VƯƠNG-TRÍ-NHÀN

Một dòng sử "chệch hướng" rất nên tìm đọc

 

Trên trang mạng  Nghiên cứu lịch sử năm năm về trước, tôi  từng đọc được bài viết mang tên “Nguyễn Trãi: bề tôi của bốn dòng vua”  của Lê Tư


https://nghiencuulichsu.com/2018/01/18/nguyen-trai-be-toi-cua-bon-dong-vua/

 

Bài viết khiến tôi sửng sốt, vì cái thiên hướng tôi muốn tạm gọi là đảo chiều lịch sử, mà thiên hướng này lại không cưỡng nổi do nơi khả năng bao quát tư liệu và sự định hướng mới mẻ của nhà nghiên cứu.

 

Có lẽ do sự đọc VIỆT SỬ ở tôi còn quá ít nên bài viết về Nguyễn Trãi sinh bất ngờ chăng.

Nhưng hóa ra không phải. Càng ngày tôi càng bắt gặp cái xu thể xem xét này bộc lộ ở những tài liệu dịch gồm cả những cuốn sử Việt tiếng Hán viết từ thời cổ lẫn những nghiên cứu Âu Mỹ mới ra đời gần đây…

 

Ví dụ nổi bật nhất là cuốn Cuộc nổi dậy của Tây Sơn (George Dutton: Tây Sơn uprising )Lê Nguyễn dịch

 

Tôi tự đăt câu hỏi “chẳng nhẽ giữa thực tế lịch sử và “những gì mà ở trong nước chúng ta gọi là sử và lăm lăm tính chuyện truyền lại cho các thế hệ sau” lại cách biệt đến thế này ư”.

 

Tôi chỉ thấy loạt bài của Lê Tư hồi ấy đầy sức thuyết phục mà dư luận thì lại quá thờ ơ

Dù vậy, tôi đã giới thiệu thành tựu nghiên cứu này trong bài viết ngắn trên blog cá nhân 03 tháng 3, 2018

 

vuongtrinhan.blogspot.com/2018/03/lam-sao-e-kiem-chung-cac-thong-tin-lich.html

 

Còn bài viết sau đây thì của nhà nghiên cứu trẻ Quang Phan đưa trên Fb của tác giả ngày 6-6-2023. Cũng kể lại một chuyện động trời là Quang Trung Nguyễn Huệ đã hàng phục Càn Long như thế nào.

Xin giới thiệu để các bạn cùng đọc.

 

*********

 

TẠI NHIỆT HÀ, QUANG TRUNG MÒN GỐI SẮT.

TRỌ BẮC KINH CHIÊU THỐNG GỬI LÒNG SON

 

Giữa thế kỷ 20, một vài nhà sử học Việt Nam tiêu biểu như Trần Huy Liệu và Văn Tân đã xem xét các sự kiện của thời đại Tây Sơn và tìm thấy ở đó yếu tố Cách Mạng.

 

Họ cố gắng mô tả cuộc nổi dậy của Tây Sơn như là: tiến bộ xã hội, lật đổ các thế lực chính trị thủ cựu, tham nhũng, chấm dứt sự chia rẽ đất nước và bảo vệ quốc gia trước các mối đe dọa bên ngoài và phát huy tinh thần bản địa.

 

Cách diễn giải này đã che đậy những phức tạp thật sự của thời kỳ Tây Sơn nhưng không sao hết, nó phù hợp với yêu cầu chính trị của nhà nước tại miền Bắc Việt Nam sau 1954 (1)

 

 

Khi Tây Sơn ra Bắc, cung đàn trong Đại Nội vang lên thì có cái khung cảnh như thế này đây:

Các quan Tây Sơn trong tiệc đều say mê điên đảo

Mãi vui suốt đêm không biết chán

Bên tả bên hữu tranh nhau vãi thưởng

Tiền bạc coi rẻ như đất bùn

Ý khí hào hoa át cả các bậc vương hầu

Ðám thiếu niên đất Ngũ Lăng không đáng kể (2)

 

 

Bên cái cảnh tướng sĩ Tây Sơn đãi tiền con hát, coi tiền bạc rẻ như đất bùn, vui chơi thâu đêm thì ở còn một Bắc Hà khác. Nạn đói đến độ có người phải bán vợ cho viên tướng Tây Sơn đổi lấy trăm lạng bạc đem về nhà cứu mẹ cứu con (3).

 

 

Kinh tế khó khăn, thành thị - thương cảng tiêu điều. Trong nam ngoài bắc không còn gì để mà cướp cho ra tiền, lại phải đối đầu với kẻ địch mạnh và rất nhiều cựu thù đang lăm le quật khởi, Quang Trung đã sớm tính tới việc nghị hòa với nhà Thanh.

 

 

Đường tới Nhiệt Hà

Thật lòng thì có vẻ Càn Long không muốn sa lầy tại Annam. Ông ta nhân danh Hưng diệt kế tuyệt đem Chiêu Thống về lại thành Thăng Long, sắc phong Annam Quốc Vương. Cận tết Kỷ Dậu, ông hối thống đốc họ Tôn nhanh chóng rút quân về. Việc Càn Long giao cho Tôn Sĩ Nghị chỉ có vậy.

 

Tôn Sĩ Ngh sau khi đã sp xếp yên n cho Lê Duy K ri hãy tha thế cho quân tnh Đin [cánh quân Vân Quí] rút v theo li Vit Tây [Qung Tây] ri sau khi tiến khu li theo đường Vit Tây v tnh Đin nhưng đừng quá nhiu để nhng nơi như Tuyên Quang, Hưng Hoá thu phc ri mà quân đóng chơ vơ đó để có th làm cho toàn cc đổ v không hoàn thành.

