2-5
Thêm mấy ý về cảm giác có lỗi ( đã gửi mục Trà dư tửu hậu TBKTSG). Càng ngày tôi càng ít bắt gặp người nhớ tới nó. Ví dụ như trưa hôm nay 2-5-10. Chương trình VTV 1 đưa tin ở vườn quốc gia Tràm Chim, nhưng chỉ dẫn lại lời người phụ trách vườn quốc gia này nói rằng đã không thấy có khói bốc lên từ rừng thế thôi. Cái mà nhiều người theo dõi thời sự như tôi chờ đợi là một khuôn mặt của ông phụ trách, nhất là cái nhìn hối lỗi của ông thì hoàn toàn không có.
Có thể dự đoán lối trốn lỗi này sẽ ngày càng phát triển vì để làm cơ sở của nó, đã hình thành cả một lối lý sự rất đơn giản. Ở chỗ riêng tư người ta truyền kinh nghiệm cho nhau : “ Nhiều người cũng có lỗi như mình họ cứ lờ đi thì có sao đâu! Tội gì mà chường mặt ra? Tội gì mà nhận lỗi ? Trơ tráo mà thoát tội thì tội gì không trơ tráo ?” Và họ không quên tủm tỉm với nhau”. Lanh chanh nhanh nhẩu đoảng, có khi các sếp lại khó chịu vì làm xấu mặt sếp chứ hay ho gì? “ À ra thế! Trong cái sự từ chối chường ra bộ mặt nhận lỗi, người ta muốn nói rằng người ta chỉ làm việc với cấp trên chứ có phải làm việc vì lương tâm danh dự hay trách nhiệm với đất nước đâu. Những trách móc của chúng ta là nhầm địa chỉ.
4-5
Tin các báo, bốn ngày nghỉ lễ, gần 114 người tử vong, 88 người bị thương.. Trong 4 ngày lễ, lực lượng cảnh sát giao thông toàn quốc đã xử phạt 44.000 trường hợp vi phạm giao thông, thu gần 10 tỷ đồng, tạm giữ 68 ôtô và 7.250 xe máy. Có cảm tưởng trên đất nước mình, chúng ta chưa biết nghỉ và cũng chẳng có chỗ nghỉ-- theo đúng nghĩa của nghỉ.
6-5
Báo NTNN kể là nhìn vào đơn xin thi đại học thấy thời nay, các Đại học địa phương lại rất dắt hàng. Và người ta cho là đáng tự hào. Có biết đâu đây là dấu hiệu suy đồi cả hệ thống giáo dục. Từ ba bốn chục năm trước tôi đã sống trong cảm giác bực bội, sao học sinh giỏi lắm thế. Ra học sinh học rồi lên lớp là theo chỉ tiêu. Tất cả các chuẩn mực đều bị hạ thấp. Và bây giờ đẻ ra 300 đại học tiên thiên bất túc đó. Các đại học này đáp ứng cho cái khối lượng khổng lồ học sinh phổ thông kém cỏi thời nay.
8-5
Hoàng Cầm qua đời. Nhiều báo đăng lại thơ ông, nhân đó tôi cũng đọc theo. Và đây là chuyện buồn cười với tôi: chợt nhận ra trong câu Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng thì lâu nay mình không hiểu cửa võng nghĩa là gì. Tra nhiều từ điển tiếng Việt đang được thông dụng không thấy. Mãi tới cuốn của Khai trí tiến đức 1931, mới có chú cửa võng là cái diềm bằng gỗ chạm. Riêng cuốn của ban biên soạn New Era, do NXb Văn hóa thông tin cho in 2005 thì ghi rõ hơn : Diềm chạm trổ bằng gỗ, hình cong, nối hai cột giữa ở chùa và đền. Vẫn còn tù mù quá, thế diềm là gì, nhưng thôi, có khi càng không hiểu mới càng cảm hết cái nhu cầu đi vào phía thần bí của thơ Hoàng Cầm.
14-5
Sắp phát hành tuyển thơ LQVũ. TT&VH hôm nay có cả chùm bài chia sẻ cảm nhận của một số bạn làm thơ hôm nay. Tôi tự nhiên cũng muốn trở lại với người bạn một thời này. Tôi muốn lưu ý: -- Thơ Vũ đã trải qua nhiều chặng khác nhau, dù chặng nào cũng có đỉnh. -- Cái phần được ca tụng nhất hôm nay chính là cái phần băn khoăn hoài nghi, không biết cuộc đời sẽ đi về đâu. Hồi chiến tranh, nó đã là một dòng chảy ngầm trong đời sống tinh thần con người. Nhưng nó là một bộ phận của chiến tranh và người ta không thể lảng tránh. Lớp người sau muốn hiểu những năm chiến tranh cũng phải trở lại với nó. -- Nên nhớ, những bài thơ hay nhất của Vũ là thơ làm cho mình. Đó là loại thơ biết là không đăng nhưng không thể không viết. Nhớ cái lần đọc bài tôi viết dùng làm lời bạt cho tập Bầy ong trong đêm sâu, nhà thơ Tế Hanh bảo: trước cứ tưởng chỉ có Việt Phương thích hóa ra cả Vũ cũng thích Aragon. ( Trong bài tôi có chép lại cái đoạn Hỡi em của anh em của anh chỉ em là còn lại—trong hoàng hôn buồn bã của cuộc đời ) Tôi rất muốn lược lại ảnh hưởng của thơ dịch trong thơ Vũ, mà bao giờ làm được đây.
