Thư trả lời thứ hai (chưa tìm ra thư Linh gửi)
Cháu Linh
Suốt tháng qua bác bận một ít việc nhà và lo viết một bài về trí thức VN, nay đã tạm xong mới viết thư cho cháu đươc
Về lớp thanh niên VN hiện nay -- bác nghĩ để hiểu họ và văn chương của họ, ít nhất cháu nên đọc và suy nghĩ về mấy mảng sách
Một là mảng viết về con người sau chiến tranh.
Hai là mảng viết về con người hiện đại xã hội hiện đại nói chung.
Và ba là — cái này thì hơi rộng quá, nhưng phải cố làm một cách gọn nhất -- tìm hiểu con người VN được miêu tả qua lịch sử và văn chương ra sao.
Về mảng thứ nhất
Bác có ấn tượng đặc biệt về nhứng nhân vật thanh niên trong các truyện ngắn của Hemingway.Từ chiến tranh về , họ như "chết đi một nửa đời người" . Họ sống khô cằn thụ động
Cho đến nay ở VN, người ta vẫn lảng tránh không làm công việc tìm hiểu xem cuộc chiến tranh hơn ba chục năm -- mà danh từ chính thức gọi là chiến tranh giải phóng—làm con người VN biến đổi ra sao.
Hồi chiến tranh, bác và mấy nhà văn bác quen cũng đã từng nghĩ về vấn đề này. Cảm giác chủ yếu là chiến tranh bòn rút tiêu hủy tất cả cái tốt đẹp trong con người .” Như là một ấm nước trà, chiến tranh lấy đi cái tinh hoa, để lại cái bã. Cuộc sống sau chiến tranh là cuộc sống của những con người đống bã “ .--- Đấy là cách nói của Nguyễn Minh Châu
Tiếc rằng v/đ này –một v/đ bác luôn bị ám ảnh, nhưng lại chưa viết được nhiều.
Cháu có đọc bài bác viết về Bảo Ninh trên Talawas ? Và bài về Đặng Thùy Trâm cũng trên Talawas, bài này có cái tên hơi to, Nhật ký Đặng thùy Trâm và đời sống tinh thần người Việt sau chiến tranh , còn cũng chưa nói được bao nhiêu so với những điều đáng lẽ phải nói.
Bác còn định viết tiếp về con người chiến tranh được miêu tả trong các nhà văn Sài Gòn trước 1975. Có một cuốn rất có không khí là cuốn Dấu binh lửa của Phan Nhật Nam
Có hiểu con người VN qua chiến tranh mất đi cái gì còn lại cái gì thì mới hiểu lớp trẻ hiện nay.
Ở xã hội VN tất cả không được viết ra, tâm trạng con người chỉ tạo thành một thứ vô thức tập thể và được lây truyền từ người nọ sang người kia, từ thế hệ nọ sang thế hệ kia, nó thành một thứ khí hậu xã hội
Lớp trẻ lớn lên nhập vào mình thứ khí hậu đó, bản thân họ không trực tiếp sống chiến tranh , nhưng họ nhận lấy từ trong cách sống cách suy nghĩ quan niệm cuộc đời của lớp người từ chiến tranh về và họ trình bày ra dưới cái dạng thô thiển của nó.
Về mảng thứ hai
Tuy về căn bản xã hội VN cho tới nay là xã hội trung cổ, nhưng các yếu tố hiện đại cứ xâm nhập vào nó. Cả hiện đại chứ không phải chỉ có cái hậu hiện đại như gần đây nhiều người nói
Bác nhớ tới –một cách ngẫu nhiên—những nhân vât của F. Sagan
Bác nghĩ rằng kiểu tâm trạng của các nhân vật Sagan đến nay vẫn đang tác động ở VN hoặc những nước tương tự như VN
Mấy năm trước trong khi làm công việc giới thiệu cuốn Điên cuồng như Vệ Tuệ của một tác giả TQ, bác đã nói qua cái ý này.
Những ảnh hưởng của nước ngoài sở dĩ tràn vào VN , vì trước tiên trong xã hội VN đã có tiền đề . Điều đáng nói là thường nó ít tiếp thụ được mặt tích cực chỉ phát huy mặt tầm thường kém cói,
Bằng cách liên hệ lớp trẻ VN hiện nay với lớp trẻ trong xã hội hiện đại, con người nghiên cứu trong bác thường bị chi phối bởi cái ám ảnh “ Chính ra tuổi trẻ bao giờ cũng giống với những người cùng thế hệ với họ ở các xứ sở khác hơn là cha anh họ”
Cháu từ hoàn cảnh của mình chắc dễ thấy cái này hơn bác.
