19-5
Gặp nhau tại Yug-zapatnoe , Ng Khải điểm qua tình hình văn nghệ:
- Lão Nguyễn Đình Thi phen này mà mất việc đi Tây, thì cứ gọi là con mẹ Tuệ Minh nó bỏ ngay. Mà không hiểu sao, xứ mình sinh ra cái lão lẩm cẩm loại đó.
- Lão Nguyễn Đình Thi phen này mà mất việc đi Tây, thì cứ gọi là con mẹ Tuệ Minh nó bỏ ngay. Mà không hiểu sao, xứ mình sinh ra cái lão lẩm cẩm loại đó.
Bây giờ cứ thấy mấy người đang đứng trò chuyện là lão ấy nhảy xổ đến, lão ấy giảng
cho mình về văn học, văn học nó phải như thế này, nó phải như thế kia. Làm như
là không ai đọc cả ấy. Lúc nào cũng chê anh em bây giờ nó không biết gì. Vâng,
các ông được Tây nó dạy cho tí tiếng Pháp, nhưng anh em bây giờ nó đã có tiếng
Nga, chắc ai đã đọc hơn ai.
Lại
còn bố Nguyễn Tuân nữa. Bố ấy cứ tưởng bố ấy là một quyền lực, ai cũng phải sợ,
loại như tôi bây giờ muốn làm gì phải đến chào, đến xin ý kiến. Tôi thử không
đến, xem đã chết ai chưa nào. Trông thấy
ông ấy ở đâu, mình chỉ chào bác ạ một câu, rồi chuồn ngay, chả mặn mà gì.
Có
lần, mình đang đứng đấy, bố ấy lại vươn người qua mặt mình, để bắt tay người
khác. Thì mình lùi ra để cụ ấy làm việc ấy cho tự nhiên, cần gì.
-
Sao ông Tuân vừa rồi lại còn nói có vẻ
thân ông Tố Hữu thế?
-
Nói cho sang thôi, ra điều người ta xuống, mình vẫn nể. Cũng là một cách làm
phách.
- Loại như Nguyễn Văn Bổng thích ra làm lại báo Văn nghệ lắm!
Nhưng tôi chả dại, chả dùng làm gì, đập mình đập mẩy cũng mặc.
- Ấy, hồi trước mình rút lui cũng không được hay lắm, nên phen này phải
tính kế rút từ sớm mới được.
Nhớ
hồi làm bản đề dẫn hội nghị Đảng viên, một hôm họp ở Đảng Đoàn, ông Hoàng Trung Nho
cứ bắt nọn rằng anh Nguyên Ngọc trong sáng lắm, không thể viết như thế này được.
Tôi mới phải bảo ngay là các anh ngờ cho tôi chứ gì? Nhưng khôn ngoan như tôi
đời nào viết thế, để các anh bắt vạ à?
Anh
Đức với Nguyên Ngọc giống hệt nhau nhưng chính vì vậy, Anh Đức không muốn
Nguyên Ngọc ra phụ trách báo Văn nghệ. Thằng ấy mà ra, tính nó là hay
thù vặt lắm, sẽ rất chuyên quyền, sẽ trị bọn Nam bộ chúng tôi cho mà xem. Tôi
phải nói ngay là anh cứ để nguyên, tôi đến tôi bảo anh Nguyên Ngọc. Mà này, mỗi
ngày một ít, Nguyên Ngọc nó cũng nghe ra đấy. Không ra mà làm bây giờ thì ở nhà
làm gì.
-
Tội nhất bây giờ là anh Tố Lành nhà ta. Từ trong Sài Gòn ra, tôi với Anh Đức
bàn nhau đến chơi ngay. Cũng là để an ủi người mà cũng là để cốt xem bề trên
của mình khi thất bại thì thế nào. Quả thật, cho tôi viết về hình ảnh ông ta
thì cũng ra cả cuộc cách mạng của mình. Nghĩa là người vẫn béo thế, nhưng ngơ
ngác, ngớ ngẩn, đúng là một đống đổ nát. Lại còn hỏi tôi là báo Văn nghệ
nó dùng bài của mình viết về anh Ba, nó có cắt cái gì đi không. Rồi ra về, lại
còn khuyên mình viết cẩn thận, viết không cẩn thận bây giờ là nó cắt cổ.
