Từ 1992, triết gia người Nhật Francis Fukuyama, đã viết cuốn "The End of History and the Last Man"
Tới nay, nhân hiện tượng Trumpism, tác giả Paul Sagar lại có bài điểm
lại cuốn sách. Bài viết gợi nhiều hào hứng cho nhà phân tích chính trị
Nguyễn Quang Dy và anh đã làm ra một bản tóm tắt kèm theo bình luận
mang tên “Fukuyama và tiếng cười nhạt cuối cùng” đưa trên mạng
viet-studies 23-3-2017, đường link http://www.viet-studies.net/kinhte/NQuangDy_Fukuyama.html
Để tiện học hỏi – khi không biết tiếng Anh và không đủ trình độ đọc nguyên bản -- tôi dựa hẳn vào bài trên của anh Dy, lọc ra cho mình các ý cốt tủy và trong trường hợp cần thiết thì diễn tả lại, cuối cùng thu hoạch được mấy trăm chữ như sau.
VỀ LỊCH SỬ
Phần đầu, Fukuyama đưa ra những suy nghĩ mới về lịch sử. Vượt qua quan điểm siêu hình của Hegel cũng như quan điểm “duy vật biện chứng” của Marx, ông cho rằng Lịch Sử (viết hoa) thực ra là quá trình phát triển của xã hội loài người theo hướng hợp lý hóa (giải quyết các mâu thuẫn một cách biện chứng), để tiến lên từng nấc một: từ thời Mông muội (Dark Ages), đến thời Phục hưng (Renaissance), qua thời Khai sáng (Enlightenment), với những phát kiến mở đường cho chủ nghĩa tư bản dựa trên dân chủ tự do.
Theo ông, mặc dù không hoàn thiện, nhưng đó là mô hình tốt nhất mà chúng ta có. Ở chỗ này, Fukuyama đã đưa ra cái công thức gây choáng váng -- “Lịch Sử đã chấm dứt”, và chúng ta đang sống trong giai đoạn “Hậu Lịch Sử”.
Phải thú thực là tất cả những điều này, tôi không đủ trình độ để hiểu. Gây ấn tượng với tôi mạnh nhất là một chuyện gần với ta hơn.
MỘT MÔ HÌNH CON NGƯỜI
Tương ứng với sự phát triển xã hôi đó, con người ra sao?
Trong phần thứ hai của tên cuốn sách mà Fukuyama gọi là The Last Man, ông ấy đã tham chiếu và vận dụng quan điểm của nhà triết học Đức Friedrich Nietzsche, khi lập luận rằng xã hội hiện đại tuy nhấn mạnh sự thật và minh bạch, nhưng đã “giết chết Thượng đế” (killed God) mà không có gì khác để thay thế.
Hầu hết con người hiện đại đều là những kẻ tiểu nhân, trì trệ, và nhàm chán, bị ám ảnh bởi thế giới vật chất tầm thường.
Đặc biệt là trong sự phát triển của lớp người ưu tú, lại có một bước ngoặt.
Từ 1992 Fukuyama đã đưa ra từ megalothymia để lý giải sự trỗi dậy của những người như Donald Trump , tức những kẻ độc đoán và tham vọng.
Trong phân tích của mình, Fukuyama luôn nhấn mạnh đến yếu tố thymos (tiếng Hy Lap có nghĩa là “tinh thần”).
Đó là sự công nhận một khía cạnh phổ biến của tâm lý con người, mà Thomas Hobbes gọi là “tự hào” (pride) và Jean-Jacques Rousseau gọi là “tự trọng” (amour proper).
Trước khi nói tiếp tôi muốn ghi chú:
Chữ pride trong tiếng Anh thường được dịch là kiêu hãnh, nghe hợp hơn chữ tự hào của anh Dy.
Còn amour- proper trong tiếng Pháp, tôi không tra được, nhưng đoán nó gần với nghĩa tự tôn, có pha chút tự cao tự đại, chứ không chỉ là tự trọng với nghĩa tốt đẹp.
