Tạp chí Văn học số 6 - 1990 đăng bài Đổi mới nhận thức lịch sử trong nghiên cứu khoa học xã hội nói chung, nghiên cứu văn học nói riêng của Nguyễn Huệ Chi. Trên nét lớn chúng tôi tán thành các ý kiến của tác giả bài báo và muốn nhân đây, bàn thêm về một vài căn bệnh mà một số tài liệu liên quan tới lịch sử văn học thường mắc phải, nó là lý do khiến cho các công trình nghiên cứu đó ít sức thuyết phục và cả ngành lịch sử văn học trì trệ, chậm phát triển.
28 thg 11, 2015
23 thg 11, 2015
Bàn thêm về sử nhân việc bỏ môn sử ở các trường phổ thông
Cả lời dẫn và bài viết dưới đây
đã đưa trên trang FB của tôi 22&23-11-15.
Xin giới thiệu lại để các bạn không dùng FB tiện theo dõi
Lời dẫn
Có nhiều việc trong xã hội hiện nay mọi người bàn một đằng cuối cùng những người có trách nhiệm lại quyết theo một cách khác.
Việc bỏ môn sử cũng vậy, ai cũng thấy là trái lè lè.
Song với một chút tâm lý A. Q. hoặc nói theo dân gian, “ đánh chẳng được thì tha làm phúc”, tôi nhìn thấy cái lợi của việc này như sau.
đã đưa trên trang FB của tôi 22&23-11-15.
Xin giới thiệu lại để các bạn không dùng FB tiện theo dõi
Lời dẫn
Có nhiều việc trong xã hội hiện nay mọi người bàn một đằng cuối cùng những người có trách nhiệm lại quyết theo một cách khác.
Việc bỏ môn sử cũng vậy, ai cũng thấy là trái lè lè.
Song với một chút tâm lý A. Q. hoặc nói theo dân gian, “ đánh chẳng được thì tha làm phúc”, tôi nhìn thấy cái lợi của việc này như sau.
19 thg 11, 2015
Trong sự suy đồi của nghề thầy, cả xã hội cùng có lỗi
Trên báo Tuổi trẻ số ra 4-11-15 có bài viết của một giáo viên mang tên Còn đâu "thương cho roi cho vọt"?
Lâu nay ta thường nghe những
lời xã hội ca thán các giáo viên. Rằng thời nay không còn những người thầy như
xưa. Đờì sống càng đi lên phẩm chất những người đứng trên bục giảng càng sa sút.
Trước các lời bình luận ấy,
không thấy các thầy kháng cự trở lại gì cả - đây tôi nói theo chỗ tôi đọc được.
Có vẻ như các thầy trong bụng cũng chấp nhận.
15 thg 11, 2015
Dân nhập cư Nga đầu thế kỷ XX, dưới con mắt một nhà văn Pháp
Sáng thứ bảy 17/10 /2015 tại 9B, Phạm Ngọc Thạch, Q.3 TPHCM đã diễn ra
buổi CÀ PHÊ GẶP GỠ & ĐỐI THOẠI, “cà phê” với TS Phạm Văn Quang, giảng viên khoa ngữ văn trường ĐH Khoa học xã hội và nhan văn TP. HCM , chủ đề: “Suy tư về thời kỳ hiện tại”.
6 thg 11, 2015
Nguyễn Huy Thiệp và việc "đưa khái niệm nhà văn trở về với mặt đất"
Đọc tập phê bình-tiểu luận" Giăng lưới bắt chim" của Nguyễn Huy Thiệp (2008).
“Một
người sáng tác phải coi lý luận phê bình như sự tự ý thức của anh ta”,
Nguyễn Huy Thiệp từng tự nhủ như vậy và đã làm như vậy. Dù rằng cái phần
tự ý thức của tác giả còn nhiều lầm lẫn và nói chung còn là chật hẹp so
với lý luận như nó phải có, song một số bài viết in trong "Giăng lưới
bắt chim" có góp phần thức tỉnh nhiều người: đối với văn học mà chúng ta
tưởng đã quá quen, đã đến lúc cần phải nghĩ khác.Khuôn mặt nhàu nát - Tưởng tượng về Nguyễn Huy Thiệp
Nếu có một thứ “quả bóng vàng” (hay là “cây bút vàng”) dành để tặng cho các cây bút xuất sắc hằng năm, thì trong năm 1987 – và cả nửa đầu năm 1988 – người xứng đáng được giải trong văn xuôi ta, có lẽ là Nguyễn Huy Thiệp. Nhắc tới anh, người ta nhớ Tướng về hưu gây xôn xao một dạo, bởi cách viết rạch ròi, trần trụi; nhớ Muối của rừng tưởng như không đâu, hóa ra lại đượm nhiều ngụ ý âm thầm; nhớ Một thoáng Xuân Hương lịch duyệt mang đậm phong vị kẻ sĩ Bắc Hà; nhớ Con gái thuỷ thần lẫn lộn hư thực, và liều lĩnh đến tùy tiện.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Giới Thiệu Cuốn Sách "Lich-Sử Người Việt" Của Keith Taylor (bài Hồ Văn Hiền )
-- Bài thứ hai có liên quan tới cuốn sách Việt Nam thời dựng nước · -- Theo bản đưa trên trang ...

-
4/2 Trong lúc này vẫn không thể quên được các vấn đề cơ bản như vấn đề trí thức. Nhàn: Tôi khổ tâm lắm. Tôi không dám tin gì ...
-
Để nghiên cứu lại về vụ Nhân Văn Giai Phẩm tôi nghĩ có một cách làm, đó là một cuộc điều tra khảo sát đi đến tổng hợp cách hiểu và cách ...
-
Đằng sau nhân vật Phạm Duy Khiêm được miêu tả qua một nhà báo nước ngoài dưới đây tôi thấy có một số vấn đề văn học mà chúng ta ít để ý...
