Số lượng và chất lượng
Do hoàn cảnh phải làm thơ để kiếm sống, Nguyễn Bính thuộc loại viết nhiều về xuân nhất.
Thử ghi lại tên một
số bài thơ mà Nguyễn Bính đã viết, trong đó có nói đến xuân là tết.
Lỡ bước sang nang:
Mưa
xuân
Tâm hồn tôi: Xuân về
Một nghìn cửa số: Thơ xuân, Mùa xuân
xanh
Mười hai bến nước: Xuân tha hương
Mây tần: Tết của mẹ tôi
Đây nữa, các bài
thơ lẻ mới đăng báo mà chưa in vào tập nào: Vườn xuân, Xuân thương nhớ, Tết
biên thuỳ.
Tiếp đó, nếu dừng
lại kỹ hơn ở các bài thơ khác không thật trực tiếp song vẫn nói đến cùng một đề
tài (như Cô lái đò, Quán trọ, Khăn hồng, Vài nét rừng) thì người ta phải
công nhận với nhau rằng Nguyễn Bính, trong số các nhà thơ hiện đại, là một
trong những người viết nhiều về xuân và tết hơn ai hết.
Nếu lại biết rằng
Nguyễn Bính qua đời vào một ngày cuối tháng giêng 1966, tức cuối năm Ất Tỵ, trước
khi chuyển sang năm Bính Ngọ, thì người ta càng có quyền để cho sự liên tưởng
được đẩy đi xa hơn nữa. Sách Giai thoại Nguyễn Bính kể: một người bạn của Nguyễn Bính
là Trần Lê Văn cho rằn tác giả Lỡ bước sang ngang đã tiên liệu trước cái
chết của mình ngay từ thời viết mấy câu thơ trong bài Nhạc xuân:
Năm mới tháng
giêng mùng một tết
Còn nguyên vẹn cả
một mùa xuân.
Chúng ta có thể
không hoàn toàn nghĩ như Trần Lê Văn song phải nhận là giữa Nguyễn Bính với cái
thời khắc trời đất giao hoà này, đúng là có mối duyên nợ thầm kín nào đó.
Mùa xuân và tết đã được
Nguyễn Bính miêu tả như thế nào?
Ở bài Xuân về,
ta bắt gặp: gió, trời trong, nắng, lá non, hoa bưởi, hoa cam, cánh bướm.
Ở vài Vườn xuân:
gió, bướm, mưa bụi, búp non.
Khi tả tết (như ở
các bài Tết của mẹ tôi, Tết biên thuỳ) Nguyễn Bính lại cũng nói đến
pháo, hoa, rượu, những nét son trên môi thiếu nữ.
Đại khái, đó là những
chi tiết thông thường mà mỗi chúng ta hình dung ra, khi nghe nói đến xuân và tết.
Về mặt thi liệu mà xét, chúng không có cái lạ, cái choáng ngợp, của những gì thật
mới, thật độc đáo. Chỉ có điều là những chi tiết đơn sơ ấy được Nguyễn Bính thổi
vào một sức sống, khiến nó hiện lên thành những bức tranh tự nhiên, đồng thời gợi
lên trong lòng người đọc những xúc động mà hầu như ai cũng có, nhưng lại không
hay biết.
Thế còn ý nghĩa mà mùa xuân và tết để lại trong lòng người?
Bài Thơ xuân nhắc đến đủ loại người, và ở mỗi loại xuân lại
có một ý nghĩa riêng.
Với các em nhỏ,
xuân là đùa vui nhí nhảnh. Với các cô gái, xuân gợi chuyện hòa hợp, ái ân. Với các chàng
trai, ngày xuân cũng là những ngày bắt đầu của một mơ ước cao rộng: thi cử, đỗ
đạt.
Ngược lại, với các
cụ già, xuân là thời gian để chiêm nghiệm việc đời.
Có thể dự đoán một
bài như bài thơ Thơ xuân được viết để “góp tên góp tuổi góp chất lượng”
cho một số báo tết của một cố nhân nào đó trong làng báo, nên nặng tính cách
giao đãi (tất nhiên, giao đãi của Nguyễn Bính, thì cũng đã rất tài). Còn như muốn
tìm cái phần thật là chân chất của Nguyễn Bính, cái phần xuân và tết riêng của
ông, thì không gì bằng đọc lại những bài như Mưa xuân. Mượn lời tâm sự của
một cô gái đi xem chèo không gặp người yêu, bài thơ cô kết lại ở những cảm giác
âm thầm và rạo rực mà mùa xuân mang lại trong lòng mỗi người. Đây là thời gian
của gieo cấy ấp ủ của tin yêu và chờ đợi. Sau cái mưa bụi kia, trong không khí
lành lạnh của những thoáng mùa đông đang còn sót lại, thực ra là bao hy vọng mơ
hồ được đánh thức, nó làm cho mỗi con người, nhất là những người tuổi trẻ “ngồi
không yên ổn, đứng không vững vàng”, và mặc dù đôi khi dó chỉ là những hy vọng
hão, những ước mong không được đáp ứng, song nó vẫn bền chặt trong lòng người,
cả đến khi đau đớn, con người ở đây vẫn
không nản lòng, vẫn gắng công chờ đợi, vì ngày xuân còn dài, và theo nhịp tháng
năm, sau xuân này còn có những xuân khác.
