- Các nhật báo ở ta hồi
cuối tháng 9 vừa qua đều có loan tin về một biết cố... “văn hóa” ở Mỹ: dâm thư
xuống dốc.
Nói cho đúng, tai họa không phải chỉ xảy đến riêng cho sách dục
tình, mà cho mọ thứ sản phẩm liên quan đến việc khai thác dục tình: báo, phim,
hình ảnh v.v...
Nó “xuống” nhiều cách: hoặc như The Playmate trước bán 35 mỹ kim giờ chỉ còn giá 10 mỹ kim ba phần
xuống còn một; hoặc như Cửa tiệm của ông
Ran Jalan, trước mỗi tháng kiếm chác tới ba nghìn Mỹ kim, giờ chỉ còn chừng
một nghìn mỹ kim, như Thư Art Theater”
ở San Fran-cisco, rạp hát nổi tiếng ướt át, giờ vắng hoe. Các nhà khai thác
(dục tình) kêu trời: “Lạ thật! Tự nhiên thiên hạ đâm chán”.
- Tự nhiên ?
- Nếu không thế thì cắt
nghĩa cách nào ?
- Dù sao, chắc chắn không
thể cắt nghĩa bằng chế độ kiểm duyệt. Nghĩa là không phải do nhà nước Hoa Kỳ
biết cách kiểm duyệt chặt chẽ khắt khe nên việc trừ dâm có hiệu nghiệm.
- Tại sao không thể giải
thích”biến cố” nọ vẫn bằng chế độ kiểm duyệt, nhưng theo lối khác? Chẳng hạn:
Chính vì được nhà nước bật đèn xanh, cho phô bày thả cửa, mà chuyện sinh lý hóa
nhàm, không còn sức thu hút nữa ? Ở các nước Bắc Âu, từ sau ngày xả cấm, sản
phẩm về dục tình cũng ế ẩm như thế.
- Nhà nước đánh cái dục
tình bằng “mẹo” ? Đánh kiểu ấy hay đa! Nếu cứ trực diện săn đuổi nó, nó khéo
lẩn tránh, thiên biến vạn hóa, nó càng chạy trốn ưỡn ẹo, càng kích thích sự tò
mò của người đời. Chi bằng cho nó tự do. Nó hớn hở xông ra, có bao nhiêu “vốn
liếng” đem trình bày hết: thế là nó hết thời ngay. Năm năm trươc, vở kịch Hair đưa lên sân khấu đủ mọi thứ lỉnh
kỉnh của giới trẻ hai phái và được hoan nghênh quá trời. Cũng các tác giả ấy
sau này đưa kịch Dude ra và bị khán giả bỏ rơi; đố họ tìm được gì
trên thân xác nam nữ hai phái những món hay hơn món “hair” ? Hoan hô phép đánh
bằng mẹo!
- Kể ra, khó có thể nghĩ
rằng khi nới rộng tự do cho sự trình bày vấn đề sinh lý là người ta muốn “đánh”
nó.
- Thế người ta (các chính
Bắc Âu và Hoa Kỳ) muốn phát triển nền văn hóa dục tình ? Và do đó đã “dại dột”
làm cho nó chết, trái với ý muốn của chính phủ nọ ?
- Cởi mở cho dục tình không
cốt đánh nó cũng không nhằm nuôi nó. Chẳng qua là người ta không chấp nhận
những cấm kỵ (tabou, interdit) nữa. Con người văn minh ngày nay phải được xem
như trưởng thành không cần che chở, bảo vệ. Con người được phép lục soát tìm
hiểu mọi chuyện, đến nơi đến chốn, thái độ can đảm ấy mới giúp con người tiến
bộ được. Không có khu vực vào bị xem là khu vực cấm...
- Không cấm tìm hiểu,
nghiên cứu để “tiến bộ”. Nhưng cấm khai thác vì mục đích thương mại thì nên cấm
chứ. Đem chuyện dục tình ra mà kích thích, mà khiêu khích thú tính của thiên hạ
để kiếm tiền, như thế thật bẩn thỉu.
