Mấy trích
đoạn văn học viết về chiến tranh dùng làm bài giảng văn in trong các
sách giáo khoa trung học ở miền Nam thời kỳ 1954-75
Các sách
giáo khoa văn học ở miền Bắc trước 1975 thường xuyên mang thẳng các sáng tác
văn chương vào nhà trường để góp phần giáo dục tư tưởng cho học sinh.
Nhưng, có một tình hình dễ thấy.
Các nhà văn đồng nghiệp của tôi lúc ấy chỉ lo viết để kêu gọi người ta ra trận, nghĩa là phải nghiêng hẳn về sự lạc quan tin tưởng, chứ không được yêu cầu miêu tả cái thực trạng chiến tranh mà mọi người trong xã hội, cả ở hậu phương lẫn tiền tuyến cùng chứng nghiệm.
Thì nhà trường lấy đâu ra tài liệu được biên soạn để giảng dạy?
Giả sử như trên báo chí, người ta có để lọt lưới một vài mẩu tin một vài bài, những người biên soạn sách giáo khoa cũng không bao giờ tính chuyện thu góp.
Nhưng, có một tình hình dễ thấy.
Các nhà văn đồng nghiệp của tôi lúc ấy chỉ lo viết để kêu gọi người ta ra trận, nghĩa là phải nghiêng hẳn về sự lạc quan tin tưởng, chứ không được yêu cầu miêu tả cái thực trạng chiến tranh mà mọi người trong xã hội, cả ở hậu phương lẫn tiền tuyến cùng chứng nghiệm.
Thì nhà trường lấy đâu ra tài liệu được biên soạn để giảng dạy?
Giả sử như trên báo chí, người ta có để lọt lưới một vài mẩu tin một vài bài, những người biên soạn sách giáo khoa cũng không bao giờ tính chuyện thu góp.
Tình trạng
này phần nào cũng thấy trong các sách giảng văn quốc văn dùng làm tài liệu trong các trường
trung học ở miền Nam.
Tuy nhiên, trong một nền giáo dục còn hướng về đời thường và không có sự kiểm soát chặt chẽ lắm, ở đây, loại bài này cũng không đến nỗi tuyệt chủng hẳn như ở sách giáo khoa miền Bắc.
Dưới đây xin giới thiệu mấy đoạn mà tôi sưu tầm được.
Đoạn văn thứ nhất nói về một câu chuyện vẫn thấy ở hậu phương – một người lính được giao việc về gia đình một đồng đội báo về cái chết của đồng đội ấy.
Đoạn thứ hai nói về tình trạng rối loạn tinh thần của những người trai trẻ sau một thời gian dài sống trong quân ngũ.
Riêng hai đoạn cuối phác lên khung cảnh một vùng ngoại ô trong thời kỳ 1946-1947, khi chiến tranh mới bắt đầu.
Tác giả các trích đoạn này đều là những nhà văn nổi tiếng đương thời.
Tuy nhiên, trong một nền giáo dục còn hướng về đời thường và không có sự kiểm soát chặt chẽ lắm, ở đây, loại bài này cũng không đến nỗi tuyệt chủng hẳn như ở sách giáo khoa miền Bắc.
Dưới đây xin giới thiệu mấy đoạn mà tôi sưu tầm được.
Đoạn văn thứ nhất nói về một câu chuyện vẫn thấy ở hậu phương – một người lính được giao việc về gia đình một đồng đội báo về cái chết của đồng đội ấy.
Đoạn thứ hai nói về tình trạng rối loạn tinh thần của những người trai trẻ sau một thời gian dài sống trong quân ngũ.
Riêng hai đoạn cuối phác lên khung cảnh một vùng ngoại ô trong thời kỳ 1946-1947, khi chiến tranh mới bắt đầu.
Tác giả các trích đoạn này đều là những nhà văn nổi tiếng đương thời.
TIN BUỒN
Trích Giảng
văn lớp Tám
Nguyễn Quế
Viên biên soạn,
Việt Điểu xuất bản 1972
trang 160,
Người lính đã vào đến giữa nhà. Anh ta đứng trước bộ
xa-lông, hướng về phía ba mẹ tôi chào nghiêm theo kiểu nhà binh. Tôi nhận ra
người lính còn cao hơn tôi tưởng và chiếc ba lô anh ta mang trên lưng có vẻ nặng.
- Thưa cụ, chúng tôi là trung
sỹ Đảo, trung đội phó trung đội của anh Phan.
Chị Phượng nói thêm:
- Thưa ba mẹ, trung sỹ đây ở
cùng đơn vị với anh Phan và anh Nghĩa. Trung sỹ mang tin hai anh về nhà.
