Không cần là một chuyên gia kinh tế, nhiều
người cũng đã biết rằng nền sản xuất và buôn bán của ta phụ thuộc nhiều
vào việc nhập khẩu hàng nước ngoài. Không chỉ dầu xăng thép phân bón thuốc trừ
sâu thuốc chữa bệnh.. mà ngay cả mấy hạt muối dùng trong công nghiệp hay nguyên liệu chế biến thức ăn cho gia súc ta cũng
phải đi mua. Thời buổi thế giới biến động, nền kinh tế mình như cái phao, biển
động nổi gió một tí là dập dềnh theo, thiên hạ vừa hắt hơi một cái là mình đã
nước mắt nước mũi giàn dụa.
30 thg 12, 2013
25 thg 12, 2013
Tinh thần nghiệp dư và những biến dạng hôm nay
Tai nạn giao thông thường chỉ được nhắc tới trên báo chí khi xảy ra ở các trục đường lớn, người đi lại đông đúc, vụ việc ở mức độ nghiêm trọng, chắc chắn là có người chết. Còn theo lời Liên, một cháu giúp việc làm với gia đình tôi thì ở quê nó mấy năm trước, tai nạn như cơm bữa, gẫy chân sái tay là chuyện thường ngày, đi đâu chẳng nghe người kể.
21 thg 12, 2013
Nguyễn Đình Thi -- Moskva, 1987

16 thg 12, 2013
Chiến tranh đến với thành phố
Từ thời điểm cuối 1973, nói với một người bạn
đi xa
về
những ngày Hà Nội cuối tháng chạp 1972
I
Đêm báo động đầu tiên, như anh đã biết, là
đêm mười tám. Tôi muốn nói rõ thêm lúc báo động vào khoảng gần tám giờ tối. Có
người sẽ hỏi lúc đó, người dân Hà Nội đang làm gì? Tôi lục lại trí nhớ. Lúc đó,
tôi đang ở nhà một người bạn. Chúng tôi ngồi bàn chuyện công việc quanh một ấm
trà, một thứ sinh hoạt bình thường như mọi người, với những chuyện chả dính
dáng gì đến bom đạn. Sau này, trông thấy nhau, anh bạn tôi vẫn đùa “Tôi với ông
lại ngồi bàn chuyện văn chương phù phiếm trong khi nó đang mài dao thớt”. Rồi
cười. Nhiều người Hà Nội cũng thế, chả cứ chúng tôi.
15 thg 12, 2013
Xã hội học chiến tranh
Ghi chép từ một công trình nghiên cứu xã hội học Nga

“Họ Nguyễn trong lãnh thổ Đàng Trong từng dùng chính sách táo bạo biến hết dân làm binh”.
“Một tu viện trưởng là Choisy, đến Đàng Trong vào năm 1656, nhận xét “Người Đàng Trong chỉ sống với chiến tranh.”
12 thg 12, 2013
Những cảnh báo cay đắng
Một vài năm gần đây, giải Nobel
văn học bị nhiều người kêu rêu, không chấp nhận và thậm chí là phản đối.
Năm 2004 là trường hợp
Elfriede Jelinek (Áo), năm 2009 là trường hợp Herta Muller (Đức).
Ở thời điểm
2013, nhìn lại chúng ta thấy còn thêm cả những trường hợp khác.
Nhưng trong bài bày, tôi chỉ muốn dừng lại ở hai tên tuổi nói
trên.
10 thg 12, 2013
Một nguồn ánh sáng
Vài kỷ niệm về ảnh hưởng của ngôn ngữ Pháp, văn hoá Pháp với những người cầm bút ở Hà Nội từ sau 1945.
I
Nhân nói chuyện gì đó có
liên quan đến với đời sống văn nghệ ở Việt Bắc mấy năm 1946-1954, có
lần tôi đã buột miệng nêu ra một nhận xét với nhà thơ Huy Cận:
- Có thể nói chính các anh đã đi kháng chiến chống Pháp bằng cái tinh thần rút ra từ văn hoá Pháp.
6 thg 12, 2013
Hà Nội cuối 1973 - kỳ III
29/11
Ở tất cả các xung đột xã hội,
người ta luôn bắt gặp cả hai loại dấu hiệu.
1/ Loại dấu hiệu cho thấy nó nằm trong những vấn đề chung của thế giới,
2/ loại dấu hiệu cho thấy vấn đề này chỉ có ở Việt Nam, nó “Việt Nam không thể chịu được.”
1/ Loại dấu hiệu cho thấy nó nằm trong những vấn đề chung của thế giới,
2/ loại dấu hiệu cho thấy vấn đề này chỉ có ở Việt Nam, nó “Việt Nam không thể chịu được.”
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Giới Thiệu Cuốn Sách "Lich-Sử Người Việt" Của Keith Taylor (bài Hồ Văn Hiền )
-- Bài thứ hai có liên quan tới cuốn sách Việt Nam thời dựng nước · -- Theo bản đưa trên trang ...

-
4/2 Trong lúc này vẫn không thể quên được các vấn đề cơ bản như vấn đề trí thức. Nhàn: Tôi khổ tâm lắm. Tôi không dám tin gì ...
-
Để nghiên cứu lại về vụ Nhân Văn Giai Phẩm tôi nghĩ có một cách làm, đó là một cuộc điều tra khảo sát đi đến tổng hợp cách hiểu và cách ...
-
Đằng sau nhân vật Phạm Duy Khiêm được miêu tả qua một nhà báo nước ngoài dưới đây tôi thấy có một số vấn đề văn học mà chúng ta ít để ý...
