1967
6/4
Số phận đưa mình đến gặp Lưu Quang Vũ. Sự thực là như thế nào? Câu chuyện của chúng mình động đến mọi chuyện trên đời: thơ nước ngoài và ca dao, đời ông Nguyễn Tuân và chuyện tình yêu của bọn trẻ. Mình cảm thấy không muốn giấu nó chuyện gì kể cả mọi thứ riêng tư, như là chuyện Tịnh. Về phần nó, nó cũng kể cả chuyện Tố Uyên, chuyện gia đình nó cho mình nghe.
Cảm thấy nó có phần hiểu đời quá sớm, những điều bi quan không thấy thiếu nơi cửa miệng. Và nét mặt, có cái vẻ nghiêm túc, bướng bỉnh thế nào đó... Tự tin, nhưng mà có chút gì hơi quá chăng trong cái bên ngoài. Sao trong tình cảm, ngay cả ở những người thân, lắm lúc tôi cứ lo, có một chút gì ngây thơ của tôi một chút gì kém cỏi của tôi, nó làm cho người ta ngại ngùng khó chịu. Tôi luôn luôn cầu và mong những niềm vỗ về an ủi. Tôi đã quấn quýt lấy người ấy, và khó lòng rời ra được... Rồi “một dày một mỏng liệu là có nên" lại luôn luôn băn khoăn, thất vọng... Ôi, nếu thế thì sẽ luôn luôn làm khổ người ta, và yêu ai thì sẽ làm khổ người ấy, nhưng tôi luôn luôn không chịu được với những thứ trung bình.
Vũ bảo: Tôi mới gặp ông, tôi cũng thấy nét mặt ông từng trải, và con mắt ông rất khôn. Có vẻ như một người đã yêu nhiều rồi thì phải. Vũ như nhắc lại lời Việt: trong con mắt ông đã có chút gì sâu thắm, nó không được bình thường ...
10/4
Chủ nhật thật bận. Tối đi thư viện, về nằm bò ở nhà Vũ, hai thằng nói chuyện với nhau đến tận 2 giờ lại còn lục cục nấu mì ăn. Hôm sau, đi thư viện, mê mải chép Henri Hene. Chiều, nói chuyện cùng ông Thụ, đến nhà Vũ Quần Phương. Nói chung, chuyện nào mình cũng tiếc cả. Vũ rất Hà Nội, rất ăn chơi. Không như Đỗ Chu, lắm khi mình thấy khó gần. Vậy mà, nó rất nhiệt tình, giở cho mình xem mọi thứ riêng của nó. "Nó bảo: Tôi còn khối thứ, tôi đéo sợ, ông ạ" Trong những người tôi mới quen này, liệu có ai sẽ là người vụt sáng lên ở phía chân trời xa thẳm.
30/4.
Tự nhiên lại có một cái thú: tán chuyện với Đỗ Chu và Lưu Quang Vũ. Mình cũng ngại, với một câu hỏi đặt ra: Mình làm được những gì? Cho nên, sau cái lúc bù khú ấy, trở về nhà lòng hơi buồn. Ngại không muốn đến nhà Doãn Trung, Nhị Ca. Thấy Đông Hoài tầm thường. Cả Đào Xuân Quý nữa, lúc thì thấy ông ta cởi mở, chăm chút, lúc vẫn còn những chỗ vướng.
27/7
Từ Hà Nội lên về nhà - về đơn vị, đâu cũng thấy lạnh lẽo. Với Vũ: Mày hờ hững với tao quá. Nó thú nhận: Tao cũng hờ hững với chính tao nữa chứ gì.
Sao lại thế? - Thật thế ư? Thế thì ngay trong văn nghệ mình vẫn bơ vơ ư.
Những buổi đến nhà Vũ, thấy nó và gia đình sung sướng, thoải mái. Nhà Bằng Việt cũng thế. Hình như nhờ có thế mà các bạn làm được văn nghệ.