 

 

Trm nghĩ h Lê lp quc đã lâu, khí vn suy dn gn đây nhiu phen lon lc mà Lê Duy K li là người nhút nhát bt tài, chung quanh không có ai phò tá. Xem tình hình đó chc là lòng tri đã chán ghét h Lê, nếu như có th bt được bn Nguyn Hu đem ra chính pháp mà Lê Duy K không th t mình chn tác làm cho được vic, ví th có mt Nguyn Hu khác li ni lên làm lon thì l nào li làm phin binh lc thiên triu thêm my ln?

 

 

Trm bin lý công vic đều thun theo tri mà làm, nay tri đã ghét h Lê mà trm li mun nâng đỡ thì không phi là tôn kính lòng tri, là đạo ph ng thuc quc vy. Vic tiến tiu Qung Nam lúc này chưa thun tin để làm, vy hãy tuân ch tc tc quay v không nên li nơi đó thêm na (4).

 

 

Chỉ dụ này còn chưa tới nơi, Tôn Sĩ Nghị đã bại binh tháo chạy, Càn Long càng cho rằng Annam không dễ bình định. Giả sử có dốc ½ quốc khố (30 triệu trong số 60 triệu lạng) thì đánh được mà không chắc giữ được.

 

Vậy thì Lê Duy Kỳ hay Nguyễn Quang Bình (Nguyễn Huệ) chẳng quan trọng. Quan trọng là Annam mãi là Annam, bất chiến tự nhiên thành.

 

Thêm việc chả bằng bớt việc, soi gương lịch sử, Càn Long cho rằng: “Hung chi An Nam dân tình phn phúc, trước đây nhng nước thng được h [tc là các triu đại Hán, Minh] ly làm qun huyn, chng bao lâu cũng sinh biến c, trong lch s đã có gương xe đổ ri” [nên bây gi chng nên đi theo vết cũ].

 

 

Trong chỉ dụ cho Phúc Khang An, Càn Long nhắn nhủ: Nguyn Hu bt quá là tên th mc nước Annam, ngày nay nước ta li toàn thnh, nếu tp trung binh lc cho hùng hu bn đường cùng tiu tr vic đánh thng vào sào huyt ca y có gì khó đâu. Thế nhưng nước này xưa nay nhiu chướng l, không khác gì Miến Đin. Có ly được đất cũng không bõ công gi, có ly được dân cũng không bõ công cai tr, vic gì phi đem binh mã, tin bc lương thc ca Trung Quc tiêu phí vào ch nóng nc, hoang liêu vô dng như thế? (5)

 

 

Phía Annam thì sao? Chiến loạn liên miên, tiền của hoang phí, sức nước suy kiệt, vị thế chính trị bấp bênh, Quang Trung lại phải đối diện với với kẻ thù lớn hơn gấp bội ấy là Đại Thanh đế quốc. Cho nên ngay nhà vua tính kế hòa với Thanh, chủ trương “lấy bạch ngọc thay can qua, chuyển binh xa thành hội áo xiêm” (6).

 

 

Phúc Khang An huy động quân 4 lộ dọa nạt thảo phạt Tây Sơn. Bốn lộ quân ấy gồm lục đạo: Vân Nam, Quảng Tây. Thủy đạo chia hai đường một từ Khâm Châu hiệp lực với lục quân, đánh vào khu vực Bắc Bộ, lại một đạo thủy quân nữa từ Phúc Kiến đánh thẳng vào Thuận Hóa.

 

 Dậm dọa thế, nhưng Phúc lại biên thư cho vua Quang Trung mách bảo cách nói năng khi tấu thư lên Càn Long.

 

 

Đại khái Phúc khuyến Quang Trung thế này: Nhà Lê thất ngôi, dân chúng bơ vơ, không theo, tôi phải đưa quân ra chẳng ngờ gặp phải quân nhà vua (Càn Long), tình thế dữ dội, nếu bó tay thế nào cũng bị giết hết, nên phải chống lại. Phúc còn để ngỏ khả năng thế này: Nếu mà lời lẽ cung thuận như thế thì chắc Đại Hoàng Đế thương tình cho chủ trì việc nước.

 

 

Phía Tây Sơn vẫn cứng giọng. Đại Nam Thực Lục quyển 30 Ngụy Tây Liệt truyện chép lại cái lời tấu biểu của vua Quang Trung hạch tội Tôn Sĩ Nghị, ví quân Thanh như chuột trong bình, đụng phải “dân binh ba ấp cùng theo” mà tan vỡ chạy bốn phía (xem chú thích 6).

 

 

 Tờ biểu ấy bị quan chức nhà Thanh trả lại kèm câu hỏi: muốn binh đao hay muốn cầu phong? Quang Trung bèn ủy nhiệm cho Ngô Thì Nhậm chuyên tâm soạn thảo thư từ bang giao. Quả nhiên lời thư hiền hòa nhũn nhặn không khác khuyến dụ của Phúc Khang An (7).

 

 

Có cứng có mềm, chung quy vẫn là “Hai bên cùng liếc hai lòng cùng ưa”. Cuộc hòa đàm mở ra. Muốn thế thì phải có người để mà hắt tội.

 

Người được chọn chính là Lê Chiêu Thống. Tội bại binh được Thanh đình (từ Tôn Sĩ Nghị, Phúc Khang An, đến cả các đại thần và Hoàng đế Càn Long) nhất tề đổ lên đầu Lê Chiêu Thống. Rằng ông ta thấy giặc (Tây Sơn) kéo ra thì chạy trước, khiến lòng quân hoang mang hậu quả là thất bại: “Lần này Nguyễn Huệ quay trở lại quấy nhiễu, Lê Duy Kỳ nghe tin chạy trốn trước khiến cho dân trong nước Annam hoảng loạn, tình thế khẩn trương làm cho quan binh bị cắt đứt. Các đề đốc tổng binh tướng lãnh hầu hết đều tổn thất” (8.)