- Cũng may là sự khai thác
ấy thất bại như đã thắng ở nơi nào xả cấm. Xả cấm không cố giết nó, may thay
lại hại được nó.
Kể ra nếu không thế thì vấn
đề khá rắc rối: Làm sao phân biệt được một thái độ xông xáo vào cái sinh lý cốt
để nghiên cứu tìm hiểu với một sự xông xáo cốt để khai thác bán buôn? Trên thị
trường đã bao nhiêu là sách viện cớ “giáo dục sinh lý” để bán buôn tình dục.
Thật khó bề tránh được những mánh khóe của kẻ cố tình lợi dụng tự do. Dù sao,
sự lợi dụng bất chính đã bị trừng phạt như ở San Francisco vừa rồi
- Rốt cuộc: tự do và cởi mở
chỉ có lợi không sợ hại ?
- Không hẳn vậy. Cái lợi
thì đã rõ: lợi cho mục đích nghiên cứu khoa học, cho việc phổ biến kiến thức,
cho dụng ý tìm đẹp trong nghệ thuật v.v... Những cái ấy thường khi bị ngăn trở
cấm cản vì hiểu lầm trong các chế độ cấm kỵ.
Nhưng bảo rằng xả cấm không
hại thì ... cái đó còn phải dè dặt. Ở Hoa Kỳ, tuy lệnh xả cấm đã đưa tới vụ phá
sản của sản phẩm dục tình như vậy, nhưng gần đây dường như Tối cao Pháp viện
cũng lại có quyết định giới hạn bớt các phim, sách khiêu dâm. Không thế có lẽ
không chịu nổi! Bởi vì càng ế ẩm, các nhà khai thác dục tình càng làm quá, càng
vận dụng đủ mọi trò quái gở. Thế rồi sự khiêu khích quá trắng trợn, không có
cách gì biện minh được nữa.
*
Thực ra, chẳng bao giờ xã
hội chịu tha thứ chuyện khiêu khích “thuần túy”, khiêu khích dục vọng một cách
công khai. Khiêu khích mà không thèm núp dưới một chiêu bài khoa học, nghệ
thuật v.v... gì hết thì không được: Phải chặn lại.
Nhưng cái khó là phân biệt
được nghệ thuật, khoa học, triết học đích thực, và những chiêu bài nghệ thật,
khoa học, triết thọc.
Cái chân với cái giả không
khác nhau, không thể phân biệt ở mức độ táo bạo đâu. Khó có cái giả nào táo bạo
hơn “tư tưởng” của A.Moravia trong L’Ennui
: nhân vật trong ấy hành động không khác một kẻ cuồng dâm. Và câu chuyện
những ông già bất lực nuối tiếc tuổi xuân, đêm đêm tìm đến ôm ấp những tấm thân
mơn mởn lõa lồ của các cô trinh nữ đã được cho uống thuốc ngủ say, câu chuyện
trong Les jeuues filles endormises ấy
của cụ Kawabata có thể làm cho các nhà khai thác dục tình thèm thuồng lắm. Còn
loạn luân trong trường hợp một người mẹ trẻ làm phát động những ao ước tình dục
với một đứa con trai mười ba tuổi trong “Agostino
của A.Moravia không bạo sao ?
Nói về cái bạo, những cụ
tác giả lão thành nọ còn bạo gấp mấy các tay mơ làm trò khích dục bằng chữ
nghĩa ở ta. Âý thế mà một tay thợ đục, một lưỡi kéo phối hợp nào tấn công vào
tác phẩm của các cụ sẽ mang tội với văn hoá.
Cho nên bạo với không bạo
bất thành vấn đề. Vấn đề là dụng ý, là tư tưởng ngụ phía sau những điều trình
bày.
Chính bởi không phân biệt
được vấn đề ấy mà trong quá khứ chúng ta từng chọc tức, chọc cười thiên hạ bằng
những cấm cản lố bịch, trong khi “các cậu chó”, “cậu heo” vẫn được rong chơi.
Tiêu chuẩn của việc cấm đoán dục tính không phải là cái bạo.