Hoàng đứng dậy lại bên người lính:
- Mời anh ngồi, chắc anh vừa về
tới thành phố. Xin anh hãy để ba lô xuống đã.
Còn ba tôi thì đon đả:
- Chúng tôi đang mong các con
tôi về. Cháu ngồi đi đã. Cứ gọi tôi là bác. Người nhà cả mà. Con Quyên rót thêm
bia đi con. Cháu dùng một chút bia đi nhé!
- Chúng tôi có nghe anh Phan tôi nhắc đến trung
sỹ với anh tôi thân lắm.
- Dạ
Người lính ấp úng nói. Nhưng anh vẫn chưa chịu ngồi xuống.
Rồi trong phút chốc, tôi vẫn thấy anh đưa mắt nhìn quanh nhà. Nhìn ba tôi. Nhìn
tôi. Nhìn Kim. Nhìn bàn chả giò. Nhìn bức tường. Nhìn chiếc bàn, chiếc ghế, như
muốn tìm kiếm một dấu hiệu nào đó trên những thứ ấy. Tôi nghe thấy tiếng mẹ tôi
gấp rút:
- Thằng Phan nhà tôi có nhắc gì
với trung sỹ không?
Ba tôi cũng đã đến bên người lính nói:
- Thì bà để cháu nó ngồi nghỉ
một tý đã nào. Ngồi xuống đi cháu.
Ba tôi nắm tay người lính, kéo anh ngồi xuống ghế.
Nhưng trông những ngón tay ba tôi đang bấu vào tay áo người lính, tôi thấy nổi
rõ trên nền xanh một vẻ gì đó khác lạ, và tôi bắt đầu run. Mẹ tôi cũng có vẻ ấy.
Bà không chờ đội nổi nữa, mà bật lên hỏi:
- Mấy đứa nó có sao không cậu?
Người lính đã ngồi xuống salon. Chị Phượng đã thay tôi
mang ra một ly bia. Chiếc ba lô được Hoàng đỡ xuống cạnh và bây giờ hai tay người
lính đang bóp chặt ly nước như muốn bóp bể nó. Rồi anh cúi xuống, nói nhỏ với
ba tôi:
- Thưa, thế hai bác chưa nhận
được tin gì của anh Phan, anh Nghĩa ạ?
Thôi rồi. Trước
mắt tối sầm. Tiếng người lính vang tiếp:
- Cháu vừa từ Pleiku về đây
chiều nay. Cháu tưởng hậu cứ ở đây đã báo tin anh Phan, anh Nghĩa rồi, nên mới
xin về chia buồn cùng hai bác.
Người lính rời ly nước, cúi xuống nhấc chiếc ba lô
lên:
- Nhân thể, cháu đem về hai
bác những di vật của anh Phan và anh Nghĩa.
Sau mấy tiếng của người lính, có đến hơn một phút, căn
phòng khách nhà tôi lặng đi, không một tiếng thở nhỏ. Rồi đột nhiên tôi nghe xoảng
một tiếng như có tiếng gì rơi vỡ đâu đó. Rồi một tiếng kêu, không phải tiếng
kêu, mà là tiếng rú của mẹ tôi tru lên, cùng với tiếng bà vật mình xuống nền
đá…
Có tiếng rên, tiếng khóc từ trong đi văng. Mẹ tôi tỉnh
dần, rồi đột nhiên bà vùng dậy la lớn:
- Phan ơi là Phan! Con ơi là
con! Sao con không về. Bao giờ con về!
Cả ba tôi và Hoàng phải cùng nhau giữ mẹ tôi lại,
không cho bà vùng vẫy. Mẹ tôi vừa dẫy dụa vừa kêu tên anh Phan. Một lát, bà lả
dần xuống, rồi lảm nhảm luôn miệng:
- Nó không về! Không bao giờ
nó về nữa đâu! Con ơi!
Người lính tần ngần phía trong một lát, rồi anh chầm
chậm đi lại phía tôi:
- Tôi thật bậy. Tôi không ngờ
chính tôi lại mang tin buồn này lại. Tôi ân hận hết sức.
Tôi nhìn người lính xa lạ mà thấy anh bỗng như thân
thuộc gắn bó với gia đình tôi từ lâu. Tôi hỏi anh:
- Thưa anh, anh Phan tôi gửi
được về cho chúng tôi những gì?
Người lính lấy trong túi ra một lắc bạc nhỏ đưa cho
tôi:
- Đây là tấm lắc ghi số quân
và số máu của anh Phan.
S.Q – 264279. L.M.O. Tấm lắc trong tay tôi lạnh buốt.