 

 

Cái tội này nghe đã thấy vô lý rồi! Nghị theo lời Càn Long đưa quân rước Chiêu Thống về lại Thăng Long, quyền nghi quân đội đều ở tay Nghị, làm gì có chuyện Chiêu Thống hoảng sợ chạy trước khiến binh Thanh bại như núi đổ. Nhưng chẳng sao cả!

 

 Lê Chiêu Thống - Tốt đi đến nước cuối cùng của một đời chìm nổi long đong.

Nhắc nhở quần thần đang lo việc biên cương phía Nam, quyết ý rũ bỏ Chiêu Thống, Càn Long viện tới Thiên Mệnh: “Trước nay trm đã biết Lê Duy K là người hèn yếu, không đủ năng lc, không th nào dy lên được. Xem chng Tri đã ghét b h Lê ri, không còn phù h na. [Li thêm] Dân tình Annam phn phúc không tin được nên ta đã sm dáng d ch ra lnh Tôn Sĩ Ngh tc tc trit binh…” (9).

 

Để cuộc hòa đàm xuôi chèo mát mái, thì cả hai bên Việt (Tây Sơn), Thanh đình đều có những bước đi làm đẹp lòng nhau. Phía Tây Sơn trao trả tù binh (800 người), trị tội những người đã giết hại quan chức nhà Thanh trong đại chiến ở Thăng long (một cách giả vờ hoặc ta nghĩ là giả vờ?), cho lập miếu thờ những Tướng sĩ nhà Thanh tử trận, dâng thư xin quy phục… Nhưng cũng khéo léo từ chối các yêu cầu cống voi, nạp đất…

 

 

Để Quang Trung yên tâm quy hàng, Phúc Khang An lừa ép Chiêu Thống và đoàn tòng vong cắt tóc, thay đổi trang phục. Công phu hơn, họ Phúc còn cho người tìm tới tận nơi mà Lê Quýnh đang lẩn quất để triệu hồi sang Lưỡng Quảng, lừa ép cắt tóc đổi trang phục (10). Lê Chiêu Thống ngây thơ tin lời Phúc Khang An, nhưng Lê Quýnh thì không. Ông trợn mắt nói với Phúc Khang An thế này đây: Lũ chúng tao đây đầu có thể cắt, tóc không thể cạo. Da có có thể lột, y phục không thể đổi.

Phúc Khang An mách nước cho Tây Sơn đã đành, nhưng Càn Long mới là cao thủ trong nghề… nịnh.

 

Khi Nguyễn Quang Hiền thay mặt vua chú (Quang Trung) sang nhà Thanh cầu phong vương, Càn Long đã gửi cho Quang Hiền thịt nai do chính mình dùng súng điểu thương bắn được. Thịt nào chả là thịt, nhưng nai do Đại Hoàng Đế bắn được thì chắc ngon gấp trăm ngàn lần. Quang Hiền xúc động không lời nào tả hết: “Chúng tôi lại được ân thưởng thịt nai tươi do chính tay hoàng đế dùng súng điểu thương săn được, là món chưa từng nếm, chưa từng thấy bao giờ. Nhân dịp đó, đại hoàng đế lại ban cho quốc vương đồ quí, chúng tôi cũng mỗi người được ân thưởng, tự hỏi có phúc chừng nào mới được vinh dự như vậy” (11).

 

Nhà Thanh đãi đằng Nguyễn Quang Hiển. Khi Hiển đến Quảng Tây, Phúc Khang An thúc ép Hiển theo tình thực mà viết thư về báo với Quang Trung mọi lẽ về việc sang dự lễ Bát tuần.

 

Trong tấu biểu về kinh, họ Phúc viết: “Trước đây bọn thần có tâu lên rằng Nguyễn Huệ tình nguyện đến kinh đô, trong biểu văn và bẩm thiếp tuy không có những lời ấy nhưng hôm trước khi Nguyễn Quang Hiển tiến quan thì bọn thần cũng đã giảng giải tường tận cho y biết đại nghĩa thì y có nói rằng chủ y là Nguyễn Quang Bình đợi cho việc nước tạm yên thì sẽ nhập kinh để triều cận thiên nhan. Bọn thần xem sắc mặt y và lời nói cực kỳ cung kính hẳn là do lòng chí thành của Nguyễn Huệ, không phải là Nguyễn Quang Hiển đến lúc đó mới nói như thế. Cũng vì lời nói đó do khi khẩn yếu e rằng thông sự dịch lại có khi không đúng nên đã lấy giấy bút bảo y viết ra thì cũng giống như lời nói, bọn thần liền đem tờ giấy đó trình lên (12).

 

Khi Quang Hiển (cháu cả của Quang Trung) đi sứ cầu phong được đãi như Phó Vương, dự hàng Vương công thai các, yến ẩm linh đình suốt đường Quảng Tây -Nhiệt Hà (so với Tào Tháo đãi Quan Vũ thật chỉ có hơn không có kém).

 

Đối thủ chính trị của Quang Trung là Lê Chiêu Thống bị lừa ép cạo đầu đổi y phục rồi đưa đi gặp phái đoàn của Nguyễn Quang Hiển. Nhóm quật cường là Lê Quý bị tống giam… Quang Trung nhận phong Annam Quốc Vương (tại Thăng Long thành) (13), tiếp đó là ấn Lạc Đà… Tất cả đã đủ để cho Nguyễn Quang Bình yên tâm mà thân tới Nhiệt Hà mừng thọ Càn Long chưa?