Nguyễn Quang Dy viết tiếp:
Người ta luôn có nhu cầu được yêu thích và tôn trọng bởi người khác. Theo Fukuyama, một số người luôn còn cố ganh đua và có tham vọng cốt được công nhận là đứng đầu. Nghĩa là họ thích trở thành kẻ thống trị và áp bức người khác.
Loại người này nếu cảm thấy không được như ý, thì họ sẽ phá phách, gây rối.
Vậy là, từ năm 1992 Fukuyama đã dự đoán được những gì xảy ra ở Mỹ năm 2016.
Và ông xem đó như điều “tất yếu” với nghĩa nó xảy ra đột xuất ở Mỹ nhưng thường xuyên hơn và cũng nhiều màu sắc hơn ở các xứ sở khác, kể cả những xứ sở to mồm tuyên bố là sống ngược hẳn với nước Mỹ .
Các phần tử cực hữu mị dân này là mối đe dọa lớn hơn đối với sự ổn định của các xã hội dân chủ tự do hơn nữa có thể khái quát là nhân tố phá hoại mọi xã hội nói chung. Trên đường đi tìm những lợi ích vị kỷ, họ lợi dụng sự phản ứng của dân chúng, và đầu cơ những ham muốn của con người để giành quyền cai trị.
TỪ MALRAUX TỚI FUKUYAMA
Đi vào tìm hiểu lịch sử Việt, tôi nhận ra những cuốn sử mà thời tôi học đã phải học và ngày nay các em học sinh sinh viên đang phải học bị chi phối qua nhiều bởi các nhãn hiệu mà người ta gọi là hệ tư tưởng mà thiếu vắng hẳn bóng dáng con người. Khi đi vào đánh giá những con người có tầm vóc lịch sử, ta chỉ chăm chăm tìm hiểu những tuyên ngôn và các hành động của họ mà quên rằng nhiều khi kiểu người và cá tính của họ mới là yếu tố quyết định.
Cả sử cổ từ thế kỷ XIX về trước lẫn sử thế kỷ XX, cái lịch sử chúng ta đang sống cũng vậy.
Tôi muốn mò mẫm vào cái khu vực không ai hướng dẫn đó. Để an toàn, tôi chọn cho mình cách quay về cái cũ, trong khi tin tưởng chắc chắn rằng tính cách con người trong lịch sử là thống nhất, viết về xưa cũng là viết về nay.
Người ta cứ tưởng rằng để làm được miêu tả con người, trước tiên cần phải có trí tưởng tượng. Về phần mình vốn nghèo nàn về cái khoản thăng hoa đó, nên chọn cho mình cách đọc kỹ các bộ sử viết rất khó đọc của các cụ xưa. Trên trang mạng của mình tôi từng trình bày bài viết “Tính cách người cai trị trong lịch sử Việt: trường hợp bạo chúa Lê Long Đĩnh”, lần đầu đưa vào 4-2013,
http://vuongtrinhan.blogspot.com/…/tinh-cach-nguoi-cai-tri-…
tới 2016 còn được trang mạng Nghiên cứu lịch sử đưa lại
https://nghiencuulichsu.com/2016/12/19/tinh-cach-nguoi-cai-tri-trong-lich-su-viet-nam/
Khi viết bài này có một ý tưởng mới mẻ cổ vũ tôi. Trong một cuốn lịch sử văn học Pháp thế kỷ XX, tôi đọc được một nhận xét của nhà văn Pháp A.Malraux có liên quan tới về trình độ mới trong việc hiểu biết con người của các nhà văn hiện đại :
“Ngày nay hiểu biết về một con người là hiểu biết điều phi lý trong con người đó, điều gì hắn không thể kiểm soát được, điều gì hắn sẽ xóa đi trong cái hình ảnh của chính hắn mà hắn đã tự phác họa“.
Tôi tự hỏi mình và tự trả lời:
-- Thế có phải là anh cho rằng thật ra trong những con người sống cách đây hàng mươi mười hai thế kỷ cũng có những phẩm chất của con người hiện đại ?
-- Đúng vậy. Có thể tôi viết chưa thuyết phục nhưng tin lịch sử vừa thay đổi vừa lặp lại.