Chưa bao giờ như bây giờ, Mình khao khát được yêu, được sung sướng một chút trong những niềm hạnh phúc riêng tư. Cuộc đời là như thế. Rồi mình sẽ bận bịu về những việc đó cho đỡ khổ.
.. Hôm nọ, Vũ rủ Văn, Lâm, Tố Uyên lên nhà mình chơi, ăn ổi đọc bài Vườn xưa của Tế Hanh. Vũ đang định làm những bài thơ hoa quả. Thú thật, mình không làm được, chứ nghĩ cũng thèm. Mình không thích thơ Duật vì nó chỉ hóm hỉnh một chút. Mình yêu cái tâm hồn trải ra đây đó trong thơ Vũ. Thí dụ với Duật, quả nhót chỉ là một ngọn đèn chỉ đường sang mùa hè - như vậy thì có nghĩa lý gì?
14/9
Mình vừa yêu vừa sợ cuộc đời. Nghệ sĩ nửa mùa. Cay đắng tạo ra trong không khí mà mình thở. Nghe cay đắng ngấm vào trong lòng ngay từ lúc mở mắt cho đến sớm mai. Không muốn làm gì cả. Suốt nửa tháng nay, chỉ thích về Hà Nội đọc thơ nước ngoài, thơ Tây Âu. Không thích làm lại mấy bài về Sức mới Chế Lan Viên Đỗ Chu. Lặng lẽ buồn.
Nhớ câu thơ Hàn Mặc Tử mà nhờ Vũ mới biết
Chao ôi thánh thượng vô tâm quá
Lòng thiếp buồn như một tấm nhung...
Lại câu của ai đó: ảo não, đời như một nỗi buồn. Các em nhỏ ơi, chớ ai bắt các em buồn nhé.
24/9.
Về Hà Nội 3 ngày. Sống một ít với Vũ, thấy nó khôn quá, hơi sợ và hơi ngại.
Nhớ hồi tháng 3/67 Vũ được về Hà Nội nghỉ một tháng để chữa tập thơ.Cùng Vũ vào nhà thấy một tiêng trước Uyên đến chơi, còn để mảnh giấy ở cửa “Về thì sang U. chơi nhé”. Vũ mãi không đi, chỉ bảo là tao tranh thủ ở chơi thêm. Nói với đơn vị rằng phòng văn nghệ trưng dụng thêm. Mãi một hôm, đang ngồi nhà Vũ thì ông Chính Hữu đến. Tôi thấy mình ngồi đấy cũng hơi dại mặt. Cái điều mà thoáng một cái, bọn tôi hiểu ngay, thì ông Chính Hữu cứ nói đi nói lại vài lần. Và sau đó, Vũ phải về đơn vị.
Vẫn thích đến nhà Vũ dù đang thất vọng cả về Vũ, Chu. Những Nghiêm Đa Văn thì thấy vừa. Phóng túng thế nào, nó vẫn là có tình hơn, nó hay săn sóc mình nhiều hơn.
1968
Hồi tết Lưu Quang Vũ phải theo đơn vị đi biểu diễn, rồi trở về, nằm viện. Anh em đến thăm đông đủ. Tất cả đều quý Vũ. Riêng Quỳnh nói với tôi mấy ý:
- Quý thì quý, nhưng không tin thằng ấy được. Nó trẻ nhất trong bọn này mà nó già quá cơ. Lúc nào cũng thấy nó thở dài, buồn.
- Sợ nhất là không biết lúc nào nó thật, lúc nào nó giả nữa. Tôi bị nó giễu nhiều bận rồi cho nên bây giờ tôi cũng cạch.
- Tôi cho rằng có những chỗ mà chúng mình không bao giờ vượt qua được. Lòng tin, chế độ, Đảng, lãnh tụ. Nhưng khi bốc lên, Vũ nó phớt hết.
Rồi Vũ sẽ đi đến đâu?
