MỘTVÀI SUYNGHĨ VỀ NGUỒNGỐC DÂNVIỆT |
Tácgiả dchph
LỜI DẪN
Người Việt nước Việt
tiếng Việt đã hình thành trước khi Trung Hoa xâm nhập - Chúng ta đã quá quen
thuộc với luận điểm đó khi nghiên cứu sử Việt.
Nhưng gần đây người ta
đã tìm thấy nhiều băng chứng ghi nhận xu thế
ngược lại.
Nhiều bằng chứng xác
định chính từ thời gian có mặt của Trung Hoa, dân bản địa mới tách ra phần chủ yếu kết hợp với người Hán làm nên một
cộng đồng Hán Việt thường gọi là người
Kinh sống ở đồng bằng;còn lại là một bộ phận nhỏ làm nên người Mường sống ở
miền đồi núi.
Kết luận này bao trùm từ
những bộ sử của các sử gia chuyên nghiệp tới rất nhiều bài báo của các trí thức
thuộc các ngành khác.
Tôi tìm thấy bài viết sau trên mạng theo đường
link
http://vny2k.com/ZiendanTiengViet/viewtopic.asp?forumid=21&id=637
Nhận thấy đây là một bài
viết có ích tôi đã mạn phép tác giả lược bỏ một số ý theo tôi là không thật cần
thiết, phân cả bài ra làm nhiều đoạn nhỏ, đặt cho các đoạn ấy những tiểu đề để bạn đọc dễ theo dõi.
Trong nguyên văn tác giả dùng một lối viết tiếng Việt có phần đặc biệt, ví dụ viết bạnbè thay cho bạn bè, phậtlòng thay cho phật lòng, tôi rất muốn làm cái việc đưa văn bản về cách viết thông thường nhưng điều kiện sức khỏe không cho phép.
--------
Bạn hiền:
Gần đây, bạn thường gởi email cho bạnbè, trongđó có tôi, những bàiviết về Tàu,
về lịchsử Trunghoa, về nguồngốc dântộcViệtnam, về những vấnđề gaycấn trong mối
quanhệ Việtnam và Trungquốc hiệnnay.
TỰ BẠCH CỦA MỘT
NGƯỜI VIỆT GỐC "BÔNG"
Có lần bạn xinlỗi tôi và D. trước với ýnghĩ là erằng lờilẽ của bạn
sẽ làm hai đứa tôi phậtlòng vì bạn cho là trong đámbạn cólẽ hai đứa tôi có máu
Tàu trongngười nhiềunhất. Tôi nhớlà đã trảlời với bạn là bạn chẳngcần phải
xinlỗi ai hết, chúngta đềulà ngườiViệtnam. Tôi tuylà ngườiViệt gốc
"Bông" nhưng khôngchừng tôi lạilà Việtnam hơn rấtnhiều người, kểcả
những ông mang họ Nguyễn và họ Lê nàođó... là những họ mà ngườita thường cholà
đasố ngườiViệtnam mớicó.
Nói nhưvậy làvì có những ông trởthành côngdân nước khác mà quênmẹ
nó mất là mình là người gốcViệt. Cũng trong cáchnhìn nầy, tôi là ngườiViệtnam
nhưng tôi lại khôngquên tôi có gốcTàu (khôngphải là mình thường chê ngườiMỹ
datrắng tứxứ ở Mỹ là sao họ lại quênmẹ nó mất tổtiên họ là ai?).
Cólẽ khôngmấyai sẽ kiênnhẫn
đọc và đồngý với những điều tôi sẽ nói, "biết rồi, khổ lắm, nói mãi",
nhưng có những sựkiện mà nhiều người khôngbiết hoặc tảnlờ đi.
Thídụ, ngườiHán hiệnđại là một dântộc hợpchủng. Tươngtự, ngườiViệt
hiệnđại cũngcó nguồngốc hợpchủng. Tôi hyvọng là giữa tôi và bạn có cùng
"mẫusố chung" chodù "phụhệ có tửsố riêng".
CÂU CHUYỆN TỪ NGỮ
Ởđây, ngoài ngữtố "Hoa", như "ngườiHoa",
"Hoakiều"... là từ để chỉ những người còn mang bảnsắc Trunghoa dù
tổtiên đã đến Việtnam đó babốn đời nhưng chưa hoàntoàn hoànhập với ngườiViệt
bảnxứ, kể luôncả "cácchú …chứ khôngcóý miệtthị ai (?), và cóhaykhông thì
tuỳvào ngữcảnh hay cáchnóichuyện của người sửdụng từ nầy.
Ngoạitrừ hai từ hàmý
miệtthị là "Chệt" (sosánh "Chin" hay bínhâm hiệnđại
"Qín") và "baTàu", từ "Tàu" đốivới tôi là một từ
trunghoà, giốngnhư ta nói "ở nhàTây ăn cơmTàu", "tràTàu",
"gáiTàu", "vợTàu", "chaTàu mẹViệt", "Bác
hoạtđộng cáchmạng ở bênTàu", v.v... đều không mang nghĩa xấu.
Để tỏ sựnghiêmchỉnh, ta
khôngthể mỗikhi bàntán chuyện Việtnam và Trungquốc là kèmtheo "Chệt"
và "baTàu", xỏxiên quênbẵng "bagai là cha máchqué, kỳđà là bố
kỳnhông".