Mảng sách thứ ba như vừa nói ở trên là một cái gì quá lớn. Đơn giản lắm ai mà chả biết muốn hiểu lớp trẻ VN hôm nay phải hiểu con người VN nói chung.
Ở đây liên quan đến cái định hướng chung
Lâu nay nói về con người VN , người ta – trong các tài liệu chính thống – chỉ nói người Việt hiền lành tốt bụng tinh tế nhạy cảm…
Đã đến lúc phải nghĩ khác
Khoảng mươi năm gần đây, bác thích đọc lại mấy bộ sử cơ bản của VN như Đại Việt sử ký toàn thư, Đại nam thực lục
Đọc tập trung để cố hình dung ra lịch sử con người VN, dù là sơ sài.
Nghe lại cũng to tát quá, nhưng quả là có vậy, người Việt trong lịch sử luôn luôn dang dở bởi luôn luôn trên đường hình thành mà cái yếu tố hoang dại cứ còn mãi, rất khó thuần hóa.
Có một loại tài liệu rất hay là những trang ghi chép của người nước ngoài về VN
Bác không đủ chữ Hán và không biét tiếng Pháp để đọc các tài liệu gốc.
Nhưng chỉ cần đọc các bản dịch cũng đã hình dung ra dược phần nào.
Ví dụ đọc các ghi chép của các thương nhân và binh sĩ Pháp, Anh, …đến VN thì thấy trước khi Pháp làm chủ hoàn toàn, xã hội VN là một xã hội của đám nông dân nổi lọan, xã hội hiện ra trong tình trạng bát nháo và tâm trạng con người thì là một bãi lầy ngổn ngang những đau xót căm hờn bất lực
Trên kia bác nói là bác bỏ ra cả tháng để viết một bài về trí thức
Vì sức làm việc của bác kém, cái đó một phần
Nhưng cái chính là bác luôn luôn sợ hãi vì đang đi ngược cái thành kiến chung.
Cộng đồng này là một cộng đồng nặng về bản năng và có phần yếu kém về phương diện trí tuệ
Khi thoáng nghĩ vậy, bác cũng sợ luôn cho ý tưởng của mình,
Nhưng khó từ bỏ quá
Trở lại với v/đ lớp trẻ hiện nay. Thật là đơn giản, trong lớp trẻ ấy hội tụ tất cả các yếu tố theo chiều dọc là lịch sử người Việt và chiều ngang là những vật vã của con người hiện đại.
Bác không theo dõi lớp trẻ này, đơn giản vì bác đã già và bận bịu nhiều về lớp người đi trước.
Nhưng người ta không thể lảng tránh được cái thời mình đang sống .
Chưa bao giờ chất người chất nhân văn trong con người VN thấp như lúc này.
Họ rất khó hiểu những điều tốt đẹp của thế giới.
Một phát hiện của bác trong mấy năm coi mình là già
là khi trở về với Khổng Tử thấy ông này vĩ đại theo nghĩa ông đã hình dung ra tất cả cái tiềm năng xấu sẵn có trong con người đám đông; ông tập trung miêu tả trong khái niệm tiểu nhân. Và ông đề ra yêu cầu là con người phải vận dụng lý trí để nâng mình lên thành những quân tử, những con người của ý thức sáng suốt.
Thật là ngẫu nhiên, bác thấy những điều Khổng tử miêu tả trong Luận ngữ về người tiểu nhân rất hợp với người VN
Bác đã về hưu hai năm nay. Cuộc sống với bác bây giờ không bị ràng buộc gì cả, bác có thể sẽ chẳng viết gì nữa vì phần lớn những cái bác đã viết cũng chả được mấy ai đoái hoài tới
Cái bác sợ nhất hiện nay là những ý tưởng lạ mà không hiểu sao, quỷ tha ma làm hay sao đó, nó cứ đến với bác và càng đọc bác chỉ càng làm cho nó bắt chặt thêm vào đầu óc.
Bác viết những dòng trên đây cho cháu e rằng làm lây truyền cái đó sang cháu
Nhưng bác chẳng biết làm cách nào khác
Cháu có thể phản bác lại cãi lại chứng minh ngược lại.
Nhưng bác nghĩ là phần lớn các giáo sư đại học VN hôm nay giảng và phần lớn người Việt hôm nay nghĩ về mình là không đúng.
Người Việt chưa đạt tới sự tự nhận thức cần thiết.
Thậm chí còn có lúc bác cho rằng cộng đồng này đã sa đọa quá rât khó cứu rỗi trở lại.
Nhưng như một con người có lương tri. chúng ta vẫn phải tự minh xác cho mình một điều cơ bản: sự thực là như thế nào?
Cháu chỉ cần chia sẻ cái ý cuối cùng này là được.
