6-7
NÓI THÊM VỀ NGUYỄN TUÂN
Nhân 100 năm ngày sinh Nguyễn Tuân ghi thêm mấy ý
Nên chú ý đến một bài thơ Đường , Ng Tuân đặt ở đầu cuốn Chiếc lư đồng mắt cua
KHIỂN HOÀI
Đỗ Mục
Lạc phách giang hồ túy tửu hành
Sở yêu tiêm tế chưởng trung khinh
Thập niên nhất giác Dương châu mộng
Doanh đắc thanh lâu bạc hãnh danh
Sau mấy hàng chữ vuông ( không phiên âm ) viết theo lối sổ dọc từ trên xuống, Nguyễn Tuân cho in ở CLĐMC bản dịch của thân sinh ông, cụ Tú Hải Văn
Lang thang gánh gánh rượu đầy
Lưng ong gái Sở lóng tay dịu dàng
Mười năm tỉnh mộng châu Dương
Hời thêm được tiếng phũ phàng lầu xanh
Còn trong các bản dịch Thơ Đường hiện nay, có người – xin lỗi tôi không có trong tay cuốn Thơ Đường do Nam Trân chủ biên, mà chỉ có bản chép tay quên ghi tên người dịch—đã dịch thành tứ tuyệt như sau:
Đeo đẳng giang hồ rượu nách lưng
Trên tay bao bận gái lưng ong
Mười năm giấc mộng Dương Châu tỉnh
Còn giữa lầu xanh tiếng phụ lòng
Đây là một trong những bài thơ “độc” của Đỗ Mục, nên chỉ có trong bản gốc Đường thi tam bách thủ. Còn nhiều bản thơ Đường các nhà nghiên cứu Trung quốc biên sọan sau 1976 dành cho công chúng rộng rãi và cho học sinh sinh viên thường không chọn.
Bài thơ này là một chìa khóa để hiểu Nguyễn Tuân. Vì lâu nay có một chủ đề trở đi trở lại rất đậm trong các tập tùy bút viết trước 1945 mà các nhà nghiên cứu lại lảng tránh, là chủ đề trụy lạc, hư vô. Những cuộc đời kỹ nữ. Những câu chuyện dài dài bên Ngọn đèn dầu lạc. Lưu ý cái gọi là trụy lạc hồi ấy không có gì chung với các tệ nạn xã hội hiện nay, ở Nguyễn Tuân nó cao sang quý phái và có ý nghĩa nhân sinh hơn.
***
Lúc nào đó, sẽ viết về những ngày buồn của một nhà văn. Như với Ng Tuân, tôi sẽ viết về quãng 1960 cho tới 1972, mười hai năm liền, Nguyễn không có một cuốn sách nào được in…
***
Lúc nào đó sẽ viết những chuyện liên quan tới Ng Tuân và sách, sách trong đời ông, cách đọc của ông.
Ở ta không có lối làm tượng nhà văn đặt ở nơi công cộng. Với nhiều người một bức tượng Ng.Tuân chắc phải kèm theo cái tẩu thuốc hoặc cây can. Tôi thì tôi lại muốn đề nghị phải tạc ông nách cắp một cuốn sách.
11-7
NHỮNG CÁI NHÌN TỪ BÊN NGOÀI
Bây giờ thì người ta không úp mở nữa, nhiều người nước ngoài đến VN bắt đầu nói thẳng, đúng hơn là báo chí ta bắt đầu đăng những ý kiến họ chê mình chẳng ra sao. Một nhà nghiên cứu về vịnh biển kêu lên sao các bãi biển VN bẩn thế, đến một lần đã phát khiếp thì ai dám trở lại. Đại diện một cơ quan văn hóa nước ngoài nói rằng các anh hãy làm cho Hà Nội đỡ bẩn đi thì vẻ đẹp lịch sử của nó với đến được với người nước ngoài chứ.
Tôi từng ước có một trang mạng nào đó, đưa lên tất cả tài liệu người nước ngoài viết về mọi phương diện của con người và xã hội VN, hôm qua và hôm nay. Bữa nọ đọc Lịch sử triều Mạc qua thư tịch và văn bia, qua thư tich và văn bia, thấy lời tâu của quan chức lo quan hệ với nhà Mạc là Mao Bá Ôn tâu lên vua Minh như sau:
Hạ thần xét về nước Nam, từ thời Hán thời Tấn đến nay, tuy xưng là nội phụ, nhưng vì thói tục di liêu khí độc lam chướng không thích nghi với Trung quốc. Vả lại nước ấy cứ vài năm một lần loạn lạc, mà đã loạn lạc thì kéo bè kết đảng, đánh giết lẫn nhau, phải qua mấy năm mới yên. Ngày trước Trương Phụ dùng hơn mười vạn quân đánh dẹp mà cũng chỉ đặt được quận huyện trong mấy năm. Sau đó chúng liên tiếp làm phản và rút cuộc lại trở về man di. Đó là một chứng nghiệm rất rõ ràng. Nay cân nhắc sự lợi hại thiệt hơn thời trước, thấy không gì bằng cứ để nước ấy là ngoại bang mà không nhập vào Trung quốc và chỉ nên dùng người di trị người di. Thế mới ổn thỏa và tiện lợi( sđd , tr 58 ).