TƯ CÁCH NGƯỜI VIỆT
Riêng bảnthân tôi, nói và đọcviết được tiếngTrung hiệnđại và
đọcđược ítnhiều tiếngHán cổđại làdo tôi bắtđầu học chúng như một ngoạingữ trên
đạihọc gần bamươi năm trước, tôi vẫn tựxem mình khôngnhững là ngườiViệt sanhra
và lớnlên trên đấtViệt màcòn hãnhdiện tựhào là tôi nắm đủ tiếngViệt để viếtlách
chútđỉnh từ năm 16 tuổi với bàiviết đăng trên gần cả chục tạpchí như Khởihành, Văn, Vấnđề, v.v... và nay đang
nghiêncứu tiếngViệt và biênsoạn từđiển từnguyên tiếngViệt của những từ có
gốcHán, và ngaycả đềxướng việc cảitổ tiếngViệt, chodù bạn khôngthích nhưng
khôngthể phủnhận "tínhphithường" của sựkiện! Bạn đếnchơi nhàtôi thì
biết đấy, khôngcógì là "Tàu" hết phảikhông?
LƯỢC SỬ GIA ĐÌNH TÔI
Như tôi đã nói, máumủ Tàu trong conngười tôi chỉcó khác với bạn
ởchỗ là tổtiên tôi cóthể chỉ mới dicư sang Việtnam đến Việtnam sau tổtiên của
bạn đã rấtnhiều đời.
Giònghọ P. nhàtôi còn giữ giaphả nên tôi biếtchắc được nguồngốc
của mình. Tổtiên của tôi làmquan dưới triềuMinh cưtrú ở Tỉnh Phúckiến đã được
saiphái đến đảo Hảinam cáchđây haimươi đời khoảng 500 năm trước. Tới đời ôngcố
tôi, vào khoảng đầu thếkỷ 20, cólẽ dovì miếngcơmmanháo dònghọ tôi đã dicư tới
Việtnam bằng đườngbiển và địnhcư ở Tuyhoà, Phúyên. Còn những chiphái cùng tông
khác đã dicư và rãidài khôngít ra khắpnơi ở Việtnam, và ngàynay, sangđến nước
Mỹ và những nước khác. Một người cùng họ với tôi, nếu có chữ lót là C. cùng
vaivế, nhưvậy chắcchắn chúngtôi có bàcon xagần vớinhau.
Thời khángPháp loạnlạc, ôngnội tôi lại đưa giađình tảncư ra vùng
Bồngsơn, Tỉnh Bìnhđịnh, hoànhập vào thiểusố dân Hảinam đã đến trướcđó cóthể
bằng đườngbiển, và đasố đều nói tiếngViệt sỏi như dânViệt.
Sự phânbố ngườiTàu dicư đến
Việtnam rõràng là có nhiều ngãđường, phầnđông dânHảinam địnhcư ở vùng miềnTrung
(Đànẵng, Quinhơn, Tuyhoà...) nhiềunhất vì điềukiện địalý gầngũi thôngqua
đườngbiển. Chồng của một bàcô họ của tôi, nămnay đã trên 86 tuổi, ông kể là
thời thanhniên thuở đôimươi ông đã điđilạilại về Hảinam thườngxuyên và có vợ ở
cả hai nơi (giốngnhư mộtsố Việtkiều ở Mỹ về nước vậy, hihi)!
Tôi nói dôngdài nhưvậy để cho bạn thấy chỉ trong chitổ họ P. của
tôi trên đấtViệt cólẽ đãcó sựhiệndiện của hàngngàn người trởlên, rồi nay vì
những biếncố lịchsử, lại dicư mộtlầnmữa sang nướcMỹ và các nướckhác, mà hễlà họ
P. dĩnhiên là từ Việtnam đến. Bạn lật sổ điệnthoại ra, in ở bên Việtnam lẫn
bênMỹ, là thấyngay nhiều tên mang họ của tôi có tênlót đisau như P.C. (vai
củatôi), hoặc P.T. (vai của ônggià tôi), P.G. (vai của con tôi), chưakể các
đờitrước và đờisau đó, v.v. Riêng ở SF, có khoảng bốn người trùngtên với tôi.
Nguồngốc vaivế nầy rất rõràng, dựavào một bàithơ Đường do ôngtổ
đầutiên khi mớiđến Hảinam đặtra, với tấtcả những người mang họ P. như tôi, nếu
chaông vẫncòn theođúng truyềnthống tổtiên đặt têncon với chữlót có lớplang, tôi
chắcchắn là họ có chung một ôngtổ với tôi.
CHUNG KIẾP DI DÂN
Dĩnhiên là nhiều tôngphái thuộc dònghọ khác của ngườiTàu, cũngcó
truyềnthống nầy. Tênhọ ngườiViệtnam nếu cũng theo "trườngphái" nầy
thì tôi đoán họ cũng có nguồngốc Tàu cậnđại hơn. Tôi tin là nhiều ngườiViệtnam,
nếu có giaphả hoặc còn nhớ lời ôngbà kểlại, thì cũng sẽcó câuchuyện tươngtự
nhưtrên của tôi để kể cho mọingười nghe. Cứthế mà quynạp nhânlên cấpsốnhân là
gầnbằng dânsố "ngườiKinh" ở Việtnam hiệngiờ.
