sau, Stendhal gắn bó với nghệ thuật: ông hiểu rằng cả nghệ thuật cũng
không thể chịu được sự giả dối. Khảo sát sự thật nơi ông trùng hợp với nhận
thức của ông về tiểu thuyết. Stendhal
tin tưởng sâu sắc rằng muốn đạt tới sự thật, phải đạt tới sự chính xác trong
các chi tiết tâm lý, độ đậm đặc của những cái riêng tư thuộc về đời sống tinh
thần, yếu tố khiến cho giờ này khác với giờ kia, mỗi chúng ta khác với những
người hàng xóm.
Nếu thiếu đi sự chính xác trong đời sống tinh thần như vậy, thì chỉ còn lại sơ đồ, những sơ đồ này có thể lô gích, giống thực, nhưng bởi vậy, lại càng giả dối.
Nếu thiếu đi sự chính xác trong đời sống tinh thần như vậy, thì chỉ còn lại sơ đồ, những sơ đồ này có thể lô gích, giống thực, nhưng bởi vậy, lại càng giả dối.
Đối với
nhà tiểu thuyết Stendhal, điều
quan trọng nhất, là sự chân thực của các tính cách. Trong nguyên bản tiếng
Pháp, Đỏ và Đen dài khoảng bảy trăm trang. Có khi, rất nhiều sự kiện
quan trọng được dồn vào một trang. Đó là chỗ, sau khi đọc thư của bà de Renal,
Jullien từ biệt Mathinde, lên chiếc xe chở thư và rẽ về Vierie. Ở đó, chàng vào
một cửa hàng vũ khí, và không quên mua khẩu súng lục. Sau đó chàng rẽ vào nhà
thờ, thấy bà de Renal đang cầu nguyện, và hai lần nhằm bà này nổ súng. Tất cả
những chuyện này được kể lại gọn gàng rành mạch, như trong một kịch bản phân
cảnh. Nhưng lúc khác, ông để đến hơn trăm trang để kể lại chuyện thoạt đầu Jullien
chỉ định đùa chơi với Mathinde thế nào, sau trò vui này thành một tình yêu độc
đáo như thế nào. Đấy là những đoạn đạt đến sự chính xác phi thường về mặt tâm
lý, một sự chính xác kiểu toán học!
Zola
cho rằng một thiếu sót của Stendhal
là không miêu tả kỹ lưỡng những nét thuộc về bề ngoài của các nhân vật, quần áo
của họ, hoàn cảnh họ sống. Theo tôi, đây là một đặc tính của văn Stendhal, nó bắt nguồn từ cách cảm
nhận thế giới của ông, cũng như quan niệm của ông về tiểu thuyết. Balzac không
bỏ qua các dấu hiệu bề ngoài. Ông nắn nót đi vào từng chi tiết trong các đoạn
miêu tả. Ông không ngại đưa ra cả một lô tình huống kịch bởi ông muốn tạo nên
một loạt nhân vật điển hình. Các tiểu thuyết của Balzac xui tôi nhớ tới các bức
tranh của Breuegel. Còn nhân vật của Stendhal sinh ra một cách đột ngột,
họ chói sáng như các chiến binh, những người phụ nữ, những cha bề trên của
Michelengelo (Balzac từng viết cho Stendhal:
"Tôi làm tranh tường, còn anh, anh đưa ra những pho tượng"). Phong
cảnh chỉ xuất hiện trong văn Stendhal khi thiên nhiên hé mở ra cả thế giới tinh
thần của các nhân vật. Cố nhiên, việc đọc tiểu thuyết phải là một quá trình
sáng tạo, và độc giả phải lấy đầu óc tưởng tượng của mình để bổ sung thêm cho
văn bản, phải có cách giải thích câu chuyện xuất phát từ những từng trải của riêng
mình. Sẽ không có một J. Sorel, cũng như không có riêng một Anna Kerénina . Với
mỗi độc giả, họ lại hiện ra một khác.
Trò
chuyện với các nhà văn đang sống hiện nay, đôi khi tôi nhận ra ở họ mỗi nỗi lo:
không biết mình đã miêu tả đầy đủ cảnh nọ cảnh kia hoặc một nhân vật nào đó
chưa - dù đây chỉ là một nhân vật phụ. Rồi họ lo liệu độc giả có hiểu những
chương này không. Stendhal không làm thế. Ông luôn luôn kính trọng trí tưởng
tượng của bạn đọc. Ông từng viết về một thứ hội hoạ "do trí tưởng tượng
của người xem tạo nên". Ông luôn luôn dành ra một khu vực rộng rãi trong
sách cho trí tưởng tượng đó. Độc giả sẽ viết nốt vào đấy. Đây là lời Stendhal
nói về một nhà văn loại trung bình đương thời: "Người ta đọc và khen ngợi
ông ta, nhưng sẽ quên rất nhanh... tất cả đều đúng, nhưng tất cả đều bằng
phẳng, nhạt nhẽo: không cần phải nói về ai như vậy, không ai đáng nói như vậy.