--
Từ hôm mới ra, tôi đã nghe ông Kim Lân kể ngay sau khi nghe tin ông Tố Hữu mất
chức, mình đến chơi ngay. Ôi thôi, người anh em vừa trông thấy nhau từ xa, đã
dàn dụa cả nước mắt
Nhàn
:
--
Tôi ngờ, ông ấy còn làm thơ nữa
-- Không, muốn làm được, phải bình thản lắm cơ.
Thơ đâu phải chuyện muốn là được.
Nhớ
hồi lão còn khoẻ, có lần mình đến, lão vỗ vai mình một cái, mà sụn cả lưng. Bọn
Việt kiều về, gặp lão xong, nhiều thằng nó kể rằng ông ấy cứ vuốt tay mình
"yêu nước nhé" " yêu nước nhé", dề dà như ma nói vậy.
-
Cấp trên thì có ông Lành, cấp dưới thì có ông Chí Trung. Thằng ấy cứ đâu có mặt
trận thì nó phải đi bằng được. Vừa rồi lão sang C, bị thương vào tay. Đến nhà
tôi chơi. Hàng xóm láng giềng nghe nói có người mới bị thương, không ai tin. Vì
đối với người ta, chiến tranh đã lùi hẳn về xa rồi.
Thằng
Châu nó bình luận: Đúng là người của chíến tranh, luôn luôn muốn nộp mạng cho chiến tranh mà cái chết còn
chưa nhận cho. Thật thằng này mà lại quay về sống bình thường với vợ con, thì
không làm sao hiểu nổi.
( Hôm nọ Nguyễn
Khoa Điềm kể một câu chuyện nghe được bên Nga: một nhân vật , từ chiến
trường trở về, tối không nằm với vợ, mà lại
trải đệm ra nằm ở một góc nhà!)
-
Ở VNQĐ bây giờ, một lũ đại tá ngồi lúc nào cũng bàn về tử vi. Ông Oánh cũng xem
tử vi. Xem về tôi, rồi bảo thằng này còn lên to nữa. Còn xem chính hắn thì buồn
lắm. "Số tôi là số thằng ăn mày ông ạ. Chỉ may có mấy ngôi sao văn
học".
Khải
nói tiếp chuyện đổi mới bên nhà
Hồi hội nghị Đảng viên, gớm, cả VNQĐ lúc nào
cũng chong đèn. Nơi này nhận định Nguyễn Đình Thi cơ hội, nơi kia có ý kiến
phải cảnh giác với lớp trẻ làm loạn, quay cờ v.v… Ông Nguyễn Chí Trung có lần
bước ra ngoài sân, vỗ vỗ vào đầu:
- Trời
ơi, sao tôi nhiều việc thế này.
Làm như sẽ có một cuộc chiến đấu, mà một bên là ông Tố Hữu, một bên là
ông Nguyên Ngọc, oai ra phết.
Trong
khi ấy, phía bên kia, các ông ấy chả động tĩnh gì, chỉ chờ đến ngày đến tháng
là đét vào đít.
-
Lại nói về Tố Hữu. Ông ấy bảo mình. Này cậu có viết, cũng chỉ nói về tiểu thôi. Đừng viết về sư
thúc, sư bá, họ cứa cổ.
Đối
chiếu với những gì ông ta dạy mình từ trước tới nay, thấy ngược hẳn.
-
Loại người như tôi, thế hệ tôi, đáng nhẽ phải ra từ 10 nay rồi. Nhưng vì năm ấy
bố Ngọc bố ấy loay hoay gỡ không ra, nên hỏng.
Tôi
nhìn việc mình làm, lại so sánh mình với cánh Anh Đức, Bằng Việt, thấy bao giờ
mình cũng còn thừa một cái gì đấy.
- Họ (lớp trẻ) nhìn mình bao giờ cũng như mình
nhìn loại Nguyễn Đình Thi, tức là có gì đó văn hoa quá, không cần thiết.
