VƯƠNG-TRÍ-NHÀN

Một số trích dẫn lý luận về giao lưu và tiếp nhận văn hóa

Vấn đề giao lưu và tiếp nhận văn hóa thường chiếm một vị trí trọng yếu trong các tài liệu lý luận văn hóa, nhưng ở ta nó lại ít được chú ý. Do không trực tiếp đọc được sách  Anh Mỹ, tôi chỉ giới hạn trong các tài liệu tiếng Nga và tiếng Việt, song trong phạm vi một bài trên blog, vẫn muốn giới thiệu dưới đây một số đoạn ghi chép đã thu hoạch được và chỉ đạo tôi khi đi vào tìm hiểu quá trình văn hóa này ở VN

Trích từ cuốn sách tiếng Nga: Lịch sử những tư tưởng lý luận trong dân tộc học Mỹ  I.P. Averkieva Nxb Nauka 1989.  
I Trường phái tiến hoá trong dân tộc học Mỹ XIX- đầu XX
tr 29 Cuối cùng, nên biết rằng kinh nghiệm của nhân loại phát triển theo những con đường gần như giống nhau.
tr 30. .. Công lao chủ yếu của Morgan là tư tưởng cho rằng mọi dân tộc lạc hậu đều có thể tiến bộ.
tr 39 ở những nơi có tồn tại mối quan hệ địa lý, mọi bộ tộc - ở một mức nhất định - đều tham gia vào sự tiến bộ của các bộ tộc khác. Tất cả các phát minh và sáng chế tự nó sẽ trở nên phổ biến.

II. Trường phái lịch sử  1910-1040
tr 78 Văn hoá được F.Boas (1858 -1942) xem xét như sự phối hợp ngẫu nhiên của các yếu tố, như kết quả của khuếch tán và tiếp biến văn hoá. Phương pháp lịch sử được ông hiểu như sự theo dõi một cách chặt chẽ những sự khuếch tán và sự vay mượn những yếu tố cụ thể của văn hoá hay các thành tố của nó.
tr 78 dẫn Boas "không có gì cường điệu khi nói rằng không có một dân tộc nào mà phong tục của họ lại không chịu ảnh hưởng của các dân tộc khác"
Theo Boas mỗi một dân tộc đều có khuynh hướng tiếp thu những yếu tố của các nền văn hoá xa lạ, nhưng thiên tài của mỗi dân tộc là ở chỗ chế biến nó, làm cho nó thích hợp với truyền thống của mình. Đấy là thực chất cách hiểu của Boas về tiếp biến

Boas còn có mấy luận điểm:
- cơ sở sự phát triển văn hoá, của các xã hội giống nhau
- vậy là có những quy luật chung
- nhưng trong những trường hợp cụ thể, có vô số những ngẫu nhiên. Ngẫu nhiên chính là cái tất nhiên của mọi xã hội.
văn hoá "trong một mức độ lớn được xác định bởi những ngẫu nhiên bên ngoài, chứ không phải bắt nguồn từ cuộc sống nội tại của dân tộc" (tr 97)


Những phương thức hội nhập và tự bảo tồn nền văn hoá  bài viết của KisdekovaV.V. tạp chí Những vấn đề văn học t. Nga , 1990,  s 3
Hội nhập là đặc trưng, tính nội tại, điều kiện sống còn của văn hoá, nhất là khi cái bất biến bị lung lay trong quá trình xây dựng một trật tự mới
hội nhập = từ cái xa lạ trong hệ thống của nền văn hoá dân tộc khác biến thành cái của mình
Bành trướng cũng là một hình thức hội nhập văn hoá.

Tiếp biến- acculturation Theo bản dịch phần Văn hoá và văn minh trong Encyclope'die universalis
Văn hoá như một theo đuổi sự hoàn hảo nó chi phối chúng ta bởi những phương tiện và hiểu biết
Anh: cultural change - trao đổi văn hoá
Tây Ban Nha: transculturation - di [chuyển] văn hoá

Tiếp xúc văn hoá không được hiểu như di chuyển các yếu tố của một nền văn hoá sang một nền văn hoá khác, mà lại như một quá trình phản ứng liên tục qua lại giữa các nhóm văn hoá khác nhau.
Tiếp biến để chỉ tổng thể những phản ứng qua lại đó. Nó thay đổi tuỳ theo đó là "cấy ghép" của cả xã hội hay chỉ một số
- tuỳ thiện cảm hay ác cảm
- tuỳ số lượng tham gia mỗi bên
- tuỳ mức hai bên vốn gần nhau hay xa nhau
- tuỳ địa điểm.
Bao giờ cũng có chống đối của văn hoá nội địa với văn hoá chinh phục
- có chọn lựa (do văn hoá nội địa chọn) có các tiếp nhận, các từ chối hình thành văn hoá lai
- có sự đồng hoá hoàn toàn
- có phản ứng "sốc"

Tái lý giải
Một quá trình mà nhờ đó những ý nghĩa cũ được đem gán cho các yếu tố mới hoặc nhờ đó, những giá trị mới thay đổi ý nghĩa văn hoá của các hình thức cũ.
Trong thực tế văn hoá là một xây dựng tổng thể, lúc nào cũng "tự khởi thảo"
Quá trình tiếp biến phải được nắm bắt trong chiều lên xuống của chúng như những tổng thể giải văn hoá và tái tổ chức văn hoá.
 Văn hoá mới đang phát triển không thể được xem xét như một tổng thể những cái rời rạc cả cũ lẫn mới ghép bừa vào nhau mà phải nói đến những tổng hợp sống động sự xuất hiện của những nét văn hoá chưa từng có.
 Mutations -- đột biến: những "đổi lốt"; sự xuất hiện những giống loại hoàn toàn mới bằng cách lai giống các nền văn hoá giao nhập.
Không có các nền văn hoá nói chung mà chỉ có các cá thể  vốn mang văn hoá khác nhau tiếp xúc với nhau.