Bạn mang họ Huỳnh, là họ rất "Tiều" (Tàu?) xuấtphát từ miềnNam,
cùnggốc với họ "Hoàng" xuấtphát từ miềnBắc. Bạn cólẽ khôngbiết tổtiên
mình có gốcTàu bởilẽ là giònghọ nhàbạn đã Việthoá baonhiêu đời và vì tiênnhân
không đểlại giaphả haylà đã bịđánhmất. Tuy không ănxổiởthì và xuềxoà thựcsự như
người trongNam của người họ Võ (họ nầy được chọnra ởđây là để nhấnmạnh sựđốilập
với họ Vũ thườngthường là gốc Bắckỳ như cái cặp họ Huỳnh/Hoàng), nhưng tínhcách
của bạn vẫnlà người mangnặng rấtnhiều yếutố miềnNam cósaonóivậy, và cólẽ bạn
khôngbiết họ Huỳnh (cũngnhư họ Võ) lại có gốc Triềuchâu lậpnghiệp ở miềnTây
Nambộ.
Chắc bạn chưa quên là đasố
ngườiTriều địnhcư ở miềnTây là hậuduệ những người theochân Mạc Cửu với hơn 50
ngàn người Minhhương àoạt từ Tàu tỵnạn thẳngtới miềnTây Việtnam bằng đườngbiển
khi nhàMinh sụpđỗ cáchđây hơn 500 năm.
Cóphải vìvậy ta gọi họ là
"ngườiTàu"? Giốngnhư "thuyềnnhân", "boat people",
Việtnam vậy. Thànhphần ngườiTàu đó cộngchung với một thiểusố khác cólẽ đã đến
trướcđó cũng bằng tàughe, baogồm cả những nhóm mà ta gọilà ngườiHẹ, ngườiPhúckiến,
ngườiQuảng... đã đến địnhcư lâuđời ở miềnTây, đasố cóthể giờđây đã Việthoá
hoàntoàn.
Nhưng cũng chưachắc, cứ thử giảđịnh rằng ôngcốôngsơ của bạn cũng cóthể mang họ
Nguyễn, và nếu quảlànhưvậy cũng rất cókhảnăng là tổtiên bạn đã đổi họtên saukhi
mang giòngmáu họ Nguyễn từ Bắc dicư vàoNam bằng đườngbộ. Họ Hoàng hay họ Vũ
cũng theo đường này.
BIẾN DẠNG
Tuynhiên, cóthể có một hay
nhiều khâu dọctheo đườngcáiquan chaông của tổtiên bạn đã lấyvợ hoặclà ngườiChàm
hoặclà ngườiChânlạp... và nhưvậy đờiconđờicháu đã hoàchủng với người bảnxứ.
Nóinhưvậy tôi cóý nhấnmạnh là càng tiếnsâu vào miềnNam, lượng máu
Tàu của didân khaihoang lậpnghiệp trongNam cólẽ ngàycàng loãng dần.
Hầuhết mọingười trong
chúngta chỉ biết nói tôi đây là ngườiViệt dù không giảithích được nguồngốc cái
họ Tàu của mình. Cái dở của ôngbà mình là ở chỗđó, cólẽ vì chiếntranh loạnlạc
và đóikhát triềnmiên, nếukhông giờnầy ta khôngcòn thắcmắc tại sao LạcViệt,
Lạchồng, Hùngvương, Hồngbàng, ĐạiNgu, ĐạiViệt, và Việtnam lại mang ngữtố HánViệt.
TỪ NƯỚC NAM VIỆT
ĐẾN QUẬN GIAO CHỈ
Saukhi nhàHán diệt nhàTần ở phươngBắc, nhân sựhỗnloạn ở vùng
Trungnguyên, Triệu Đà lên làmvua (Triệu Vũvương) và đặttên nước là NamViệt,
thủphủ đặttại Phiênngung (nay là tên của một khuquận ở Thànhphố Quảngchâu hiệnđại
-- mộ của ôngta vẫncòn ởđó).
Thànhphần dânsố lúcbấygiờ đasố vẫncòn là dân của các sắctộc thuộc
tộc BáchViệt, ngaycả chođếnkhi Hán Vũđế đemquân thôntính và sátnhập nước nầy
vào lãnhthổ Trunghoa năm 112 TCN.
Giaochỉ vềsau trởthành một châu của nhàHán và được đặttên là
Giaochâu. Dưới sựcaitrị khắcnghiệt của nhàHán, thổdân bảnxứ -- gốc LạcViệt và
rấtcóthể có mối quanhệ trên một chừngmực nàođó với một sắctộc là tổtiên của
người Mon-Khmer ngàynay (căncứ vào những vếttích từvựng cănbản dù rấtít còn
hiệndiện trong tiếngViệt), là ngườiViệt cổđại trướckhi có sự táchra thành
nguờiMường và ngườiViệt -- dưới sựlãnhđạo của hai bà Trưng Trắc và Trưng Nhị,
họ đã nổidậy chốnglại quân thốngtrị nhàHán nhưng thấtbại.
Nhiều người đã bỏchạy lên miền Thượngdu mà ta vẫncòn gọichung là
"ngườiThượng", người ởlại miền đồngbằng chịu sựđồnghoá của ngườiHán
-- Hánhoá -- và trởthành "ngườiKinh", haylà ngườidân ở vùng
kinhthành.
ĐỒNGHOÁ DÂNBẢNXỨ --
NGƯỜIANNAM THÀNHHÌNH
Để củngcố sựthốngtrị của họ, nhàHán thiếtlập Annam Đôhộphủ và
bắtđầu tiếntrình khaihoá và đồnghoá dânbảnxứ -- ngườiAnnam thànhhình (thuậtngữ
Annam và dânAnnam đượcdùng để phânbiệt với dânLạcViệt trướckhi bị đồnghoá).