 

Mà Quang Trung không sang bệ kiến Càn Long không được. Đây là điều kiện tiên quyết, ông phải hứa sang thì mới được phong Vương. Võ công đánh thắng 11 ngàn lục doanh quân (sử Thanh nói có 8700 người) chưa kể Miêu binh, nghĩa dõng, tình nguyện không đủ khoả lấp vị thế chính trị quá yếu kém và bấp bênh của Quang Trung.

 

 

Khi Quang Trung

vận Mãn phục bệ kiến Càn Long

 

Khi mà Quang Hiển đang trên đường về nước, thì Phúc Khang An đã liên tục phát hịch thư kêu Quốc trưởng Annam sang chầu dự lễ Bát Tuần đại thọ của Càn Long đế.

Trong một bức thư, Phúc Khang An chẳng những kể rõ hành trình của Quang Hiển, nói rõ tâm can của vua Quang Trung rằng “Quốc trưởng bắt đầu dựng nước, muốn tâu với thánh thượng ban thưởng cho phong hiệu là để vỗ yên nhân dân” mà còn nói rõ việc an trí Lê Duy Kỳ (Chiêu Thống) cùng đám bề tôi, vạch rõ thời gian xuất phát đến Bắc Kinh cho vua Quang Trung.

 

 Hịch văn liên tiếp mấy đạo được họ Phúc phát đi, hối thúc Quang Trung lên đường. Trong một hịch văn, họ Phúc lại nói rõ tước phong của Càn Long cho Quốc Trưởng (Quang Trung) lên tới hàng Thân vương (14).

 

 

Những tin tức từ Phúc Khang An, từ động thái của Thanh triều, và đặc biệt nguồn tin từ Nguyễn Quang Hiển đã khiến Quang Trung thật sự yên tâm:

“người Annam đã thể hiện sự nghiêm túc của mình. Nguyễn Quang Bình không chỉ hứa dẫn đầu một phái đoàn lên tới hàng trăm người bao gồm con trai ông là Nguyễn Quang Thùy, tháp tùng quan là Ngô Văn Sở. Ông yêu cầu cả viên quan văn là Phan Huy Ích đi tháp tùng”.

 

Phía Annam còn chuẩn bị những món quà xa hoa, lại soạn ra 10 khúc nhạc ca ngợi sự trường thọ của hoàng đế Càn Long, những lá thư bằng vàng, cùng nhiều sản vật thể hiện lòng trung thành với Đại Thanh.

Quang Bình (Quang Trung) mong muốn được bệ kiến Càn Long với tư cách là bệ kiến chủ nhân, người cha và bày tỏ quyết tâm thực hiện tâm nguyện ấy.

Càn Long (được tin) vui mừng nói: “Vương (tr Quang Trung) coi ta như cha, sao ta không coi hn như con?” (15)

 

Tháng 1 năm 1790, phái đoàn ngoại giao của Annam lên đường. Tháng 7 cùng năm tới Nhiệt Hà. Tại đây có các sứ đoàn Triều Tiên, Lưu Cầu, Xiêm La, các thân vương Mãn Châu, đại diện của giới quý tộc Mông Cổ. Thật là bốn phương tụ hội cùng dự lễ mừng thọ Càn Long 80. Lễ này kéo dài trong suốt một tháng trời.

 

 

Tại Nhiệt Hà, phái đoàn Annam gặp phái đoàn Triều Tiên. Thấy Annam Quốc Vương thân sang chúc thọ Càn Long, phía Triều Tiên ngỡ ngàng, ngơ ngác. Sứ Triều Tiên, Từ Hạo Tu nói rằng: Đông quốc của chúng tôi chẳng bao giờ có lệ quốc vương thân sang cống! Annam Quốc vương đáp đại ý rằng: Annam cũng chẳng có lệ này nhưng ơn thánh thượng (Càn Long) như giời bể nên quả nhân mới phải vượt đường xa vạn dặm sang bệ kiến. Đó là dùng việc phi thường để báo đáp ân phi thường vậy.

Nhưng báo đáp ân phi thường bằng việc phi thường ấy còn chả thỏa, Annam Quốc Vương đã vận Mãn phục vào triều kiến Càn Long. Ngày 16 tháng 7, vua Annam cùng quần thần đến thăm Ngũ Phúc Đài.

 

Chính trong ngày này, họ đã yêu cầu hoàng đế Đại Thanh cho phép họ mặc Mãn phục để tỏ lòng thành kính. Điều này khiến hoàng đế đặc biệt hài lòng, ban chỉ dụ rằng: “chấp thuận cho Annam quốc vương Nguyễn Quang Bình mặc triều phục vào chầu”.

 

Càn Long còn ban cho vua tôi Annam một bài thơ. Vua tôi Annam bèn vận Mãn Phục không búi tóc vào bệ kiến Càn Long kính cẩn trình bày ý kiến của mình. Phan Huy Ích, Võ Huy Tân lại theo bài thơ của Càn Long mà họa lại để tỏ lòng ngưỡng mộ (16).

 

 

Nguyên trước đó, vua Annam đã được Càn Long ban cho một chiếc mũ có chóp mầu hồng ngọc, với lông công ba lỗ, mũ mùa hè, áo khoác hoàng gia, cùng những đồ Mãn phục khác. Các quan đi cùng cũng được tặng áo mũ và các phụ kiện Mãn Châu.

 

 

Bắt gặp cảnh vua tôi Annam vận Mãn Phục vào chầu, sứ Triều Tiên Từ Hạo Tu chất vấn như sau: “Từng nghe An Nam sứ thần búi tóc thả ra phía sau, đội mũ sa đen, mặc hồng bào áo thụng, cài trâm đồi mồi vàng, chân đi giày da đen giống như quan phục chúng tôi. Nay thấy quý quốc lại mặc y phục Mãn Châu, lại không bịt đầu, vậy là thế nào? Quan phục quý quốc vốn giống Mãn Châu hay sao?’”

