Trên
tạp chí Văn nghệ quân đội tháng 8 năm
1965 người ta đọc được một đoạn thơ, trích từ một bài điểm báo của Nhị Ca
( Nhị Ca lúc này nhân danh tòa soạn , ghi nhận những câu những đoạn thơ khá, nhưng chưa đủ thành bài hay, nên
chưa đứng riêng được).
Những đâu phải thơ tôi thêm được chuyến đi
Của bà mẹ trên sông Nhật Lệ
Chưa phải thơ tôi làm bước chân em bé
Dũng cảm hơn trên các chiến trường
Có phải không chị nữ dân quân
Chưa có thơ tôi trong lời hô của chị
Anh chiến sĩ, hỡi anh chiến sĩ
Giữa tiếng súng rung trời chưa có tiếng thơ tôi
.....
Khi cả nước lên đường chống Mỹ
Mà thơ tôi chưa thành vũ khi
Xin hãy trao tôi khẩu súng trường
Tôi muốn trở thành
người chiến sĩ
Trước
cái hồn nhiên ngây thơ của người viết, ngày nay đọc lại, chúng ta không khỏi
mỉm cười: có phải chiến tranh chỉ có một việc cầm súng đâu, mà còn bao nhiêu
việc khác?! Chẳng phải là chính trong chiến tranh chúng ta lại cần có thêm
những bài thơ, những thiên truyện cảm động, có sức tác động tới mỗi người lính?
Song,
đặt trong hoàn cảnh những ngày đầu chiến tranh, tâm lý nôn nóng nói trên là một
cái gì rất phổ biến. Trong Dấu chân người
lính Nguyễn Minh Châu có viết một câu đại ý: trong chiến tranh, cái có thể
giúp ích nhiều nhất cho đất nước là năng lực quân sự. Nhiều người thanh niên
sẵn sàng đổi mọi tài năng của mình lấy cái tài năng cần thiết ấy.
Tâm
sự của những nhân vật như Khuê, như Lữ - Nguyễn Minh Châu nói ở đây cũng là tâm
sự của các nhà thơ chống Mỹ, trong đó có Xuân Quỳnh.
Vâng, Xuân Quỳnh chính là tác giả mấy câu thơ chỉ được điểm qua ở trên trong bài báo
của Nhị Ca.
Trong
các phần tiếp theo, chúng tôi sẽ có dịp nói tới sự gắn bó của Quỳnh với đời
sống tinh thần những năm chống Mỹ, ở đây, hãy chỉ điểm lại những gì nhà thơ đã
viết trong những ngày đầu của cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, và đưa
vào tập Hoa dọc chiến hào.
Trong
tập thơ 28 bài này, số bài gợi nhớ không
khí chiến tranh chiếm phần chủ yếu, đến khoảng 20 bài. Giữ lửa, Hậu phương, Chiến hào, Viết đạn trên tường là những bài
nói thẳng, nói trực tiếp. Có mang vào những nét tâm tư riêng của tác giả, là
các bài Tiếng gà trưa, Mây, Bay cao, Gốc
cây ngày bé... Ví dụ, nhìn mây Xuân Quỳnh nhớ lại những xúc động của mình,
khi nhìn mây lúc nhỏ, sau gài thêm vào các chi tiết: nay thì mây giúp cho anh
phi công đánh máy bay Mỹ. Hoặc “trên đường đi chiến dịch”, nghe tiếng gà trưa
nhớ lại những kỷ niệm tuổi thơ, có liên quan đến tiếng gà. Thật ra, ấn tượng còn lại của mấy bài thơ này là những liên tưởng, những hình ảnh nó chứng tỏ một
tâm hồn mau mắn, dễ xúc động, đã gắn bó với nhiều kỷ niệm đồng đất quê hương.
Chợt nghe tiếng gà, đã nhớ đến bà, chỗ dựa tinh thần lúc nhỏ.
Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
- Gà đẻ mà này nhìn
Rồi sau này lang mặt
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng
Tiếp đó, các ước ao khi bán gà
Ôi cái quần chéo go
ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh chúc bâu
Đi qua nghe sột soạt
Đây nữa những liên
tưởng khi nhìn những đám mây trên trời:
Thuở bé tôi yêu mây
Qua những hình kỳ lạ
Đám giống hệt lưỡi trai
Dáng ánh viên xanh đỏ
Rồi mây chuyển hình người
Giống mẹ tôi về chợ
Dầu đội nón tay vung
Tay kia thì cắp
rổ...