Trongkhi Sĩ Nhiếp mang vănhoá Trunghoa đến "Hánhoá" dânbảnxứ,
những ngườilính viễnchinh thuộc đủ mọi sắctộc của nhàHán cộngvới những lànsóng
ngườidicư đã đếnđây và nhiều người đã không quayvề lại nơi chônnhaucắtrún
xalắcxalơ ở phươngbắc, và họ đã nhận "AnNam" làm quêhương, lấyvợ
đẻcon, gópphần thúcđẩy tiếntrình "Hánhoá", và ngượclại họ cũng đã bị
"annamhoá" bởi đámđông đasố "ngườiKinh".
(Sosánh thêm sựkiện línhMỹ đến miềnNam Việtnam chỉ trongvòng 10
năm 1965-1975 và họ đã đểlại hơn 50 ngàn đứa conlai "Việthoá". Nếumà
cha của chúng có chọn ởlại Việtnam, đám conlai vẫn nói tiếngViệt như ngườibảnxứ
chodù chúng có mang họ Mỹ nàođó, giốngnhư "dânTây" sau 1954.)
Và quátrình này đã tiếpdiễn qua nhiều triềuđại suốt 1000 năm dưới
áchthốngtrị của ngườiHán, ngaycả saukhi nướcViệt đã giànhđược độclập từ năm 936
(vào thời bên Trunghoa nhàĐường đang suysụp), kinhqua sự sùngbái Nhogiáo, chếđộ
phongkiến đượcxem là ưuviệt thuởxưa, và sự thầnphục nướcTàu chomãiđến năm 1884
khi nhàNguyễn kýkết Hiệpđịnh Huế với Pháp cụthể phủnhận sự thầnphục triềuđình
nhàThanh!
Dođó, sựhìnhthành của ngườiViệt thựcchất là từ sựhoàchủng của
dânbảnđịa và dântứxứ từ khắpnơi ở phíabắc, baogồm cả thànhphần quân nhàHán
thờibấygiờ cũng đãcó sựhoàchủng rồi, và phíanam (Môn, Khmer..) tới.
CÁC DẠNG PHA TRỘN
Nếu bạn sang viếngthăm các
tỉnh thuộc miềnnam của Trungquốc ngàynay, nhấtlà Tỉnh Quảngtây, bạn sẽ thấy
ngườidân của tỉnh nầy, không khácbiệt mấy với dânViệtnam ta, thídụ so về mặt
thểchất, nhưlà vócngười nhỏnhắn so ngườiTàu phươngBắc caolớn (do họ hoàchủng
lầnnữa với "rợHồ" thuộc gốc Tartar, ngườiAltaic, ngườiKim,
ngườiMãnchâu, ngườiMôngcổ...) và tậpquán ănuống, thídụ, cơmgạo và bún là mónăn
chính của người phươngNam thayvì bánhbao làmbằng bộtmì của "ngườiHán"
phươngBắc. Cái điểmchung trong cái vănhoá ẩmthực của tấtcả là ai cũng đều biết
dùng "đũa" (một từ có cùng gốc với tiếngHán), uốngtrà
("chè"), một đặcsản phátxuất từ phươngNam ở vùng Phúckiến, haylà
nướcViệt của Câu Tiễn ngàyxưa.
Cũng với cáinhìn tươngtự, ở
xứta, càng xuốngsâu vào trongNam của nướcViệt thờihiệnđại, yếutố bảnđịa
hoàchủng với dânbảnxứ (ngườiLâmấp, ngườiChàm, ngườiMôn, ngườiChânlạp, v.v.
thuộc các nền vănhoá khácnhau trongđó baogồm nền các vănhoá Sahuỳnh, Hồigiáo,
Ấnđộ, Ốceo...) cũng dầndần hiện rõnét hơn.
CÂU CHUYỆN ĐỊA DANH
Dườngnhư nơinào có địadanh bảnđịa nơiđó càng mang đậmnét bảnxứ,
thídụ, Đànẵng, Quảngđức, Buônmêthuộc, Pleiku, Đắclắc, Phanrí, Sóctrăng,
Hàtiên...
Tưởng cũng nên nhắclại là hầuhết những địadanh ở Việtnam ngàynay,
ngaycả tại những vùng mới được sátnhập vào lãnhthổ Việtnam từ sau thếkỷ thứ 12
như từ Thuậnhoá trởvào miềnNam, từBắcchíNam nơinào cũng đầyrẫy những địadanh
tiếngHánViệt hoặc đốixứng hoặc đã cósẵn bên Trunghoa từ ngànxưa, thídụ, Sơntây,
Tháinguyên, Hànội, Hàbắc, Hànam, Hàđông (ta "chôm" luôn cả thànhgữ
"sưtử Hàđông"!), Quảngtín, Quảngnam (đốixứng với Quảngđông và
Quảngtây), Tâyninh, v.v. quánhiều kểkhôngxuể, và điềugì đã buộc ngườita
khôngdùng địadanh bảnđịa đãcósẵn mà lại đặt những tên mới nhưvậy nếu chúng
không mang một ýnghĩa đặcbiệt nàođó với cưdân ởđó?
Thànhphần dânsố từđó cũng phảnảnh mộtcách chừngmực, thídụ, bảnsắc
người thuộc Tỉnh Hàđông khácvới người vùng Tỉnh Sóctrăng, dân Thuậnhoá dĩnhiên
là có những nét cábiệt khácvới dân Phanrang.