Lão
Thi kỳ vừa rồi, vẫn bị ngờ. Đến là khách mời của đại hội Đảng cũng không được.
"Tâm không sáng lắm". Lê Đức Thọ bảo vậy.
Lão
Chế Lan Viên tuy thế, vẫn có những việc mà không ai thay thế nổi. Nghĩa là cần nói
cái gì thì cứ thế dốc tuột cả ra. Gần đây, nhiều lần, lão chỉ vào những Nguyễn Khoa
Điềm, Hữu Thỉnh. "Thế nào, các uỷ viên thư ký này, các anh nói đi chứ? Sao
lại cứ để tôi nói cả ?"
Ngày
xưa lão từng nói trước buổi họp. Anh Tô Hoài gọi tôi ra “Thằng Nguyễn Đình Thi
học trò rát lắm, cho nó thôi đi, tôi với anh cùng làm". Rồi lại đến anh
Nguyễn Đình Thi bảo tôi "Thằng thợ thủ công Tô Hoài khôn như ranh, tôi
không thể chịu được, tôi với anh cùng làm". Có đúng thế không nào? Các anh có coi nhau ra gì không?
Hai lão kia phải im.
Hai lão kia phải im.
Tôi
cũng đã từng bị hố với lão một trận. Tôi cũng tâm sự thành thật: “Làm việc với
Nguyên Ngọc không phải dễ đâu, nó cũng độc đoán lắm, gia trưởng lắm.” Ông ấy
cũng nói tuột ra giữa đám đông, có chết mình không chứ!
Từ
nay, mới rút kinh nghiệm. Cứ muốn nói gì với mọi người, chỉ cần rót vào tai
Chế Lan Viên, thế là đến với hết thảy mọi người.
Này,
phải công nhận là chúng ta chán cái đám già lắm, nhưng cũng nên biết là nhờ họ,
văn học cách mạng mới còn là văn học.
Cứ
lấy thế này mà so sánh thì biết. Lão Nguyên Ngọc vừa lên một cái là lùa anh em
đi thực tế. Nguyễn Đình Thi thì không, bần cùng lắm mới tổ chức một chuyến làm
phép.
Cả
Tố Hữu và Nguyễn Tuân, Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Văn Bổng , Hoàng Trung Thông
và Chế Lan Viên, họ đều có quyền tự hào là họ đã giữ văn học khỏi để cho các
lão cán bộ chính trị biến văn học thành tuyên truyền. Có thể là họ lươn lẹo, có lúc hèn hạ đầu hàng, nhưng mỗi người một tí, người này chán có người kia, họ có tham gia vào việc giữ gìn đó.
Thử
nhìn lại, mấy chục năm nay thì thấy,
ngoài văn học có được cái gì đâu!
Nguyễn Khải kể mấy hôm trước, Ng Văn Hạnh lệnh Từ Sơn gọi tôi lên, hình như có việc gì quan trọng lắm. Tôi mới nghĩ, khéo
mình lại biến thành mật vụ của Đảng mất.
--
Tôi phải hỏi thẳng với các anh, thế này là thế nào? Chả gì tôi cũng là một nhà
văn danh tiếng. Có việc gì riêng, các anh phải đến với tôi. Còn như công việc
chung ở đây đã có anh Nguyễn Đình Thi, anh Chính Hữu. Các anh có cần gọi thì
gọi cả ba chúng tôi lên, hoặc nếu không thì gọi mình anh Thi lên mới đúng.
Chứ tôi đang là Phó tổng thư ký, tôi không vượt mặt cấp trên của chúng tôi được. Còn nếu như các anh không dùng anh Thi nữa, đấy lại là chuyện khác!
Hôm
sau, ông Hạnh phải xuống, sượng sùng xin lỗi.
-
Lão Tô Hoài nửa đùa nửa thật bảo mình mà
làm chủ tịch, Khải mà làm tổng thư ký, chắc rất hay. Sẽ đúng là một hội Ba
Giai -Tú Xuất. Nghĩa là chả có gì quan trọng cả. Chỉ chia những chuyến đi nước
ngoài cho công bằng, thế là chả ai làm gì được cả.
