Đầu
Pháp chính phủ thư tức Thư gửi toàn quyền Beau, Đông Dương chính
trị luận, Thư thất điều …Lâu nay, nói tới Phan Châu Trinh, người ta thường
chỉ được biết các luận văn ấy.
Song, có một tài liệu theo tôi đáng gọi là chìa khóa để đi vào hiện tượng
Phan Châu Trinh, đó là bài viết Pháp Việt liên hiệp hậu chi Tân Việt Nam
(tạm dịch Nước Việt Nam mới sẽ như thế nào sau khi Pháp -- Việt
liên hiệp, dưới đây tôi gọi tắt là Liên hiệp hậu)
Tôi lần đầu được đọc bài này là từ
tập sách Phan Châu Trinh tuyển tập của Nguyễn Văn Dương, lần thứ nhất in ra ở
NXB Đà Nẵng 1995; sau bài được Vĩnh Sính giới thiệu kỹ hơn trong một bài in trong
cuốn sách Từ Đông sang Tây H.2005 và trên mạng Diễn đàn 2007 .
Theo các nhà nghiên cứu trên,
Liên hiệp hậu là một bản thảo
được khởi thảo vào khoảng 1910. Nội dung tác phẩm hết sức phong phú, như có
đoạn nói về lịch sử giao thiệp VN với Trung Quốc, lịch sử giao thiệp giữa nước Nam
với nước Pháp; nhưng nhiều phần -- mà là những phần chính có
liên quan tới nội dung chính nêu trong tiêu đề -- chưa hoàn
thành.
Ngay ở dạng như hiện nay thì Liên hiệp hậu vẫn đáng được coi như một
chìa khóa để hiểu chính cương đường lối hoạt động của tác giả.
Ngoài ra cũng có những phần được viết đọc rất thú vị là phần ông nói về mình, trong sự phân biệt với Phan Bội Châu .
Ngoài ra cũng có những phần được viết đọc rất thú vị là phần ông nói về mình, trong sự phân biệt với Phan Bội Châu .
Khi miêu tả các nhà hoạt động xã hội -- các
nhà cách mạng được nhiều người biết tiếng, các tài liệu ở ta thường chỉ đi vào
khuynh hướng chính trị của người ấy. Phần cá tính bị lảng tránh.
Khi nói cá tính thực ra chúng tôi muốn nói tới một cái gì tổng hợp cả sự xuất thân, quê hương gia
đình, cho tới học vấn cách biểu lộ tình cảm, cách hiểu về ý nghĩa đời sống quan
niệm về hành động về hạnh phúc của một con người.
Miễn
là biết cách phân tích, người ta sẽ thấy cái phần gọi là cá tính này thực
ra mang rất nhiều yếu tố xã hội.
Và đó là quan niệm chi phối cụ Tây Hồ khi viết về Phan Bội Châu .
Phan
Châu Trinh viết Liên hiệp hậu sau khi ở tù ra. Ở tù sau
mấy cuộc binh biến và dân biến thất bại. Ông lấy bản thân và các đồng chí ra để
phân tích. Với ông, cắt nghĩa các biến động đó, cũng là một cách xác định lại
đường hướng tư tưởng của mình. Người đọc cảm thấy tác giả có một sự thôi thúc muốn
“gọi sự vật bằng cái tên của nó” tức phải viết ra bằng được điều mình đã
tâm niệm, để trình với lịch sử.
MỘT ĐIỂN HÌNH CỦA NGƯỜI CÁCH MẠNG ĐẦU THẾ KỶ XX
Sự sáng suốt và chừng mực của Phan Châu
Trinh là ở chỗ bao giờ viết về Phan Bội
Châu ông cũng theo lối đề cao chỗ mạnh chỗ khả thủ, để rồi liền sau
đó mới đi vào đào cùng tát cạn nói bằng hết những nhược điểm nó là
chỗ không thể chấp nhận được của đối tượng.
