VƯƠNG-TRÍ-NHÀN

Hai lá thư về văn học ( 1)


Khoảng mươi năm trước, qua giới thiệu của bạn Minh Hà, tôi có trao đổi với  Linh B.,
một sinh viên Mỹ về một số vấn đề trong văn học Việt Nam.
 Sau đó Linh có viết cho tôi hỏi thêm vài điều.
Tôi đẫ nhân đó nêu vài vấn đề văn học VN mà tôi hằng quan tâm.
Hôm nay đây chín năm sau, xin trình ra với bạn đọc 

Thư của  Linh vốn viết không dấu. Tôi chỉ đánh dấu lại , ngoài ra  
giữ đúng  như nguyên bản mà tôi đưa ở dưới.


Xin chào bác Nhàn ạ,

Cháu xin cảm ơn bác nhiều lắm đã gặp và nói chuyện với cháu cách đây mấy tuần rồi. Từ hôm đó cháu được suy nghĩ nhiều về tất cả mà bác nói với cháu. Sự quan điểm của bác về văn học, văn hóa, lịch sử và xã hội Việt Nam rất quan trọng đối với cháu. Nhờ bác, cháu định tập trung về đề tài “giao lưu văn hóa giữa người Việt và người nước ngoài,” như bác đã nói. Cháu định đọc hai quyển Đi tây đi tàu và Pháp du hành trình nhật ký được bác biên soạn, còn nếu bác khuyên cháu nên đọc tác phẩm nào nữa, xin bác cho cháu biết ạ.
Sau khi về nhà cháu lên mạng đọc mấy cuộc phỏng vấn với bác và vài bài viết trên blog của bác. Bây giờ cháu mới hiểu được rõ hơn sự quan điểm của bác là thế nào. Còn cháu thấy quan điểm này rất hay. Hàng ngày cháu đọc hai tờ báo Tuổi Trẻ và Thanh Niên, và cháu thấy ngày càng buồn bã hơn, sợ hãi hơn.
Nhật ký của Phan Bội Châu cũng gây ấn tượng đối với cháu ở chỗ ông viết về sự cảm giác của ông trước mắt nền văn minh của người Nhật Bản. Các thảo luận gần đây trên báo chí về “văn minh đô thị” cũng làm cháu nhớ sự nhận xét của ông về xã hội VN hồi đó.
Cháu cũng nhớ một câu văn của (nếu nhớ đúng) Vũ Bằng muốn nói, “Chúng ta đang và đã mất cái gì mà chính chúng ta không biết là gì”. Cháu thấy sự cảm giác này ở nhiều tác phẩm VN được xuất bản mấy năm gần đây. Cháu định viết về những tác giả cùng thế hệ của cháu, tức là những người được sinh vào mấy năm cuối cùng của chiến tranh, thế hệ 6X, 7X. Dù không có kinh nghiệm trực tiếp của chiến tranh, hoặc là không nhớ kinh nghiệm đó, nhưng chúng cháu vẫn bị thời chiến tranh và hậu chiến tranh ảnh hưởng, thậm chí chính chúng cháu không biết sự ảnh hưởng là gì, ở đâu. Văn chương của Trần Nhã Thụy, Nguyễn Danh Lam, Nguyễn Vĩnh Nguyên, Phan Thị Vàng Anh, biểu lộ sự ảnh hưởng này.
Ở Mỹ, người ta thường đặt câu hỏi, khi biết cháu đang học văn học VN, “Mình nghe nói về Truyện Kiều, đã đọc một vài quyển của Dương Thu Hương (bản dịch), ngoài đó văn học VN là gì thế? Thế hệ hậu chiến tranh có nghĩ về gì, đang làm gì, muốn làm gì? Viết văn thế nào?” Cháu định trả lời bằng bài luận án của cháu về những tác phẩm của những tác giả trên, và cháu hy vọng việc này sẽ có ích cho độc giả Mỹ nếu không có ích cho người Việt Nam.
Cảm ơn bác nếu có chịu đọc đến đây. Nếu bác có thời gian để tìm tên của bài tùy bút của Nguyễn Tuân thì cháu rất vui.
Xin mong bác và cả gia đình bác hạnh phúc, khỏe mạnh.
Cháu L.


Xin chao bac Nhan a,

Chau xin cam on bac nhieu lam da gap va noi chuyen voi chau cach day may tuan roi. Tu hom do chau duoc suy nghi nhieu ve tat ca ma bac noi voi chau. Su quan diem cua bac ve van hoc, van hoa, lich su va xa hoi Viet Nam rat quan trong doi voi chau. Nho bac, chau dinh tap trung ve de tai "giao lưu văn hóa giữa người Việt và người nước ngoài," nhu bac da noi. Chau dinh doc hai quyen Di Tay di tau va Phap du hanh trinh nhat ky duoc bac bien soan, con neu bac khuyen chau nen doc tac pham nao nua, xin bac cho chau biet a.