Nhàn:
-- Nhưng mà có gì gọi là quyền lợi của người phụ trách lão ấy sẽ qươ hết.
-- Nhưng mà có gì gọi là quyền lợi của người phụ trách lão ấy sẽ qươ hết.
29-5
Lại
Nguyên Ân mới sang. Về không khí chung, Ân nói mấy ý:
-
Ông Khải không sấn sổ nhảy ra làm các việc, mà có vẻ từ từ, tuyên bố để anh Thi
đấy, tuyên bố đưa Điềm ra v.v
Làm
thế chẳng qua là để giữ giá. Sau này, có bầu lão chức gì, thì cũng là do tài của
lão, chứ không phải do cấp trên áp đặt.
-
Chính ra, cũng có phương án lập một Ban trù bị, bên cạnh Ban thư ký (ban trù bị
đại hội, gồm Nguyễn Khải, Nguyên Ngọc, Nguyễn Kiên v.v..). Ban trù bị lo chung
về Đại hội. Nhưng khi đưa ra hội nghị Ban chấp hành thì thấy không nên. Mà
người cho ý kiến lập Ban trù bị nốc ao, đó là Bằng Việt.
Trong
buổi họp BCH, Bằng Việt bảo:
-- Tôi thấy ta hay tuỳ tiện lập ra những tổ chức vớ vẩn. Thế nay mai anh Nguyễn Khải lập ra tổ chức nào đấy, anh mời tôi, tôi không nhận thì sao. Tóm lại là không được.
-- Tôi thấy ta hay tuỳ tiện lập ra những tổ chức vớ vẩn. Thế nay mai anh Nguyễn Khải lập ra tổ chức nào đấy, anh mời tôi, tôi không nhận thì sao. Tóm lại là không được.
Thế
là thôi.
Ý
Nhi giải thích Bằng Việt vẫn cay từ hồi đại hội trước. Nguyễn Khoa Điềm được
vào Ban thư ký mà Bằng Việt không. Cho nên, hắn chẳng hưởng ứng gì cả .
Tôi nghĩ: Có lẽ Bằng Việt nghĩ tự hắn mới thay đổi được tình hình chăng?
Tôi nghĩ: Có lẽ Bằng Việt nghĩ tự hắn mới thay đổi được tình hình chăng?
Cuộc
đấu tranh già trẻ, còn căng thẳng lắm.
Ví
dụ, vừa rồi có chuyện Hội đồng dịch. Ai sẽ làm? Cuối cùng là ông Nguyễn Xuân
Sanh. Vì ông Sanh là ủy viên Ban chấp hành mà những người khác, không phải uỷ viên BCH.
Phan
Hồng Giang cáu lắm. Một lão Hữu Mai bốn
ngày nữa, ra khỏi Ban thư ký mà hôm nay, còn ngồi quyết định cái chuyện về hội
đồng dịch, như thế nghĩa là thế nào?
Tóm
lại, không thể chơi tử tế với lớp già được!
Còn
chuyện đấu tranh cũ mới.
Theo chữ của Nguyễn Khải ,“bọn TW” bây giờ ăn
nói với nhau cứ như hàng tôm hàng cá. Hà Xuân Trường bảo báo Văn nghệ
các anh phải cẩn thận. Các anh làm sao họ nói cho, họ kiện; mà họ đã kiện là chết,
cóc có ai xử cho anh đâu!
Tại
hội nghị BCH, ông ta lại nói rằng chúng ta phải đề phòng, gần đây tình hình
Hội, tình hình văn học, như có một luồng gió đen. Thế là Vũ Tú Nam phải
đứng lên. "Tôi là bí thư Đảng uỷ ở đây, tôi không hề thấy có một luồng gió
đen nào cả?”
Ân
kể: sau này, đến tai ông ông Linh, ông Linh tỏ ý không bằng lòng.
Một
ví dụ về sự tan nát của Hội Nhà văn - báo Văn
nghệ:
Ông
Đào Vũ lung lay lắm rồi. Định đưa cánh Ngô Ngọc Bội lên, nhưng hỏng. Cánh Ngọc
Trai, Võ Văn Trực chống lại. Nhiều tin đồn là Nguyên Ngọc sẽ về. Đào Vũ đi lên
trên vận động chỗ bà Mai (vụ phó vụ báo chí ) để tại vị. Lúc đầu tưởng đã xong,
ông Lê Xuân Đồng đã đồng ý. Nhưng ông Độ không chịu, Hội Nhà văn không chịu.