Xuân tha hương
Trở lên là những bài thơ xuân Nguyễn Bính đã
viết khi mới từ nông thôn lên thành thị, mới bắt đầu cuộc đời của một thi sĩ với
bao náo nức.
Chỉ vài năm sau
thôi, khi gió bụi kinh thành mang lại cho Nguyễn Bính nhiều chua xót, và những
ngày giang hồ đôi khi đồng nghĩa với cuộc lưu đày bất dắc dĩ, thì một mô típ
khác bắt đầu xuất hiện: xuân và tết gắn liền nỗi nhớ quên, nhớ những kỷ niệm êm
đẹp ngày trước. Giờ đây, nhìn ngày vui của mọi người, chàng thi sĩ chợt nhận ra
mình quá đơn độc. Sống giữa cái tết của người ta, chàng mong những cái tết
của mình. Và trước khi làm thơ xuân cho người, chàng làm cho mình những
vần thơ xuân thật đau đớn, thật tê tái. Đấy là âm hưởng toát ra qua những bài
thơ như Xuân tha hương, Quán trọ, Bài hành phương Nam viết sau 1940.
Nếu trước đây, thơ
xuân Nguyễn Bính thường nói đến những buổi sáng, thì nay trong thơ xuân của con
người ấy có những buổi chiều, những đêm tối.
- Thơ suông rượu
nhạt, quán cơm nghèo
Xuân xế mùa xuân,
chiều xế chiều
- Đây lời tâm sự
cùng ai tỏ
Một lạnh đêm xuân
chiếu lạnh giường.
Theo hướng phát
triển này, giọng thơ Nguyễn Bính có dịp tự đổi khác khá bất ngờ. Trước đấy, thơ
như một thứ quà tặng mà thiên nhiên ban phát cho người nghệ sĩ tài ba, và chàng
chỉ việc giơ tay ra là hái ngay được để trao tặng cho đời. Nay ta bắt gặp một sự
dụng công hơn và những gì tâm huyết hơn - thơ là sản phẩm của chính con người
Nguyễn Bính, kết quả của sự từng trải riêng Nguyễn Bính mới có, thơ như những
giọt nước mắt đã cố kìm giữ mà cứ trào ra trên gương mặt phong trần của chàng
thi sĩ. Có thể nói, những vần thơ đanh quánh rắn rỏi có hơi hướng thơ biên tái
(một dòng trong thơ Đường) này như là trình ra một Nguyễn Bính mới, và cái điều
mà Nguyễn Bính vẫn tự hào, là được theo đòi bút nghiên, học chữ Hán từ lúc nhỏ,
điều đó đã được chứng thực một cách thuyết phục.
Nhưng có lẽ những
bài thơ xuân tha hương buồn bã chỉ có tiếng vang trong lòng một lớp công chúng
chật hẹp.
Với đa số bạn đọc,
Nguyễn Bính vẫn là tác giả của những câu thơ đắm say tha thiết với mưa xuân, những
câu thơ chúng chiều chuộng người ta mơn trớn người ta, và phải nói là khá phù hợp
với những ảo tưởng tốt đẹp mà mùa xuân thường gợi ra trong lòng bất cứ ai, kiểu
như:
Mùa xuân là cả một
mùa xanh
Trời ở trên cao lá
ở cành
Lúa ở đồng tôi và
lúa ở
Đồng nàng và lúa ở
đồng anh.
Hoặc:
Đã thấy xuân về với
gió đông
Với trên màu má
gái chưa chồng
Bên hiên hàng xóm
cô hàng xóm
Ngước mắt nhìn trời
đôi mắt trong.
Người ta biết rằng
Nguyễn Bính, con người rất nhạy cảm với phụ nữ, dễ yêu và cũng rất dễ là khổ phụ
nữ này, trong đời riêng, khá bất hạnh. Cái hạnh phúc thông thường - một tình
yêu trung hậu, kết thúc bằng một cuộc hôn nhân bền chặt - nhiều người bình thường
có thể có, song chính Nguyễn Bính lại không có. Có lẽ vì thế người thi sĩ của
chúng ta không khỏi có lúc muốn tìm tới trong thơ cái điều không đạt tới trong
cuộc đời: trong cơn say sưa đã mấy lần ông gọi mùa xuân là một người con gái,
và sẵn sàng đi đến cùng, trong mối quan hệ với người con gái ấy. Nhân trò chuyện
với người chị ở xa là chị Trúc, ông cả quyết:
Chị ơi em cưới mùa
xuân nhé!
Để rồi một dịp
khác ông sẽ diễn tả những luống cuống trong tình yêu và niềm khao khát tận hưởng
tình yêu với người con gái - mùa xuân trong những câu thơ thuộc loại hay nhất của
mình.
Xuân đến tình tôi
náo nức quá
Như người giai tế
tối tân hôn
Vì say sưa quá,
cho nên đã
Đánh đổ trời xuân
xuống suối hồn.ĐỂ HIỂU THÊM VỀ NGUYỄN BÍNH
mời các bạn đọc thêm bài