Hôm nay, chàng Vũ đó lại đến VNQĐ với tôi. Tôi bảo: Mày phải bỏ cái lối giả dối ấy đi mới được, lên đây cứ chú chú cháu cháu, còn ra làm sao nữa. Cứ y như hai người giữ miếng nhau vậy... Mày phải biết rằng thằng Chu sống ở đây còn được nữa là mày.
Vũ phải nhận là lâu nay nó còn quanh co.
- Thằng Chu bị kêu về tư tưởng đấy. Tao thì người ta chỉ coi là tác phong thôi, thanh niên Hà Nội với lại trẻ con, không ai nói gì cả.
- Bây giờ nó đối với tao rộng rãi hơn, mà cũng xét nét hơn. Về chuyện sinh hoạt của mình, nó không chú ý tới, nhưng nó lại chú ý về tư tưởng mới bỏ mẹ chứ. Nhiều lúc tao cũng liều, chỉ cần xin phép là đi chơi được ngay, nhưng mà chán là đi luôn, không xin , thế thôi. Vừa rồi ở đơn vị nó làm rất dữ, nó đi kiểm tra từng thằng một. Thằng nào quần ống dưới 20mm nó bắt chữa lại hết. Phái đoàn kiểm ta, do ông Chủ nhiệm chính trị dẫn đầu ... Nhưng đến chỗ tao, ông ấy lại lờ đi: Cái thằng này, cứ để yên cho nó thì hơn, càng khắt khe với nó, nó lại càng lung tung. Bây giờ kiểm tra quần áo là nó lại thửa toàn những thứ ông tuýp về không biết chừng !
Nhàn: Thôi, nó coi mày như là thằng Chí Phèo ấy, không ai nó thèm dây vào chứ gì.
Lâu lâu, nó lại giục, hay là bảo mấy ông kiếm lý do công việc gì đây, để cho nó về Hà Nội đi.
- Có lần tao mới bịa ra một chuyện: Tao báo với mấy thằng lính chung quanh: Chúng mày có biết không, tao là con cụ Hồ đấy. Thằng Chính Trị Viên phải gọi lên: Mình biết rằng cậu nói đùa thôi, nhưng mà thế không nên.
Khi nghe kể lại, ông Châu bảo: Như thế là nó còn tử tế lắm đấy !
- Sao thằng Chu nó bảo mày nộp đơn xin ra Quân Đội.
- Nộp đơn đâu, thì cũng nói cho được việc. Bực quá, tao mới bảo chúng nó rằng như vậy, là tôi phục vụ cũng đã đủ cho các anh. Tôi làm phiền các anh mà các anh cũng làm phiền tôi nữa, nói thật là như thế - Hay là các anh cho tôi ra. Tuy vậy, tao cũng thấy đi bộ đội là có lợi.
- Lợi chứ, vào bộ đội mình thấy được cái xấu nhất cũng như cái tốt nhất trong chế độ bây giờ. Lại còn có lúc phải ra nước ngoài nữa.
- Ra nước ngoài thì cần quá rồi. Đi đéo đâu cũng tốt chỉ trừ đừng có vào tù. Đi bộ đội rồi thì cũng coi như là vào tù chứ còn gì ...
...
- Lắm lúc tôi thấy bọn Không quân nuôi các ông thì cũng quá là trái ngược. Khong Quân thật là hiện đại mà thơ ông lúc nào cũng tép cũng tôm, quả mơ quả khế. KQ phải thật là kỷ luật nhưng lại có một tay phá bĩnh vô kỷ luật hạng nặng như là ông !
- Thì đúng như thế. Mà lúc nào cũng phải báo cáo lên trên rằng mình đã tiến bộ đấy nhé. “ Căn bản thằng ấy là tốt, gia đình bố là cán bộ, mẹ là Đảng viên, chẳng nhẽ các anh không giáo dục được hay sao ? “
Hôm nọ tao đến Phòng Chính Trị quân chủng, khối ông cứ giả vờ vào lấy cái nọ cái kia, nhưng mà kỳ thực là để xem mặt mình. Tao nghĩ lúc bấy giờ mà oà lên một tíếng là các ông phát khiếp lên .