Đúng
lúc này, đẻ ra một tình hình mới. Báo Văn nghệ đề nghị tăng giá. Bưu
điện họ không bằng lòng. Mà nếu bán theo giá cũ, thì mỗi số, báo Văn nghệ lỗ
1 triệu. Tháng lỗ 4 triệu. Thế là Đào Vũ làm đơn xin đình bản báo và bỏ
đi Sài Gòn. Nguyên Ngọc có về, thì cũng là về trong hoàn cảnh rất khó.
Về
Tạp chí mới (Tác phẩm văn học ) ông
Chính Hữu, bà Tú nhận định: Nguyễn Đình Thi thấy có thể mất tổng thư ký, nên chạy về làm. Và ông Thi dựng ê kíp của mình,
Hoàng Trung Thông, Thợ Rèn v.v..
Bùi Bình Thi chỉ còn là người đi thu bài. Ngọc Tú không có quyền gì. Ông Thi bảo tôi ở nhà, tôi duyệt bài. Nếu tôi đi vắng, anh Thông, anh Kim Lân sẽ duyệt. Như vậy, lại khác rồi.
Bùi Bình Thi chỉ còn là người đi thu bài. Ngọc Tú không có quyền gì. Ông Thi bảo tôi ở nhà, tôi duyệt bài. Nếu tôi đi vắng, anh Thông, anh Kim Lân sẽ duyệt. Như vậy, lại khác rồi.
Lại
Nguyên Ân bình luận: Đây là một thứ tạp chí của các cựu chiến binh và trưởng
lão, nó sẽ là tạp chí thương phế binh.
Bài
của tôi (VTN) về Thời xa vắng gửi báo Văn nghệ, ông Đào Vũ không đăng, bảo chúng ta không trở lại vấn
đề này nữa. Ở Tác phẩm văn học, ông Bùi
Bình Thi cầm về xong cũng không đăng (chỉ giản đơn là nhắc nhiều đến Lê Lựu
nhiều quá đã là không hay rồi!)
Nhà
xuất bản của tôi đang ra cuốn
mới của Nguyễn Minh Châu.
Ban
đầu, ông Châu lo lên đại tá ở bộ đội, lại lo bộ đội đánh, nên phải tranh thủ
đưa truyện viết về bộ đội vào, và cuốn
sách chỉ đề tên là Chiếc thuyền ngoài xa.
Bởi vậy lời giới thiệu của Lại Nguyên Ân không đăng được, cơ quan giải thích rằng không có trang và Nguyễn Minh Châu sợ lôi thôi!
Đến khi Nguyễn Minh Châu lên đại tá rồi, thì lại muốn đề là Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu và muốn dùng bài Ân - nhưng đã đưa bản thảo đi rồi.
Bởi vậy lời giới thiệu của Lại Nguyên Ân không đăng được, cơ quan giải thích rằng không có trang và Nguyễn Minh Châu sợ lôi thôi!
Đến khi Nguyễn Minh Châu lên đại tá rồi, thì lại muốn đề là Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu và muốn dùng bài Ân - nhưng đã đưa bản thảo đi rồi.
Ân đưa sang báo Văn nghệ cũng không đăng.
Tóm
lại, tất cả tình hình văn học bây giờ đang loạn, và mọi sự cứ rối mù, cứ xoắn
xuýt vào nhau
Người
nào cũng lo quyền lợi của mình. Lo việc trước mắt không xong còn lấy đâu mà lo
làm những việc lâu dài. Không thể có đồng lòng nhất trí , cho nên chắc chả
làm gì được.
18-7
Tế Hanh bữa nọ kể về Tố Hữu nhà bây giờ vắng
vẻ lắm. Ông thư ký ngồi ngáp, bảo là không có việc gì.