 

 Câu trả lời của Phan Huy Ích, theo họ Từ: “Lời nói có chừng lúng túng, vẻ mặt ngượng ngập”. Lại chối rằng khi về Quê hương, chúng tôi sẽ mặc lại đồ cũ. Sau này Từ Hạo Tu có làm thơ chế nhạo vua tôi Annam về việc mặc Mãn Phục, việc giao tình với Phan Huy Ích cũng sơ sài vì lẽ Triều Tiên khinh rằng Annam chối quốc phục mà vận Mãn Phục tỏ lòng quỵ lụy Mãn Thanh quá cỡ vậy.

 

 

Việc vận triều phục như Từ Hạo Tu mô tả, đó là giữ lại bản sắc, khẳng định quyền tự trị của mình trước thiên triều. Sứ ta, sứ Triều Tiên, sứ Xiêm La sang hội từ xưa tới nay đều giữ nguyên cái bản sắc ấy.

 

Việc phái đoàn Annam Quốc Vương tình nguyện vận Mãn phục, không bịt đầu vào triệu kiến Càn Long. Không khỏi khiến cho sứ Triều Tiên cảm thấy ngán ngẩm. Lại ngẫm tới việc Chiêu Thống bị Phúc Khang An lừa ép mà cạo đầu đổi y phục, Lê Quýnh tuyên thệ Thà chặt đầu lột da không chịu mặc đồ Mãn. Thật khiến người ta xót xa, ngậm ngùi. Sự anh hùng chung quy cũng chỉ có bấy nhiêu thôi.

 

 

Cũng tại Nhiệt Hà, một lần nữa ta thấy quyền lực mềm của Càn Long phủ bóng lên vinh quang của đấng Attila phương Đông. Vinh quang của chiến thắng Đống Đa đã lui bước nhường chỗ cho lòng xúc động, sự thành tâm của Annam Quốc vương trước Đại hoàng đế Trung Hoa.

 

Tấu biểu của Quang Trung tạ ơn Càn Long (17) đã xác tín những món y phục mà vua Quang Trung được Càn Long tặng: "Được mong đức Hoàng thượng thi ân với mực thường thưởng cho tôi mũ bảo thạch đính tam nhãn hồng thước hoa linh lương và bảo đới hoàng mã quải" (18).

 

Vua Quang Trung nhận áo mà "tưởng như được ân khắp cả thân thể, cử động thêm vinh". Quang Trung còn được Càn Long Đế "ân thưởng": "Bảo thạch đính tam nhãn khổng thước linh vĩ, tứ đoàn long bổ phục kim hoàng mãng bào san hô triều châu" (19). Những y phục trên chỉ có tước Vương họ Vua (Ái Tân Giác La) mới được dùng. Gần sự kiện Quang Trung tới Nhiệt Hà) thì Hoàng tử mới được dùng.

 

 

Vậy thì còn một vấn đề đó là Annam Quốc Vương tại Nhiệt Hà ấy có thật là vua Quang Trung hay không.

 

Nhiều nguồn sử liệu của ta nói là Giả Vương nhập cận. Thanh Sử Cảo chép như sau: “Tháng 7 vào bệ kiến ở Nhiệt Hà, cho đứng dưới các thân vương mà trên các quận vương, ban cho thơ ngự chế, cho đội mão mang đai trở về. Thật ra Quang Bình sai em mạo danh tới, chứ Quang Bình chưa dám đích thân tới, quỷ quyệt như thế đấy”.

 

Sử ta nhiều bộ cũng cho rằng đó là Giả Vương mà thôi. Đối chiếu các sử liệu, đặc biệt các sử liệu do nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính cung cấp, người viết cho rằng khó có khả năng Người dẫn quan lại vận Mãn phục bệ kiến Càn Long tại Nhiệt Hà là Quang Trung giả.

Học giả Zhaoguang Ge cũng cho rằng đó là những việc kỳ quái không đáng tin. Nguyên văn tiếng Anh: “Yet, this odd story is not credible”.

 

 

Như vậy chúng ta đã khảo từ chỗ Đàng Trong – Đàng Ngoài vốn một quốc chia hai. Phong trào Tây Sơn nổi dậy và những khó khăn chất ngất mà vua Quang Trung gặp phải ngay sau chiến thắng Kỷ Dậu.

 

Tại kỳ này chúng ta cũng đã trình bày rõ ngọn ngành cuộc hòa đàm hai phía Việt – Thanh. Nhưng bước “giải phóng mặt bằng” cho Quang Trung sang Nhiệt Hà khá rõ. Kỳ sau sẽ nói tới việc Quang Trung thu được những thành quả nào sau chuyến đi muôn một tới Nhiệt Hà nhận Càn Long làm cha, mặc Mãn phục vào bệ kiến. Vua Lê Chiêu Thống ấy có thực sự cõng rắn cắn gà nhà ra sao? Nhân phẩm năng lực chính trị của ông ấy thế nào. Bài cũng sẽ đề cập đến những căn nguyên khiến nhà vương triều Quang Trung sụp đổ chỉ sau 14 năm tồn tại.

 

 

Chú thích

1. George Dutton: Tây Sơn uprising (Cuộc nổi dậy của Tây Sơn). Nguyên văn tiếng Anh: “Some mid-twentieth-century Vietnamese historians, notably Trần Huy Liệu and Văn Tân, looked at the political events of this period and saw a revolution (cách ma ˙ ng).1 They characterized the Tây Sơn uprising as a focused effort to overthrow corrupt political forces, to reunify the country, to defend the nation against external threats, and to promote indigenous cultural elements. This interpretation of the movement conveniently re- flected the political agenda of the post-1954 state in North Việt Nam, even as it glossed over the true complexities of the Tây Sơn era”.

Dịch Việt văn Sông Hàn.