12-7
TIẾP TỤC NÓI VỀ RÁC
Chùa Hương nguy cơ suy tàn vì rác là tên một bài viết trên Tiền Phong 11-7. Cảm giác toát ra là một sự bất lực .
Chúng ta cũng bắt đầu biết là chúng ta ăn ở có tội với cha ông , với thiên nhiên.
Nhưng guồng máy đã quay rồi, không những không ai bỏ được việc trục lợi, mà cũng không ai bỏ được việc đi cầu cúng theo một cách dân gian như hiện nay.
Sở dĩ tôi nói vậy vì có một đề xuất, tất cả người đi hội sẽ phải chịu trách nhiệm về thứ rác mình xả ra trên đường, ai mang vào cái gì thì phải mang ra bằng hết.
Nghe hợp lý quá. Nhưng ở xứ sở này làm sao buộc nhau thế được. Hình như tất cả chúng ta đều đang sống với lời nguyền, được đến với danh lam thắng cảnh là quyền của tôi, còn tương lai nó ra sao là chuyện của người khác, đừng nói với tôi thêm rác tai. Có chết thì cả làng cả nước cùng chết.
Chủ đề bất lực thường bị lảng tránh trong mọi câu chuyện vì nó đã là số phận của chúng ta rồi, nói ra thêm cho đau lòng.
Đọc một vài tài liệu sinh học, tôi thấy người ta mô tả giữa những sinh vật có cấu trúc thấp và sinh vật có cấu trúc cao khác nhau nhiều trong việc bài tiết. Loại thứ nhất do ăn uống dễ dãi nên có tỷ lệ thải ra so với thực phẩm ăn vào khá cao. Và ở loại này thường có đặc điểm là bài tiết ngay cạnh nơi sinh sống của mình.
NÓI THÊM VỀ NGUYỄN TUÂN
Nhân 100 năm ngày sinh Nguyễn Tuân ghi thêm mấy ý
Nên chú ý đến một bài thơ Đường , Ng Tuân đặt ở đầu cuốn Chiếc lư đồng mắt cua
KHIỂN HOÀI
Đỗ Mục
Lạc phách giang hồ túy tửu hành
Sở yêu tiêm tế chưởng trung khinh
Thập niên nhất giác Dương châu mộng
Doanh đắc thanh lâu bạc hãnh danh
Sau mấy hàng chữ vuông ( không phiên âm ) viết theo lối sổ dọc từ trên xuống, Nguyễn Tuân cho in ở CLĐMC bản dịch của thân sinh ông, cụ Tú Hải Văn
Lang thang gánh gánh rượu đầy
Lưng ong gái Sở lóng tay dịu dàng
Mười năm tỉnh mộng châu Dương
Hời thêm được tiếng phũ phàng lầu xanh
Còn trong các bản dịch Thơ Đường hiện nay, có người – xin lỗi tôi không có trong tay cuốn Thơ Đường do Nam Trân chủ biên, mà chỉ có bản chép tay quên ghi tên người dịch—đã dịch thành tứ tuyệt như sau:
Đeo đẳng giang hồ rượu nách lưng
Trên tay bao bận gái lưng ong
Mười năm giấc mộng Dương Châu tỉnh
Còn giữa lầu xanh tiếng phụ lòng
Đây là một trong những bài thơ “độc” của Đỗ Mục, nên chỉ có trong bản gốc Đường thi tam bách thủ. Còn nhiều bản thơ Đường các nhà nghiên cứu Trung quốc biên sọan sau 1976 dành cho công chúng rộng rãi và cho học sinh sinh viên thường không chọn.
Bài thơ này là một chìa khóa để hiểu Nguyễn Tuân. Vì lâu nay có một chủ đề trở đi trở lại rất đậm trong các tập tùy bút viết trước 1945 mà các nhà nghiên cứu lại lảng tránh, là chủ đề trụy lạc, hư vô. Những cuộc đời kỹ nữ. Những câu chuyện dài dài bên Ngọn đèn dầu lạc. Lưu ý cái gọi là trụy lạc hồi ấy không có gì chung với các tệ nạn xã hội hiện nay, ở Nguyễn Tuân nó cao sang quý phái và có ý nghĩa nhân sinh hơn.
