31 thg 3, 2015
Sự đỏng đảnh của mùa xuân trên đồng bằng Bắc bộ
Ở cơ quan tạp chí Văn nghệ quân đội trước 1975, Nguyễn Minh Châu nổi tiếng là … hay sổ ra những câu ngược đời.
Chẳng hạn trong khi ai cũng nói là mùa xuân đẹp mùa xuân mơn mởn sức sống, thì có lần ông cho mọi người thất vọng bằng một câu xanh rờn:
-- Chính ra ở mình, mùa xuân lại là mùa bẩn nhất. Đấy các ông thử nhìn xem đường xá lầy lội có kinh không? Làng nào còn ít bụi tre, thì xuân này lá tre rụng đầy đường, mà chính các thân tre lại xơ xác trông gớm chết đi được !
26 thg 3, 2015
Vũ Hùng và những trang sách không chỉ dành cho bạn đọc nhỏ tuổi
Lời giới thiệu viết cho bộ sách
các tác phẩm viết cho thiếu nhi của Vũ Hùng
nxb Kim Đồng, 2014
Thiên
nhiên dữ dội , thiên nhiên hùng tráng
Cũng như các bạn trẻ bây giờ, các cuốn tiếng
Việt mà tôi học ở tiểu học cũng có nhiều
bài nói về thiên nhiên cây cỏ. Nhưng thiên nhiên trong những bài đó thường chỉ
thu vào những cảnh tượng đơn sơ nhỏ hẹp.
Những cánh đồng phì nhiêu, cây đa đầu làng, dòng sông bến nước --,cảnh vật gợi ra một cảm giác êm đềm thơ mộng nhưng đơn
sơ quanh quẩn.
21 thg 3, 2015
Tinh thần Diên Hồng nên được hiểu ra sao?
Phòng họp chính của Quốc
hội ngày nay gọi là Phòng Diên Hồng.
Chuyện
này báo chí đã đưa từ cuối năm ngoái,(ví dụ http://vov.vn/blog/tan-trao-va-dien-hong-vao-nha-quoc-hoi-moi-360419.vov
) nhưng mãi tới hôm qua 20-3-2015, xem TV tôi mới biết .
Tiếp tục đọc lại các báo
cũ, thấy chung quanh chuyện này, mọi người rất hỉ hả. Ta đang trở lại với
truyền thống. Ta rất dân chủ.
Tôi nghĩ đơn giản là HAY ĐẤY. NHƯNG KHÔNG ĐỦ NỮA.
19 thg 3, 2015
Phạm Quỳnh và quá trình tiếp nhận văn hoá phương Tây ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Bài này lần
đầu in trên tạp chí Nghiên cứu văn học, Hà Nội, số ra tháng 7-2005,
dưới nhan đề Vai trò của trí thức trong quá trình tiếp nhận văn hoá phương Tây
ở Việt Nam đầu thế kỷ XX.
17 thg 3, 2015
Lễ hội thế nào thì xã hội thế ấy !
Bài báo này được viết
dựa trên những dữ kiện của đời sống dăm bảy năm trước. Song tôi vẫn muốn trình
ra với bạn đọc của năm 2015. Bởi những biến động mà chúng ta quan sát
thấy ở các lễ hội năm nay chẳng qua chỉ là đẩy nhanh hơn quá trình đã diễn ra
từ nhiều năm trước.
Vấn đề không chỉ ở tính
bạo lực đã bộc lộ quá rõ rệt.
Chúng ta đang có những
lễ hội xấu xí.
Mà lễ hội chỉ là mô hình
thu nhỏ của đời sống.
Ở số báo Người
đưa tin Unesco số ra tháng hai 1989, với tiêu đề Lễ hội nơi nơi, tôi
đọc được một nhận xét tổng quát : Từ đông sang Tây, gần như ở tất cả
các xã hội đã và vẫn đang còn hội hè đình đám. Tại sao? Bởi thế giới này hỗn
độn đến cùng nên nhất thiết cần trật tự, -- một lễ hội được coi như có lý do
tồn tại khi để lại trong con người tham gia cái dư vị có sức ám ảnh đó.
Thế còn ở ta, ở người Việt ta hôm nay, thì sao?
Báo Tuổi
trẻ 18-2-2011 chạy trên trang nhất cái tít: Thảm hại lễ hội.
Những chữ được dùng trong các phản hồi: vô văn hóa, cuồng tín, lố bịch,
nhảm nhí, mê muội.
12 thg 3, 2015
Văn học Việt Nam tìm kiếm bạn đọc trong nước không xong, lại tính chuyện chinh phục thế giới
Trong khi tụt xuống mức thấp nhất của chất lượng thì chúng ta lại mơ
tưởng hão huyền tới những đỉnh cao vinh quang nhất - đấy là ý nghĩ của tôi, khi nhận ra một hướng vận động của văn học hiện thời.
7 thg 3, 2015
"Dân tộc Việt là cả một khối tự phát khổng lồ !"
Trong quá trình suy nghĩ của tôi về các vấn đề văn hóa xã hội, bài trả lời phỏng vấn với một phóng viên trẻ VietNam Net khoảng đầu
2008 "Dân tộc Việt ..." này là một bước ngoặt.
Nó mở ra cho tôi một hướng làm việc.
Nó mở ra cho tôi một hướng làm việc.
2 thg 3, 2015
Chứng rối loạn nhân cách
Những năm trước sau 1970,
tôi mới học tiếng Nga và chưa tiếp xúc nhiều với văn học xô viết.
Trong khi đó
thì anh Phan Hồng Giang đã học Lomonosov từ đại học và biết rất nhiều chuyện
dân nghiên cứu văn học ở Liên xô bàn tán, nó là những chuyện người ta nói với
nhau để xả hơi, khi trong quá trình sống có những điều quan
sát thấy mà không bao giờ được viết trên mặt giấy.
Hồi đó trong giới nghiên cứu văn học Nga cũng như VN đang bị thống trị bởi quan niệm cho rằng văn học phải có nhiệm vụ xây dựng những nhân vật tích cực.
Hồi đó trong giới nghiên cứu văn học Nga cũng như VN đang bị thống trị bởi quan niệm cho rằng văn học phải có nhiệm vụ xây dựng những nhân vật tích cực.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Giới Thiệu Cuốn Sách "Lich-Sử Người Việt" Của Keith Taylor (bài Hồ Văn Hiền )
-- Bài thứ hai có liên quan tới cuốn sách Việt Nam thời dựng nước · -- Theo bản đưa trên trang ...

-
4/2 Trong lúc này vẫn không thể quên được các vấn đề cơ bản như vấn đề trí thức. Nhàn: Tôi khổ tâm lắm. Tôi không dám tin gì ...
-
Để nghiên cứu lại về vụ Nhân Văn Giai Phẩm tôi nghĩ có một cách làm, đó là một cuộc điều tra khảo sát đi đến tổng hợp cách hiểu và cách ...
-
Đằng sau nhân vật Phạm Duy Khiêm được miêu tả qua một nhà báo nước ngoài dưới đây tôi thấy có một số vấn đề văn học mà chúng ta ít để ý...