Lối
cấu tứ các bài thơ này không lạ, nhiều nhà thơ những năm đầu
chống Mỹ đã có những bài thơ tương tự. Thơ Xuân Quỳnh được nhớ, là do cái
duyên riêng, cái ý vị riêng của một cô gái nông thôn biết liên hệ kỷ niệm quê hương với cuộc chiến đấu.
Dấu ấn đậm đà của một tâm hồn phụ nữ, còn để lai trong các bài thơ liên quan đến con: Khi con ra đời, Đưa con đi sơ tán, bài
nào cũng thấm thía nỗi xót xa khi thấy con còn bé mà đã long đong vất vả trong
thời chiến.
Còn
như muốn tìm một cách nghĩ thường trực trong Xuân Quỳnh nói chung, khi nhìn
đời, thì phải kể loại bài như Vết đạn
trên tường và Chuyện con đường sau
những năm chống Mỹ.
Được viết ngay từ khi chiến tranh mới nổi lên khúc dạo đầu (một đề 1967, và một, 1968) song cả hai bài trên chốt lại ở cái ý: chiến tranh sẽ chỉ là một khoảnh khắc qua đi rất nhanh. Rồi sẽ có nhiều chuyện khác theo xô đến trong cuộc đời mỗi người. Song hãy nhìn kỹ tận đáy lòng ta xem: những sự kiện này bao giờ quên được!
Được viết ngay từ khi chiến tranh mới nổi lên khúc dạo đầu (một đề 1967, và một, 1968) song cả hai bài trên chốt lại ở cái ý: chiến tranh sẽ chỉ là một khoảnh khắc qua đi rất nhanh. Rồi sẽ có nhiều chuyện khác theo xô đến trong cuộc đời mỗi người. Song hãy nhìn kỹ tận đáy lòng ta xem: những sự kiện này bao giờ quên được!
Mô-típ
này còn trở lại trong nhiều bài thơ Xuân Quỳnh viết về sau:
Hoa dọc chiến hào (1969 ) là tập
thơ thứ hai của Xuân Quỳnh (tuy mỏng manh song Chồi
biếc cũng đã là một tập).
Lúc này nghề thơ ở tác giả chưa thật chắc chắn, nhất là tâm hồn chưa được thử thách, nên nói chung, cả tập còn nhẹ. Song nếu ở Chồi biếc, bạn đọc đã biết những bài thuộc loại xuất sắc trong cả đời thơ Xuân Quỳnh, như Thuyền và biển, thì tương tự như vậy ở Hoa dọc chiến hào, phải nhắc đến hai bài Tháng năm và Sóng.
Lúc này nghề thơ ở tác giả chưa thật chắc chắn, nhất là tâm hồn chưa được thử thách, nên nói chung, cả tập còn nhẹ. Song nếu ở Chồi biếc, bạn đọc đã biết những bài thuộc loại xuất sắc trong cả đời thơ Xuân Quỳnh, như Thuyền và biển, thì tương tự như vậy ở Hoa dọc chiến hào, phải nhắc đến hai bài Tháng năm và Sóng.
Là
một tâm hồn sôi nổi, Xuân Quỳnh vốn rất nhạy cảm với những gì nồng nhiệt thái
quá. Những ai đã trải qua những ngày hè nóng đến ghê sợ chung quanh Hà Nội mỗi
lần tháng năm tới, hẳn dễ nhớ hai đoạn tả tháng năm nắng lửa của Xuân Quỳnh.
Đoạn
thơ trên, nói tới sức phá hoại, sức tiêu diệt của mùa hè.
Giấc ngủ vừa chợp qua
Nắng đã về trước cả
Đêm ngắn: phút gần nhau
Ngày dài như nỗi nhớ
Nước sôi ngầu bọt thau
Luộc mình con cá nhỏ
Con cua chín vàng mai
Ẩn vào trong cụm lúa
Cỏ dại không người che
Rã rời mang sắc úa
Tiếp
theo, là đoạn nói về sự chống trả của cuộc đời, mà cũng là một cách để nói về
khả năng chấp nhận thách thức để lớn dậy.
Nhưng hãy nghe hãy nghe
Trên những cành phượng đỏ
Trong những đầm sen nở
Hương tháng năm lan xa
Màu tháng năm rực rỡ
Tơ trời giăng ngoài sân
Cây bàng xoè trước ngõ
Đêm xanh vời trăng sao
Con ve vàng lột vỏ
Con chim tha rác về
Tháng năm - mùa
sinh nở
Sau
hai đoạn đặc tả có tính đối lập trên nhà thơ nói thẳng dụng ý của mình, Tình yêu như tháng năm - Mang gió nồng nắng
lửa. Với người khác, có lẽ là xong. Nhưng với Xuân Quỳnh, vẫn chưa đủ. Còn phải
nói gì liên hệ với cuộc đời chính mình nữa.
