Trên báo Tuổi trẻ số ra 4-11-15 có bài viết của một giáo viên mang tên Còn đâu "thương cho roi cho vọt"?
Lâu nay ta thường nghe những
lời xã hội ca thán các giáo viên. Rằng thời nay không còn những người thầy như
xưa. Đờì sống càng đi lên phẩm chất những người đứng trên bục giảng càng sa sút.
Trước các lời bình luận ấy,
không thấy các thầy kháng cự trở lại gì cả - đây tôi nói theo chỗ tôi đọc được.
Có vẻ như các thầy trong bụng cũng chấp nhận.
Nay đọc một bài báo như Còn đâu "thương cho roi cho vọt"? mới thấy mọi chuyện không đơn giản.
Có một đoạn trong bài được đóng
khung như sau:
Ôi
nghề giáo! Cái nghề được coi là cao quý trong tất cả các nghề, giờ cũng chỉ
là cái cần câu cơm... Không có gió, không có khói mà khóe mắt cay cay. Chẳng
biết ngoài kia có ai đồng cảm với tôi không, có ai đó cũng đang trăn trở, có
ai đó cũng đang mỗi ngày đến lớp cho xong trách nhiệm rồi về?
Tôi sẽ không giới thiệu tiếp bài
viết này, mời các bạn đọc ở địa chỉ
Còn đâu “thương cho roi cho vọt” - Tuổi Trẻ Online Chỉ nghĩ hóa ra nghề thầy cũng lắm cái khổ. Rồi lan man suy luận, khi cảm thấy nỗi khổ nỗi bất công sẽ kéo dài không biết đến đâu là cùng cũng là lúc người ta dễ buông thả, dễ để cho những hư hỏng lôi kéo. |
Sau những đồng cảm như vậy, tôi muốn chúng ta cùng tự hỏi mình:Tại sao nghề thầy suy đồi đi như vậy?
Ta không thể đòi hỏi ở những người làm nghề này quá nhiều.
Suy cho cùng, có phần cái lỗi ở họ, nhưng có phần lỗi của hoàn cảnh chung quanh nữa.
Chính ra là xã hội đã buộc con người ở mọi ngành nghề khác nhau trong xã hội hôm nay hư hỏng.
Quan hư, dân hư, trí thức hư, đến cả lưu manh côn đồ trong xã hội ta cũng đổ đốn hơn so với các loại lưu manh côn đồ trong xã hội cũ.
Nghề thầy cũng không thoát khỏi cảnh đó.
Ta không thể đòi hỏi ở những người làm nghề này quá nhiều.
Suy cho cùng, có phần cái lỗi ở họ, nhưng có phần lỗi của hoàn cảnh chung quanh nữa.
Chính ra là xã hội đã buộc con người ở mọi ngành nghề khác nhau trong xã hội hôm nay hư hỏng.
Quan hư, dân hư, trí thức hư, đến cả lưu manh côn đồ trong xã hội ta cũng đổ đốn hơn so với các loại lưu manh côn đồ trong xã hội cũ.
Nghề thầy cũng không thoát khỏi cảnh đó.
Có
lần tôi đã viết về chủ đề trên trong bài dưới đây và đưa vào tập Nhân nào quả ấy (2002) mời các bạn đọc lại.
Tôi viết về sự suy đồi của giáo dục chứ không riêng về nghề thầy, nhưng từ giáo dục mà ta hiểu về những người làm nghề.
Bài viết từ hơn chục năm trước có lẽ vẫn đúng với tình hình hôm nay.
Tôi viết về sự suy đồi của giáo dục chứ không riêng về nghề thầy, nhưng từ giáo dục mà ta hiểu về những người làm nghề.
Bài viết từ hơn chục năm trước có lẽ vẫn đúng với tình hình hôm nay.
CHÍNH NHỮNG NGƯỜI ĐẶT HÀNG CÓ LỖI TRƯỚC.
Nếu có ai hỏi trong số các sự kiện của
năm 2002 có những chuyện gì đáng nhớ nhất, thì về phần mình, tôi nhớ ngay tới
câu chuyện của một quan chức của Bộ giáo dục. Ông này nhân trả lời một cuộc phỏng
vấn về chất lượng đào tạo, nói rõ ra rằng thực ra hàng năm chỉ khoảng độ ba chục
phần trăm học sinh các lớp của trường phổ thông đáng được lên lớp và đáng được
công nhận là đã tốt nghiệp, chứ không phải
những con số tám chín mươi phần trăm (thậm chí không ít nơi trăm phần trăm) như
hiện nay.