“ Phan Bội Châu là
người rất có chí khí có nghị lực, nhẫn nhục dám làm; có điều tin vào thì
không chịu bỏ, dẫu có sấm sét cũng không đổi. Nay sĩ phu khắp nước chưa ai có
thể ví với ông ấy. Tiếc thay học thuật
không rành, thời thế không rõ, thích dùng quyền thuật (ý nói mánh lới mưu mẹo --
VTN chú), tự dối mình dối người, ngoan cố
không đổi. Lớn lời không ai bì, hãm quốc dân vào đất chết cam chịu tiếng
ác mà không tự biết (Nguyễn Văn Dương Phan Châu
Trinh tuyển tập, sách đã dẫn ở trên, tr 530)
Ở một đọan dưới
“Ông ấy là người khẳng
khái dám làm, không kể thân mình, sức tự tin rất sâu, hễ cho là phải thì sống
chết không đổi …Nhưng ông ấy cậy sức làm bậy, sẵn lòng giết người cố chấp theo ý
mình, xem người đều không bằng ta
(tlđd, tr 542).
Có mấy điều Phan Châu Trinh hẳn đã tự lưu ý khi viết những đoạn này.
Thứ nhất luôn luôn nhấn mạnh
rằng ông rất thân, rất quyến luyến Phan Bội Châu.
Thứ hai theo Phan Châu
Trinh, những đức tính trên, cả hay lẫn dở, cũng như mọi đức tính khác của Phan Bội Châu, đều là tiêu biểu cho dân VN.
Đã có một sự giải phóng về tư tưởng. Tác giả vượt lên
những thói thường của những người cùng hoạt động giữ ý với nhau, cốt “dĩ hòa vi
quý“ xuê xoa che giấu cho nhau.
Chẳng những thế, ông còn biết mang lại cho nhận thức của mình một ý nghĩa
có liên quan tới cả xã hội. Khi đã hiểu “có nói gì về Phan Bội Châu cũng là vì cái chung”, ông càng tự
tin trên đường tìm tới bản chất của hiện tượng.
Ông
gọi Phan Bội Châu là ngông cuồng.
Ông nói
thẳng Phan Bội Châu không hiểu
gì về thời thế, “không có phương châm gì“, hành
động thì “chạy bậy ra nước ngoài”, phát ngôn thì “bậy bạ” ( tr 514 )
Ông đưa ra
một sự thực -- Phan Bội Châu đọc sách rất ít, nhất là những sách mới. Khi miêu tả rằng có
nhiều việc Phan Bội Châu biết rằng thất bại vẫn làm, ông phanh phui động
cơ hành động của Phan Bội Châu là
“lợi
dụng chỗ kém của quốc dân để làm rõ cái hay của mình”
Phi Phan
Châu Trinh thì không ai dám nói rằng trong việc xúi người khác xông lên, đẩy
người khác vào nơi chết chóc, Phan Bội
Châu thật không ngờ rằng khách quan mà xét mình đã hiện ra như một người tàn ác
“đến giết hết cả giống nòi mà chưa thôi” (tr 532).
SỰ KHÁC BIỆT ĐẾN MỨC ĐỐI LẬP
Nghiên cứu
lịch sử VN thế kỷ XX cũng như cả các thế
kỷ trước, người ta dễ nhận thấy một sự thực. Người Việt ta thích làm hơn thích nghĩ; xã hội ta được thúc đẩy không phải bởi các nhà
tư tưởng mà bởi các nhà hành động. Dù có thất bại -- Phan Bội Châu là một ví dụ -- thì họ cũng vẫn được
ca tụng.
Nhiểu phần
trong cái gọi là cá tính của Phan Bội
Châu m,à Phan Châu Trinh nói ở trên cũng rất phổ biến ở các thế hệ cách mạng
thời đại tiếp sau.
Theo nghĩa
này, người đọc ngày hôm nay dù chưa có dịp hiểu sâu hiểu kỹ về các đối
tượng Phan Châu Trinh đề cập, song cũng dễ có điều kiện để kiểm tra lại sự
chính xác trong những khái quát của ông.
Vấn
đề tiếp theo là dùng những gợi ý mà Phan Châu Trinh đã nêu để đi vào phân tích
đường lối hoạt động của các nhà cách mạng trong quá khứ.
Việc này
chính Phan Châu Trinh đã thử làm. Ông từng so sánh mình và nhân vật song đôi
của mình – mà ông gọi là hai người thuộc hai đảng -- , ở từng việc một.