Đây là cuốn tiểu thuyết mua vui cho những độc giả đã mất trí tưởng tượng".
Nhiều
người đương thời tức giận khi đọc tiểu thuyết của Stendhal. Họ nói rằng nhà văn
đã bôi nhọ xã hội Pháp, rằng ở các tỉnh, các bà các cô sống tử tế, chừng mực,
không như bà de Renal; rằng lớp học ở Beuzenson chỉ là những nét vẽ nghuệch
ngoạc... Stendhal phải tự bảo vệ, ông nói rằng tiểu thuyết của ông chỉ trình
bày thực tại, ông không cường điệu nó, không vẽ ra mấy nét nguệch ngoạc, lại
càng không bôi nhọ nó. Trong Đỏ và Đen, ông đã viết: "Tiểu thuyết
là một tấm gương đang đi trên đường". Có điều, dù Stendhal chỉ viết về
những điều mà ông quan sát thấy, nhưng những gì ông quan sát thấy ấy, cũng như
ở các nhà văn khác, không bao giờ được ông coi là tất cả. Ngay Zola, một người
từng tin rằng mình khách quan, khoa học, không thiên vị, thật ra cũng chỉ lấy
ra từ cốt truyện những gì phù hợp với tư tưởng của mình, chỉ xây dựng nhân vật
theo ý đồ của mình: trong khi soi sáng một sự vật này, một cảm giác này, tức
Zola đã để một sự vật khác, một cảm giác, ở trong bóng tối. "Tấm
gương" của Stendhal không thể là một mặt phẳng bóng loáng thuần tuý, mà
có xu hướng của nó. Nhà văn ở đây, không chỉ phản ánh, mà còn quan sát, tưởng
tượng và cải tạo thực tế nữa.
*
Stendhal
có thể hàng năm ròng không viết gì, trừ nhật ký và ghi chép, rồi lại có thể
ngồi như cắm xuống ghế, để viết tiểu thuyết từ sáng sớm đến đêm khuya.
"Khi viết, tôi quên hết những tâm niệm của tôi thế nào là đẹp là hay. Tôi
chỉ còn bị ám ảnh bởi tư tưởng mà tôi cần biểu hiện".
Cũng
như các độc giả khác, tôi không khỏi ngần ngại, trước việc một tác giả xuất
hiện trên các trang sách tôi coi việc này chẳng khác một nhà viết kịch chạy ra
sân khấu, cắt nghĩa tại sao nhân vật của mình lại tự tử và không cưới vợ, hoặc
tệ hơn nữa, giảng cho khán giả hiểu tự tử là phản tự nhiên như thế nào. Chỗ của
tác giả phải là ở sau cánh gà. Nhưng Stendhal lại không làm thế. Ông thường
xuất hiện trên các trang tiểu thuyết của mình. Cuốn Đỏ và Đen có một chỗ
rất kỳ cục. Khi Jullien vào tù, một người bạn cũ của chàng là Fouke có đến thăm
và anh nông dân chất phác này muốn tìm mọi cách để cứu Jullien khỏi chết. Jullien ngạc nhiên: Chàng
bắt đầu nhìn thấy sức mạnh của lòng người. Đến chỗ này, tác giả liền nhảy vào câu
chuyện và đứng ra, nói về Jullien: “Chàng còn quá trẻ, nhưng theo tôi, Jullien
có một căn bản đáng quý. Phần lớn người đời đi từ sự mau mắn nhạy cảm đến thói
ranh ma, còn Jullien càng trưởng thành, chàng càng có lòng vị tha, sự lương
thiện, và càng bớt được thói xấu ngông ngạo của mình... Nhưng nói trước một
cách không cần thiết như thế này để làm gì?" Đôi khi, giữa tâm trạng của
Jullien và lời bình luận của Stendhal, chỉ cách nhau một dấu chấm phẩy. Tại
sao, những sự can thiệp của tác giả như vậy, không làm cho độc giả khó chịu?
Theo tôi, có thể bởi lẽ Stendhal không chỉ biết nói về mình, như một nhân
vật tiểu thuyết, ông còn biết nói về nhân vật tiểu thuyết, như về chính mình
nữa.
Một số
nhà nghiên cứu cho rằng Stendhal kém óc tưởng tượng. Chưa lần nào ông tự nghĩ
ra một cốt truyện cho hoàn chỉnh. Các tình tiết chính trong tiểu thuyết của ông
phần nhiều vay mượn từ các nguồn khác. (Đỏ và Đen phỏng theo một thông báo toà án và Tu viện thành
Parme mượn sườn truyện từ một truyện ngắn một người khác, chỉ có tên họ
được cải biến lại). Khi viết, Stendhal lại không chịu soạn đề cương chi tiết.