 

Lời người dịch: Ở đây George Dutton đã lấy yêu cầu chính trị tại miền Bắc Việt Nam làm hệ tham chiếu. Ông ít chú ý đến những trình bày của học giới tại Nam Việt Nam (VNCH về Tây Sơn) chẳng hạn Tạ Chí Đại Trường khi trình bày về phong trào Tây Sơn trong Tập san Sử Địa số 13 cũng đầy hào hứng, thi vị và cách mạng hóa cuộc nổi dậy này.

 

 

2. Nguyễn Du: Long Thành cầm giả ca. Nguyên văn chữ Hán

盡是中和大內音

西山諸臣滿座盡傾倒,

徹夜追歡不知曉。

拋右擲爭纏頭

泥土金錢殊草草。

豪華意氣凌公侯,

五陵年少不足道。

3. Vô danh thị: Tây Sơn Lược Thuật – Bản dịch của Tạ Quang Phát Phủ Quốc Vụ Khanh đặc trách Văn hóa xuất bản trang 11, 12.

 

4. Dẫn theo Nguyễn Duy Chính: Tiến trình Thanh Việt nghị hòa, nhà Thanh công nhận triều đại Quang Trung.

 

5. Khâm định Annam kỷ lược quyển 13, người dịch Nguyễn Duy Chính.

 

6. Đại Nam Thực Lục tại link –

 Nguyên văn chữ Hán:

以帛玉代干戈,轉兵馬爲衣裳之會

〈表言:「臣本西山布衣,乘辰舉事。丙午,興師滅鄭,還國於黎。前黎王謝世,又擁立嗣孫維祁襲。維祁爲人淫暴,國內之臣若民奔愬於臣,請爲出兵除亂。丁未,臣遣一小將,以兵問其左右之助桀者。而維祁望風宵遁,自貽伊戚。戊申,臣進至都城,復委前黎王之子維監國,經遣行價叩關,備以國情題奏。而維祁之母先赴斗奧隘,委身乞援。孫士毅以封疆大臣,卻爲財色之故,將臣之表章裂擲於地,淩辱行價,意欲動眾興戎。不知此事果出大皇帝差遣,抑或士毅爲一婦人所倖邊功,以邀大利也。夫以海瀕一帶,人士甲兵不當中朝之萬一。而深澗在前,猛虎在後,眾情怕死,咸思奮勵。臣不避投鼠之謗,遂以三五邑丁相從。今年正月初五日,進至都城,冀與士毅一見,或得以玉帛代干戈,轉兵車爲衣裳之會。乃士毅之兵先來迎戰,纔一交鋒,奔潰四散。其走躲城外村莊,又爲環城民殲殺殆盡。臣入城之日,立即禁止,不得妄殺,一切送到都城。該八百餘口,臣已給之廩食。竊念本國自丁、黎、李、陳以來,世代遷革,不是一姓。有能爲南郊屏翰栽者培之,惟至公至仁而已。伏惟體天行化,順其自然,恕臣迎敵孫士毅之罪,諒臣數番款關陳奏之誠,錫臣爲安南國王,俾有統攝。臣謹當遣使詣闕,奉藩修貢,幷將見存人口回納,以表至誠。夫以堂堂天朝,較勝負於小夷,必欲窮兵黷武,以快貪殘,諒聖心之所不忍。萬一兵連不止,勢到那裏。誠非臣之所願,而亦不敢知也。」

Tờ biểu nói: Thần vốn là người dân thường ở Tây Sơn, nhân thời làm việc. Năm Bính Ngọ đem quân diệt họ Trịnh, trả lại nước cho nhà Lê, vua Lê trước chết đi, lại dựng Tự tôn là Duy Kỳ nối ngôi. Duy Kỳ là người dâm bạo, các quan và nhân dân trong nước chạy đến nói với thần, xin ra quân trừ loạn. Năm Đinh Mùi, thần sai một tiểu tướng đem quân đến hỏi tội những kẻ ở bê bên hữu giúp Duy Kỳ làm việc bạo ngược ấy nhưng Duy Kỳ trông thấy bóng gió đang đêm trốn đi, là tự mình rước lấy sự tai vạ ấy. Năm Mậu Thân, thần tiến đến đô thành, lại uỷ cho con cháu nhà Lê trước là Duy Cận coi việc nước, thần đã từng sai người đến gõ cửa quan, đem hết tình nước để tâu lên, nhưng vì mẹ Duy Kỳ đi trước đến ải Đẩu Áo, tự mình đi xin cứu viện, Tôn Sĩ Nghị là đại thần ở chốn bờ cõi, lại vì có của và sắc đẹp, đem tờ biểu của thần xé ra ném xuống đất lăng mạ làm nhục người sứ giả của thần, ý muốn động chúng dấy quân. Thần không biết việc ấy quả là tự Đại hoàng đế sai khiến chăng hay là hoặc ở Sĩ Nghị vì một người đàn bà sai khiến, cầu may nên công ở chốn biên cương để cầu lợi lớn chăng? Kể ra, lấy một dải đất ở nơi bãi biển, nhân sĩ giáp binh không địch được một phần trong muôn phần của Trung triều, mà suối sâu ở phía trước, hổ dữ ở phía sau, tình mọi người sợ chết, đều tự hăng hái lên, thần không tránh khỏi lời chê ném chuột, mới lấy dân đinh năm ba ấp cùng đi theo. Ngày mồng 5 tháng giêng năm nay tiến đến đô thành mong được ra mắt Sĩ Nghị, hoặc có thể lấy ngọc lụa thay cho giáo mác, chuyển binh xe làm hội áo xiêm chăng? Thế mà quân của Sĩ Nghị đã chạy tan vỡ ra bốn phía, những kẻ chạy trốn ở thôn tráng ngoại thành lại bị dân hoàng thành giết chết. Ngày thần vào thành, lập tức cấm chỉ không được giết càn, hết thảy phải đưa đến đô thành, cộng hơn 800 người, thần đã cấp cho lương ăn. Trộm nghĩ: nước thần tự đời Đinh, Lê, Lý, Trần đến nay thời đại có đổi đời, không phải là một họ, họ nào có thể làm phên che ở nước Nam được thì trồng cây nào vun xới cho cây ấy chỉ là rất công rất nhân mà thôi. Thần cúi nghĩ rằng: Thể lòng Trời làm mệnh lệnh thuận về lẽ tự nhiên mà thôi, xin tha cho thần về tội đối địch với Tôn Sĩ Nghị, thương cho thần về lòng thành mấy phen gõ cửa tâu bày, cho thần làm vua nước An Nam, để có thống quản. Thần kính cẩn sai sứ đến cửa khuyết xin làm phiên thần, sửa lễ cống và đem cả nhân khẩu hiện còn nộpả lại, để tỏ lòng rất thành. Kể ra, lấy đường đường Thiên triều so được thua với nước mọi rợ nhỏ mọn, hà tất phải đánh cho đến cùng, làm nhàm việc vũ, để thỏa lòng tham tàn, chắc lòng Thánh đế không nỡ thế. Lỡ ra quân đánh triền miên mãi không thôi, thế đến như vậy thật không phải là lòng thần mong muốn, mà cũng không dám biết đến.