Ngày
trước, Tế Hanh muốn đến gặp không được. Hàng rào công việc của Tố Hữu đã ngăn
cách tất cả. Lúc nào cũng có điện thoại. Bây giờ ông Tố Hữu phóng ô tô đi các
nơi, đến gặp Lưu Trọng Lư, Tế Hanh. Và ông đòi đăng từng bài báo nhỏ, ở báo Văn
nghệ. Nghe nói trong Sài Gòn, nó còn cắt cả bài của ông ta nữa, khi thấy có
chuyện lướng vướng nào đó (chuyện bạn thơ gì đấy).
Năm
nay 1987, là kỷ niệm 50 năm tuổi đảng và tuổi thơ của Tố Hữu. Đề nghị NXB Văn học làm cho một tuyển 50 bài, sau
lại thay bằng một tuyển 100 bài. Không hiểu NXB Văn học có chịu không. Mọi khi, còn chưa có ý định, nó đã bảo ông
làm rồi…
Báo
Thể Thao & Văn hóa một số giữa
năm có đăng kỷ niệm về Nazim Hikmet và
mấy bản dịch mới của Tố Hữu. Cũng chẳng ra sao cả.
Tế Hanh hé ra một việc lớn khác: Nghe nói,
phen này, phe ông Thi rất muốn trì hoãn đại hội nhà văn, vì sợ sẽ bị lật nhào.
29-9
Lê
Lựu kể:
Trong
một bài viết về tình hình văn học ( có cái ý “sống bây giờ đáng ngại nhất lại
là đồng chí đồng đội mình“), người đại tá mà tôi nói ở đây, chính là Tố Hữu.
Chẳng
phải, tại hội nghị đảng viên, ông Tố Hữu đã sầm mặt lại, khi nghe nói đến các
tiêu cực. Thế mà bây giờ, ông ta nói với ông Khải đầy giọng kích động. Khải
hiểu ngay:"Lão lại muốn mình làm tên lính tiên phong trong mọi việc
mà". Đáng sợ.
Lê
Lựu nói tiếp:
-
Ông Khải cư xử có mấy cái tài. Thứ nhất là đưa được Ngọc ra làm Tổng biên tập
báo Văn nghệ. Tại hội nghị ban thư ký, Nguyễn Khải nói như thế này: “Bạn
với anh Ngọc thì tôi không bạn được. Đấy các anh xem, tôi với anh Ngọc có chơi
với nhau được lâu bao giờ đâu. Nhưng làm
tổng biên tập, thì lúc này, không ai bằng Nguyên Ngọc.”
Thứ
hai là đưa Hữu Mai ra khỏi Ban thư ký. Vì việc này có xong, thì việc trên mới
lọt được. Bây giờ, ông Nguyễn Khải ấy cứ phất phơ như thế mới hay, làm không
làm nhiều mà bỏ cũng không bỏ hẳn. Ai muốn bình luận thế nào thì bình luận.
Nhưng việc chính, đừng hòng qua khỏi mắt hắn.
8-11
Chuyện do Trần Đình Sử kể:
Vừa rồi (7/10) cuộc họp của ông Linh với giới văn nghệ sĩ (100 người tiêu
biểu). Giới phê bình chỉ có Nguyễn Đăng Mạnh được mời. Ông Mạnh nói nhiều, trong đó có cái ý sau này mọi
người hay trích dẫn "Đảng không thèm nghe ai, chỉ giảng giải, coi khinh văn
nghệ sĩ v.v…"
Cuộc họp đó, không báo nào thèm nói tới, kỳ lạ
thế. Nguyên Ngọc phải chạy đi hỏi, rồi cho đăng bài tường thuật, do chính
Nguyên Ngọc viết (báo Văn nghệ chỉ có
mình Nguyên Ngọc được mời họp).
Từ Sơn trên Ban văn hóa văn nghệ tự thân đến báo Nhân Dân đề nghị đăng tin. Có những người như Hoàng Trung Thông, không được mời đến dự họp, tức lắm, đứng ở ngoài chửi ầm lên "Tại sao lại làm cái lối ấy?”
Từ Sơn trên Ban văn hóa văn nghệ tự thân đến báo Nhân Dân đề nghị đăng tin. Có những người như Hoàng Trung Thông, không được mời đến dự họp, tức lắm, đứng ở ngoài chửi ầm lên "Tại sao lại làm cái lối ấy?”
