Gần mười năm trước, bạn Yên Ba lúc đó đang làm báo, từng có một cuộc trao đổi
với tôi về một số vấn đề văn học và đời sống. Bài viết sau đó không được sử dụng, và với tư cách tác giả tôi còn lưu lại trong máy. Nay xem lại thấy một số vấn đề còn hợp thời, vậy xin giới thiệu lại với bạn đọc. Chỉ có một điều tiếc không làm được là lúc này tôi không có điều kiện tìm thêm các chi tiết minh họa có ý nghĩa cập nhật.
HỖN LOẠN BÊN NGOÀI, TẺ NHẠT BÊN TRONG
Yên Ba: Có lần ở đâu đó,
anh đã nói về sự tẻ nhạt trong đời sống văn học. Vậy theo anh, cho đến bây giờ,
cái sự tẻ nhạt ấy có còn không và tại sao?
Vương Trí Nhàn: Theo tôi, chúng
ta đang sống trong cái-thời-văn-học mà có khi
hàng năm trôi qua cũng không thấy có gì thay đổi lắm, không có sự kiện
gì đáng kể.
Thỉnh thoảng tôi vẫn mang một
số bài cũ của mình in lại, bởi tin rằng nhận xét của mình về tình hình chung vẫn đúng.
Cái cảm giác về sự tẻ nhạt vẫn còn, nó là cái
có thực và chưa biết bao giờ mới gạt bỏ được.Tôi nghĩ rằng cái đáng lo của đời
sống sáng tác nói chung và phê bình nói riêng, là nó cứ đều đều, làng nhàng;
giở một tờ báo ra, đọc vài dòng thấy chán, lại bỏ xuống. Lâu lâu, có ai bảo báo
đó có một hai bài đọc được, lại mới đi tìm. Lại chán , lại bỏ, vòng quay tiếp tục.
Đọc lại báo chí cũ, khoảng 50 năm đầu của thế kỷ trước, thấy người đương
thời làm được nhiều lắm. Cũng giống như tôi nghe nói,
trước 75 Sài Gòn đã hơn Thái Lan, còn bây giờ thì chưa biết bao
giờ ta có thể đuổi kịp cái đất nước láng giềng gần gũi ấy.
Văn chương cũng thế,
trong vòng 5-10 năm, kiểm điểm lại, thấy chúng ta không làm được cái gì cho đáng
kể. Có lần, chính các anh ở Hội nhà văn cũng nói đại ý: văn chương ta hiện đang ở tình trạng có nền không có đỉnh,
không có những tác phẩm đủ sức gây bất ngờ, không có cái gì xuất hiện như một
hiện tượng kỳ lạ để có thể làm cho mọi người phải đi tìm.
Trong giới với nhau
ai sống thế nào đã biết, nên ai sắp viết ra cái gì đại khái ra sao cũng đã biết
được rồi.
Người doạ điên thì có, người điên thật thì không, nói chung toàn những người tỉnh như sáo và hết sức thực dụng thì làm sao có cái gì mới mẻ, táo bạo cho được.
Người doạ điên thì có, người điên thật thì không, nói chung toàn những người tỉnh như sáo và hết sức thực dụng thì làm sao có cái gì mới mẻ, táo bạo cho được.
Tức ý anh muốn nói
sự tẻ nhạt là một đặc điểm chi phối cả một giai đoạn ?
Tôi đang định nói thế. Lịch sử văn học có
những lúc rất lạ. Như hồi Thơ mới, báo Ngày nay những năm 38-39 mỗi số
chỉ đăng có 3 - 4 bài thơ ( nhiều nhất
là của Xuân Diệu Huy Cận) nhưng toàn những bài có giá trị sau này người
ta còn đọc mãi.
Hoặc Tiểu thuyết thứ bảy mấy năm 40-42 có thời gian các số liên tiếp in truyện ngắn của Nam Cao mà
toàn truyện bây giờ người ta in đi in lại, đọc đi đọc lại.
Trong khi đó An Nam tạp chí trước và sau 1930 (hoặc Nam Phong cũng
thế), số báo nào cũng đăng hàng vài chục
bài thơ, mà trừ thơ Tản Đà, không bài nào bây giờ được ghi nhận.