VTN
Cháu Linh
Suốt tháng qua bác bận một ít việc nhà và lo viết một bài về trí thức VN, nay đã tạm xong mới viết thư cho cháu đươc
Về lớp thanh niên VN hiện nay -- bác nghĩ để hiểu họ và văn chương của họ, ít nhất cháu nên đọc và suy nghĩ về mấy mảng sách
Một là mảng viết về con người sau chiến tranh.
Hai là mảng viết về con người hiện đại xã hội hiện đại nói chung.
Và ba là — cái này thì hơi rộng quá, nhưng phải cố làm một cách gọn nhất -- tìm hiểu con người VN được miêu tả qua lịch sử và văn chương ra sao.
Về mảng thứ nhất
Bác có ấn tượng đặc biệt về nhứng nhân vật thanh niên trong các truyện ngắn của Hemingway.Từ chiến tranh về , họ như "chết đi một nửa đời người" . Họ sống khô cằn thụ động
Cho đến nay ở VN, người ta vẫn lảng tránh không làm công việc tìm hiểu xem cuộc chiến tranh hơn ba chục năm -- mà danh từ chính thức gọi là chiến tranh giải phóng—làm con người VN biến đổi ra sao.
Hồi chiến tranh, bác và mấy nhà văn bác quen cũng đã từng nghĩ về vấn đề này. Cảm giác chủ yếu là chiến tranh bòn rút tiêu hủy tất cả cái tốt đẹp trong con người .” Như là một ấm nước trà, chiến tranh lấy đi cái tinh hoa, để lại cái bã. Cuộc sống sau chiến tranh là cuộc sống của những con người đống bã “ .--- Đấy là cách nói của Nguyễn Minh Châu
Tiếc rằng v/đ này –một v/đ bác luôn bị ám ảnh, nhưng lại chưa viết được nhiều.
Cháu có đọc bài bác viết về Bảo Ninh trên Talawas ? Và bài về Đặng Thùy Trâm cũng trên Talawas, bài này có cái tên hơi to, Nhật ký Đặng thùy Trâm và đời sống tinh thần người Việt sau chiến tranh , còn cũng chưa nói được bao nhiêu so với những điều đáng lẽ phải nói.
Bác còn định viết tiếp về con người chiến tranh được miêu tả trong các nhà văn Sài Gòn trước 1975. Có một cuốn rất có không khí là cuốn Dấu binh lửa của Phan Nhật Nam
Có hiểu con người VN qua chiến tranh mất đi cái gì còn lại cái gì thì mới hiểu lớp trẻ hiện nay.
Ở xã hội VN tất cả không được viết ra, tâm trạng con người chỉ tạo thành một thứ vô thức tập thể và được lây truyền từ người nọ sang người kia, từ thế hệ nọ sang thế hệ kia, nó thành một thứ khí hậu xã hội
Lớp trẻ lớn lên nhập vào mình thứ khí hậu đó, bản thân họ không trực tiếp sống chiến tranh , nhưng họ nhận lấy từ trong cách sống cách suy nghĩ quan niệm cuộc đời của lớp người từ chiến tranh về và họ trình bày ra dưới cái dạng thô thiển của nó.
Về mảng thứ hai
Tuy về căn bản xã hội VN cho tới nay là xã hội trung cổ, nhưng các yếu tố hiện đại cứ xâm nhập vào nó. Cả hiện đại chứ không phải chỉ có cái hậu hiện đại như gần đây nhiều người nói
Bác nhớ tới –một cách ngẫu nhiên—những nhân vât của F. Sagan
Bác nghĩ rằng kiểu tâm trạng của các nhân vật Sagan đến nay vẫn đang tác động ở VN hoặc những nước tương tự như VN
Mấy năm trước trong khi làm công việc giới thiệu cuốn Điên cuồng như Vệ Tuệ của một tác giả TQ, bác đã nói qua cái ý này.
Những ảnh hưởng của nước ngoài sở dĩ tràn vào VN , vì trước tiên trong xã hội VN đã có tiền đề . Điều đáng nói là thường nó ít tiếp thụ được mặt tích cực chỉ phát huy mặt tầm thường kém cói,
Bằng cách liên hệ lớp trẻ VN hiện nay với lớp trẻ trong xã hội hiện đại, con người nghiên cứu trong bác thường bị chi phối bởi cái ám ảnh “ Chính ra tuổi trẻ bao giờ cũng giống với những người cùng thế hệ với họ ở các xứ sở khác hơn là cha anh họ”
Cháu từ hoàn cảnh của mình chắc dễ thấy cái này hơn bác.