Từ lâu, bọn tôi đã biết rằng trình độ dạy và học ở ta rất
kém, các sinh viên đại học ra trường khó kiếm được việc làm, căn bản là vì
không theo kịp trình độ sản xuất hiện thời.
Riêng trong phạm vi bậc học phổ thông, từ
lâu chúng tôi đã biết rằng nhà trường bây giờ cho điểm quá dễ, trẻ con ở nhà
chúng thường gọi là điểm của thày cô rất rẻ.
Mặc dầu vậy, mọi người vẫn nghĩ rằng có kém thì giáo dục ta cũng kém một
chút thôi, và đã có sự thông minh ham học
sẵn có của dân mình bù lại. Nay hoá ra toàn ảo tưởng ! Kể cả trong trường hợp con số mà vị quan chức kia nêu ra không hẳn
đã chính xác 100%, thì tôi vẫn tin rằng, trên nguyên tắc, ông đã nói lên sự thật.
Tuy nhiên, người ta lại càng thấy buồn hơn
khi nghe vị quan chức Bộ giáo dục nói trên cho biết khả năng giải quyết tình hình hiện nay. Theo
ông, tình trạng trên sẽ không dễ khắc phục,
nói nôm na là không thể giải quyết nổi, vì phụ huynh học sinh thời nay có tâm
lý con cái đi học thì phải giỏi giang, chứ không ai chấp nhận đến 60-70 % ở lại
lớp.
Cả lần này nữa, vị quan chức kia đã nói
đúng.
Xin
tạm phác ra sơ đồ một cách
nghĩ cách làm về giáo dục phổ biến trong xã hội như sau:
---Lấy lý do ai cũng có quyền được đi học,
chúng ta tổ chức việc học một cách tuỳ
tiện, trường không ra trường lớp không ra lớp cũng cứ mở, thầy không ra thầy cũng cứ cho dạy. Trong
hoàn cảnh kinh tế còn yếu kém, chẳng những cơ sở vật chất các trường ở ta khó
khăn, mà chương trình học và nói chung mọi chuẩn mực ở nhà trường cũng bị hạ thấp.
--- Đáng lẽ phải coi tình trạng nói trên là
đáng xấu hổ, sớm muộn phải tìm cách khắc
phục thì, trong sự bề bộn của công việc hàng ngày, ta tự ru ngủ rằng mọi chuyện
trong giáo dục đang rất bình thường, và nghĩ ra đủ mọi lý do để chống chế.
Nếu không có chuyện con cái tốt nghiệp phổ
thông khó vào đại học, hoặc ra trường không cần chạy tiền vẫn đàng hoàng gia nhập
vào bộ máy quan liêu ở các cơ quan nhà nước như thời bao cấp, thì chắc chẳng ai
thắc mắc chuyện chất lượng đào tạo làm gì cho mệt (!)
--- Chẳng những chấp nhận một cách dễ dãi,
chúng ta còn thường đòi hỏi quá nhiều ở kết quả học hành của lớp trẻ.
Những đòi hỏi ấy có một nguyên nhân sâu
xa: sau những năm chiến tranh, bắt đầu nhìn ra thế giới, ai cũng thấy nản vì
trình độ kinh tế mình quá yếu kém. Chỗ để bấu víu để hy vọng chỉ còn là một cái
gì thuộc về đời sống tinh thần, cái phần thông minh sáng láng của con người. Phải
nêu cao cho được tiềm năng trí tuệ của dân
mình ! Bằng cách nào cũng được miễn là con em mình phải có tiếng là giỏi
!
Trước nhu cầu thậm vô lý ấy, các cô giáo thày giáo đã có
cách thích ứng kịp thời. Tức là chẳng có nghiên cứu và cải tiến gì lắm cho phiền
phức, mà chỉ cần “dong công phóng điểm “, làm sao cho có nhiều học sinh lên lớp
học sinh tốt nghiệp trong các kỳ thi (cũng như ngành giáo dục có thêm nhiều tiến
sĩ với lại giáo sư) là được, còn chất lượng đến đâu, có theo kịp trình độ giáo
dục tiên tiến trên thế giới hiện nay cũng như có đạt được những chuẩn mực quốc
tế hay không -- không cần biết.