Nguyễn Đình Thi có nói một câu (được Nguyên
Ngọc đưa lên báo), đại ý nói có mở rộng dân chủ cũng nên mở vừa vừa thôi, kẻo
rất phiền. Câu ấy đăng lên, ông Thi đâm hố, đi đâu cũng phải thanh minh (chính
Nguyễn Đình Thi, trong những kỳ họp ở Hội nhà văn mấy hôm sau cũng không nhắc gì đến buổi họp với ông Linh
cả).
Sau
buổi họp với giới văn nghệ, có việc Bộ Chính trị thông qua một nghị quyết về
văn nghệ. Toàn Bộ Chính trị dự và tán thành. Cả ba ông cố vấn dự cũng tán
thành. Ông Trường Chinh thêm vài điểm, ông Lê Đức Thọ nói dài nhất, hơn một tiếng đồng hồ,
có cái ý nói rằng chính ông ta cũng thấy thế này từ lâu rồi, nhưng Hà Xuân
Trường không làm được, giờ Trần Độ mới làm được. Rồi gì gì nữa. Thế là ông Phạm
Văn Đồng vặc, chúng tôi biết cả rồi, thôi anh đừng giảng nữa. Rồi ông Phạm Văn
Đồng lại nói một lúc nữa, chả ai hiểu ông muốn nói gì, nhưng hình như không
được ưng lắm (thì vị trí độc tôn của ông ấy trước đây mất rồi còn gì!).
Về phản ứng của giới thủ cựu trước khi có
nghị quyết, đi đâu Phan Cự Đệ cũng bảo ông Linh đang là phe thiểu số, đừng
tưởng ai cũng nghĩ thế cả đâu. Có thấy người ta để Tổng bí thư ký không. Đấy là
họ bắt Nguyễn Văn Linh chịu trách nhiệm.
Liên
quan đến phê bình một chút là chuyện sau đây. Một lần, tại hội nghị giới phê
bình trẻ, ông Đệ cho Phạm Xuân Nguyên lên
phát biểu, đá ông Mạnh mấy câu (bài viết về phê bình ở báo Văn nghệ), đá Lại
Nguyên Ân mấy câu (bài trên báo QĐND), đá Trần Đình Sử ( cuốn Thi pháp
thơ Tố Hữu). Xong, lại xoay ra hỏi:
-
Tôi nói thế này, có làm mếch lòng mấy vị cố vấn báo Văn nghệ.
Rồi
doạ gửi bài cho báo.
Dĩ
nhiên Sử Ân không nói gì. Tình hình căng tới mức ông Khải định dàn hoà, cho Đức
Đệ gặp Mạnh Ân nhưng Mạnh Ân… không chịu.
Mạnh đang thời đắc ý của mình. Vũ Trọng
Phụng tuyển tập đã được in ra. Mạnh còn tự hào, hôm gặp ông Linh ở Nhà hát
lớn, Mạnh ngồi ăn phở ngay trước mặt ông Linh.
…
Cuộc đời cũng chả phải là đáng vui đâu. Cái mới, không do ta mang lại, mà
là do cấp trên mang lại.
Nghe nói, Hội nhà văn+ Hội văn nghệ Hà Nội có một cuộc gặp mặt, nhân ý kiến về
báo chí của ông Linh. Một số phát biểu rất hăng. Vũ Bão nói rằng sẽ đi kiện
Hoàng Tùng về chuyện phê bình Sắp cưới trước đây, bảo như thế là vu
khống về chính trị (tội cũng nặng như cưỡng dâm trẻ con), không khí cứ loạn xì ngầu cả lên. Nguyễn Khải phải nhận sự việc đã
ra ngoài ý muốn của ông ấy.
Nguyễn
Khải chỉ bình luận thêm một khía cạnh về việc phục hồi hôm nay:
-
In lại tác phẩm lại là cái đáng sợ nhất. Nếu bảo Trần Dần in lại Người ngưới lớp lớp thì chính ông ta
cũng bảo đừng, đừng làm thế.