VƯƠNG-TRÍ-NHÀN

Bạo lực phổ biến tức là tư duy không phát triển

Trong tin về một vụ án mạng quốc tế ở Malaysia thấy có kèm thêm một đoạn “Người Việt ở bên đây cũng lộn xộn. Cũng có nhiều vụ việc liên quan tới người Việt mình. Cướp giật cũng có. Người Việt giết người Việt luôn cũng nhiều. Bạn bè giết nhau. Mâu thuẫn rồi giết nhau là có. Tình cảm cũng có”.

Phim truyền hình đang là một thứ cơm ăn nước uống hàng ngày của nhiều người. Bà xã tôi kể phim trên TV không có bạo lực là người ta không xem.
Tết có đến hơn 2000 vụ đánh nhau. Tập trung nhất ở các lễ hội Hóa ra đánh nhau là một thành phần vốn có của nhiều lễ hội ở các làng nhỏ. Lý do giải thích con người đánh nhau: Trai làng nào thắng thì trong năm đó làng ấy làm ăn phát đạt.
Từ đây dẫn tới một sự lý giải không hẳn là vu vơ. Người ta không hiểu được tại sao người ta sống được. Chỉ biết là mình sống khi nhận ra người khác chết. Thiếu một khả năng cùng thắng tức cùng tồn tại.Thiếu một khả năng phối hợp.
Trước hết là thiếu một ngôn ngữ để trao đổi với nhau cùng nhau phát huy trí tuệ.
Nói cho văn hoa thì bạo lực cũng là ngôn ngữ. Nhưng đó là thứ ngôn ngữ rất nghèo nàn và rất thô thiển của những đám đông hoang dại. Bạo lực phổ biến tức là tư duy không phát triển. Mà căn bệnh kém về tư duy thì còn theo mãi các cộng đồng kể cả khi họ bước vào thế giới hiện đại



BẠO LỰC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI XƯA
Tấm Cám và Thach Sanh thuộc loại những truyện cố tích tiêu biểu nhất của người Việt. Cả hai truyện đều có những cuộc tranh chấp, và đều dẫn tới mưu mô bức tử nhau: Mẹ Cám chặt cau và Lý Thông chặn hang mong Thạch Sanh chết luôn dưới hang.
Đấy là trong phạm vi dân gian, còn trong chính sử, có hai chuyện được sử sách ghi nhận.
Một là thời chống quân Nguyên, năm 1288, sau khi Ô Mã Nhi bị bắt, lúc đầu vua tôi nhà Trần đã định tha và thả cho về theo đường bộ, nhưng sau lại cho đi đường sông và cho người đục thuyền nói là cốt để trừ hậu họa.
Hai là , năm 1470, Lê Tư Thành tức vua Lê Thánh Tông đánh Chiêm vào tận thành Chà Bàn, vua Chiêm là Trà Toàn đã xin hàng, song vua mình vẫn cho hạ thành bắt sống 3 vạn quân, chém chết 4 vạn thủ cấp.. Sử ngày nay phần nhiều lảng tránh không ghi chi tiết này. "Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX" của Đào Duy Anh cũng chỉ ghi " bắt sống được hơn ba vạn quân Chiêm và chém chết vô số".
Con số quân lính mà vua mang bình Chiêm trận này là 26 vạn, số đánh vào Chà Bàn hẳn ít hơn. Tâm trạng, cách sống cách suy nghĩ...của những người lính từ Chà Bàn trở về ra sao, đây là câu hỏi chưa bao giờ được đặt ra.

Ảnh :
Tr 661 sách Đại Việt sử ký toàn thư , bản của nxb Văn hóa thông tin 2011


. Mời xem thêm một bài viết của tôi
“Bạo lực có mầm mống trong xã hội Việt”
http://vuongtrinhan.blogspot.com/…/bao-luc-co-mam-mong-tron…

أحدث أقدم