 

Trích Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện

Quốc Sử Quán Triều Nguyễn

Nhà Xuất Bản Thuận Hóa, Huế, 2006

7. Về điều này nhà NNC Nguyễn Duy Chính trong Đi tìm một mảnh khuyết sử trong Khâm định Annam Kỷ lược cho rằng: Từ chiến sang hòa, phương lược đấu tranh của nhà Tây Sơn chuyển sang một mặt trận mới. Công tác ngoại giao vốn dĩ không phải là sở trường của Nguyễn Huệ, nay với sự giúp sức của một số nho sĩ, quan lại cũ của Bắc Hà nên đã đạt được nhiều thành quả tốt đẹp.

 

8. Khâm định Annnam Kỷ lược, quyền XIII, người dịch Nguyễn Duy Chính.

 

9. Khâm định Annam kỷ lược, đã dẫn.

 

10. Trong Bắc Hành tùng ký Lê Quýnh viết như sau: Trong khi tôi đang tập hợp các đồng chí để đợi lệnh nhà vua khôi phục thì: Tháng 5 năm Kỷ Dậu (1789) thấy biểu huynh Nguyễn Trình vâng mệnh Tổng đốc Quảng Tây Phúc Khang An sai về đòi Lê Quýnh đến trước cửa quan để hỏi chuyện. Bấy giờ bệnh Quýnh đã khỏi. Tháng 7, Quýnh đi Nam Quan đợi lệnh. Bản dịch của Hoàng Xuân Hãn.

Khi đến Quảng Tây, ông nghe nói Tây Sơn đã hàng lòng vẫn còn ảo vọng, ngợi khen nhà Thanh bất chiến tự nhiên thành. Mãi sau này khi bị Phúc Khang An ép cạo đầu, thay áo mới nội giận mắng Khang An như vậy.

 

11. Dẫn theo Nguyễn Duy Chính: Lê Chiêu Thống đáng thương hay đáng trách.

12. Dẫn theo Nguyễn Duy Chính: Thanh Việt Nghị Hòa, phần IV – Đại lễ phong vương

 

13. Thanh sử cảo chép lại Chiếu phong vương của Càn Long cho Quang Trung nguyên văn thế này:

朕惟王者遐覃伐罪因而舍服候封恪守事大所以畏天鑒誠於荒陬貰其 往沛恩膏於屬國嘉以維新賁茲寵命之頒勗以訓行之率惟安南地居炎徼開十三道 之封疆而黎氏臣事天朝修百餘年之職貢每趨王會舊附方與遭難以流離遂式微 而控愬方謂興師復國字小堪與圖存何期棄印委城積弱仍歸失守殆天心厭其薄德 致世祚訖於終淪爾阮光平起自西山界斯南服向匪君臣之分寖成婚媾之仇釁啟交 訌情殊負固抗顏行於倉卒雖無心而難俺前愆悔罪咎已前除願革面而自深痛艾表 箋籲請使先猶子以抒忱琛獻憬來躬與明年之祝嘏自非仰邀封爵榮藉龍光曷由下 蒞民氓妥茲鳩集况王者無分民詎在版章其土宇而生民有司牧是宜辑寧爾邦家爰 布寵綏俾憑鎮撫今封爾為安南國王錫之新印於戲有興有廢天子惟順天而行無貳 無虞國王咸舉國以聽王其懋將丹款肅矢冰競固以長其子孫勿使逼滋他悉心 以勤於夙夜罔令逸欲有邦益敬奉夫明威庶永承夫渥典欽哉毋替朕命.

 

14. Xem thêm Đại Việt Quốc thư, dịch giả Hoàng Văn Hòe Trung tâm học liệu Bộ Giáo Dục (VNCH).

 

15. Nguyên văn tiếng Anh từ Zhaoguang Ge: Costume, Ceremonial, and the East Asian Order: What the Annamese King Wore When Congratulating the Emperor Qianlong in Jehol in1790:

“As the saying goes, “courtesy calls for reciprocity.” The Annamese demonstrated enormous seriousness. NguyễnQuangBình not only had promised to lead a mission of hundreds including his son NguyễnQuangThùy and an accompanying official NgôVănSở to Chengde, but also prepared extravagant gifts. Moreover, he asked PhanHuyÍch, another accompanying official, to compose “Ten Melodies of lyrics and music to honor His Majesty’s Longevity.” “Letters written in gold were sent along with memorials to the throne” to repeatedly demonstrate loyalty to the Great Qing. The king aspired to treat Emperor Qianlong as “the master and the father” and expected that the emperor would fulfill his wishes. Emperor Qianlong, who was extremely delighted, said, “Since the king treats me as his father, how could I not treat him as my son?” - Người dịch Sông Hàn.