Nhã Ca
(Đêm nghe tiếng đại bác)
NGƯỜI ĐIÊN ĂN CẮP
Trích Giảng
Văn và trần thuyết lớp Bảy
Nguyễn Tăng
Chương biên soạn
Trí Đăng xuất bản 1972
trang 133
-
Anh Hai, anh Hai, nó gỡ bóng đèn…
Tôi
giật mình quay lại. Ngay đầu xe một thanh niên đang đứng nhìn tôi, hắn nhếch
môi cười hở hai hàm răng trắng, nét cười lạnh lẽo, tôi nhận ra trong nét cười một
cái gì không bình thường. Hắn nhìn tôi, tay vẫn xoay bóng đèn. Một người đàn
ông, người vừa kêu tôi, đứng trong cửa sắt mở hé cửa chỉ vào thanh niên.
-
Nó khùng đấy anh Hai, nhưng nó ăn cắp.
Tôi
nhìn người thanh niên:
-
Ê bố làm gì đó? – Hắn vẫn cười lặng lẽ không ra tiếng – không
phải xe tôi đâu nghe.
Hắn
vẫn nhe răng cười, con mắt nhìn chòng chọc nhưng đầy vẻ ngây dại, tôi có cảm tưởng
hắn không nhìn tôi mà nhìn một cái gì đó. Cái mũ vải màu cứt ngựa nhàu nhượi chụp
trên đầu. Cái áo lính đã rách rộng thùng thình. Cái quần đen chân cao chân thấp.
Khuôn mặt dài, hai gò má cao, sống mũi gãy, lông mày thưa, cổ khô khẳng, tóc bờm
sờm. Tay hắn vẫn tiếp tục xoay bóng đèn. Tôi nói lớn:
-
Bỏ tay ra bồ.
Hắn
ngừng tay, đứng im, người trong cửa sắt vẫn nhìn theo dõi nói giọng kể:
-
Trước hắn đi lính, lính gì ghê lắm, biệt kích gì đó. Xưa hắn ở
xóm này, có vợ con đàng hoàng, mới đây hắn trở về nhà không thấy hắn đi nữa, hắn
lang thang tối ngày ăn cắp, thấy cái gì hắn cũng lấy, hắn điên, nhưng hiền
lành, tội nghiệp lắm…
Hắn
bỗng khép hai môi lại, không nhe răng nữa, hắn bỏ tay ra khỏi xe, quay đi và bước
xuống đường, hắn lội lủng bủng trong nước,
mưa đổ xối xả trên người hắn. Hắn đi và chốc chốc dừng lại giơ tay lên, cử động
như nói thầm với mình. Và cứ thế hắn đi mãi xuống cuối phố lặng lẽ. Người đàn
ông nói tiếp:
-
May mà biết nếu không anh Hai mất cái bóng đèn, nhiều khi hắn
lấy rồi vứt đi…
Người
đàn ông đóng cửa, tiếng sắt kêu rít, tôi tìm điếu thuốc châm hút. Cơn mưa bắt đầu
nhẹ hạt. Mình phải về.
Dương Nghiễm Mậu
(Con Sâu)
ĐÊM LỊCH SỬ
Trích Quốc văn lớp
Bảy,
Đoàn Huy Oánh
biên soạn
Nhân Loại xuất bản, 1972
trang 174
Cho đến cái đêm mười chín tháng chạp, cả làng Thụy sửng
sốt vì tiếng nổ dữ dội.
Họ chạy vội lên mặt đê, hướng về Hà Nội thấy sáng rực
cả một góc chân trời. Ai nấy nhớn nhác không còn lòng dạ nào mà nằm ngủ được nữa.
Tiếng nổ liên tiếp, màu đỏ của ánh lửa ửng lên trời như đẫm máu. Thôi, thế là
chiến tranh thực sự rồi! Trời vần vũ những mây. Về khuya, tiếng nổ có bớt phần
nào, song có lẽ lửa vẫn bừng bừng cháy. Vầng trăng đỏ kệch như nhuộm máu, hình
vòng cung in trên nền trời đục, gần đấy, một ngôi sao lớn đỏ rực không kém, như
hệt một viên đạn lửa mà vòng cung trăng vừa mới bắn ra lơ lửng giữa trời. Cái
màu đỏ như lửa và máu sau mà lạ thế! Đích thị là triệu chứng đại loạn rồi. Dân
làng tụm năm, tụm ba trên mặt đê bàn tán xôn xao.
Gần về sáng, đã có người từ miệt Hà Nội chạy xuôi qua
làng Thùy. Ai nấy túm lấy hỏi. Quả thật đã tác chiến tại thủ đô. Tự vệ thành và
dân quân du kích đương tấn công, chủ lực quân thì rút khỏi ra ngoài để bao vây
và yếm trợ.