Sau khi ve nha chau len mang doc may cuoc phong van voi bac va vai bai viet tren blog cua bac. Bay gio chau moi hieu duoc ro hon su quan diem cua bac la the nao. Con chau thay quan diem nay rat hay. Hang ngay chau doc hai to bao Tuoi Tre va Thanh Nhien, va chau thay ngay cang buon ba hon, so hai hon.

Nhat ky cua Phan Boi Chau cung gay an tuong doi voi chau o cho ong viet ve su cam giac cua ong truoc mat nen van minh cua nguoi Nhat Ban. Cac thao luan gan day tren bao chi ve "van minh do thi" cung lam chau nho su nhan xet cua ong ve xa hoi VN hoi do.

Chau cung nho mot cau van cua (neu nho dung) Vu Bang muon noi, "Chung ta dang / da mat cai gi ma chinh chung ta khong biet la gi." Chau thay su cam giac nay o nhieu tac pham VN duoc xuat ban may nam gan day. Chau dinh viet ve nhung tac gia cung the he cua chau, tuc la nhung nguoi duoc sinh vao may nam cuoi cung cua chien tranh, the he 6X, 7X. Du khong co kinh nghiem truc tiep cua chien tranh, hoac la khong nho kinh nghiem do, nhung chung chau van bi thoi chien tranh va hau chien tranh anh huong, tham chi chinh chung chau khong biet su anh huong la gi, o dau. Van chuong cua Tran Nha Thuy, Nguyen Danh Lam, Nguyen Vinh Nguyen, Phan Thi Vang Anh, bieu lo su anh huong nay.

O My, nguoi ta thuong dat cau hoi, khi biet chau dang hoc van hoc VN, "Minh nghe noi ve Truyen Kieu, da doc mot vai quyen cua Duong Thu Huong (ban dich), ngoai do van hoc VN la gi the? The he hau chien tranh co nghi ve gi, dang lam gi, muon lam gi? Viet van the nao?" Chau dinh tra loi bang bai luan an cua chau ve nhung tac pham cua nhung tac gia tren, va chau hy vong viec nay se co ich cho doc gia My neu khong co ich cho nguoi Viet Nam.

Cam on bac neu co chiu doc den day. Neu bac co thoi gian de tim ten cua bai tuy but cua Nguyen Tuan thi chau rat vui.

Xin mong bac va ca gia dinh bac hanh phuc, khoe manh.

chau L.

   

Thư trả lời
Cháu L.
    Đoạn văn của Nguyễn Tuân đầy đủ như sau:
 “Sớm nay, tâm trạng tôi lúc nằm nhàn tưởng ở giường với  cuốn sách mở trên ngực là tâm trạng  một người đang vui sống, vui đến nỗi  cảm thấy cái vô dụng của mọi cuộc Cách mệnh  xã hội trên thế giới. Và tính cách vô bổ của mọi thứ Tôn giáo  lúc này lại càng rõ rệt quá. Tôi huýt sáo gió. Tôi hát Tây. Tôi ngâm thơ Tầu cổ". Đây là đoạn cuối trong bài Đẹp lòng, in ở cuối tập Tuỳ bút  cuốn sách này in ở NXB Cộng Lực ở Hà Nội lần đầu năm 1941.
 Cháu có thể tìm thấy trong Nguyễn Tuân toàn tập, Nguyễn Đăng Mạnh  biên soạn, tập II, nxb Văn học 2000, tr. 565

Trước năm 2000, tức là năm 1998, bác đã sưu tầm bản gốc của mấy tập tuỳ bút của Nguyễn Tuân, in vào thành một tập, nxb Hải phòng xuất bản, mang tên Nguyễn Tuân -- Tuỳ bút viết trước 1945
Bài Đẹp lòng cũng đã in trong sách này
 Đoạn văn trên ở trang 174.
 Chú ý là trong đoạn này hai chữ Cách mệnh và Tôn giáo, Nguyễn Tuân  đều viết hoa.

***

Lá thư của cháu hôm nay làm bác hiểu cháu hơn.
Theo bác, cái cần thiết nhất cần tập trung nghiên cứu lúc này là đời sống tinh thần của con người VN.

1/-- Trước tiên cần nghiên cứu bộ mặt hôm nay của nó.
 Đó chính là cái đề tài mà cháu đang theo đuổi.
Bác không rõ  cháu lấy câu của Vũ Bằng ở đâu, nhưng câu đó nói rất đúng cái tình thế của con người VN sau chiến tranh.

