VƯƠNG-TRÍ-NHÀN

Mục lục một cuốn sách Quốc văn lớp 12 ở miền Nam trước 1975


Trong thời gian vào Sài Gòn mấy năm 2012 – 2016, khi ghé lại nhiều hiệu sách cũ. ngoài những mục đích thông thường, tôi có đặc biệt chú ý tìm tới các loại sách giáo khoa văn học được sử dụng ở nhà trường miền Nam trước 1975.
Tôi sẽ dành một dịp khác để miêu tả qua các loại sách này.
Hôm nay tôi tạm giới thiệu một cuốn trong đó là cuốn Quốc văn lớp 12 ABCD của một nhóm giáo sư Quốc văn do nhà Trường Thi xuất bản. 
Sau đây là phần lời tựa của tập sách, phần Chương trình quốc văn lớp 12 CD và phần mục lục của sách.





TỰA

Chương trình môn Quốc văn lớp 12 ABCD đã được Bộ Văn hóa Giáo dục và Thanh niên ban hành ngày 29 tháng 6 năm 1974.
Chương trình gồm có hai phần : phần lý thuyết và phần thực hành.
Qua phần lý thuyết chúng ta nhận thấy ngay tính cách tổng hợp của nó, mục đích để các học sinh khi học hết cấp Trung học có thể hiểu thấu được các tác giả và các tác phẩm đã học từ lớp 6 đến lớp 11.
 Việc soạn thảo một quyển sách Quốc văn cho lớp 12 như vậy cũng phải đi theo đúng đường hướng đó, nghĩ là phải làm sao cho các học sinh hiểu rõ được các tư tưởng lớn trong văn chương Việt Nam từ tinh thần dân tộc đến đến các ảnh hưởng của Nho, Phật và Lão giáo ở Đông Phương và các ảnh hưởng tư tưởng lãng mạn, tự do dân chủ cùng Thiên chúa giáo ở Tây phương.
Đồng thời với việc chứng minh các ảnh hưởng ấy, các học sinh cũng cần phải biết rõ lược sử tiến trình của thi ca, báo chí và tiểu thuyết Việt Nam để nhận định lấy những đường hướng phải theo trong công cuộc tiến hóa chung của nền văn học.
Với một chương trình có tính cách bao quát như vậy thì việc soạn thảo sách giáo khoa lại càng khó khăn và đòi hỏi ở những người viết một quan điểm vững vàng về toàn bộ Văn học sử Việt Nam.
Nhóm Giáo sư Quốc văn chúng tôi sau khi đã thảo luận kỹ càng về từng chi tiết của chương trình và cân nhắc sự quan trọng của mỗi đề tài đã phân chia phần soạn về lý thuyết và thực hành cho mỗi người tùy theo khả năng và kinh nghiệm.
Những tiêu chuẩn chúng tôi đã theo để soạn cuốn giáo khoa này là:
-         Sát đúng tinh thần chương trình
-         Đầy đủ chi tiết cần thiết
-         Gọn gàng, dễ hiểu
-         Thích hợp với lối thi trắc nghiệm
Mặc dầu đã chuẩn bị tài liệu từ lâu và chúng tôi rất thận trọng khi biên soạn nhưng e rằng khó tránh khỏi những sơ xuất.
Chúng tôi ước mong sẽ được các bạn đồng nghiệp vui lòng giúp thêm cho ý kiến để cuốn sách sẽ được hoàn bị hơn.
Đối với các anh chị em học sinh và các bạn tự học, chúng tôi thành thực ước mong quyển sách này, cũng như tập trắc nghiệm tiếp theo, sẽ giúp các anh chị em đạt được kết quả tốt trong việc học cũng như trong việc thi.
Đó thực là những điều chúng tôi rất kỳ vọng.
CÁC SOẠN GIẢ







CHƯƠNG TRÌNH QUỐC VĂN
Lớp 12-CD
3        giờ mỗi tuần
-         Lý thuyết : 2 giờ
                                                     -   Thực hành : 1 giờ
I – PHẦN LÝ THUYẾT:
A.   Các tư tưởng lớn trong văn chương Việt Nam
1.     Tư tưởng thuần túy dân tộc trong văn chương bình dân.
2.     Tư tưởng bắt nguồn từ Đông phương
a)     Ảnh hưởng Nho giáo
b)    Ảnh hưởng Phật giáo
c)     Ảnh hưởng Lão giáo
3.     Tư tưởng bắt nguồn từ Tây phương
a)     Ảnh hưởng của tư tưởng lãng mạn
b)    Ảnh hưởng của tư tưởng tự do dân chủ
c)     Ảnh hưởng của Thiên chúa giáo
B.    Lược sử vài bộ môn văn học
1.     Lược sử thi ca Việt Nam
2.     Lược sử báo chí Việt Nam
3.     Lược sử tiểu thuyết Việt Nam
II – PHẦN THỰC HÀNH
A.   Luận văn
1.     Phương pháp nghị luận văn học liên quan đến các vấn đề nêu trong phần lý thuyết.
2.     Hướng dẫn học sinh nghiên cứu một vấn đề văn học và viết một bài tiểu luận về vấn đề này.
B.    Trần thuyết
Chọn một số tác phẩm để trần thuyết.