Nói thế chứ căn bản các ông phải không được nghe những lời đồn đại mới được... Không nghe, tự khắc mình trở thành thằng ngoan. Ở trong đơn vị, hiền lành nhé, nói với ai cũng hết sức thận trong, một điều anh, hai điều anh, nói với con gái thì quy định là đồng chí, nhưng lại gọi chị... Thế thì còn đéo gì hơn nữa.
...
Vũ nhận xét về VNQĐ
-- Nghĩ các ông ấy bây giờ như các ông phán ấy, ông Châu đánh bi-a thì ông Ngữ đứng ra cửa ngó nghiêng. Ông Ngữ đánh thì ông Châu nhìn đi chỗ khác, chả thèm xem. Lại cái ông Nhị Ca nữa. Chắc ông ấy cũng buồn, ngày trước tao đến ông ấy là chú chú cháu cháu, nhờ chú xem hộ cái nọ, sửa hộ cái kia. Bây giờ đến chỉ chong chóng rồi chạy vào chơi với mày thôi - Lúc nãy ông ấy nhìn tao, con mắt đúng là quá xa lạ.
... Chúng tôi đi với nhau, những con đường Hà Nội toàn bàng trơ trụi, nhưng hàng cây cơm nguội ủ rũ. Mùa rét mà được những ngày nồm nồm như thế đi dạo thì còn gì là thú vị hơn. Vũ buồn một cách chân thành mà nói rằng từ ngày chiến tranh phá hoại đến bây giờ, xa nhất thì nó mới được đi đến Vĩnh Phúc. Nó đang xin đi khu 4 một chuyến.
- Vào khu 4 kỳ này rồi tao sẽ ra thơ cho mày xem. Khi nào tao viết được cái gì tao biết lắm chứ. Nhất định là có thơ về Hà Nội. Hà Nội mà chưa ai tả được như thế bao giờ, trong thơ ấy. Nói chung những người như thằng Bằng nó thế nào, đã ra thơ nó hết, tao ra tập này chưa phải là tất cả tao đâu, mới là phần tao chơi bời thôi.
Một tình tiết gây ồn ào liên quan tới Vũ
Tháng hai năm nay Vũ được về Hà Nội làm gì đấy, lại rốn ở thêm. Một hôm gặp nó ở nhà Lâm Quang Ngọc, thấy nó bảo nó ngã xe đạp, đã đi rồi, vẫy Uyên thế nào lại ngã, lộn cả xe đạp...
Tôi về xin cho một cái giấy đi khám bệnh ở 354.
Không ngờ sau đó lại có tin Vũ vin vào cái giấy khám bệnh đó để không về đơn vị. Đơn vị điện lên báo các đơn vị trên này rằng Lưu Quang Vũ lại đào ngũ rồi.
Ông Đại Đồng hấp tấp đến Nxb Văn học đề nghị hoãn việc in tập thơ của Vũ. Rồi Vũ phản kháng viết thư đến ông trợ lý văn nghệ quân chủng, nói Đại Đồng không ra thế nào. Ông Thuận định mang đi kiện. May mà đâu lại vào đấy. Chẳng kiện cáo gì nữa, ông Thuận nhượng bộ, nói trước hết là lỗi của Vũ, ông Thuận lại đi gặp văn công phòng không không quân...
Trong cái lôi thôi hồi ấy, còn dính cả Đỗ Chu. Ng Khải cho Đỗ Chu một trận, cho là Đỗ Chu lá mặt lá trái, đi với Vũ thì nói rằng cứ kiện đi, lão Đại Đồng không ra gì, lúc có ông Đại Đồng ở đấy thì lại chửi Vũ. Khi nghe ông Thuận kêu con bị bọn trẻ lôi kéo, tôi thoáng có ý nghĩ ông Thuận ghê thật. Nghĩ thế nhưng vẫn bị cuốn vào Vũ. Vì Vũ đã là thành viên không thể tách rời của một nhóm tôi mới quen hai năm nay.
