28 thg 3, 2011
23 thg 3, 2011
Nhật ký 2011 ( tuần IX- XI)
1-3
ĐẾN QUÁ MUỘN
Tạp chí Văn học nước ngoài ra được mười lăm năm, 180 số. Nhìn vào mục lục thấy bao nhiêu thứ mà giá ngày xưa, trước 1975, trong cảnh bị bưng bít , thì dân viết văn đã vồ lấy để đọc. Nay thì không mấy người đọc. Cái mà xã hội hôm nay chuộng là những cái đàng điếm trước mắt. Theo sự quay cuồng của thị trường, người làm văn chương không còn đủ bình tĩnh để mà đón nhận những gì thật hạt những gì sâu xa những gì thực sự là bền vững trong cái trôi chảy của đời sống hiện đại. Những cuộc gặp gỡ muộn mằn chẳng có thể gây ra hiệu quả gì đáng kể.
16 thg 3, 2011
Nghĩ lại về chính...sự nghĩ
Cổ nhân có câu "chớ có tham bát mà bỏ cả mâm". Dịch câu nói ấy ra ngôn ngữ hiện đại, tức là trong khi giải quyết mọi việc, ta phải từ bỏ lối nghĩ thực dụng chật hẹp, lối chạy theo thành tích "mì ăn liền", để hướng tới một cách nghĩ bao quát và sâu sắc hơn. Theo ý tôi đây là một trong những bài học đáng rút kinh nghiệm hơn cả, trước khi bước sang thế kỷ XXI.
11 thg 3, 2011
Sự có mặt của những “ngày xưa”!
(TBKTSG) - Cái cảm tưởng ấy đến với tôi sớm nhất là hồi chống Mỹ, khi gần như cả Hà Nội bỏ đô thị để về nông thôn. Chả ai kêu ca gì, thậm chí nhiều người còn tự hào là được trở về với cái gì trong lành hồn nhiên của đời sống ông cha. Nhưng khách quan mà nói, đó là lúc cái nhịp sống chậm chạp tùy tiện của xã hội tiểu nông từ từ quay lại.
8 thg 3, 2011
Tương tự như quấn lốp xe
Ngoài việc thông báo tình hình nắng nóng lũ lụt, các bản tin thời tiết còn hay nói tới nạn cháy rừng.
Với đám dân thành phố chúng tôi những lần chứng kiến các cảnh ấy quả thật thấy buồn. Đã buồn vì rừng bị cháy lại càng buồn vì những chậm trễ trong việc dẹp các đám cháy.
3 thg 3, 2011
Nhật ký 2011( tuần VII--VIII)
13-2
Nhiều năm nay, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp được coi là đầu vị của các số báo tết. Năm nay thì không.
Trước rằm tháng giêng, cùng với một độc giả SG vốn ngưỡng mộ Thiệp từ xa, tôi đến thăm tác giả của Thương nhớ đồng quê, những mong chia sẻ cái cảm giác của người không đồng hành với cuộc sống văn học hôm nay, nhưng lại vĩnh viễn là người của cái thời đại lớn chưa biết bao giờ kết thúc này.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Giới Thiệu Cuốn Sách "Lich-Sử Người Việt" Của Keith Taylor (bài Hồ Văn Hiền )
-- Bài thứ hai có liên quan tới cuốn sách Việt Nam thời dựng nước · -- Theo bản đưa trên trang ...

-
4/2 Trong lúc này vẫn không thể quên được các vấn đề cơ bản như vấn đề trí thức. Nhàn: Tôi khổ tâm lắm. Tôi không dám tin gì ...
-
Để nghiên cứu lại về vụ Nhân Văn Giai Phẩm tôi nghĩ có một cách làm, đó là một cuộc điều tra khảo sát đi đến tổng hợp cách hiểu và cách ...
-
Đằng sau nhân vật Phạm Duy Khiêm được miêu tả qua một nhà báo nước ngoài dưới đây tôi thấy có một số vấn đề văn học mà chúng ta ít để ý...