Ở đây, có câu chuyện vui vui.
Ban
đầu ở bản viết tay, khổ cuối của Tháng
năm là như sau:
Tình yêu như tháng năm
Mang gió nồng nắng lửa
Lòng anh là đầm sen
Hay là nhành cỏ úa
Mang
dáng dấp một câu hỏi song lời thơ cho thấy sự hoài nghi bẩm sinh ở Xuân Quỳnh,
cái hoài nghi mà cũng là điều khao khát, thúc giục người yêu, hãy vượt lên hoàn
cảnh, hãy đến với nhau bất chấp khó khăn trở ngại. Bây giờ nhìn lại, chả ai
thấy có chuyện gì. Nhưng Hoa dại chiến
hào được biên tập để đưa in vào những năm chiến tranh. Nói chung bấy giờ
lòng tin cần hơn sự hoài nghi. Cứ cái gì vượt ra khỏi lối nói thông thường là
các biên tập viên ngại! Bởi thế, trong một tuỳ bút, khi Nguyễn Tuân viết rằng
trrời vẫn xanh một màu xanh nghi ngại,có người tỏ ý không bằng lòng và cụ
Nguyễn phải sửa thành trời vẫn xanh một màu xanh cảnh giác thì bài tuỳ bút mới
được in. Cũng bởi thế trong tập Bếp lửa, hai câu thơ sau đây của Bằng Việt cũng bị đặt
dấu hỏi:
Bao nhiêu cơn mơ kỳ lạ trên đời
Nay còn lại những
cơn mơ hữu ích
Thế
nào là cơn mơ hữu ích? Mung lung và dễ hiểu sai quá! Liền bị chữa thành: những cơn mở tươi đẹp. May thay, Bằng
Việt kịp phát hiện ra, và yêu cầu cứ để chữ hữu
ích như cũ.
Trong
Hoa dọc chiến hào, bản in 1968, mấy câu cuối bài Tháng năm như sau:
Tình yêu như tháng năm
Mang gió nồng nắng lửa
Anh hãy là đầm sen
Anh hãy là phượng
đỏ
Do
tác giả trực tiếp chữa nên cũng không đến nỗi. Nhưng cái ý hoài nghi thì mất
hẳn. Mãi đến khi in trong Sân ga chiều em
đi, Xuân Quỳnh mới lấy lại được hai câu ban đầu đã viết.
Trong
số các bài thơ tình của Xuân Quỳnh, Sóng
thuộc loại nổi tiếng nhất và cũng phổ biến nhất. Tôi không chép lại ở đây, vì
nhiều người đã biết, đã thuộc cả bài, chỉ xin lưu ý Sóng là loại thơ ở đó, con người Xuân Quỳnh hiện ra trọn vẹn, đầy
đủ bậc nhất. Những khao khát khôn cùng thức dậy. Nhà thơ muốn tìm bằng được lời
giải đáp cho điều muốn hiểu. Sông không
hiểu nổi mình - Sóng tìm ra tận bể. Và đây thứ tình yêu mãnh liệt, không
bao giờ thoả mãn, lúc nào cũng muốn vươn tới cao hơn, mạnh hơn nữa: Ôi con sóng nhớ bờ - Ngày đêm không ngủ được
- Lòng em nhớ đến anh - Cả trong mơ còn thức. Sau hết, là cái ao ước gia
nhập vào cuộc đời vĩnh viễn Làm sao được
tan ra - Thành trăm con sóng nhỏ - Trong biển lớn tình yêu- Để ngàn năm còn vỗ.
Khi nói về quá trình hình thành các bài thơ hay nhất của mình, Xuân Quỳnh kể với tôi: “Hôm nọ còn có người hỏi tôi có hay thuộc thơ mình không. Quả thật, có khi tôi quên chứ không phải cái gì cũng thuộc đâu. Nhưng những bài thơ mà tôi thích thì bao giờ tôi cũng nhớ, nhớ cái tâm trạng chi phối mình khi làm bài thơ ấy...” Trong trường hợp bài Sóng, Xuân Quỳnh kể : Lần ấy Quỳnh về Diêm Điền, Thái Bình. Đạp xe nhìn biển mãi rồi tứ thơ hình thành. Đạp ngay về trong cơn mưa. Hai mươi cây số đường đất, xe đạp lúc dắt, lúc đi xiêu vẹo, cả người như mê man đi, có lúc ngã xấp mặt xuống đất, nhưng không phải mê man vì mưa gió mà vì bài thơ đang làm dở. Cái tâm lý sốt sáy ấy còn hành hạ Xuân Quỳnh tiếp mấy ngày về sau. Và đấy là điều thường thấy khi “bắt” được những bài thơ hay.