Những ý tưởng trên đây của nhà văn Pháp đã quá cố hình như đang được tiếp tục và đẩy đi xa hơn bởi nhà triết học Nhật sống cùng thời với chúng ta. Tôi nhận ra cho mình rằng một trong những con đường đi vào các giai đoạn sử cũ là hãy tìm hiểu sự nảy sinh của cái cũ đó trong hoàn cảnh mới. Và để hiểu sử Việt phải hiểu sử thế giới.
Để tiện học hỏi – khi không biết tiếng Anh và không đủ trình độ đọc nguyên bản -- tôi dựa hẳn vào bài trên của anh Dy, lọc ra cho mình các ý cốt tủy và trong trường hợp cần thiết thì diễn tả lại, cuối cùng thu hoạch được mấy trăm chữ như sau.
VỀ LỊCH SỬ
Phần đầu, Fukuyama đưa ra những suy nghĩ mới về lịch sử. Vượt qua quan điểm siêu hình của Hegel cũng như quan điểm “duy vật biện chứng” của Marx, ông cho rằng Lịch Sử (viết hoa) thực ra là quá trình phát triển của xã hội loài người theo hướng hợp lý hóa (giải quyết các mâu thuẫn một cách biện chứng), để tiến lên từng nấc một: từ thời Mông muội (Dark Ages), đến thời Phục hưng (Renaissance), qua thời Khai sáng (Enlightenment), với những phát kiến mở đường cho chủ nghĩa tư bản dựa trên dân chủ tự do.
Theo ông, mặc dù không hoàn thiện, nhưng đó là mô hình tốt nhất mà chúng ta có. Ở chỗ này, Fukuyama đã đưa ra cái công thức gây choáng váng -- “Lịch Sử đã chấm dứt”, và chúng ta đang sống trong giai đoạn “Hậu Lịch Sử”.
Phải thú thực là tất cả những điều này, tôi không đủ trình độ để hiểu. Gây ấn tượng với tôi mạnh nhất là một chuyện gần với ta hơn.
MỘT MÔ HÌNH CON NGƯỜI
Tương ứng với sự phát triển xã hôi đó, con người ra sao?
Trong phần thứ hai của tên cuốn sách mà Fukuyama gọi là The Last Man, ông ấy đã tham chiếu và vận dụng quan điểm của nhà triết học Đức Friedrich Nietzsche, khi lập luận rằng xã hội hiện đại tuy nhấn mạnh sự thật và minh bạch, nhưng đã “giết chết Thượng đế” (killed God) mà không có gì khác để thay thế.
Hầu hết con người hiện đại đều là những kẻ tiểu nhân, trì trệ, và nhàm chán, bị ám ảnh bởi thế giới vật chất tầm thường.
Đặc biệt là trong sự phát triển của lớp người ưu tú, lại có một bước ngoặt.
Từ 1992 Fukuyama đã đưa ra từ megalothymia để lý giải sự trỗi dậy của những người như Donald Trump , tức những kẻ độc đoán và tham vọng.
Trong phân tích của mình, Fukuyama luôn nhấn mạnh đến yếu tố thymos (tiếng Hy Lap có nghĩa là “tinh thần”).
Đó là sự công nhận một khía cạnh phổ biến của tâm lý con người, mà Thomas Hobbes gọi là “tự hào” (pride) và Jean-Jacques Rousseau gọi là “tự trọng” (amour proper).
Trước khi nói tiếp tôi muốn ghi chú:
Chữ pride trong tiếng Anh thường được dịch là kiêu hãnh, nghe hợp hơn chữ tự hào của anh Dy.
Còn amour- proper trong tiếng Pháp, tôi không tra được, nhưng đoán nó gần với nghĩa tự tôn, có pha chút tự cao tự đại, chứ không chỉ là tự trọng với nghĩa tốt đẹp.
Nguyễn Quang Dy viết tiếp:
Người ta luôn có nhu cầu được yêu thích và tôn trọng bởi người khác. Theo Fukuyama, một số người luôn còn cố ganh đua và có tham vọng cốt được công nhận là đứng đầu. Nghĩa là họ thích trở thành kẻ thống trị và áp bức người khác.
Loại người này nếu cảm thấy không được như ý, thì họ sẽ phá phách, gây rối.