“Bội Châu không xét thời thế, không kể lợi hại
mà chủ trương bài Pháp thì thủ đoạn không thể không do bạo động mà ra.
Bạo động ắt thất bại
và ắt chết. Dân biết cái thế ắt thất bại ắt chết thì ắt không theo.
Cho nên [phải tính chuyện -- VTN thêm cho lọn nghĩa] lợi
dụng cái ngu của dân, lợi dụng dân không có đường sống [ mà
rủ rê lôi kéo họ].
Đã lợi dụng dân ngu không có đường sống, cho nên không nói
khai trí trị sinh; cho nên hội học hội diễn thuyết hội buôn không cần
lập, sợ rằng dân khôn, dân không có
đường sống thì ắt không nghe lời ông ấy.
Đã chủ trương bạo động thì cái thế lợi dụng phải mờ ám, cho
nên sự vận động của đảng ấy đều là làm giấu, là rủ rê các kẻ ngu trong dân để
lấy tiền mà người và việc đều không xuất hiện cho nên xét nó khó.
Vả lại đảng ấy đã lợi
dụng cái ngu của dân mà thủ đoạn lợi dụng mờ ám cho nên kẻ theo
phần nhiều đều là bọn du đãng, thấy lợi quên chết. Còn trung lưu trong xã
hội thì không có [ có lẽ là không
quá – VTN chú] một vài người, mà đều là người
ngoan cố, vô học, mờ ám vì thời cuộc, không đáng đếm xỉa đến.
Còn
về phần mình
Tôi đã chủ
trương cậy Pháp, thì thủ đoạn không thể không do tự trị mà ra.. Tự trị cũng
chẳng là việc dễ lắm đâu, việc hỏng ắt cũng chết. Nếu không phải là kẻ chí sĩ
yêu nước không kể sống chết lại hiểu rõ thời thế thì không dám làm theo.
Cho nên lợi cho trí dân, lợi cho dân có đường sống.
Đã lợi trí, lợi có
đường sống, - cho nên không thể không nói khai trí trị sinh; cho nên cái thế là
không thể không lập nhiều hội học, hội diễn thuyết, hội buôn.
Bởi vì trông dân có
trí, dân có đường sống, sau đó tôi có nói ra, họ mới nghe theo. Cho nên cái chủ
nghĩa kia đã chủ trương tự trị thì thế lợi dụng phải rõ ràng, cho nên sự vận
động của đảng tôi toàn là tụ tập dân chúng, đường đường chính chính diễn
thuyết, họp chí sĩ, khảo cứu chính trị thời thế, ăn to nói lớn, người và
việc ai nấy đều thấy, cho nên xét nó rất dễ. Chủ nghĩa của tôi đã lợi dụng dân
trí, thủ đoạn lợi dụng rõ ràng cho nên những kẻ nghe theo đều là
người đọc sách biết lẽ, vì nước quên mình … “ ( tlđd, tr. 544-545)
Một bên thì duy ý chí, cốt
làm lấy được điều muốn làm, “lấy cứu cánh biện minh cho phương tiện”, đi tới
nhiều chỗ mờ ám, và chỉ khai thác được cái phần kém cỏi trong cộng đồng cũng
như trong mỗi người.
Bên kia thì đàng hoàng minh bạch, hướng về trí tuệ về ánh sáng, đặt ra yêu cầu cao với những người dân .
Bên kia thì đàng hoàng minh bạch, hướng về trí tuệ về ánh sáng, đặt ra yêu cầu cao với những người dân .
Trong con mắt của các sử gia Hà Nội mà tôi được học, Phan Bội Châu lâu nay được đặc biệt ca ngợi, còn Phan Châu Trinh thì bị phê phán rất nhiều.
Phê là cải lương, là ngây thơ quá tin tưởng ở thực dân Pháp.
Từ ngòi bút của những sử gia có nghiên cứu hơn một chút, thì di sản của Phan Châu Trinh không dùng được vì cải lương thỏa hiệp, đặt nặng việc nâng cao dân trí…ngược với chủ trương của cách mạng về sau là thiên về bạo lực.