Thích nghe thành tích đang là căn bệnh có
ở nhiều người, chứ không chỉ có riêng ở các bậc làm cha mẹ.
Hàng ngày chúng ta đã khổ rất nhiều vì lối làm ồn rầm rĩ trước chút việc
mọn mới làm được.
Thế nhưng ở khu vực nào cũng vậy, luôn
luôn có một câu hỏi có thể đặt ra: có phải là xã hội vô can trước tình hình ấy
? Hay là sở dĩ tình trạng làm láo báo cáo hay cứ hồn nhiên phát triển,là vì trong thâm tâm
chúng ta thích nghe chúng, chỉ chấp nhận chúng, thậm chí nói cho đầy đủ là ngấm
ngầm khuyến khích người ta báo cáo giả để
cùng an lòng ?
Nói cách khác, từ những thiện chí cùng những
mong mỏi chính đáng, cuối cùng chúng ta tạo ra đủ điều kiện cần thiết để dẫn tới
những kết quả tai hại.
Trò làm hàng không đủ chuẩn mực trong
giáo dục như thế này, không gì khác,
chính là đầu mối để đào tạo nên một loại người
mà nếu đánh giá cho nghiêm khắc
phải gọi là ở dạng phế phẩm: những học sinh kém khi lên đại học vẫn chỉ
là những sinh viên kém ; rồi khi ra trường chỉ trở thành những người lao động có lối nghĩ tầm
thường, tay nghề xoàng xĩnh, tinh tướng xoay xoả kiếm chác thì giỏi, mà làm việc
theo nghĩa thực thụ thì không biết.
Chẳng những thế, cái tâm lý chung sống với
các giá trị giả, nhắm mắt bằng lòng với của giả, kiêu ngạo một cách vô
lối, phổng mũi trước những lời khen xã giao, ngại ngùng sợ hãi không dám nhìn
thẳng vào sự thực chỉ vì chúng quá cay đắng... sẽ càng có dịp nẩy nở và di hại
đến các thế hệ tiếp nối. ( Xin nói thêm là cách suy nghĩ chỉ cần ta biết với
ta, bất chấp chuẩn mực chung đang ngự trị ở nhiều ngành nghề lĩnh vực, đến mức một nhà
nghiên cứu xã hội học gần đây phải đưa ra khái niệm “chủ nghĩa coi dân tộc mình
là ngoại lệ “ --- xem bài của Mai Huy Bích
trên tạp chí Xã hội học số 4 (76) -2001. Tạp chí này là cơ quan
nghiên cứu lý luận của Viện Xã hội học thuộc Trung tâm khoa học xã hội và nhân
văn quốc gia ).
Từ chuyện viết sách giáo khoa đến chuyện
tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi, từ chuyện chấm điểm đến chuyện tổ chức các kỳ
thi, rồi cơ sở vật chất của nhà trường, rồi lương bổng của giáo viên... chưa
bao giờ công việc giáo dục được báo chí mang ra bàn bạc nhiều như lúc này. Đôi
khi chỉ vài chi tiết lặt vặt trong cuốn sách giáo khoa lớp 1 cũng tốn không biết
bao nhiêu giấy mực.
Nhưng theo tôi, cái đáng bàn nhất hiện thời là quan niệm của chính mỗi người chúng ta về
giáo dục, có sòng phẳng với nhau thì mọi chuyện mới có hướng để gỡ dần.
Đó là liệu ta có chấp nhận rằng kinh tế non kém thì việc học hành của con em ta cũng không thể
bằng người và phải có một sự tính
toán rất thông minh, một cách nghĩ rất nghiêm túc thì giáo dục mới khá được ?
Ta có nhất quyết phấn đấu để có một nền
giáo dục đạt tiêu chuẩn quốc tế, hay chỉ nói hội nhập cho phải phép, thích “yên
ngủ “ trong tình trạng kém cỏi của mình rồi tự đặt ra những tiêu chuẩn riêng để lấy lòng
nhau, cốt sao cả hội cả làng cùng vui vẻ?
Bao giờ thì ta mới thấy sợ trong cái việc hàng năm cho “xuất xưởng” đều đều những “mặt hàng” ---
ở đây là những con người ---không đủ
tiêu chuẩn và thản nhiên để họ đi vào xã hội tương lai như hiện nay ?