Mảng sách thứ ba như vừa nói ở trên là một cái gì quá lớn. Đơn giản lắm ai mà chả biết muốn hiểu lớp trẻ VN hôm nay phải hiểu con người VN nói chung.
Ở đây liên quan đến cái định hướng chung
Lâu nay nói về con người VN , người ta – trong các tài liệu chính thống – chỉ nói người Việt hiền lành tốt bụng tinh tế nhạy cảm…
Đã đến lúc phải nghĩ khác
Khoảng mươi năm gần đây, bác thích đọc lại mấy bộ sử cơ bản của VN như Đại Việt sử ký toàn thư, Đại nam thực lục
Đọc tập trung để cố hình dung ra lịch sử con người VN, dù là sơ sài.
Nghe lại cũng to tát quá, nhưng quả là có vậy, người Việt trong lịch sử luôn luôn dang dở bởi luôn luôn trên đường hình thành mà cái yếu tố hoang dại cứ còn mãi, rất khó thuần hóa.
Có một loại tài liệu rất hay là những trang ghi chép của người nước ngoài về VN
Bác không đủ chữ Hán và không biét tiếng Pháp để đọc các tài liệu gốc.
Nhưng chỉ cần đọc các bản dịch cũng đã hình dung ra dược phần nào.
Ví dụ đọc các ghi chép của các thương nhân và binh sĩ Pháp, Anh, …đến VN thì thấy trước khi Pháp làm chủ hoàn toàn, xã hội VN là một xã hội của đám nông dân nổi lọan, xã hội hiện ra trong tình trạng bát nháo và tâm trạng con người thì là một bãi lầy ngổn ngang những đau xót căm hờn bất lực
Trên kia bác nói là bác bỏ ra cả tháng để viết một bài về trí thức
Vì sức làm việc của bác kém, cái đó một phần
Nhưng cái chính là bác luôn luôn sợ hãi vì đang đi ngược cái thành kiến chung.
Cộng đồng này là một cộng đồng nặng về bản năng và có phần yếu kém về phương diện trí tuệ
Khi thoáng nghĩ vậy, bác cũng sợ luôn cho ý tưởng của mình,
Nhưng khó từ bỏ quá
Trở lại với v/đ lớp trẻ hiện nay. Thật là đơn giản, trong lớp trẻ ấy hội tụ tất cả các yếu tố theo chiều dọc là lịch sử người Việt và chiều ngang là những vật vã của con người hiện đại.
Bác không theo dõi lớp trẻ này, đơn giản vì bác đã già và bận bịu nhiều về lớp người đi trước.
Nhưng người ta không thể lảng tránh được cái thời mình đang sống .
Chưa bao giờ chất người chất nhân văn trong con người VN thấp như lúc này.
Họ rất khó hiểu những điều tốt đẹp của thế giới.
Một phát hiện của bác trong mấy năm coi mình là già
là khi trở về với Khổng Tử thấy ông này vĩ đại theo nghĩa ông đã hình dung ra tất cả cái tiềm năng xấu sẵn có trong con người đám đông; ông tập trung miêu tả trong khái niệm tiểu nhân. Và ông đề ra yêu cầu là con người phải vận dụng lý trí để nâng mình lên thành những quân tử, những con người của ý thức sáng suốt.
Thật là ngẫu nhiên, bác thấy những điều Khổng tử miêu tả trong Luận ngữ về người tiểu nhân rất hợp với người VN
Bác đã về hưu hai năm nay. Cuộc sống với bác bây giờ không bị ràng buộc gì cả, bác có thể sẽ chẳng viết gì nữa vì phần lớn những cái bác đã viết cũng chả được mấy ai đoái hoài tới
Cái bác sợ nhất hiện nay là những ý tưởng lạ mà không hiểu sao, quỷ tha ma làm hay sao đó, nó cứ đến với bác và càng đọc bác chỉ càng làm cho nó bắt chặt thêm vào đầu óc.
Bác viết những dòng trên đây cho cháu e rằng làm lây truyền cái đó sang cháu
Nhưng bác chẳng biết làm cách nào khác
Cháu có thể phản bác lại cãi lại chứng minh ngược lại.
Nhưng bác nghĩ là phần lớn các giáo sư đại học VN hôm nay giảng và phần lớn người Việt hôm nay nghĩ về mình là không đúng.
Người Việt chưa đạt tới sự tự nhận thức cần thiết.
Thậm chí còn có lúc bác cho rằng cộng đồng này đã sa đọa quá rât khó cứu rỗi trở lại.
Nhưng như một con người có lương tri. chúng ta vẫn phải tự minh xác cho mình một điều cơ bản: sự thực là như thế nào?
Cháu chỉ cần chia sẻ cái ý cuối cùng này là được.
VTN