Lớp 12-AB
2 giờ mỗi tuần
-         Lý thuyết : 1 giờ
-         Thực hành : 1 giờ
Giống như chương trình Quốc văn lớp 12-CD nhưng khái quát hơn
                                                  ---------------


MỤC LỤC
TỰA
Chương trình Quốc văn lớp XII
PHẦN MỞ ĐẦU
Đại cương văn học Việt Nam
PHẦN THỨ NHẤT
CÁC TƯ TƯỞNG LỚN TRONG VĂN CHƯƠNG VIỆT NAM

Thiên thứ nhất
Tư tưởng thuần túy dân tộc trong văn chương bình dân
Chương 1: Khái niệm về tinh thần dân tộc
Chương 2: Đặc tính của tư tưởng thuần túy dân tộc
I.                   Ý thứ quốc gia
II.                Tinh thần trào lộng
III.             Quan niệm xử kỷ tiếp vật
Thiên thứ hai
Tư tưởng bắt nguồn từ Đông phương
Chương 1: Ảnh hưởng Nho giáo
I.                   Lược giảng Nho giáo
II.                Ảnh hưởng Nho giáo trong văn chương
1.     Đoạn trường tân thanh
2.     Lục Vân Tiên
3.     Thi văn Nguyễn Công Trứ
Chương 2: Ảnh hưởng Phật giáo
I.                   Lược giảng Phật giáo
II.                Ảnh hưởng Phật giáo trong văn chương
1.     Cung oán ngâm khúc
2.     Quan âm Thị Kính

Chương 3: Ảnh hưởng Lão giáo
I.                   Lược giảng học thuyết Lão Trang
II.                Ảnh hưởng Lão Trang trong văn chương
1.     Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm
2.     Bích câu kỳ ngộ
Thiên thứ ba
Tư tưởng bắt nguồn từ Tây phương
Chương 1: Ảnh hưởng của tư tưởng lãng mạn
I.                   Lược giảng tư tưởng lãng mạn
II.                Những đặc tính của văn chương lãng mạn
III.             Ảnh hưởng của tư tưởng lãng mạn trong văn chương Việt Nam
1.     Tố tâm của Hoàng Ngọc Phách
2.     Hồn bướm mơ tiên của Khải Hưng
3.     Thợ say của Vũ Hoàng Chương
Chương 2 : Ảnh hưởng của tư tưởng tự do dân chủ
I.                   Lược giảng về tự do dân chủ
II.                Ảnh hưởng của tự do dân chủ
A.   Với phái cựu học
B.    Với phái tân học
1.     Phan Chu Trinh : Quân trị và dân trị chủ nghĩa
2.     Nguyễn An Ninh: Cao vọng của thanh niên
3.     Nhất Linh : Đoạn tuyệt
Chương 3 : Ảnh hưởng Thiên chúa giáo
I.                   Lược giảng về Thiên chúa giáo
II.                Ảnh hưởng Thiên chúa giáo trong văn chương
Thơ Hàn Mặc Tử

PHẦN THỨ HAI
LƯỢC SỬ VÀI BỘ MÔN VĂN HỌC
Thiên thứ nhất
Chương 1 : Thơ truyền khẩu
I.                   Nguồn gốc
II.                Tiến trình thơ truyền khẩu
Chương 2 : Thi ca bằng chữ viết
                    Tiến trình :
1.     Lục Bát
2.     Song thất lục bát
3.     Thơ Đường
4.     Hát nói
5.     Thơ mới
6.     Thơ tự do
Thiên thứ hai
Lược sử báo chí Việt Nam
I.                   Định nghĩa và phân loại
II.                Tiến trình
1.     Thời kỳ phôi thai : 1865 – 1907
2.     Thời kỳ phát triển : 1907 – 1932
3.     Thời kỳ trưởng thành : 1932 – 1945
Thiên thứ ba
Lược sử tiểu thuyết Việt Nam
I.                   Định nghĩa và phân loại
II.                Tiến trình
A.   Truyện Nôm
B.    Tiểu thuyết bằng quốc ngữ
1.     Thời kỳ phôi thai : 1913 – 1925
2.     Thời kỳ phát triển : 1925 – 1932
3.     Thời kỳ toàn thịnh : 1932 – 1945
a)     Giai đoạn 1 : 1932 – 1939
b)    Giai đoạn 2 : 1939 – 1945




PHẦN THỨ BA
TRẦN THUYẾT
Sơ lược về trần thuyết
1.     Ngọn cỏ gió đùa : Hồ Biểu Chánh
2.     Bướm Trắng : Nhất Linh
3.     Tắt đèn : Ngô Tất Tố
4.     Mấy vần thơ : Thế Lữ