Tôi có cảm tưởng
thời nay cũng có gì na ná như cái thời
trước 1930 ấy. Một số người có trách nhiệm kể cả những vị gọi là chuyên gia cho rằng các nhà xuất bản chưa chịu gạn lọc kỹ. Tôi xin cãi lại không có cái hay thì lấy gì mà gạn ! Làm kỹ cũng chỉ đến
thế thôi ! Bảo một tác giả viết một trăm bài
thơ thì làm được ngay, nhưng bảo làm lấy một bài hay thì chịu.
-- Chẳng nhẽ anh không thấy là mọi người
đang nỗ lực để vượt lên trên sự trì trệ đó?
-- Có nhưng chưa đủ. Nỗ lực kém quá nên cũng bằng không. Hiện chúng ta đang thiếu
những cuộc thảo luận kỹ lưỡng để bàn đến cùng về những vấn đề thiết yếu. Ví dụ
để chuẩn bị cho những cuộc thi tiểu thuyết, lẽ ra phải
có một cuộc trao đổi: Thế nào là tiểu thuyết? Trong quá khứ, tiểu thuyết
đã có một tiến trình tiến hoá như thế nào ? Chỗ
khác của tiểu thuyết phương Đông
với tiểu thuyết phương Tây, chỗ khác của tiểu thuyết thế kỷ XX với tiểu thuyết các thế kỷ trước?
Và nhất là những xu hướng phát triển của tiểu thuyết trên thế giới hiện nay. Phải có người dịch
giới thiệu, rồi các nhà văn trao đổi và thảo luận, mỗi người tìm lấy cho mình
một hướng đi mà mình thấy gần gũi nhất. Lý luận, không gì khác, chính là những
thăm dò mở đường, là cái mũi dùi khoan vào những bí mật phía trước để gợi mở
cho người viết.
-- Có vẻ anh muốn nói tới mối quan hệ giữa kiến thức và sự sáng tạo?Anh có thể nói rõ hơn một chút
-- Hiện nay, trên nhiều lĩnh vực khoa học, lý luận và thực hành
gần như song hành với nhau, chậm chí lý luận đi trước thực hành.
Trong thiên văn học, có nhiều trường
hợp người ta tìm thấy những ngôi sao trong phòng thí nghiệm trước, rồi sau đó dùng kính
viễn vọng mới nhìn thấy trên bầu trời.
Văn chương cũng thế. Có người như
Claude Simon (giải thưởng Nobel 1985) chẳng hạn, là loại có lý thuyết trước,
sau đó ông ấy mới dùng văn chương để minh hoạ cho lý thuyết của mình.
Ở ta có tình hình ngược lại. Lý luận bị coi là
xa lạ với sáng tác và thực tế nó cũng
đáng như vậy. Các nhà văn chỉ lo viết
và viết, không tính cái định viết sẽ như
thế nào, có thể có một ý nghĩa lý luận nào chăng, trong thể loại có định mở ra
một con đường mới không? Thế thì làm sao có được những cách tân thực sự?
Theo tôi quan sát,
rõ ràng ở các nhà thơ lớp trước, văn hoá thơ (tức là sự hiểu biết về bản
chất thơ ca, lịch sử của nó, con đường đi tới của nó) khá hơn hẳn cái hơn ở một mức vượt bậc so với các nhà thơ bây
giờ.
Trong những năm sáu mươi ở Hà Nội, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Tế Hanh, Nguyễn Đình Thi.....đã bỏ nhiều công sức dịch văn học nước ngoài, mang các thứ hương xa hoa lạ vào Việt Nam. Xuân Diệu còn viết nhiều tiểu luận giới thiệu về các nhà thơ thế giới. Mà những cái đó ông làm tốt hơn nhiều nhà nghiên cứu, do đó tác động đến anh em viết văn làm thơ trẻ lúc ấy rất lớn.
Trong những năm sáu mươi ở Hà Nội, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Tế Hanh, Nguyễn Đình Thi.....đã bỏ nhiều công sức dịch văn học nước ngoài, mang các thứ hương xa hoa lạ vào Việt Nam. Xuân Diệu còn viết nhiều tiểu luận giới thiệu về các nhà thơ thế giới. Mà những cái đó ông làm tốt hơn nhiều nhà nghiên cứu, do đó tác động đến anh em viết văn làm thơ trẻ lúc ấy rất lớn.
Bây giờ, sự tiếp
xúc với văn học nước ngoài có thể rộng rãi hơn, nhưng không được kỹ như hồi
trước, mà phần chính lại chỉ do các nhà nghiên cứu làm, nên ảnh hưởng tới giới sáng tác là khá hạn chế.
Mặt khác, nay cũng là lúc nhà văn nhà thơ ít có
ai đi vào khám phá văn học cổ như
các thế hệ trước.
