“Hy vọng là cái gì? là gái đĩ
Nó mê hoặc mọi người và hiến dâng cho tất cả
Đến khi anh đã dâng hiến cho nó cái vật quý giá nhất của anh
Là tuổi thanh xuân thì nó bỏ rơi anh”
Nhà văn Trung quốc nổi tiếng dẫn bài này để minh họa cho cái tâm tình tuổi già nơi ông, khi một mình vật lộn với cái đêm tối trong hư không và không lấy hy vọng làm hậu thuẫn cho những phấn đấu trong mỏi mệt nữa.
Chưa bao giờ tôi thấy chia sẻ với các ý tưởng của Petofi và Lỗ Tấn như thời gian này. Như là ngày hôm qua 5-9-2017 . Một tờ báo viết “nhân ngày khai trường, ai cũng kỳ vọng” và chắc nhiều báo khác cũng viết thế, nhiều người khác cũng nghĩ thế. Mấy ông già chúng tôi không có các cháu nhỏ mới đến trường, nhưng xét hoạt động của ngành giáo dục mấy năm nay, thường chẳng hy vọng gì cả, chỉ dự đoán xem nó sẽ dở đi đến đâu thôi. Thế chúng ta không muốn hy vọng ở tương lai mấy năm tới ư. Muốn lắm. Nhưng đâu có dễ ! Dạo này có mốt một số cơ quan nhà nước đưa ra các dự án. Toàn dự án cho mươi năm tới, sẽ mở đường giao thông ra sao, sẽ hạn chế tai nạn đến đâu sẽ phổ cập những hoạt động gì. Những người có trí nhớ một chút nghe chỉ biết cười. Có bao giờ các vị ấy nhắc lại rằng mươi năm trước cũng về từng vấn đề tương tự các vị ấy đã hứa tới 2015- 17, tình hình ra sao và nay thì nó đến đâu. Giáo dục lại càng như vậy, bảo dân được cho ăn bánh vẽ khí quá lời, nhưng những cái gọi là cải cách chẳng qua chỉ là gãi ghẻ. Nhân ngày khai trường các báo còn đăng một đoàn cán bộ giáo dục ta vừa sang Phần Lan , với mục đich học theo mô hình giáo dục Bắc Âu. Tự cho phép ngoa ngoắt một chút, tôi nhớ đến cách nói “con lạc đà chui qua lỗ chôn kim còn dễ hơn việc này việc nọ". Trước dự định học theo giáo dục Phần Lan, tôi kinh sợ mà thú nhận rằng đây dám là cái ví dụ thêm vào cho sự đúng đắn của câu thành ngữ ấy lắm.
Nhưng rồi tuổi già hay lạc quan giả tạo, tuổi già hay thỏa hiệp, tuổi già chỉ muốn hòa hõa với tình hình. không bao giờ nên sợ không có người chia sẻ. Lỗ Tấn nhân bản ở chỗ sau khi nói một đằng, ông cũng biết luôn là người ta thường có thể nói ngược lại. Thứ nhất anh bảo không nên hy vọng ư, liệu anh có thể sống cả đời mà không hy vọng chăng? Thứ nữa, không hy vọng chắc là tuyệt vọng chứ gì. Nhưng người ta khi đã tuyệt vọng rồi thì cũng mất hết khả năng sống, trong đó có khả năng xét đoán mọi chuyện . Bởi vậy, lần này, tiếp đến đoạn hy vong là một thứ gái đĩ, thơ Lỗ Tấn lại dẫn tiếp một nhận xét khác của Pétofi:“Tuyệt vọng cũng giống như hy vọng đều hư ảo huyền hoặc”. Đã thế, ta hy vọng vậy!Tôi tìm thấy ở câu này một sự cứu tinh. Và tôi tìm ra cách hy vọng ( = nhất định không tuyệt vọng) của mình. Trong khi những người khác đưa ra những biện pháp để cứu vãn tình hình, tôi biểu thị sự hy vọng của mình bằng cách không chơi trò mách nước đó, mà trong chừng mực có thể, với sức lực có hạn, đi ngược về những nguyên nhân đầu tiên dẫn tới sự suy sụp của giáo dục hiện nay. Ồ theo hướng này thì nhiều việc lắm, nếu tuyệt vọng thì lấy sức đâu mà làm, đành phải hy vọng vậy.