6/4
Số phận đưa mình đến gặp Lưu Quang Vũ. Sự thực là như thế nào? Câu chuyện của chúng mình động đến mọi chuyện trên đời: thơ nước ngoài và ca dao, đời ông Nguyễn Tuân và chuyện tình yêu của bọn trẻ. Mình cảm thấy không muốn giấu nó chuyện gì kể cả mọi thứ riêng tư, như là chuyện Tịnh. Về phần nó, nó cũng kể cả chuyện Tố Uyên, chuyện gia đình nó cho mình nghe.
Cảm thấy nó có phần hiểu đời quá sớm, những điều bi quan không thấy thiếu nơi cửa miệng. Và nét mặt, có cái vẻ nghiêm túc, bướng bỉnh thế nào đó... Tự tin, nhưng mà có chút gì hơi quá chăng trong cái bên ngoài. Sao trong tình cảm, ngay cả ở những người thân, lắm lúc tôi cứ lo, có một chút gì ngây thơ của tôi một chút gì kém cỏi của tôi, nó làm cho người ta ngại ngùng khó chịu. Tôi luôn luôn cầu và mong những niềm vỗ về an ủi. Tôi đã quấn quýt lấy người ấy, và khó lòng rời ra được... Rồi “một dày một mỏng liệu là có nên" lại luôn luôn băn khoăn, thất vọng... Ôi, nếu thế thì sẽ luôn luôn làm khổ người ta, và yêu ai thì sẽ làm khổ người ấy, nhưng tôi luôn luôn không chịu được với những thứ trung bình.
Vũ bảo: Tôi mới gặp ông, tôi cũng thấy nét mặt ông từng trải, và con mắt ông rất khôn. Có vẻ như một người đã yêu nhiều rồi thì phải. Vũ như nhắc lại lời Việt: trong con mắt ông đã có chút gì sâu thắm, nó không được bình thường ...
10/4
Chủ nhật thật bận. Tối đi thư viện, về nằm bò ở nhà Vũ, hai thằng nói chuyện với nhau đến tận 2 giờ lại còn lục cục nấu mì ăn. Hôm sau, đi thư viện, mê mải chép Henri Hene. Chiều, nói chuyện cùng ông Thụ, đến nhà Vũ Quần Phương. Nói chung, chuyện nào mình cũng tiếc cả. Vũ rất Hà Nội, rất ăn chơi. Không như Đỗ Chu, lắm khi mình thấy khó gần. Vậy mà, nó rất nhiệt tình, giở cho mình xem mọi thứ riêng của nó. "Nó bảo: Tôi còn khối thứ, tôi đéo sợ, ông ạ" Trong những người tôi mới quen này, liệu có ai sẽ là người vụt sáng lên ở phía chân trời xa thẳm.
30/4.
Tự nhiên lại có một cái thú: tán chuyện với Đỗ Chu và Lưu Quang Vũ. Mình cũng ngại, với một câu hỏi đặt ra: Mình làm được những gì? Cho nên, sau cái lúc bù khú ấy, trở về nhà lòng hơi buồn. Ngại không muốn đến nhà Doãn Trung, Nhị Ca. Thấy Đông Hoài tầm thường. Cả Đào Xuân Quý nữa, lúc thì thấy ông ta cởi mở, chăm chút, lúc vẫn còn những chỗ vướng.
27/7
Từ Hà Nội lên về nhà - về đơn vị, đâu cũng thấy lạnh lẽo. Với Vũ: Mày hờ hững với tao quá. Nó thú nhận: Tao cũng hờ hững với chính tao nữa chứ gì.
Sao lại thế? - Thật thế ư? Thế thì ngay trong văn nghệ mình vẫn bơ vơ ư.
Những buổi đến nhà Vũ, thấy nó và gia đình sung sướng, thoải mái. Nhà Bằng Việt cũng thế. Hình như nhờ có thế mà các bạn làm được văn nghệ.