Xuân Diệu 42 tuổi đọc diễn văn trong lễ kỷ niệm Nguyễn Du năm
1958 ở Nhà hát lớn; tới 1966 Xuân Diệu cho in cả quyển sách về Nguyễn Du và Truyện Kiều.
Các bạn làm thơ trẻ, cỡ khoảng 30, 40 bây giờ, khó lòng mà làm được như vậy, không phải không ai cho làm mà cái chính là có cho làm cũng không làm được.
Đáng lẽ phải học hỏi Xuân Diệu để rồi vượt lên ông, đi xa hơn ông, thì lại biến ông thành đích, thành ngưỡng, thành cái trần và tự coi thế là đủ.
Các bạn làm thơ trẻ, cỡ khoảng 30, 40 bây giờ, khó lòng mà làm được như vậy, không phải không ai cho làm mà cái chính là có cho làm cũng không làm được.
Đáng lẽ phải học hỏi Xuân Diệu để rồi vượt lên ông, đi xa hơn ông, thì lại biến ông thành đích, thành ngưỡng, thành cái trần và tự coi thế là đủ.
Một người bạn tôi
quan sát cách viết phê bình của một số nhà thơ hiện nay nói đùa: các ông toàn
ngồi ngửi hơi nhau rồi viết. Lối nói có thể hơi thô lỗ nhưng nó nói đúng một sự
thật, là nhiều bạn trẻ bây giờ chỉ loanh
quanh ngồi tán với nhau và tán về nhau. Đấu hót với nhau một hồi rồi viết lại.
Chỉ sợ không ai biết nên phải lo giảng
cho mọi người biết là bạn mình làm thơ hay lắm! Trong khi đó gần như không bao
giờ dẫn lại các tác giả cổ điển.
"Chiếm lĩnh" lại thơ của Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương Nguyễn Gia Thiều, Phạm Thái, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Tản Đà... không phải chỉ là việc của các nhà nghiên cứu, nó còn là việc của các nhà thơ. Mà ở đâu cũng thế thôi, ở Liên xô trước đây, một trong những người viết hay nhất về Tchekhov là nhà văn Ehrenburg, còn nhà văn Nabokov (sống ở Mỹ, tác giả Lolita) thì có cả một loạt bài giảng về các văn hào cổ điển Nga. Bởi các nhà văn thường có sự đồng cảm riêng khi đọc văn của nhau.
"Chiếm lĩnh" lại thơ của Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương Nguyễn Gia Thiều, Phạm Thái, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Tản Đà... không phải chỉ là việc của các nhà nghiên cứu, nó còn là việc của các nhà thơ. Mà ở đâu cũng thế thôi, ở Liên xô trước đây, một trong những người viết hay nhất về Tchekhov là nhà văn Ehrenburg, còn nhà văn Nabokov (sống ở Mỹ, tác giả Lolita) thì có cả một loạt bài giảng về các văn hào cổ điển Nga. Bởi các nhà văn thường có sự đồng cảm riêng khi đọc văn của nhau.
Ở nước ta, tôi có cảm
tưởng lớp nhà văn mới trưởng thành sau chiến tranh ít hiểu về sáng tác của ông
cha, chính điều đó cũng góp phần tạo nên
cái sự tù túng, không phát triển.
Thế còn tầm quan trọng của việc trao đổi
và giới thiệu văn học nước ngoài.
-- Bây giờ, có thêm nhiều sách văn học phương
Tây để đọc, song thử hỏi có mấy người
biết các nền văn học phương Tây đó một cách cặn kẽ theo dõi từng biến động ở đó
chứ không phải chỉ đọc các bản dịch ? Tôi mạnh dạn mà nói rằng nhiều người đọc Việt Nam cách đây 15 năm thì
có thể đối thoại cùng người đọc Nga, còn người đọc bây giờ hầu như không ai có
thể làm được việc đó với tác giả và người đọc trong văn học Mỹ. Nói
thế có phần chung chung, vì người đọc có nhiều loại. Tôi chỉ muốn nói trong
phạm vi giới cầm bút. Cách đây 15, 20 năm, một số anh em yêu mến và “thuộc“ văn
học Nga biết rõ Moskva có mấy tờ báo hay tạp chí văn học quan trọng, khuynh
hướng từng tờ ra sao, hiện do ai nắm, nội tình nó như thế nào? Còn bây giờ có
ai thạo văn học Mỹ, văn học Pháp như thế không, tôi có cảm tưởng là không, hoặc
chỉ có rất ít.