Mấy ủy viên liên lạc xã chỉ còn biết tất tưởi chạy từ
xã trên xuống xã dưới, từ xã dưới lên xã trên… và họ đành ngơ ngác nhìn nhau
xem từ phủ bộ có lệnh gì về không, chứ
biến cố thì rõ ràng là thủ đô đương tác chiến rồi. Ủy viên quân sự cũng lo âu
ra mặt. Nhớ lại chỉ thị của phủ bộ đề phòng Việt gian, song từ lúc tiếng súng nổ
vọng về, ai nấy nóng lòng chờ, mong gặp mặt được người nào từ miền trên về xuôi
qua mặt đê để túm lại hỏi tin tức thì còn nghĩ gì đến việc khám xét.
Càng gần sáng, dòng người từ ngược kéo về xuôi càng
nhiều. Đã có những mảng bè trôi giạt vào làng Thụy và vướng lại. Nét hãi hùng
và lo âu còn in trên mặt họ. Ngày mai vô định như đe dọa những con người bồng bế
nhau tản cư trong vội vã và túng thiếu.
Cái đêm lịch sử ấy làm cho cả làng Thụy nhỏ bé, xưa
nay êm ả sống, phải thức sáng đêm trong hoang mang hãi hùng.
Đỗ Thúc Vịnh
(Dì Mơ)
TẾT LY LOẠN
Trích Quốc văn lớp
Bảy,
Đoàn Huy Oánh
biên soạn
Nhân Loại xuất bản, 1972
trang 177
Cái Tết đầu tiên của miền Bắc sau khi tác chiến, nhưng
là cái Tết thứ hai kể từ ngày khói lửa lan tràn từ miền Nam nước Việt. Chỉ ít
ngày nữa là qua năm Đinh Hợi. Nói gì thì nói chứ kể ra làng Thụy còn thái bình.
Nên không ai bảo ai, dân đã sửa soạn ăn Tết.
Có tiếng lợn kêu eng éc từ sớm, có những xấp lá dong
xanh mướt đã tước cọng, bó lấy cột nhà cho thẳng thắn; và trong xóm, khói đã
phơ phất tỏa ra từ mái nhà tranh lẻ tẻ, đem lại không khí ấm cúng cho vài ngày
cuối năm còn giá lạnh và lo âu.
Hai mươi tám Tết, Văn vẫn mải miết giảng bài cho bầy
trẻ, Tết hay không Tết, với một thanh niên lang bạt tản cư như Văn thì còn gì để
mà phải nghĩ đến nữa? Chàng cố giảng bữa nay, rồi mai bọn trẻ nhỏ có tạm nghỉ Tết
cũng không sao.
Trời bừng nắng nên quang đãng. Có tiếng máy bay. Thì
thỉnh thoảng vẫn có tiếng máy bay; chúng bay cao tít, mà nào có chuyện gì đâu?
Nên cũng chẳng mấy ai để ý đến.
Nhưng lạ, bữa nay tiếng máy bay nghe có như mạnh và
nhanh hơn, Và không là tiếng ù ù đều đặn nổi lên rồi dần dần tan biến nữa. Tiếng
kêu gần rồi xa, rồi lại gần, mỗi lần thêm to hơn. Văn ngừng giảng bài, lắng tai
nghe. Rõ ràng là máy bay lượn vòng thúng trên đầu, song cao lắm… Văn vội vàng bảo
bầy trẻ mau mau chui nấp dưới mấy bệ gạch bàn thờ. Một tiếng kêu như xé lụa vụt
xuống làng, tiếp theo là một tràng liên thanh. Rồi lại tiếng kêu nhức óc ấy với
những tiếng nổ đều như pháo. Có tới mười phút. Mười phút mà Văn thấy lâu quá đỗi,
có lẽ từ ngày tác chiến chưa bao giờ chàng thấy thời gian trôi qua chậm như vậy,
vì mối lo âu đè nặng lên người trai từng trải này. Không phải Văn sợ riêng cho
bản thân mà chàng lo cho bầy trẻ run cầm cập nằm nép dưới gầm bệ gạch.
Tiếng máy bay đã tắt. Dân làng nhốn nháo. Những nét mặt
kinh hoàng tái nhợt, ngơ ngác nhìn nhau. Máy bay địch tới bắn ụ đất. May vào buổi
trưa, trên đê làng vắng vẻ, nên không có ai bị nạn; chỉ có con trâu của lão
Chánh Bá thả ăn cỏ ở chân đê bị trúng đạn nằm chết ngay đơ.
Văn xua bầy trẻ đi khỏi, là chạy vội về nhà, bà giáo
Thọ còn run lẩy bẩy. Trong bếp, nồi bánh đã xếp xong, nhưng lửa chưa nhóm. Còn
ai dám nghĩ tới nhóm bếp nữa?
Đỗ Thúc Vịnh
(Dì Mơ)