CÁCH GỌI NGƯỜITHƯỢNG
– MỘT BẰNG CHỨNG
Ngàyxưa ngườiTàu phươngBắc gọi những người phươngNam là "NamMan",
nóichung là "man" là "mọi".
Tổtiên của những ngườiKinh sống ở vùng đồngbằng SôngHồng ngay
từxưa lại cũng dùng từ "mọi" để chỉ người dânthiểusố ngườiThượng sống
trên miềnthượngdu, mà họ cóthể đãtừng là chủnhânông của vùng đồngbằng ruộnglúa
màumỡ và chỉvì họ bị đànáp, tànsát, truyđuổi, bấthợptác với ngườiHán thốngtrị
chonên đãbỏchạy lên miềnnúi rừngthiêngnướcđộc (sosánh những biếncố xungđột
sắctộc ở miền Tâynguyên đã đẩy hàngngàn người thuộc dântộc thiểusố gốc
Mon-Khmer sang Cambốt 10 năm trướcđây.)
Nếu quảthật là họ cùng gốc với tổtiên của ngườiKinh sinhsống ở
vùng bìnhnguyên thì ngườiKinh đã không gọi những ngườiThượng bằng cái danhtừ
"mọi" mộtcách trịchthượng có tínhcách miệtthị nhưvậy (ngượclại cũng
thế, Việtkiều sống ở Cambốt trong lịchsử đã bị cápduồn baolần?), trongkhiđó
lịchsử chothấy ngườiViệt baogiờ cũng tửtế với "Hoakiều" sốngchung với
họ mặcdù mẫuquốc của họ đã liêntục hiếpđáp dânViệt trong suốt chiềudài lịchsử
dựngnước và giữnước!
TRỞ THÀNH DÂN VIỆT
ĐỂ TỒN TẠI
Theo thốngkê chínhthức thì có baonhiêu "Hoakiều" ở
Việtnam? Chỉ mới hơn 1 phầntrăm dânsố! Nếuthế, ta cóthể đặt câuhỏi là dânTàu từ
phươngBắc xuống Việtnam từxưanay đã biếnđiđâu hếtrồi? Rõràng là số dânTàu dicư
đến Việtnam trongsuốt hơn haingàn nămnay đã biếnthành một thànhtố
khôngphânbiệtđược trong cái tổngthể cấuthành dântộc Việtnam.
Về mặt thểchất, bạn đã đến
Mỹ và tự quansát và đã thấy, trẻcon Việtnam ngaycả của của thếhệ thứnhất sanh ở
Việtnam nhưng lớnlên ở Mỹ đềucó vócngười caolớn, trắngtrẻo, và chúng thường bị
nhìnlầm là ngườiTàu giữa đámđông dânÁchâu như ngườiViệt thuộc thếhệ chachú mới
đến, ngườiPhi, hay ngườiCampuchia nàođó.
Dođó, những lýluận bàncải về nguồngốc dânViệt thuộc giốngdân NamÁ
(aka "BáchViệt") cóphải là từ lụcđịa xuống hay từ các hảiđảo miềnNam
lên 10 ngàn nămtrước (?) thì khôngănnhậpgì tới sựkiện quantrọng là sựhoàchủng
là giữa "hántộc" từ phươngbắc xuống với "Việttộc" chora
dântộc Việtnam ngàynay vềmặt dântộchọc.
Vìvậy cách luậngiải "ngườiViệt là sựhoàchủng của ngườibảnxứ (tứclà
dânLạcViệt thuộc BáchViệt) với "ngườiHán-tạppínlù"" có liênhệ
mậtthiết với sựkiện ngườiViệt mang họ Tàu, nếukhông, làmsao ta lýgiải được
sựkiện mỗingười trong chúngta đều mang họ Tàu?
DÒNG HỌ NHƯ MỘT CHỨNG CỨ
Cóngười chorằng nhiều họ đãđược vua thưởngcho vì cócông. Nhưng
triềuđại Việtnam chỉcó ngầnấy họ, nhàTrần, nhàLê, nhàNguyễn... Còn họ của mấy
ôngvua thì các ngài lấyđâura, xin của ai, ai thưởng cho? Họ của ngườiViệt chỉcó
nămba chục họ đổlại, còn họ Tàu bên Tàu thì nhiềukhôngkểxiết, khôngphải trămhọ
mà cả hàngngàn họ. Ta nhận thấyrõ họViệt là một "sub-set" của
hàngngàn họ Tàu kia.
Thựcra ta cóthể làmnghiêncứu và truynguyên ra những họ Việt
tươngđồng cùnggốc của những họ của những nhóm ngườiHoa gốc Quảngđông và
Triềuchâu, của những nhóm khác có tổtiên làmquan bên Tàu bị đàyải điđến chốn
của bọn "mandimọirợ", và của những người thuộcvào số người cònlại
khác để giúp ta cóthể quyra là có nguồngốc từ dândicư đã đến từ miềnNam
nướcTàu, cũngnhư từ những đám línhviễnchinh hỗnhợp đủ các sắctộc bênTàu có
tổtiên đã bị "Hánhoá" (mà tôi gọilà "ngườiHán-tạppínlù")
trướckhi thừalệnh đến xâmchiếm vùngđất Giaochỉ.