***
Lúc nào đó, sẽ viết về những ngày buồn của một nhà văn. Như với Ng Tuân, tôi sẽ viết về quãng 1960 cho tới 1972, mười hai năm liền, Nguyễn không có một cuốn sách nào được in…
***
Lúc nào đó sẽ viết những chuyện liên quan tới Ng Tuân và sách, sách trong đời ông, cách đọc của ông.
Ở ta không có lối làm tượng nhà văn đặt ở nơi công cộng. Với nhiều người một bức tượng Ng.Tuân chắc phải kèm theo cái tẩu thuốc hoặc cây can. Tôi thì tôi lại muốn đề nghị phải tạc ông nách cắp một cuốn sách.
11-7
NHỮNG CÁI NHÌN TỪ BÊN NGOÀI
Bây giờ thì người ta không úp mở nữa, nhiều người nước ngoài đến VN bắt đầu nói thẳng, đúng hơn là báo chí ta bắt đầu đăng những ý kiến họ chê mình chẳng ra sao. Một nhà nghiên cứu về vịnh biển kêu lên sao các bãi biển VN bẩn thế, đến một lần đã phát khiếp thì ai dám trở lại. Đại diện một cơ quan văn hóa nước ngoài nói rằng các anh hãy làm cho Hà Nội đỡ bẩn đi thì vẻ đẹp lịch sử của nó với đến được với người nước ngoài chứ.
Tôi từng ước có một trang mạng nào đó, đưa lên tất cả tài liệu người nước ngoài viết về mọi phương diện của con người và xã hội VN, hôm qua và hôm nay. Bữa nọ đọc Lịch sử triều Mạc qua thư tịch và văn bia, qua thư tich và văn bia, thấy lời tâu của quan chức lo quan hệ với nhà Mạc là Mao Bá Ôn tâu lên vua Minh như sau:
Hạ thần xét về nước Nam, từ thời Hán thời Tấn đến nay, tuy xưng là nội phụ, nhưng vì thói tục di liêu khí độc lam chướng không thích nghi với Trung quốc. Vả lại nước ấy cứ vài năm một lần loạn lạc, mà đã loạn lạc thì kéo bè kết đảng, đánh giết lẫn nhau, phải qua mấy năm mới yên. Ngày trước Trương Phụ dùng hơn mười vạn quân đánh dẹp mà cũng chỉ đặt được quận huyện trong mấy năm. Sau đó chúng liên tiếp làm phản và rút cuộc lại trở về man di. Đó là một chứng nghiệm rất rõ ràng. Nay cân nhắc sự lợi hại thiệt hơn thời trước, thấy không gì bằng cứ để nước ấy là ngoại bang mà không nhập vào Trung quốc và chỉ nên dùng người di trị người di. Thế mới ổn thỏa và tiện lợi( sđd , tr 58 ).
12-7
TIẾP TỤC NÓI VỀ RÁC
Chùa Hương nguy cơ suy tàn vì rác là tên một bài viết trên Tiền Phong 11-7. Cảm giác toát ra là một sự bất lực .
Chúng ta cũng bắt đầu biết là chúng ta ăn ở có tội với cha ông , với thiên nhiên.
Nhưng guồng máy đã quay rồi, không những không ai bỏ được việc trục lợi, mà cũng không ai bỏ được việc đi cầu cúng theo một cách dân gian như hiện nay.
Sở dĩ tôi nói vậy vì có một đề xuất, tất cả người đi hội sẽ phải chịu trách nhiệm về thứ rác mình xả ra trên đường, ai mang vào cái gì thì phải mang ra bằng hết.
Nghe hợp lý quá. Nhưng ở xứ sở này làm sao buộc nhau thế được. Hình như tất cả chúng ta đều đang sống với lời nguyền, được đến với danh lam thắng cảnh là quyền của tôi, còn tương lai nó ra sao là chuyện của người khác, đừng nói với tôi thêm rác tai. Có chết thì cả làng cả nước cùng chết.
Chủ đề bất lực thường bị lảng tránh trong mọi câu chuyện vì nó đã là số phận của chúng ta rồi, nói ra thêm cho đau lòng.
Đọc một vài tài liệu sinh học, tôi thấy người ta mô tả giữa những sinh vật có cấu trúc thấp và sinh vật có cấu trúc cao khác nhau nhiều trong việc bài tiết. Loại thứ nhất do ăn uống dễ dãi nên có tỷ lệ thải ra so với thực phẩm ăn vào khá cao. Và ở loại này thường có đặc điểm là bài tiết ngay cạnh nơi sinh sống của mình.