VƯƠNG-TRÍ-NHÀN

Ghi chép của một người mua sách

• Trịnh Công Sơn qua đời vào đầu tháng 4 -2001 thì đến cuối tháng 5 cuốn sách tập hợp các bài viết về ông đã được bày bán rộng rãi .Thì ra chung quanh nhân vật mà chúng ta yêu mến tài liệu bao giờ cũng đã có sẵn ,báo chí đã vào cuộc kịp thời , và một tập sách in ra nếu chưa được biên soạn công phu và có thêm những bài bổ sung cho nặng giá trị , mà chỉ đơn thuần làm công việc tập hợp thì cũng đã thấy cần thiết lắm : nó tránh cho người ta phải lưu trữ một ít bài báo vốn không tiện cho việc cất giữ.
Lại thấy nhớ một vài trường hợp như Bùi Giáng như Thái Bá Vân ...Ngay sau khi các ông đi xa đãcó những anh em đồng nghiệp tính chuyện thu thập các tài liệu có liên quan đến các ông để in thành sách ,nhưng ở ta hình như có nhiều việc không làm ngay mà cứ trùng trình thì rồi lại không biết bao giờ mớí bắt đầu được . Và hoá ra có tình trạng hàng có người mua mà không ai làm để bán.

• Cùng lúc trên thị trường thấy xuất hiện hai cuốn sách có nội dung tương tự một là Từ điển từ Việt cổ của NXB Văn hoá -Thông tin một là Từ điển từ cổ do trung tâm từ đỉên học cùng với NXB Đà Nẵng liên kết xuất bản .Chỉ phiền một nỗi là cả hai cuốn sách đều không đạt tới mức hoàn chỉnh , nhiều từ đúng là cổ thật song thấy ở cuốn này mà lại không thấy ở cuốn kia và thế là người mua muốn cho được việc chỉ còn có cách mua cả hai .Mỗi lẫn tra cứu trong bụng không khỏi ước ao gíá như những người nghiên cứu ở ta có sự phối hợp làm việc với nhau thì sẽ đỡ công cho người sử dụng ,nhưng xem ra chuyện ấy xa vời chẳng ai dám nghĩ tới cả .

• Lại có trường hợp một cuốn sách như Thi nhân Việt Nam 1932-41 của Hoài Thanh : có khi vào một hiệu sách thấy mấy ấn bản in ra cùng một lúc .Kể ra đứng ở góc độ làm hàng mà xét thì việc đó có khi là cần thiết , vì mỗi ấn bản cốt hướng tới những loại khách hàng riêng do đó có thể có cách trình bày khác đi,cách làm bìa khác đi và giá bán cũng khác đi. Nhưng nhìn kỹ hoá ra không phải : những cuốn sách đó nhiều khi chỉ khác nhau ở cái bìa còn quy cách bên trong giống hệt nhau , chẳng qua chẳng ai đủ vốn liếng hoặc có kho tàng bến bãi để ỉn ra đến vài ngàn bản thế là đành làm ăn theo kiểu cò con và nhìn chung cả thị trường sách chỉ có thể nói một kiểu làm ăn manh mún đang kéo dài .

• Tác hại thứ nhất của lối làm ăn manh mún nói trên là thị trường sách hiện ra như một khung cảnh hỗn độn mà lại mịt mùng chẳng ai biết được những cuốn sách hay như Dế mèn phiêu lưu ký như Nửa chừng xuân ,Chí Phèo ,Số đỏ hoăc Thi nhân Việt Nam !932-41 đến nay đã in ra được cả thảy bao nhiêu cuốn .
Một tác hại khác còn to lớn hơn : khi làm ăn theo kiểu cò con mỗi cuốn sách in độ ngàn bản thì chẳng ai để công làm ăn tử tế cả , người trình bày ruột sách đã dễ bôi bác người đánh máy và sửa bản in lại càng cẩu thả hơn và nhiều cuốn sách trông ngoài bìa đẹp đẽ bóng lọng lẵm nhưng bên trong thì mượn cách nói của các nhân vật Nguyễn Công Hoan hay Vũ Trọng Phụng “ghẻ lở tim la tám tầng “,cả thảy có vài trăm trang mà soát kỹ ra có đến cả trăm lỗi .Mua được một cuốn sách ít sai lỗi in đang là cả một niềm mơ ước với mọi người ,cả những bạn đọc bình thường lẫn các nhà nghiên cứu
.

Please Select Embedded Mode For Blogger Comments

Mới hơn Cũ hơn