Chưa bao giờ như bây giờ, Mình khao khát được yêu, được sung sướng một chút trong những niềm hạnh phúc riêng tư. Cuộc đời là như thế. Rồi mình sẽ bận bịu về những việc đó cho đỡ khổ.
.. Hôm nọ, Vũ rủ Văn, Lâm, Tố Uyên lên nhà mình chơi, ăn ổi đọc bài Vườn xưa của Tế Hanh. Vũ đang định làm những bài thơ hoa quả. Thú thật, mình không làm được, chứ nghĩ cũng thèm. Mình không thích thơ Duật vì nó chỉ hóm hỉnh một chút. Mình yêu cái tâm hồn trải ra đây đó trong thơ Vũ. Thí dụ với Duật, quả nhót chỉ là một ngọn đèn chỉ đường sang mùa hè - như vậy thì có nghĩa lý gì?
14/9
Mình vừa yêu vừa sợ cuộc đời. Nghệ sĩ nửa mùa. Cay đắng tạo ra trong không khí mà mình thở. Nghe cay đắng ngấm vào trong lòng ngay từ lúc mở mắt cho đến sớm mai. Không muốn làm gì cả. Suốt nửa tháng nay, chỉ thích về Hà Nội đọc thơ nước ngoài, thơ Tây Âu. Không thích làm lại mấy bài về Sức mới Chế Lan Viên Đỗ Chu. Lặng lẽ buồn.
Nhớ câu thơ Hàn Mặc Tử mà nhờ Vũ mới biết
Chao ôi thánh thượng vô tâm quá
Lòng thiếp buồn như một tấm nhung...
Lại câu của ai đó: ảo não, đời như một nỗi buồn. Các em nhỏ ơi, chớ ai bắt các em buồn nhé.
24/9.
Về Hà Nội 3 ngày. Sống một ít với Vũ, thấy nó khôn quá, hơi sợ và hơi ngại.
Nhớ hồi tháng 3/67 Vũ được về Hà Nội nghỉ một tháng để chữa tập thơ.Cùng Vũ vào nhà thấy một tiêng trước Uyên đến chơi, còn để mảnh giấy ở cửa “Về thì sang U. chơi nhé”. Vũ mãi không đi, chỉ bảo là tao tranh thủ ở chơi thêm. Nói với đơn vị rằng phòng văn nghệ trưng dụng thêm. Mãi một hôm, đang ngồi nhà Vũ thì ông Chính Hữu đến. Tôi thấy mình ngồi đấy cũng hơi dại mặt. Cái điều mà thoáng một cái, bọn tôi hiểu ngay, thì ông Chính Hữu cứ nói đi nói lại vài lần. Và sau đó, Vũ phải về đơn vị.
Vẫn thích đến nhà Vũ dù đang thất vọng cả về Vũ, Chu. Những Nghiêm Đa Văn thì thấy vừa. Phóng túng thế nào, nó vẫn là có tình hơn, nó hay săn sóc mình nhiều hơn.
1968
Hồi tết Lưu Quang Vũ phải theo đơn vị đi biểu diễn, rồi trở về, nằm viện. Anh em đến thăm đông đủ. Tất cả đều quý Vũ. Riêng Quỳnh nói với tôi mấy ý:
- Quý thì quý, nhưng không tin thằng ấy được. Nó trẻ nhất trong bọn này mà nó già quá cơ. Lúc nào cũng thấy nó thở dài, buồn.
- Sợ nhất là không biết lúc nào nó thật, lúc nào nó giả nữa. Tôi bị nó giễu nhiều bận rồi cho nên bây giờ tôi cũng cạch.
- Tôi cho rằng có những chỗ mà chúng mình không bao giờ vượt qua được. Lòng tin, chế độ, Đảng, lãnh tụ. Nhưng khi bốc lên, Vũ nó phớt hết.
Rồi Vũ sẽ đi đến đâu?