Nó mê hoặc mọi người và hiến dâng cho tất cả
Đến khi anh đã dâng hiến cho nó cái vật quý giá nhất của anh
Là tuổi thanh xuân thì nó bỏ rơi anh”
Nhà văn Trung quốc nổi tiếng dẫn bài này để minh họa cho cái tâm tình tuổi già nơi ông, khi một mình vật lộn với cái đêm tối trong hư không và không lấy hy vọng làm hậu thuẫn cho những phấn đấu trong mỏi mệt nữa.
Chưa bao giờ tôi thấy chia sẻ với các ý tưởng của Petofi và Lỗ Tấn như thời gian này. Như là ngày hôm qua 5-9-2017 . Một tờ báo viết “nhân ngày khai trường, ai cũng kỳ vọng” và chắc nhiều báo khác cũng viết thế, nhiều người khác cũng nghĩ thế. Mấy ông già chúng tôi không có các cháu nhỏ mới đến trường, nhưng xét hoạt động của ngành giáo dục mấy năm nay, thường chẳng hy vọng gì cả, chỉ dự đoán xem nó sẽ dở đi đến đâu thôi. Thế chúng ta không muốn hy vọng ở tương lai mấy năm tới ư. Muốn lắm. Nhưng đâu có dễ ! Dạo này có mốt một số cơ quan nhà nước đưa ra các dự án. Toàn dự án cho mươi năm tới, sẽ mở đường giao thông ra sao, sẽ hạn chế tai nạn đến đâu sẽ phổ cập những hoạt động gì. Những người có trí nhớ một chút nghe chỉ biết cười. Có bao giờ các vị ấy nhắc lại rằng mươi năm trước cũng về từng vấn đề tương tự các vị ấy đã hứa tới 2015- 17, tình hình ra sao và nay thì nó đến đâu. Giáo dục lại càng như vậy, bảo dân được cho ăn bánh vẽ khí quá lời, nhưng những cái gọi là cải cách chẳng qua chỉ là gãi ghẻ. Nhân ngày khai trường các báo còn đăng một đoàn cán bộ giáo dục ta vừa sang Phần Lan , với mục đich học theo mô hình giáo dục Bắc Âu. Tự cho phép ngoa ngoắt một chút, tôi nhớ đến cách nói “con lạc đà chui qua lỗ chôn kim còn dễ hơn việc này việc nọ". Trước dự định học theo giáo dục Phần Lan, tôi kinh sợ mà thú nhận rằng đây dám là cái ví dụ thêm vào cho sự đúng đắn của câu thành ngữ ấy lắm.
Nhưng rồi tuổi già hay lạc quan giả tạo, tuổi già hay thỏa hiệp, tuổi già chỉ muốn hòa hõa với tình hình. không bao giờ nên sợ không có người chia sẻ. Lỗ Tấn nhân bản ở chỗ sau khi nói một đằng, ông cũng biết luôn là người ta thường có thể nói ngược lại. Thứ nhất anh bảo không nên hy vọng ư, liệu anh có thể sống cả đời mà không hy vọng chăng? Thứ nữa, không hy vọng chắc là tuyệt vọng chứ gì. Nhưng người ta khi đã tuyệt vọng rồi thì cũng mất hết khả năng sống, trong đó có khả năng xét đoán mọi chuyện . Bởi vậy, lần này, tiếp đến đoạn hy vong là một thứ gái đĩ, thơ Lỗ Tấn lại dẫn tiếp một nhận xét khác của Pétofi:“Tuyệt vọng cũng giống như hy vọng đều hư ảo huyền hoặc”. Đã thế, ta hy vọng vậy!Tôi tìm thấy ở câu này một sự cứu tinh. Và tôi tìm ra cách hy vọng ( = nhất định không tuyệt vọng) của mình. Trong khi những người khác đưa ra những biện pháp để cứu vãn tình hình, tôi biểu thị sự hy vọng của mình bằng cách không chơi trò mách nước đó, mà trong chừng mực có thể, với sức lực có hạn, đi ngược về những nguyên nhân đầu tiên dẫn tới sự suy sụp của giáo dục hiện nay. Ồ theo hướng này thì nhiều việc lắm, nếu tuyệt vọng thì lấy sức đâu mà làm, đành phải hy vọng vậy.