Theo tôi, luôn luôn cần đặt văn học chúng ta trong
văn mạch chung của văn học thế giới, để mà thấy được tình hình của mình thực
trạng của mình, đồng thời học hỏi được những cái mới lạ, cũng tức là cái người
ta đã trải, và trước sau ta cũng sẽ đi tới.
Năm 1995, trong một cuộc họp ở Hội nhà văn, tôi đã nhắc chuyện hội nhập nhưng không có người nghe nên qua đi. Tôi nói là: chúng ta đang có một nền văn học "lạc hậu so với xã hội" với nghĩa trong khi tất cả những thứ khác của ta từ quần áo may mặc xuất khẩu, cho đến cá, tôm, hàng công nghệ, thời trang, ca nhạc phim ảnh … đủ mọi thứ lo hội nhập với thế giới, thì văn học chúng ta bằng lòng dừng lại ở trình độ một thứ hàng nội địa trong nước dùng với nhau. Chưa tính đến chuyện đặt văn học Việt Nam vào văn mạch văn học thế giới, hoặc mới nhìn việc giao lưu một cách rất thiển cận --- thế thì làm sao có sự tiến bộ ? Theo tôi, chuyện này không chỉ riêng là của ta.
Năm 1995, trong một cuộc họp ở Hội nhà văn, tôi đã nhắc chuyện hội nhập nhưng không có người nghe nên qua đi. Tôi nói là: chúng ta đang có một nền văn học "lạc hậu so với xã hội" với nghĩa trong khi tất cả những thứ khác của ta từ quần áo may mặc xuất khẩu, cho đến cá, tôm, hàng công nghệ, thời trang, ca nhạc phim ảnh … đủ mọi thứ lo hội nhập với thế giới, thì văn học chúng ta bằng lòng dừng lại ở trình độ một thứ hàng nội địa trong nước dùng với nhau. Chưa tính đến chuyện đặt văn học Việt Nam vào văn mạch văn học thế giới, hoặc mới nhìn việc giao lưu một cách rất thiển cận --- thế thì làm sao có sự tiến bộ ? Theo tôi, chuyện này không chỉ riêng là của ta.
Chung quanh chủ đề hội nhập anh đã rút được những kinh nghiệm nào?
-- Có lần nhân nhà xuất bản nơi tôi công tác tiếp một đoàn nhà văn Trung Quốc, tôi có hỏi họ là rồi các anh sẽ đi đến đâu? Hay lại giống như thế kỷ 20 của phương Tây, lại đi về cái cá nhân, lại phi lý, cô đơn...?
Họ nói họ còn đang tìm, song không cho rằng Trung quốc đứng ngoài quy luật vận động chung của thế giới.
-- Có lần nhân nhà xuất bản nơi tôi công tác tiếp một đoàn nhà văn Trung Quốc, tôi có hỏi họ là rồi các anh sẽ đi đến đâu? Hay lại giống như thế kỷ 20 của phương Tây, lại đi về cái cá nhân, lại phi lý, cô đơn...?
Họ nói họ còn đang tìm, song không cho rằng Trung quốc đứng ngoài quy luật vận động chung của thế giới.
Theo tôi những vấn
đề như thế anh không quan tâm không được. Bản sắc dân tộc bao giờ cũng có,
nhưng những con đường mà nhân loại đã tìm thấy và đã đi qua, thì nước nào cũng
sẽ đi qua, dù mỗi nước sẽ đi theo cách của mình.
Bảo nhau giữ lấy bản sắc là
đúng.
Nhưng phải lo làm giàu cho cái bản sắc ấy. Sợ tiếp xúc rồi sinh ra học
đòi bắt chước nên trên dưới bảo nhau hạn chế tiếp xúc.
Sẽ gây khủng hoảng thôi tránh sao được.
Sẽ gây khủng hoảng thôi tránh sao được.
Nhìn vào các ngành điện ảnh hay hội họa, các nghệ sĩ ở đây tiếp xúc với thế giới hiện đại thành tâm hơn. Mà tìm ra được hướng đi của mình còn là khó.
Đằng này trong văn học, anh em mình lại không muốn làm cái chuyện đó nữa, hoặc chi lo làm một cách bôi bác, cốt lòe bạn đọc và nói dối nhà nước để xin tiền công quỹ về phung phí với nhau. Thì còn
thay đổi sao được.
(còn tiếp)