Hôm nay, chàng Vũ đó lại đến VNQĐ với tôi. Tôi bảo: Mày phải bỏ cái lối giả dối ấy đi mới được, lên đây cứ chú chú cháu cháu, còn ra làm sao nữa. Cứ y như hai người giữ miếng nhau vậy... Mày phải biết rằng thằng Chu sống ở đây còn được nữa là mày.
Vũ phải nhận là lâu nay nó còn quanh co.
- Thằng Chu bị kêu về tư tưởng đấy. Tao thì người ta chỉ coi là tác phong thôi, thanh niên Hà Nội với lại trẻ con, không ai nói gì cả.
- Bây giờ nó đối với tao rộng rãi hơn, mà cũng xét nét hơn. Về chuyện sinh hoạt của mình, nó không chú ý tới, nhưng nó lại chú ý về tư tưởng mới bỏ mẹ chứ. Nhiều lúc tao cũng liều, chỉ cần xin phép là đi chơi được ngay, nhưng mà chán là đi luôn, không xin , thế thôi. Vừa rồi ở đơn vị nó làm rất dữ, nó đi kiểm tra từng thằng một. Thằng nào quần ống dưới 20mm nó bắt chữa lại hết. Phái đoàn kiểm ta, do ông Chủ nhiệm chính trị dẫn đầu ... Nhưng đến chỗ tao, ông ấy lại lờ đi: Cái thằng này, cứ để yên cho nó thì hơn, càng khắt khe với nó, nó lại càng lung tung. Bây giờ kiểm tra quần áo là nó lại thửa toàn những thứ ông tuýp về không biết chừng !
Nhàn: Thôi, nó coi mày như là thằng Chí Phèo ấy, không ai nó thèm dây vào chứ gì.
Lâu lâu, nó lại giục, hay là bảo mấy ông kiếm lý do công việc gì đây, để cho nó về Hà Nội đi.
- Có lần tao mới bịa ra một chuyện: Tao báo với mấy thằng lính chung quanh: Chúng mày có biết không, tao là con cụ Hồ đấy. Thằng Chính Trị Viên phải gọi lên: Mình biết rằng cậu nói đùa thôi, nhưng mà thế không nên.
Khi nghe kể lại, ông Châu bảo: Như thế là nó còn tử tế lắm đấy !
- Sao thằng Chu nó bảo mày nộp đơn xin ra Quân Đội.
- Nộp đơn đâu, thì cũng nói cho được việc. Bực quá, tao mới bảo chúng nó rằng như vậy, là tôi phục vụ cũng đã đủ cho các anh. Tôi làm phiền các anh mà các anh cũng làm phiền tôi nữa, nói thật là như thế - Hay là các anh cho tôi ra. Tuy vậy, tao cũng thấy đi bộ đội là có lợi.
- Lợi chứ, vào bộ đội mình thấy được cái xấu nhất cũng như cái tốt nhất trong chế độ bây giờ. Lại còn có lúc phải ra nước ngoài nữa.
- Ra nước ngoài thì cần quá rồi. Đi đéo đâu cũng tốt chỉ trừ đừng có vào tù. Đi bộ đội rồi thì cũng coi như là vào tù chứ còn gì ...
...
- Lắm lúc tôi thấy bọn Không quân nuôi các ông thì cũng quá là trái ngược. Khong Quân thật là hiện đại mà thơ ông lúc nào cũng tép cũng tôm, quả mơ quả khế. KQ phải thật là kỷ luật nhưng lại có một tay phá bĩnh vô kỷ luật hạng nặng như là ông !
- Thì đúng như thế. Mà lúc nào cũng phải báo cáo lên trên rằng mình đã tiến bộ đấy nhé. “ Căn bản thằng ấy là tốt, gia đình bố là cán bộ, mẹ là Đảng viên, chẳng nhẽ các anh không giáo dục được hay sao ? “
Hôm nọ tao đến Phòng Chính Trị quân chủng, khối ông cứ giả vờ vào lấy cái nọ cái kia, nhưng mà kỳ thực là để xem mặt mình. Tao nghĩ lúc bấy giờ mà oà lên một tíếng là các ông phát khiếp lên .