Thêm mấy ý về cảm giác có lỗi ( đã gửi mục Trà dư tửu hậu TBKTSG). Càng ngày tôi càng ít bắt gặp người nhớ tới nó. Ví dụ như trưa hôm nay 2-5-10. Chương trình VTV 1 đưa tin ở vườn quốc gia Tràm Chim, nhưng chỉ dẫn lại lời người phụ trách vườn quốc gia này nói rằng đã không thấy có khói bốc lên từ rừng thế thôi. Cái mà nhiều người theo dõi thời sự như tôi chờ đợi là một khuôn mặt của ông phụ trách, nhất là cái nhìn hối lỗi của ông thì hoàn toàn không có.
Có thể dự đoán lối trốn lỗi này sẽ ngày càng phát triển vì để làm cơ sở của nó, đã hình thành cả một lối lý sự rất đơn giản. Ở chỗ riêng tư người ta truyền kinh nghiệm cho nhau : “ Nhiều người cũng có lỗi như mình họ cứ lờ đi thì có sao đâu! Tội gì mà chường mặt ra? Tội gì mà nhận lỗi ? Trơ tráo mà thoát tội thì tội gì không trơ tráo ?” Và họ không quên tủm tỉm với nhau”. Lanh chanh nhanh nhẩu đoảng, có khi các sếp lại khó chịu vì làm xấu mặt sếp chứ hay ho gì? “ À ra thế! Trong cái sự từ chối chường ra bộ mặt nhận lỗi, người ta muốn nói rằng người ta chỉ làm việc với cấp trên chứ có phải làm việc vì lương tâm danh dự hay trách nhiệm với đất nước đâu. Những trách móc của chúng ta là nhầm địa chỉ.
4-5
Tin các báo, bốn ngày nghỉ lễ, gần 114 người tử vong, 88 người bị thương.. Trong 4 ngày lễ, lực lượng cảnh sát giao thông toàn quốc đã xử phạt 44.000 trường hợp vi phạm giao thông, thu gần 10 tỷ đồng, tạm giữ 68 ôtô và 7.250 xe máy. Có cảm tưởng trên đất nước mình, chúng ta chưa biết nghỉ và cũng chẳng có chỗ nghỉ-- theo đúng nghĩa của nghỉ.
6-5
Báo NTNN kể là nhìn vào đơn xin thi đại học thấy thời nay, các Đại học địa phương lại rất dắt hàng. Và người ta cho là đáng tự hào. Có biết đâu đây là dấu hiệu suy đồi cả hệ thống giáo dục. Từ ba bốn chục năm trước tôi đã sống trong cảm giác bực bội, sao học sinh giỏi lắm thế. Ra học sinh học rồi lên lớp là theo chỉ tiêu. Tất cả các chuẩn mực đều bị hạ thấp. Và bây giờ đẻ ra 300 đại học tiên thiên bất túc đó. Các đại học này đáp ứng cho cái khối lượng khổng lồ học sinh phổ thông kém cỏi thời nay.
8-5
Hoàng Cầm qua đời. Nhiều báo đăng lại thơ ông, nhân đó tôi cũng đọc theo. Và đây là chuyện buồn cười với tôi: chợt nhận ra trong câu Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng thì lâu nay mình không hiểu cửa võng nghĩa là gì. Tra nhiều từ điển tiếng Việt đang được thông dụng không thấy. Mãi tới cuốn của Khai trí tiến đức 1931, mới có chú cửa võng là cái diềm bằng gỗ chạm. Riêng cuốn của ban biên soạn New Era, do NXb Văn hóa thông tin cho in 2005 thì ghi rõ hơn : Diềm chạm trổ bằng gỗ, hình cong, nối hai cột giữa ở chùa và đền. Vẫn còn tù mù quá, thế diềm là gì, nhưng thôi, có khi càng không hiểu mới càng cảm hết cái nhu cầu đi vào phía thần bí của thơ Hoàng Cầm.
14-5
Sắp phát hành tuyển thơ LQVũ. TT&VH hôm nay có cả chùm bài chia sẻ cảm nhận của một số bạn làm thơ hôm nay. Tôi tự nhiên cũng muốn trở lại với người bạn một thời này. Tôi muốn lưu ý: -- Thơ Vũ đã trải qua nhiều chặng khác nhau, dù chặng nào cũng có đỉnh. -- Cái phần được ca tụng nhất hôm nay chính là cái phần băn khoăn hoài nghi, không biết cuộc đời sẽ đi về đâu. Hồi chiến tranh, nó đã là một dòng chảy ngầm trong đời sống tinh thần con người. Nhưng nó là một bộ phận của chiến tranh và người ta không thể lảng tránh. Lớp người sau muốn hiểu những năm chiến tranh cũng phải trở lại với nó. -- Nên nhớ, những bài thơ hay nhất của Vũ là thơ làm cho mình. Đó là loại thơ biết là không đăng nhưng không thể không viết. Nhớ cái lần đọc bài tôi viết dùng làm lời bạt cho tập Bầy ong trong đêm sâu, nhà thơ Tế Hanh bảo: trước cứ tưởng chỉ có Việt Phương thích hóa ra cả Vũ cũng thích Aragon. ( Trong bài tôi có chép lại cái đoạn Hỡi em của anh em của anh chỉ em là còn lại—trong hoàng hôn buồn bã của cuộc đời ) Tôi rất muốn lược lại ảnh hưởng của thơ dịch trong thơ Vũ, mà bao giờ làm được đây.