NGUYÊN TẮC CHÁNH TẢ ĐÃ DÙNG TRONG SÁCH
1.     Các âm và các thanh đều được phân biệt kỹ càng
2.     Các danh tự chung kép đều có gạch nối
3.     Các danh tự riêng được viết chính xác để dễ phân biệt:
A.   Về nhân danh:
Tên : Nguyễn Du, Nguyễn Huệ, Nguyễn Công Trứ
Hiệu : Tố Như, Sào Nam, Nhất Linh
Tước : Ôn Như Hầu, Hoài Văn Hầu
Niên hiệu : Gia Long, Bảo Đại
Chữ đệm :
_ Mạnh  : Chu Mạnh Trinh
_ Trọng  : Trần Trọng Kim
_ Quí      : Nguyễn Quí Tân
_ Bá        : Cao Bá Quát
_ Thúc    : Huỳnh Thúc Kháng
_Văn       : Nguyễn Văn Vĩnh
_ Đình     : Nguyễn Đình Chiểu
_ Gia        : Nguyễn Gia Thiều
B.    Về địa danh :
Tên nước : Việt Nam, Trung Hoa, Ý Đại Lợi, Gia Nã Đại
Tên tỉnh   : Biên Hòa, Bắc Ninh




CÁC SÁCH BÁO CHÍNH ĐÃ DÙNG ĐỂ THAM KHẢO
Tự điển
Đào Duy Anh                                             Hán Việt tự điển
Khai Trí Tiến Đức                                      Việt Nam tự điển
Nguyễn Quảng Tuân                                  Giản yếu Chánh tả tự vị


Sách Việt ngữ
Dương Quảng Hàm                                    Việt Nam văn học sử yếu
Hoài Thanh – Hoài Chân                            Thi nhân Việt Nam
Huỳnh Văn Tòng                                        Lược Sử báo chí Việt Nam
Hà Như Chi                                                Một thời lãng mạn trong thi ca Việt Nam
Hồ Thích                                                     Lược sử triết học Trung Quốc
Huỳnh Văn Minh dịch
Kim Định                                                    Cửa Khổng
Lâm Ngữ Đường                                         Nhân sinh quan và thơ văn Trung Hoa
Nguyễn Hiến Lê dịch
Lê Hữu Mục                                                Thân thế và sự nghiệp Nhất Linh
Nguyễn Khuê                                               Chân dung Hồ Biểu Chánh
Nguyễn Ngu Í                                              100 năm báo chí
                                                                      Lão tử Đạo đức kinh
Nguyễn Duy Cần                                          Trang tử Nam hoa kinh
                                                                      Lão Tử tinh hoa
                                                                     Trang Tử tinh hoa
Nguyễn Văn Trông                                      Tin mừng cứu độ
Nghiêm Toản                                                Việt Nam văn học sử yếu
Phạm Quỳnh                                                 Thượng chi văn tập
Phạm Thế Ngũ                                      Lịch sử văn học Việt Nam tân biên giản ước
Phan Bội Châu                                      Khổng học đăng
Phùng Hữu Lan                                     Đại cương triết học sử Trung Quốc
Nguyễn Văn Dương dịch
Phương Lan Bùi Thế Mỹ                       Nguyễn An Ninh

Thái Văn Kiểm                                      Một thi hào Việt Nam
                                                               Hàn Mặc Tử
Thanh Lãng                                            Văn chương bình dân
                                                               Văn chương chữ Nôm
Thích Thiện Hoa                                    Phật học phổ thông
Trần Thanh Mại                                     Thân thế và thi văn Hàn Mặc Tử
Trần Văn Hiến Minh                              Thân thế Đức Ki-tô
Trần Trọng Kim                                     Nho giáo
                                                               Việt Nam sử lược
Trương Tửu                                            Kinh thi Việt Nam
                                                               Thơ Việt Nam hiện đại
Vũ Đình Liên, Lê Thước, Đỗ 
Đức Hiếu, Huỳnh Lý, Trương Chính,    Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam
Lệ Trí Viễn
Vũ Ngọc Phan                                       Nhà văn hiện đại

Sách ngoại ngữ

Bùi Xuân Bào                                        Le roman vietnamien contemporain
Bynner, Witter                                       The way of life according to Lao Tzu
Castex (P) et Surer (P)                           Manuel des études littéraires francaises
Creel H.G/                                             La pensée chinoise
Flutre                                                     Le romantisme
Lagarde (A) et Michard (L)                  Les grands auteurs francais
Lalou (René)                                         Histoire de la poésie francais
Phạm Thị Ngoạn                                   Bulletin de la Société des Etudes
                                                              Indochinoises, Introduction au Nam phong
Trương Khởi Quân                               Lão tử triết học (Hong Kong)
Van Tieghem Paul                                 Le romantisme dans la littérature européenne












Please Select Embedded Mode For Blogger Comments

Mới hơn Cũ hơn