KHI KẺ THA HƯƠNG ĐỊNH CƯ
Đasố những kẻthahương đó --
phầnlớn là những traitráng xuấtthân cùngđinhcựckhổ -- đã địnhcư vĩnhviễn ở
vùngđất mới nơiđây.
Nênnhớ là thờixưa giaothông rất khókhăn, cóngười cảđời cólẽ
chưabaogiờ rờixa quá 50 câysố khỏi làngmạc của họ, khi họ đã đếnđây rồi họ sẽ khómà
có phươngtiện để trởvề cốquốc. Saukhi địnhcư lậpnghiệp họ đã lấyvợ ngườibảnxứ
và hoànhập vào dòng "Việttộc", sanh cháu sanh chít, tấtcả dođó đều
mang họ Tàu.
CÔNG THỨC NÊN ĐƯỢC CHẤP NHẬN
Nóiđinóilại kếtluận chủyếu vẫnlà phầnlớn dânViệtnam chúngta ngàynay
là hậuduệ của dânbảnxứ đã hoàchủng với những ngườiTàu
("ngườiHán-tạppínlù") đến vùngđất nầy ròngrã từ hơn haingàn năm
đỗlạiđây, tínhluôn thờiđiểm kểtừkhi nướcViệt giànhđược độclập từ năm 936, và
nhưvậy DÂNTỘC VIỆTNAM đã thựcsự thànhhình như ta thấy ngàynay là cái TỔNGTHỂ
HOÀHỢP CHỦNGTỘC CỦA "THỔDÂN" VÀ NGƯỜIĐẾNSAU TỪ PHƯƠNGBẮC trong suốt
mộtngàn năm Bắcthuộc và của những triềuđại tiếptheo sauđó.
Hãy sosánh cái "melting pot" của
nướcMỹ, hay đúnghơn là của các nước NAMMỸ, vì ta cóthể nhậnthấy môhình chủngtộc
của phầnđông dânsố các nước châuMỹLatinh sau chỉ 300 năm bị người Tâybannha
thốngtrị và đồnghoá, thànhphần "Hispanic" (dânbảnxứ hợpchủng với
ngườiTâybannha datrắng) đasố manghọ Tâybannha và nói tiếngTâybannha, còn
dânbảnđịa vẫnlà dânbảnđịa, có sựphânbiệt rõràng, và ở xứta, dânbảnđịa chínhlà
"dânThượng".
HÒA ĐỒNG VỚI NGƯỜI TÀU
GHÉT NƯỚC TÀU
Nếuthế tạisao ngườiViệt lại không "ưa" ngườiTàu? Bạn có
"ưa" ngườiTàu ở Việtnam không? Câuhỏi nầy thật khó trảlởi.
Nóiđúngra là ta khôngưa cái nướcTàu khổnglồ phươngBắc thườngxuyên
ănhiếp nướcta chứ khôngphải cánhân Hoakiều nàocả. Bằngchứng là ngườidân xứta đã
sống rất hoàđồng với nhiều cộngđồng ngườiHoa chungquanh, đasố là hậuduệ của
những người mới dicư đếnsau cở từ 500 năm đỗlại đây, đólà ngườiQuảngđông,
ngườiHẹ, ngườiHảinam, ngườiPhúckiến, và người Minhhương baogồm ngườiTriềuchâu,
mà trên thốngkê chínhthức thiểusố ngườiHoa ở Việtnam mới hơn khoảng 1 phầntrăm
dânsố.
Bởi những lýdo lịchsử, nướcViệt dườngnhư lúcnào cũng ởtrong tưthế
chuẩnbị để đốiđầu với những đedoạ uyhiếp từ anhTàu (để chỉ Trungquốc) vì anhta
quámạnh xưanay, nhấtlà vào thờiđiểm của thếkỷ 21 ngàynay. Từxưađếnnay nướcViệt
lúcnào cũng phải hoàhoãn tìmcách phòngvệ để khỏibị Bắcthuộc mộtlầnnữa.
Ngàynay nhànước ta chơi với anhTàu nhưng, dânta cũngnhư
ngườiĐàiloan, ngườiTângiaba, người Mãlai -- về mặt thờigian thì họ thuộc
thờicậnđại -- khôngai muốn trựcthuộc Trungquốc hết mặcdù thànhtố ngườiTàu ở
những xứ này rấtlà đôngđảo.
Môhình chủngtộc của Việtnam chínhlà hìnhảnh của Đàiloan sau
haingàn năm nữa, nếu xứ nầy còn tồntại như một thựcthể riêngbiệt như ta thấy
ngày hômnay, dân của xứ này sẽ không nhận họlà "ngườiTàu" mà họ sẽ tự
xem mình là dânĐàiloan (ngàynay đãthế) mặcdù thànhphần dânbảnxứ
("thổdân") Đàiloan rấtlà ít (nếu bạn sang Đàiloan và thấy rấtnhiều
người nhaitrầu bỏmbẻm khắpnơi, đólà hậuduệ của dânPhúckiến, là hậuduệ của
sắctộc ÂuViệt trong tộc BáchViệt đã hoàchủng với "ngườiHán-tạppínlù"
chứ khôngnhấtthiết phàilà "thổdân" gốc Austronesian).
CHỜ NHỮNG NGHIÊN CƯU
KHÁCH QUAN KHOA HỌC
Cóphải nói nhưvậy mọingười trong chúngta mang họ Tàu đều có tổtiên là ngườiTàu
hết à?