Tất cả những chuyện đó là thuộc về thói quen riêng của Stendhal, mà cũng là rất
gần gũi với những người viết văn khác. Ông bảo bằng phải viết ít trang, ông mới
nhìn ra những gì sẽ phát triển tiếp. Với ông, các sơ đồ định sẵn đôi khi làm
khó dễ cho việc tìm tòi về mặt tâm lý nhân vật. Ông chỉ tìm thấy hào hứng trong
việc miêu tả một con người, hình thành một tính cách. Ông cắt nghĩa phương pháp
làm việc của mình "Cứ khắc hoạ thật rõ các tính cách và chỉ ra những nét
chung nhất của các sự kiện, chi tiết sẽ đến sau. Không bao giờ người ta lại
nhìn rõ các chi tiết sâu sắc như khi đang làm việc, đang viết".
Phong cách của Stendhal có nhiều chỗ khác hẳn
phong cách của các nhà viết tiểu thuyết đương thời. Trong sự trần trụi của nó,
sự thay đổi nhịp điệu, và một khao khát làm sao thật chính xác, văn ông có vẻ
gần với thời đại chúng ta đang sống. Nói riêng về mặt nhịp điệu: ông chú ý đến
nó, cả trong sự phát triển câu chuyện, lẫn trong đối thoại "Khi miêu tả
các nhân vật trò chuyện với nhau, cần chỉ ra sự khác nhau giữa các tính cách
trong nhịp điệu câu nói của họ, lại càng cần tìm nhịp cho các cảm giác khác
nhau đang đến với họ". Văn ông rất trẻ. Từ lâu, ông đã được tất cả mọi
người tôn làm một tác giả cổ điển, nhưng cấu trúc tiểu thuyết của ông, cách
viết của ông, giờ đây còn gây ra hiểu lầm, tranh cãi.
Ngày
11-4-1839, Balzac đến gặp Stendhal. Một người có mặt trong cuộc gặp gỡ này kể
lại "Chúng tôi thấy nhà tiểu thuyết nổi tiếng trịnh trọng giảng cho ông
Beyle những việc cần làm, để khiến cho công chúng lưu tâm theo dõi nhân vật
tiểu thuyết. Điều quan trọng nhất, bậc thầy đáng kính này nói, là phải miêu tả
bề ngoài, áo quần, những nét khác nhau ở mỗi người. Tác giả Đỏ và Đen
lắng nghe bài giáo huấn này, vẻ đặc biệt cung kính".
Những
lời khuyên của Balzac không chỉ can hệ tới ngôn ngữ, mà còn can hệ tới cấu trúc
của Tu viện thành Parme, Stendhal quyết định làm theo ý của Balzac: cần
bỏ chương một đi, và bắt đầu luôn từ trận đánh gần Watherlo, cần bỏ nhân vật
thày tu Blannet và đưa vào nhiều tình tiết mới; cuối cùng, cần có một ngôn ngữ
chau chuốt du dương hơn. Ông đã ngồi vào bàn, và bỗng nhiên - đó là ngày
9-2-1841 - ông cảm thấy mình đi vào con đường sai lầm. Không, không thể bỏ
chương một. Không, ông không "đánh bóng" phong cách của mình lên cho
"nổi", làm thế tức là làm hỏng nó. Không, ông không thể làm khác
những gì lương tâm ông thấy cần.
Một năm sau, Stendhal qua đời. Những năm cuối cùng, ông sống rất khó
khăn. Mặc dù giao thiệp rộng, ông vẫn rất đơn độc. Thỉnh thoảng, ông lại bị
ngất. Ngày 1-2-1840, đang ngồi bên lò sưởi sửa chữa bản thảo La miel,
ông bỗng gục xuống bên đống lửa. Ngày 15-5 năm ấy cơn đột phát đầu tiên. Tháng
ba năm 1842, ông quỵ hẳn. Stendhal từng viết trong Đỏ và Đen "Mọi
người đều chết, như họ có thể chết... Và chàng nói với mình: số phận của ta là
chết đúng như mơ ước". Ước mơ này đã được thực hiện: ông đang đi thì ngã,
và chết. Theo di chúc của Stendhal, người ta để trênmộ ông ở nghĩa địa Montmartre tảng đá với dòng chữ "Arrigo Beyle. Người
Milan. Đã sống. Đã viết. Đã yêu". Nhưng đối với mọi người, ông đã và mãi
mãi còn là một trong những đại biểu rực rỡ nhất của thiên tài nước Pháp.