Trong cấy văn hoá, người ta đề cao:
- khái niệm thích nghi
- khái niệm chín mùi (thay đổi sẽ tốt, nếu người ta cho nó thời gian)
- khái niệm chức năng -- mọi thiết chế đều có chức năng
Mọi sửa đổi là vô ích nếu người ta không đổi hệ thống giá trị.



NHỮNG GHI CHÉP TỪ TẠP CHÍ NGƯỜI ĐƯA TIN UNESCO
bản tiếng Việt của TTXVN
Tính tất yếu của giao lưu tiếp nhận 
 S. Averintsev (nhà văn hóa Nga): Sự tác động của một nền văn hoá, đối với một nền văn hoá khác, tự bản thân nó chẳng bao giờ mang tính xâm lược cả. Một nền văn hoá "thuần nhất" ắt cũng phi lý như một chuỗi những cuộc hôn nhân, loạn luân trong cùng một gia đình, tất yếu sẽ dẫn đến thoái chủng. Một trong những thước đo tính độc đáo của một nền văn hoá là khả  năng hấp thụ một cách sáng tạo những ảnh hưởng bên ngoài.( NĐT số 7/90)

-Quá khứ khác bản sắc lịch sử. Không thể có chúng ta mà không có chúng (họ). Không thể có cái tôi  nếu không có kẻ khác.
-Không một định nghĩa nào về bản sắc mà không tính đến quá khứ, nhưng một định nghĩa chỉ dựa trên việc trở lại với một bản sắc đã mất của quá khứ, là hoàn toàn ảo tưởng  (số 7/90).
Văn hoá cùng nghiã với sự hoàn thiện con người. Giao thoa không phải là di chuyển mà là phản ứng (số 11/89).
Tôn giáo (nhân tố) giúp tôi hiểu biết kẻ khác và kẻ khác hiểu tôi. Nhân tố đó cũng giúp người ta chống lại "mọi khối kín mít tự lấy làm đủ và tự mãn trong những không gian tự tạo ra đó".
- Bắt chước, không phải nghệ thuật, không phải dấu hiệu sự chín chắn về văn hoá (11/90).

Tại sao các dân tộc lại khó chấp nhận nhau đến vậy?
Federice Mayor (người từng nhận xét “sáng suốt và cay đắng thường đi với nhau”):
- Văn hoá bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác.
[Có lẽ bởi vậy] Chính những dân tộc láng giềng, những chính phủ láng giềng lại khó hiểu nhau nhất bởi vì họ mặt đối mặt trước với nhau và mỗi bên có xu hướng khép mình lại trong các truyền thống của mình, và khinh rẻ các truyền thống các bên kia.
Trong con người ta, có những phần sợ hãi, hoài nghi và khinh rẻ lẫn nhau (số 10/89).
Kẻ khác = kẻ ta chưa biết= kẻ thù
Chấp nhận kẻ khác, ở một mức nào đó, là xét lại ta là phủ nhận ta chỗ hắn bắt đầu là chỗ chung cục của ta. (số 10/89)
- Đoạn tuyệt là điều không thể tránh khỏi và là thông thường với tất cả những ai xẻ mình giữa hai nền văn hoá (3/91)
José Marti: Nước nào chỉ buôn bán với một nước, sẽ đi tới cảnh nô lệ
Marcel Mauss: Không có một nền văn minh nào xứng đáng với cái tên gọi của nó lại không có những sự chán ghét những sự khước từ đối với những yếu tố của các nền văn minh mà nó tiếp nhận (dẫn theo F. Braudel)
  Trường hợp của các nước Nam Mỹ
Công thức của C.Fuentes: [Khi triếp xúc với văn hóa phương Tây] văn hoá bản địa không mất đi, cũng không chiến thắng. Nó sống sót.
(Về thái độ đối với văn hóa ngoại lai)  Tôi không lo sự xung đột, mâu thuẫn, bằng những vấn đề sinh ra từ nghi kỵ, lo sợ kẻ khác, lo sợ cái xa lạ với chính mình (số 1/92)

Kết quả của hội nhập
Naguib Mahfouz (nhà văn Ai Cập, Nobel văn học 1988) Những trào lưu [văn hoá phương Tây] đã được chúng tôi tích nhập vào đất đai phong thổ của chúng tôi, vào nền văn hoá của chúng tôi nhuần nhuyến đến nỗi không phân biệt được nữa.
Sự đồng hoá khi hoàn thành, hiện ra tự nhiên đễn nỗi tưởng như những trào lưu (châu Âu) ấy vẫn sẵn có ở nước chúng tôi vậy. (số 12/89 )
أحدث أقدم