Trảlời thoảđáng câuhỏi nầy chưacó nghiêncứu đứngđắn nào trựcdiện
với vấnđề mộtcách kháchquan (khôngcó đầuóc thiên Tàu hoặc bài Tàu) và khoahọc
(nhưlà lập bảng môhình gene-DNA -- khônghiểusao các ông khoahọcgia nhàta vẫncòn
chưa thựchiện nổi dựán nầy -- cũngnhư đồngthời tiếnhành những nghiêncứu mớimẻ
về lịchsử cổđại của các dântộc thuộc tộc Báchviệt như đã được ghichép rảirác và
tảnmạn trong cổthư của Tàu nhưng chưacó nghiêncứu nào nhắcđến chúng,
khôngcứphải nhaiđinhailại những điều đãcósẵn từ Hoàng Lê Thôngnhất Chí, Đạinam
Sửlược, Việtnam Sửlược, v.v...)
Tómlại, dưới mắtnhìn của tôi, ngườiViệt của nướcViệt ngàynay
chínhlà hậuduệ của một tổngthể thànhtựu và kếttủa từ đám cháuchít của dânbảnđịa
-- tính luôncả những nhóm đã bị hoàchủng hoàntoàn trướcđó -- họ là những
ngườigốctàu đã hoàntoàn "Annamhoá" từ nhiềuđời liêntục trongsuốt hơn
haingàn năm trước và đã trởthành "ngườiKinh" hay
"dântộcKinh". Trong thờiđại ngàynay cứ đơngiản nhìn quanh bạn
những ngườiquenbiết là bạn thấyngay tỷlệ Tàu/Việt khácao, đólà chưakể những
người gốcTàu đã hoàntoàn Việthoá.
Thídụ, bênngoại của tôi, nguyên cũng là người gốc Hảinam và ôngngoại
tôi vẫncòn nói trọtrẹ tiếngViệt, nhưng nay tấtcả giađình phía cậudì cùng
anhemcậumợ đều đã trởthành ngườiViệtnam 100 phầntrăm, và dĩnhiên là cái họ Diệp
chưahề bị thayđổi.
Còn "ngườiThượng", họ là ai? Họ chínhlà những ngườidân
bảnđịa bị đẩylên vùng miềnthượngdu (tổtiên của Mạc Đặng-Dung là người cóthể
thuộc dântộcTày -- Dai, Tai, Thai -- mà có sách gọilà dântộcĐản thờicổđại),
trongsốđó cócả "ngườiMường" (gầngũi với ngườiViệtnhất, và Vua Lê Lợi
cóthể là người gốcMường) là nhữngngười bấthợptác với những ngườichủ mới trên
đấtđai của họ, là giaicấp thốngtrị của nhàHán bắtđầu trướchơn thuở vùngđất
Giaochỉ được đổitên thành Giaochâu vàokhoảng năm 197.
Dođó từ câuchuyện nguồngốc họ P. của tôi và họ Diệp bênngoại tôi, nói thêm
dămbacâu nhànđàm về họ Huỳnh của bạn, rồi nếu có tán thêm về họ Khổng, họ Đỗ,
họ Võ, họ Cao, họ Đoàn, họ Trịnh, họ Lâm, họ Lê, họ Lưu, họ Phạm, v.v..
cuốicùng kếtluận tấtcả vẫn đềulà những họ Tàu.
BẰNG CHỨNG NGÔN NGỮ
Sởdĩ tôi dàidòng nhưvậy vì vấnđề ngônngữ và dântộc đều có mốiquanhệ
mậtthiết vớinhau, vídụ, sự táchrời ngườiKinh và ngườiMường từ ngườiViệtcổ bảnxứ
giốngynhư sựtáchrời của tiếngViệt ra khỏi ngữchi Việt-Mường.
Thựcra nhậnthức này chỉ
nảysinh trong tôi sau những cốgắng truytìm nguồngốc tiếngViệt, cụthể hơn, đólà
từnguyên tiếngViệt có gốcHán.
Tôi nhậnthấy sự hìnhthành
dântộc Việtnam và tiếngViệt có rấtnhiều điểmchung, đólà cáinền BáchViệt, còn
cụthể thì tôi vẫn chưabiết cái nềnnguyênsinh (aborginal stratrum) của LạcViệt
tiếpcận với thànhphần sắctộc thiểusố nào ngàyxưa để bắt câycầu nối bị đứtđoạn
bắtđầu từlúc dân LạcViệt saukhi đã trảiqua hết sự caitrị của 18 đời Hùngvương
-- kéodài tốiđa là 500 năm, tuổithọ thờiđó khôngcao -- tìnhhình ở xứ Giaochỉ
thờibấygiờ đã rasao trướckhi hoànhập vào nước NamViệt của Triệu Đà?
Đám dânbảnxứ có ngónchân giaonhau đã biệtdạng chốnnào khi nhàHán
đến caitrị xứ nầy? "50 con lênnúi?" Dântộc đó cólẽ phải biết
trồnglúa, ăntrầu, nhuộmrăng, xâmmình, đánhcá, luyệnđồngthau, đúc trốngđồng,
v.v... tuỳtheo thờiđiểm và khônggian mà ta xácđịnh là muốn bắtnguồn vùng Hồnam
Độngđìnhhồ hay chỉ tính từ vùng Châuthổ Sông Hồng, mà ở cả hai vùng đều cómặt
những người thuộc sắctộc Môn (thuộc Mon-Khmer) vì trong tiếngViệt đã giữlại
những dấuấn đángkể vì ngoài sự vaymượn từvựng do sựgiaotiếp ra còn phải có mối
liênhệ cậtruột nàođó trướckhi ngườiHán tới.
