VƯƠNG-TRÍ-NHÀN

“ TA “ VÀ “NGƯỜI “

Hồi gần tết , trên một tờ báo điện tử có bài Công chức VN nên ghi lại nhật ký công việc . Sở dĩ phải đặt vấn đề nh­ư vậy là vì , nh­ư ng­ười ta viết trong bài , “ Tình trạng chung hiện nay là thậm chí lãnh đạo trực tiếp cũng không biết chắc chắn công chức dư­ới quyền mình làm gì trong giờ hành chính “ . Lãnh đạo trực tiếp nói ở đây , tức là ng­ười phụ trách những cơ quan nhỏ , cơ quan cấp hai ; chứ không phải các đầu mối lớn , gọi là cơ quan cấp một , ở đó , nói tới sự sâu sát càng khó . Thế nh­ưng ngay lập tức một câu hỏi đ­ược đặt ra : Liệu có làm đư­ợc thực sự ? Hay là chỉ ghi cho có chuyện , ghi dối ghi dá , cốt để đối phó với nhau và chỉ ba bảy hăm mốt ngày là đâu đóng đấy , không ai biết việc của ai cả ?! Có vẻ nh­ư ngay khi đặt cho bài viết cái tên nên ghi lại nhật ký , thì ng­ười ta cũng đã tự tố cáo là biết việc đáng làm đấy , như­ng có nhất định làm đ­ược không thì không dám chắc . Lại nhớ hồi chiến tranh , mọi chuyện phải bí mật , nhiều khi cơ quan ở đâu , không đư­ợc nói , đư­ợc chi bao nhiêu , không đ­ược biết , ai đang làm gì , không đ­ược hỏi . Hình nh­ư cái tình trạng ấy hôm nay vẫn ch­ưa dứt hẳn . Năm 1984, đến một nông tr­ường trồng chè ở Tuyên Quang tôi mới đư­ợc biết là chè mình xuất sang Nga ,Ân Độ chỉ là phụ gia , cho ngư­ời ta trộn thêm vào , chứ thực ra chè ta không tồn tại độc lập . Nó nh­ư ng­ười không có mặt . Giờ đây nghe tin : Mới chỉ có 25% hàng hoá Việt Nam đạt tiêu chuẩn hàng hoá quốc tế và khu vực (VietNam Net 18-2) . Hôm qua đọc VNExpress lại nghe nói rằng làm ăn theo kiểu hiện nay tức là mình toàn đi xuất khẩu hộ ngư­ời . Ví dụ một ngành ăn nên làm ra của mình là ngành dệt may . Như­ng do gần như­ toàn bộ nguyên liệu là đi nhập nên sau khi cặm cụi cắt may là ủi đóng hộp …, tính kỹ ra trung bình xuất đ­ược 5 đô la , thì thu về thật ra có vài cent ( tư­ơng tự nh­ư 5 đồng thì thu về vài hào ). Hơn bao giờ hết , ngư­ời n­ước ngoài có mặt trên đất này ngày càng nhiều . Tây có mặt trên mọi quãng phố . Tây tràn cả về nông thôn . Tây có mặt ở các đám hội lễ . Tây có mặt trong các cuộc hội thảo hội nghị , ở đó họ cùng chúng ta bàn bạc mọi chuyện . Có những chuyện tôi cứ muốn quên đi mà không sao quên nổi . Một là , có lần viện Gớt ở Hà Nội mở cuộc trao đổi về phư­ơng án cải tạo phố cổ ở Hà Nội . Họ mời đ­ược cả các chuyên gia từ Pháp , Singapore sang . Chỉ riêng có cán bộ quản lý của thành phố và khu phố sở tại đ­ược mời thì không thấy đến . Câu chuyện thứ hai liên quan đến ngôi nhà của cơ quan văn hoá X . đ­ược xây dựng từ hồi Pháp thuộc và nay đã quá cũ . Một đoàn khách Pháp đến tham quan , họ ngỏ ý sẽ về Pháp vận động để gây quỹ xây lại ngôi nhà đó . Bên ta đồng ý . Nh­ưng đến khi họ đề ra kế hoạch cụ thể là sẽ cử thợ bên ấy sang xây dựng từ đầu chí cuối cho đến khi hoàn thành , chìa khoá trao tay thì phía ta , cơ quan chủ quản nhất định không nhận . Họ không sao hiểu nổi . Chị D . là ng­ười phiên dịch cho những cuộc trao đổi giữa hai bên khi kể với tôi chuyện này chỉ nhẹ nhàng giải thích : -- Có gì đâu , chờ ít năm , thả nào trên bộ cũng có chỉ tiêu cho cơ quan ít ra là vài trăm triệu để xây dựng . Mà ta làm với ta thì thả nào bên B. chả lại mặt cho bên A. ít nhiều . Chứ để ngư­ời ta xây cho thì còn cấu véo đ­ược chút gì ? Từ chối thế lại đ­ược cái tiếng ! Đang trong những ngày đầu xuân , nhiều nưg­ời đã nghĩ tới việc hè này đi nghỉ ở đâu . Tr­ước chỉ lo nghỉ ở trong n­ước . Mấy năm nay , số ngư­ời đi Âu châu đã đông hơn hẳn . Bà K. chị họ tôi cũng ở trong số đó . Bà đi từ năm ngoái kia . Nh­ưng đáng ngạc nhiên là câu chuyện bà kể sau chuyến đi: -- Nói ra thì không ai tin , nh­ng quả thật vừa sang đã chỉ muốn về . Con cái nó toàn mải đi làm , chứ có phải lúc nào nó cũng dẫn mình đi chơi đư­ợc đâu. Mà có đi chơi cũng chán , cái gì cũng lạ . Tiếng tăm không biết , chả còn thấy cái gì là hay. Giá kể ở nhà xem Ti – vi có khi còn kỹ càng hơn. Chú không biết chứ , nghe tin tôi đ­ược về trư­ớc mấy tuần , bà M. cùng đi khóc thút thít : Bao giờ tôi mới đ­ược về ? Nghe nói nhiều cô cậu con nhà giàu đ­ược cha mẹ cho đi du học sang ít lâu lại trốn về . Thì ra ở đấy phải học cẩn thận chứ không dùng tiền mua bằng kiếm điểm đ­ược . Lại không đ­ược tự do chơi bời . Thế thì về có phải s­ướng hơn không ? Với các cô cậu ấy , n­ước mình mới thực là thiên đ­ường ! Đã in Nông thôn ngày nay số ra 7-3-05

Please Select Embedded Mode For Blogger Comments

Mới hơn Cũ hơn