Nay tôi mới hiểu thêm cái chính là các nhà
cách mạng về sau, rất gần với con người Phan Bội Châu mà trên đây Phan Châu
Trinh đã miêu tả.
Còn Phan Châu Trinh thì hoàn toàn là một típ người khác. Nhưng để trình bày được toàn diện chỗ khác của Phan, còn phải nghiên cứu nhiều.
MỘT KHÍA CẠNH CỰC ĐOAN
Còn Phan Châu Trinh thì hoàn toàn là một típ người khác. Nhưng để trình bày được toàn diện chỗ khác của Phan, còn phải nghiên cứu nhiều.
MỘT KHÍA CẠNH CỰC ĐOAN
Trong
đoạn văn miêu tả Phan Bội Châu của Phan
Châu Trinh nói trên, có một khía cạnh cần dừng lại thêm.
Đó là phát hiện của cụ Tây Hồ về cái cách của
cụ Sào Nam “lợi dụng chỗ kém của quốc dân để
làm rõ cái hay của mình”, cụ thể là xúi
người khác xông lên, đẩy người khác vào nơi chết chóc.
Theo cách nhìn của cụ Tây Hồ, thì cụ Sào Nam đúng là một người tàn ác dám nhân danh mục đích cao cả làm những việc hao người tốn của tai hại tới mức “đến giết hết cả giống nòi mà chưa thôi”.
Theo cách nhìn của cụ Tây Hồ, thì cụ Sào Nam đúng là một người tàn ác dám nhân danh mục đích cao cả làm những việc hao người tốn của tai hại tới mức “đến giết hết cả giống nòi mà chưa thôi”.
Nói theo ngôn ngữ của nửa cuối thế kỷ XX, Cụ Tây Hồ sớm nhìn thấy ở cụ Sào Nam
-- nhân vật mà hậu thế vẫn xem như là cặp bài trùng của mình -- là
tài sách động của các nhà cách mạng khi đi vào thực tế để vận động quần chúng.
Đương thời, Phan Bội Châu nổi tiếng với khả năng dùng tình cảm để lôi cuốn người khác hoạt động theo sự chỉ dẫn của mình.
Khi họ chết, ông chân thành viết ra những bài ca tụng công lao của họ rồi không chịu thất bại lại lao vào những cuộc vận động lôi cuốn người khác.
Chính ý chí của ông đã làm nên lịch sử. Nhưng đó là chỗ khác của Sào Nam với Tây Hồ.
Đương thời, Phan Bội Châu nổi tiếng với khả năng dùng tình cảm để lôi cuốn người khác hoạt động theo sự chỉ dẫn của mình.
Khi họ chết, ông chân thành viết ra những bài ca tụng công lao của họ rồi không chịu thất bại lại lao vào những cuộc vận động lôi cuốn người khác.
Chính ý chí của ông đã làm nên lịch sử. Nhưng đó là chỗ khác của Sào Nam với Tây Hồ.
Không phải tới thời hiện đại, người ta mới đặt
vấn đề này.
Trong Luận
ngữ ở chương XIII (mang tên Tử Lộ) có đoạn 30,
“Tử
viết : Dĩ bất giáo dân chiến, thị vị khí chi.”
Nguyễn Hiến Lê đã dịch là Khổng tử bảo: Đưa dân không được dạy dỗ ra
đánh giặc tức là bỏ dân (Luận ngữ
bản của nhà Văn học, 1995, tr 227).
Sau này ở Huế, Phan Bội Châu sẽ viết Khổng học đăng, một cuốn sách mà chính Nguyễn Hiến Lê -- người đã đọc qua rất nhiều sách vở phương Tây viết về Khổng tử --- ca ngợi.
Nhưng ở điểm này giữa hai nhà cách mạng đầu thế kỷ XX, biết bảo ai là thấm nhuần Luận ngữ hơn ai?
Sau này ở Huế, Phan Bội Châu sẽ viết Khổng học đăng, một cuốn sách mà chính Nguyễn Hiến Lê -- người đã đọc qua rất nhiều sách vở phương Tây viết về Khổng tử --- ca ngợi.
Nhưng ở điểm này giữa hai nhà cách mạng đầu thế kỷ XX, biết bảo ai là thấm nhuần Luận ngữ hơn ai?