Bànđến vấnđề ngônngữ, sự hìnhthành một dântộc thường điđôi với sự hìnhthành
tiếngnói của dântộc đó. Những yếutố cấuthành tiếngViệt hiệnđại, trong quátrình
pháttriển, yếutố mạnh sẽ lấnát những yếutố yếu.
Dođó, nghiêncứu về nguồngốc dânViệt cầnphải có sựhỗtrợ của những
thànhquả nghiêncứu về tiếngViệt.
Và ngượclại đốivới tộcHán cũng thế vì ngườita cũng đã tìmthấy rất
nhiều dấuvết từ "BáchViệt" trong tiếngHán (như yếutố Mon-Khmer trong
tiếngViệt).
Bàiviết nầy chẳng phảilà bài nghiêncứu về Việtngữ chonên những
kếtluận vắntắt nêura ởđây là hệluận rúttỉa từ những nghiêncứu của vấnđề đó
màra.
Tuy những nhàngữhọc Tâyphương ngàynay -- theo thiểný, có điều
phiếndiện và thiếu "ngữcảm", tuylà "Tây" nhưng
khôngnhấtthiết mấy ổng đúng vì đasố dựavào thôngtin do "informants"
hay "thôngdịchviên" cungcấp, sửdụng côngcụ ngữhọc ẤnÂu mộtcách máymóc
và cứngnhắc cũngnhư không "master" ngônngữ liênhệ mà họ nghiêncứu --
đều kếtluận là tiếngViệt có nguồngốc NamÁ (Austroasiatic, aka
"Báchviệt") thuộc ngữhệ Mon-Khmer, ngữchi Việt-Mường pháttriển từ
tiếngViệtcổđại, haylà "Vietic".
Trong tiếngViệt hiệnđại tấtcả những thànhtố tiếngHán cổđại và
hiệnđại đều hiệndiện rõnét và được sửdụng tíchcực, nhấtlà vềmặt từvựng, baogồm
luôn những từ cănbản, trongkhiđó tiếngViệt lại cáchxa rấtnhiều với những
ngônngữ thuộchệ Mon-Khmer. Dùlà trong bấtcứ ngônngữ nào trên thếgiới ngàynay
đều có những yếutố vaymượn ngoạilai, nhưng những từ cơbản dùng trong sinhhoạt
hằngngày cũngnhư những kháiniệm để chỉ nhự sựvật và hiệntượng xungquanh ítkhi
cósự vaymượn.
Dođó sựtươngđồng của những từ cơbản này trong tiếngViệt với nhiều
phươngngữ tiếngHán cho thấy mốiquanhệ của chúng không chỉ đơngiản là sựvaymượn
thuầntuý mà cóthể có mốibànghệ vì lýdo cả hai dântộc Hán và Việt, nhưđãkểtrên,
hìnhthành do sựhoàchủng lẫnnhau. Sựkiện nầy chora kếtquả phảnánh rõnét trong
hầuhết các phươngngữ tiếngHán và tiếngViệt. Giốngnhư vềmặt dòngmáu sắctộc, càng
tiến về phươngNam, yếutố "Hán-phươngBắc" loãngdần và yếutố
"bảnđịa-phươngNam" đậmlên.
Cách sửdụng từvựng ở miềnBắc Việtnam chođến ngàynay vẫncòn bị
ảnhhưởng tiếngHán, cả cổđại và hiệnđại, mộtcách mạnhmẻ trongkhi tiếng miềnNam
biếnâm và kếtnạp nhiều ngữtố bảnđịa, thídụ "lợn" (HánViệt
"độn") đốilập với "heo" (HV "hợi"), ngan | ngỗng,
giời | trời, giăng | trăng, bố | tía, mợ | mẹ, xơi | ăn, tiểu | đái, đéo | đụ
... chodù trong tiếngNam vẫn còn lưugiữ những âmvị cổ như Việt |
"Jiệt", vô | "dô"...
Đồngý là sốđếm "một" đến "năm" trong tiếngViệt
đồngnguyên với các thứ tiếng Mon-Khmer, nhưng khôngcó ôngTây nào biết
"bánhchưng", "bánhdày", "dưahấu",
"đậuphụng", "bắp", "chảlụa", "ruốc"...
đều đồngnguyên với tiếngHán.
Câuhỏi đặtra ởđây là nếu
trên 90 phầntrăm từvựng trong tiếngViệt có mốiquanhệ trựctiếp với tiếngHán,
thànhphần dânViệt cóphải có cùng tỷlệ?
KẾT LUẬN
Tôi khôngnghĩ là có nhiều
ngườiViệtnam hiểurõ nướcTàu và ngườiTàu như tôi đã trìnhbày, ở mỗi thờiđại
ngườiHán mỗi khác, và đasố những cáinhìn hạnhẹp nôngcạn của những tay
kỳthịchủngtộc nàynọ chỉ lặpđilặplại những quanđiểm và cáinhìn của những những
tay kỳthịchủngtộc khác.
Và đâylà bàiviết để những ngườiđó hiểu sâuhơn chútnữa nếu họ chịu
suygẫm về những luậnđịnh của tôi. Nếu không biết địch là gì và cũng chẳng biết
ta là ai luôn, lúc đụngtrận bị thua là cáichắc.