Vậy là, từ năm 1992 Fukuyama đã dự đoán được những gì xảy ra ở Mỹ năm 2016.
Và ông xem đó như điều “tất yếu” với nghĩa nó xảy ra đột xuất ở Mỹ nhưng thường xuyên hơn và cũng nhiều màu sắc hơn ở các xứ sở khác, kể cả những xứ sở to mồm tuyên bố là sống ngược hẳn với nước Mỹ .
Các phần tử cực hữu mị dân này là mối đe dọa lớn hơn đối với sự ổn định của các xã hội dân chủ tự do hơn nữa có thể khái quát là nhân tố phá hoại mọi xã hội nói chung. Trên đường đi tìm những lợi ích vị kỷ, họ lợi dụng sự phản ứng của dân chúng, và đầu cơ những ham muốn của con người để giành quyền cai trị.
TỪ MALRAUX TỚI FUKUYAMA
Đi vào tìm hiểu lịch sử Việt, tôi nhận ra những cuốn sử mà thời tôi học đã phải học và ngày nay các em học sinh sinh viên đang phải học bị chi phối qua nhiều bởi các nhãn hiệu mà người ta gọi là hệ tư tưởng mà thiếu vắng hẳn bóng dáng con người. Khi đi vào đánh giá những con người có tầm vóc lịch sử, ta chỉ chăm chăm tìm hiểu những tuyên ngôn và các hành động của họ mà quên rằng nhiều khi kiểu người và cá tính của họ mới là yếu tố quyết định.
Cả sử cổ từ thế kỷ XIX về trước lẫn sử thế kỷ XX, cái lịch sử chúng ta đang sống cũng vậy.
Tôi muốn mò mẫm vào cái khu vực không ai hướng dẫn đó. Để an toàn, tôi chọn cho mình cách quay về cái cũ, trong khi tin tưởng chắc chắn rằng tính cách con người trong lịch sử là thống nhất, viết về xưa cũng là viết về nay.
Người ta cứ tưởng rằng để làm được miêu tả con người, trước tiên cần phải có trí tưởng tượng. Về phần mình vốn nghèo nàn về cái khoản thăng hoa đó, nên chọn cho mình cách đọc kỹ các bộ sử viết rất khó đọc của các cụ xưa. Trên trang mạng của mình tôi từng trình bày bài viết “Tính cách người cai trị trong lịch sử Việt: trường hợp bạo chúa Lê Long Đĩnh”, lần đầu đưa vào 4-2013,
http://vuongtrinhan.blogspot.com/…/tinh-cach-nguoi-cai-tri-…
tới 2016 còn được trang mạng Nghiên cứu lịch sử đưa lại
https://nghiencuulichsu.com/2016/12/19/tinh-cach-nguoi-cai-tri-trong-lich-su-viet-nam/
Khi viết bài này có một ý tưởng mới mẻ cổ vũ tôi. Trong một cuốn lịch sử văn học Pháp thế kỷ XX, tôi đọc được một nhận xét của nhà văn Pháp A.Malraux có liên quan tới về trình độ mới trong việc hiểu biết con người của các nhà văn hiện đại :
“Ngày nay hiểu biết về một con người là hiểu biết điều phi lý trong con người đó, điều gì hắn không thể kiểm soát được, điều gì hắn sẽ xóa đi trong cái hình ảnh của chính hắn mà hắn đã tự phác họa“.
Tôi tự hỏi mình và tự trả lời:
-- Thế có phải là anh cho rằng thật ra trong những con người sống cách đây hàng mươi mười hai thế kỷ cũng có những phẩm chất của con người hiện đại ?
-- Đúng vậy. Có thể tôi viết chưa thuyết phục nhưng tin lịch sử vừa thay đổi vừa lặp lại.
Những ý tưởng trên đây của nhà văn Pháp đã quá cố hình như đang được tiếp tục và đẩy đi xa hơn bởi nhà triết học Nhật sống cùng thời với chúng ta. Tôi nhận ra cho mình rằng một trong những con đường đi vào các giai đoạn sử cũ là hãy tìm hiểu sự nảy sinh của cái cũ đó trong hoàn cảnh mới. Và để hiểu sử Việt phải hiểu sử thế giới.