Chiến tranh làm cho con người trở nên càn rỡ,  triết lý sống của họ lúc này là " bạo lực trên hết". Đời sống tinh thần họ cùn mòn đi, nghèo nàn đi. Lớp trẻ ở VN đang trong tình trạng thoái hoá
 nếu cháu đọc bác hẳn thấy đây đó bác đã nói  xã hội VN như một rừng cỏ gianh,

Bác muốn khuyên  cháu khi  đọc các tác giả trẻ VN, nên lấy đây là tiêu chuẩn. Tức là xem xem  mỗi người  trong họ biểu hiện cái tư tưởng này như thế nào.
 Bác tin rằng các bạn bên Mỹ cũng nên đọc văn học VN theo hướng này.

2/ Muốn biết một người nghèo đi ra sao, phải hiểu họ đã từng giàu có ra sao
Muốn biết một người đã thô lỗ tầm thường đi, phải hiểu họ từng tinh tế và sâu sắc ra sao.

 Theo bác để hiểu lớp trẻ VN  hiện nay, cháu phải trở lại với văn học tiền chiến.
 Không phải ngẫu nhiên mà bác đã nói đến Nguyễn Tuân. Nguyễn Tuân  chính là người nói được cái phong phú của tâm hồn VN, đúng hơn, một trình độ làm người của người VN khi bước vào xã hội hiện đại (tức là trong thế kỷ XX)

Tiếc là, ở VN  cho đến nay, người ta không khai thác văn học tiền chiến theo hướng này.
Bác cũng chưa làm  được gì nhiều.
Nhưng Nguyễn Tuân, với bác chính là một điểm đối chiếu mà nghiên cứu về cái gì thì cũng  phải để một phần thời gian quay về với ông Nguyễn
 bác có viết một ít bài về Nguyễn Tuân, cháu nếu thấy cần thử tìm xem (một tác giả khác bác cũng đã khai thác theo hướng này  là Thạch Lam)

3/ Đào sâu  thêm một tầng nữa, tại sao người Việt ở vào trạng thái như hiện nay
phải trở về với nguồn gốc của họ
 sự hình thành  họ như những chủ thể văn hoá.


Bác có  trong nhà bản tiếng Nga của cuốn  Bông cúc và thanh kiếm (The Chryanthemum and the Sword)
bác ao ước ai đó phải viết về người VN như bà  tác giả này viết về người  Nhật.

 Mọi người nghiên cứu văn học VN phải xuất phát từ sự hiểu biết tổng quát về văn hoá VN -- đó chính là điều bác đề nghị với cháu hôm trước

4/ Bây giờ mới trở lại với vấn đề cháu nêu lên lúc đầu
 Ở VN người ta chỉ  nghiên cứu văn hoá VN bằng cách đi thẳng vào đối tượng. Và kết quả thì nghèo nàn như cháu thấy .

 Bác tự xác định: muốn hiểu người VN, phải qua so sánh đối chiếu.

Lâu nay bác rất đau đầu vì chuyện này, vì nếu đi theo hướng này phải làm việc rất nhiều
Phương châm chỉ đạo bác là qua tiếp xúc với người mà hiểu thêm mình.

 Hơn thế nữa một điều kinh khủng hơn, là nếu trở lại với nguồn gốc thì cái phần " bản địa" của người Việt lại rất mỏng và nhiều phần non kém
Rất nhiều thứ  người Việt có hôm nay là do từ nước ngoài  (Trung Hoa, Tây phương) mang lại
Hẳn cháu cũng biết một hướng suy nghĩ như thế này ở VN  gây phiền phức cho nhà nghiên cứu,
 Nhưng khốn khổ là bác không từ bỏ nổi.

 Sau buổi nói chuyện hôm nọ có vẻ như cháu cũng thấy đó sẽ là một hướng làm việc cần thiết?
Cháu cũng muốn đi theo hướng đó chăng?
Nhưng hẳn cháu thừa biết là con đường này vất vả lắm.

***
Bác có cảm tưởng là sau buổi nói chuỵện hôm trước, cháu thấy chia sẻ với bác nhiều điều
 Chính bác cũng đang phải mầy mò tìm kiếm
 Bác rất cần người đối thoại.

 Ngay lá thư cháu gửi cho bác đối với bác cũng là bất ngờ, cháu đã khái quát  khá nhanh và đọc thêm được khá nhiều
  Nhờ cháu mà bác phác ra được cái sườn của công việc nghiên cứu  như vừa trình bày ở trên.

Có thể  viết  cho bác mọi điều cháu đang nghĩ. Nên viết bằng thứ chữ Việt có dấu, vì  nhờ thế dễ đọc hơn.

**
 Cháu  nói rằng cách nghĩ của bác gần với cách nghĩ của ông già cháu,-- một người làm nghề nghiên cứu về môi trường(?)
Điều này khiến bác rất thú vị.
 Cháu hãy nói thêm về điều này cho bác nghe đi.


VTN

(CÒN TIÊP)

Please Select Embedded Mode For Blogger Comments

Mới hơn Cũ hơn