Nói thế chứ căn bản các ông phải không được nghe những lời đồn đại mới được... Không nghe, tự khắc mình trở thành thằng ngoan. Ở trong đơn vị, hiền lành nhé, nói với ai cũng hết sức thận trong, một điều anh, hai điều anh, nói với con gái thì quy định là đồng chí, nhưng lại gọi chị... Thế thì còn đéo gì hơn nữa.
...
Vũ nhận xét về VNQĐ
-- Nghĩ các ông ấy bây giờ như các ông phán ấy, ông Châu đánh bi-a thì ông Ngữ đứng ra cửa ngó nghiêng. Ông Ngữ đánh thì ông Châu nhìn đi chỗ khác, chả thèm xem. Lại cái ông Nhị Ca nữa. Chắc ông ấy cũng buồn, ngày trước tao đến ông ấy là chú chú cháu cháu, nhờ chú xem hộ cái nọ, sửa hộ cái kia. Bây giờ đến chỉ chong chóng rồi chạy vào chơi với mày thôi - Lúc nãy ông ấy nhìn tao, con mắt đúng là quá xa lạ.
... Chúng tôi đi với nhau, những con đường Hà Nội toàn bàng trơ trụi, nhưng hàng cây cơm nguội ủ rũ. Mùa rét mà được những ngày nồm nồm như thế đi dạo thì còn gì là thú vị hơn. Vũ buồn một cách chân thành mà nói rằng từ ngày chiến tranh phá hoại đến bây giờ, xa nhất thì nó mới được đi đến Vĩnh Phúc. Nó đang xin đi khu 4 một chuyến.
- Vào khu 4 kỳ này rồi tao sẽ ra thơ cho mày xem. Khi nào tao viết được cái gì tao biết lắm chứ. Nhất định là có thơ về Hà Nội. Hà Nội mà chưa ai tả được như thế bao giờ, trong thơ ấy. Nói chung những người như thằng Bằng nó thế nào, đã ra thơ nó hết, tao ra tập này chưa phải là tất cả tao đâu, mới là phần tao chơi bời thôi.
Một tình tiết gây ồn ào liên quan tới Vũ
Tháng hai năm nay Vũ được về Hà Nội làm gì đấy, lại rốn ở thêm. Một hôm gặp nó ở nhà Lâm Quang Ngọc, thấy nó bảo nó ngã xe đạp, đã đi rồi, vẫy Uyên thế nào lại ngã, lộn cả xe đạp...
Tôi về xin cho một cái giấy đi khám bệnh ở 354.
Không ngờ sau đó lại có tin Vũ vin vào cái giấy khám bệnh đó để không về đơn vị. Đơn vị điện lên báo các đơn vị trên này rằng Lưu Quang Vũ lại đào ngũ rồi.
Ông Đại Đồng hấp tấp đến Nxb Văn học đề nghị hoãn việc in tập thơ của Vũ. Rồi Vũ phản kháng viết thư đến ông trợ lý văn nghệ quân chủng, nói Đại Đồng không ra thế nào. Ông Thuận định mang đi kiện. May mà đâu lại vào đấy. Chẳng kiện cáo gì nữa, ông Thuận nhượng bộ, nói trước hết là lỗi của Vũ, ông Thuận lại đi gặp văn công phòng không không quân...
Trong cái lôi thôi hồi ấy, còn dính cả Đỗ Chu. Ng Khải cho Đỗ Chu một trận, cho là Đỗ Chu lá mặt lá trái, đi với Vũ thì nói rằng cứ kiện đi, lão Đại Đồng không ra gì, lúc có ông Đại Đồng ở đấy thì lại chửi Vũ. Khi nghe ông Thuận kêu con bị bọn trẻ lôi kéo, tôi thoáng có ý nghĩ ông Thuận ghê thật. Nghĩ thế nhưng vẫn bị cuốn vào Vũ. Vì Vũ đã là thành viên không thể tách rời của một nhóm tôi mới quen hai năm nay.