Đây là bài giảng được Zhaoguang Ge trình bày tại Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc - John Fairbank, tại Đại học Harvard ngày 19/04/2011).

 

16. Nguyên văn tiếng Anh: Annamese king and his officials paid a visit to the Hall of Five Fortunes and Five Generations. It was during this day that they requested of the Great Qing emperorth at they be allowed to wear Manchu clothing to pay tribute, which particularly pleased the emperor. The emperor thus wrote: “Approving the request of NguyễnQuangBình , the Annamese king, to wear attire of the celestial dynasty and granting him a poem.” The Annamese ruler and officials “followed the edict by wearing hats and clothing of the celestial dynasty and respectfully conveying their thoughts.” PhanHuyÍch and VõHuyTấn wrote poems based on Emperor Qianlong’s rhymes to express their admiration. Zhaoguang Ge đã dẫn. Người dịch Sông Hàn.

 

17. Tờ biểu tạ ân của vua Quang Trung khi được Càn Long ban cho các đồ phục sắc Đại Việt Quốc Thư trang 324 - 325. Trung tâm học liệu Bộ Giáo Dục VNCH, bản in 1973. Dịch Việt Văn từ Hoàng Văn Hòe.

 

18. Mũ Bảo thạch đính Tam nhãn hồng... là mũ của Thân Vương nhà Thanh. Bảo đới hoàng mã quải Áo, đai và đệm trên mình ngựa.

 

19. Mũ của thân vương nhà Thanh. Mãng bào là loại áo thêu hình rồng 3, hoặc 4 móng (con rồng không đủ 5 móng thì gọi là con mãng, tức to hơn con rắn). Loại mãng bào mà vua Quang Trung được tặng là mãng bào có đính thêm san hô.

************ 

 PHỤ LỤC ĐÍNH THÊM ngày 20-6-2023 

Trích từ trang Fb QuangPhan ngày 15-6 2023 

Khi đọc xin các bạn hiểu cho tất cả câu chữ dấu chấm dấu phẩy là đúng nguyên như văn bản gốc đã đưa trên Fb QP 

 Càn Long và những pha nịnh đi vào lòng đất!

Trong cái sự vụ Annam Quốc Vương đến Nhiệt Hà bái Càn Long có nhiều chuyện rất vui.
Đấy là cụ Huệ thỉnh thoảng lại dỗi, bảo: hay thôi đéo đi nữa, báo hại Phúc Khang An phải biên thư thiếu nước năn nỉ. Lại vì nhà Thanh thích ngọc với vàng như ý, mà trong đồ cống thiếu mất món này nên Phúc Khang An phải bỏ tiền túi ra đúc mấy thanh vàng như ý đem gộp vào đồ cống của phái đoàn Annam.
Từ khi mà Nguyễn Quang Bình (tức cụ Huệ) đc phong Quốc Vương, lại được hưởng rất nhiều ân sủng của Càn Long, thì Phúc Khang An không dám gọi là Quốc Trưởng nữa, biên thư cho vua Quang Trung phải đổi thành gửi Quốc Vương.
Annam Quốc Vương dỗi, thì Càn Long rất khéo nịnh. Việc biếu thịt nai do chính tay Hoàng Đế săn được cho Nguyễn Quang Hiền còn là việc nhỏ. Ta hãy xem, Càn Long đế 'nịnh" ông con hờ Nguyễn Quang Bình thế nào:
Nhân việc Quang Trung sai sứ bộ tìm mua nhân sâm để cho mẹ mình bồi bổ, Càn Long liền xuất kho một cân để vua Annam làm tròn chữ Hiếu. Phúc Khang An nói: Tôi lấy nhân sâm thường dùng, 4 lượng biếu mẹ Quốc Vương nhưng đấy chỉ là thứ thường thường bậc trung, không sao bằng nhân sâm nội điện, ngàn cân mới chọn được một.
Annam Quốc Vương tìm mua áo, tức khắc Càn Long ra chỉ dụ đặt may áo cho nhà vua. Lại tặng thêm đai đỏ.
Đoàn đến Trực Lệ, Càn Long đế cho chạy ngựa trạm biếu cả đoàn 5 quả vải. Phân chia như sau: Phúc Khang An (đi hộ tống) 2 quả, Annam Quốc Vương 2 quả, bồi thần Ngô Văn Sở 1 quả. Vì nỗi kinh thành đều phải trông vào vải Mân tiến cống, nên thứ đó cực kỳ quý giá.
Mặc Mãn phục ngồi hàng Thân Vương, vị thế ngang với các Hoàng tử được Càn Long sủng ái, những việc này khiến Annam Quốc Vương vô cùng cảm kích. Nhà vua hứa: mười năm sau thần lại sang tiếp chúc bệ hạ Đại thọ 90.
Tiếc là khi vào Nhiệt Hà bệ kiến Càn Long thụ lễ Bão kiến thỉnh an, nhà vua lại có vẻ xum xoe, nịnh bợ hơi quá đáng, thành ra để sứ Triều Tiên ghi lại thành cái việc không hay.
Nhân cái việc Annam Quốc Vương và bồi thần vận Mãn Phục, thắt tóc đuôi sam vào chầu Càn Long, người sau thể tất được lẽ nào không thể tất được cho Chiêu Thống lúc đường cùng!

 

Please Select Embedded Mode For Blogger Comments

Mới hơn Cũ hơn