Khi nói về quá trình hình thành các bài thơ hay nhất của mình, Xuân Quỳnh kể với tôi: “Hôm nọ còn có người hỏi tôi có hay thuộc thơ mình không. Quả thật, có khi tôi quên chứ không phải cái gì cũng thuộc đâu. Nhưng những bài thơ mà tôi thích thì bao giờ tôi cũng nhớ, nhớ cái tâm trạng chi phối mình khi làm bài thơ ấy...” Trong trường hợp bài Sóng, Xuân Quỳnh kể : Lần ấy Quỳnh về Diêm Điền, Thái Bình. Đạp xe nhìn biển mãi rồi tứ thơ hình thành. Đạp ngay về trong cơn mưa. Hai mươi cây số đường đất, xe đạp lúc dắt, lúc đi xiêu vẹo, cả người như mê man đi, có lúc ngã xấp mặt xuống đất, nhưng không phải mê man vì mưa gió mà vì bài thơ đang làm dở. Cái tâm lý sốt sáy ấy còn hành hạ Xuân Quỳnh tiếp mấy ngày về sau. Và đấy là điều thường thấy khi “bắt” được những bài thơ hay.
Qua
Sóng, người ta có thể nhận ra một đặc
tính chủ yếu, nó vừa là nguồn gốc sự hấp dẫn của thơ, vừa làm khổ nhà thơ không
biết bao nhiêu mà kể: sự đam mê. Quỳnh thường tâm sự.
-
Tính tôi đã mê cái gì thì mê lăn mê lộn, không lúc nào là không nghĩ tới.
Hoặc:
-
Tôi sống thế nào mà tôi có cảm tưởng là không ai chịu được mình, không ai vừa với mình chính là mình cũng không chịu
được mình nữa. Ví dụ như mình quý ai, mình thân ai, thì mình cũng quý lắm,
thân lắm. Tôi chịu, không sao chấp nhận được sự lạnh nhạt sự nửa chừng.
Trong
hồi ký Xuân Quỳnh nửa cuộc đời tôi,
Đông Mai đã nói tới tình cảm thắm thiết của Quỳnh với bà nội, bà ngoại với cha,
mẹ. Những lá thư Xuân Quỳnh gửi cho Đông
Mai cũng làm cho người ta kinh ngạc, vì sự thương xót lẫn nhau và sự quấn quýt giữa hai
chị em. Quỳnh luôn luôn cảm thấy có lỗi với chị, ân hận chưa giúp được chị
nhiều. Muốn chia sẻ với chị từng miếng ngon miếng lành, cho tới những vui buồn
nhỏ bé hàng ngày. Thương chị xa xôi vất vả lúc mới vào đời, lại thương chị gặp
nhiều khó khăn trắc trở, khi các cháu đã lớn. Điều kỳ lạ là với một ít chữ bình
thường trong những là thư ấy, Quỳnh diễn tả được mọi tình cảm của minh, trái
tim hôi hổi của mình, với người chị thân mến.
Đến
khi hướng vào yêu đương thì sự đam mê ấy ở Xuân Quỳnh càng mãnh liệt, nó mang lại cho Xuân Quỳnh
những phút sung sướng xuất thần, cũng như trở thành nguồn gốc của bao tai hoạ.
Phụ lục
Một bài thơ Xuân Quỳnh tôi ghi trong sổ tay. Theo chỗ tôi nhớ (?) thì bài thơ chưa đưa vào tập nào.
Điều không nói hôm nay
Chúng ta đi trên phố còn cháy dở
Im lặng dừng chân bên mảnh tường đã vỡ
Ngọn đèn chiến tranh thức đỏ đêm trường
Và tuổi thơ nát vụn
dưới chân tường
Kìa sao anh anh
không nói cùng em
Một tiếng thiêng
liêng trước cuộc đời còn mất
Nếu không nói lúc
này em biết
Điều ấy với em, anh
chẳng nói bao giờ
Anh có thể gặp lại
em trên đường phố Thủ đô
Hạnh phúc xanh dưới
ngọn đèn bỡ ngỡ
Những nhà cao xóa
đi nền gạch vỡ
Mặt người qua mang
mỗi nét vui riêng
Điều hôm nay ta dẫu
chưa quên
Nhưng đời khác mà
lòng ta cũng khác
8-67