Khi không
có ý thức và thói quen
làm bạn với các nước khác
người ta làm sao có thể hội
nhập
Từ chiến tranh trở về, những người viết văn
thuộc lớp chống Mỹ chúng tôi lòng đầy háo hức.Trong số những việc liên quan tới
việc lập nghiệp, có việc học ngoại ngữ. Ồ, cái đó cần lắm chứ, phải lo học,
phải đi quốc tế, phải trở thành những
trí thức thật đàng hoàng – nhiều người gặp nhau ở ý nghĩ ấy.
Nhưng chẳng bao
lâu, không ai bảo ai mà đều ngấm ngầm nhận ra một sự thực: Học khó quá. Tắc. Hình như kiến thức nó cố trốn chạy
khỏi mình.
Như trong chuyện ngoại ngữ, dù có kiên trì đến mấy, học cũng không
vào. Nhà văn nọ, có lần, sau khi tuyên bố hùng hồn là mình học tiến bộ lắm, xoè
ra cho mọi người thấy một quyển sách
tiếng Anh mới mua được ở một hiệu sách cũ. Bạn bè chung quanh nhìn kỹ, thì ra
đó là một cuốn sách tiếng Pháp.
Di lụy của những cấm đoán
Những kỷ niệm trên lập tức trở lại trong
tâm trí tôi, khi nghe những lời than phiền gần đây về tình trạng dân mình đội
sổ trong việc ngoại ngữ và nhất là cái
cách người ta giải thích về tình
trạng bê bết đó.
Lấy ngành giáo dục làm ví dụ. Tuy trong thực
tế việc học và dạy được tổ chức rất kém song trên các tuyên bố chính thức, việc chinh phục ngoại
ngữ có lúc được đề lên như một thứ quốc sách. So với những năm chiến tranh, phải
thấy điều kiện học của các bạn trẻ bây giờ đã khá hơn trước rất nhiều. Lại càng
không nên nghĩ đến chuyện ký tính, sức
nhớ, khả năng thông minh của học sinh sinh viên nước mình … Vậy thì tại sao mọi
việc thê thảm làm vậy? Không dám coi như một môn bắt buộc trong các kỳ thi phổ
thông. Để mặc cho hiện tượng bằng giả tràn lan. Chấp nhận tình trạng quê mùa của cả xã hội mà không có cách nào kháng cự? Phải chăng cái sự kém cỏi kia
hiển nhiên và kéo dài từ thế hệ nọ sang thế hệ kia đến mức người ta bắt đầu
tuyệt vọng.
Chính
ở đây, tôi thấy phải nói tới những
nguyên nhân tâm lý:
Nhìn vào lớp nhà văn chống Mỹ vừa nói ở
trên, trước tiên tôi nhớ tới hoàn cảnh mà bọn tôi lớn lên, trong đó có những
chuyện mà ngày nay không ai tưởng tượng ra nổi.
Có một hồi người Hà Nội xác định với nhau là “ta chỉ nói chuyện với chính ta“. Nghĩ tới người nước ngoài là nghĩ chuyện phải
cảnh giác. Đi đường, thấy tây đầm hỏi đường, không được chỉ. Sổ ra vài câu tiếng
tây với họ là bị công an gọi về đồn liền.
Xưa nay nghề dịch vốn đã èo uột, vậy mà hồi
đó báo chí, kể cả báo chí văn nghệ còn
gần như cai hẳn tức là bỏ luôn cái mục
được coi là rắc rối này. Vả chăng, muốn làm cũng chẳng có gì mà làm. Sách Anh
Pháp không nhập, ngay sách Trung văn cũng không có, bên Bắc Kinh đang cách mạng
văn hoá. Một số cuốn sách xô - viết loại
như Chuyện núi đồi và thảo nguyên in xong -- cũng như phim Đàn sếu bay qua mang chiếu -- liền bị phê
phán và thu hồi.
Quả thật trong một tình cảnh chiến tranh
nay sống mai chết, có ai còn bụng dạ nào mà nghĩ đến ngoại ngữ nữa.
Điều đáng nói là lâu dần thành một thói quen,
ngay cả khi những rào cản cụ thể hôm qua không còn, thì những rào cản trong tâm
lý con người không phải bỗng chốc mà dỡ bỏ được ngay. Nó đã ăn vào tư duy, chi
phối tình cảm và ý chí của nhiều thế hệ.
Vì thế mới có tình trạng sống giữa sách
vở ê hề, tài liệu chồng chất và gần như
không chịu một hạn chế nào như hiện nay, người ta chỉ có học đòi làm dáng, chứ vẫn không thể có một sự giao
lưu và tiếp nhận tốt như đáng lẽ phải có.
Sự lảng tránh cố ý
Năm 2004, một nhà văn Mỹ là S. Sontag qua đời. Tôi nhớ những năm
chiến tranh, bà này có qua Hà Nội, và nghe nói nhận xét về người mình hay lắm, mà bọn tôi không được giới thiệu.
Thì may quá, có hôm đọc sách của nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Hưng Quốc thấy ông kể S. Sontag từng nhận xét người ViệtNam ít có thói quen tư duy trên một
phạm vi địa lý rộng.
Thì may quá, có hôm đọc sách của nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Hưng Quốc thấy ông kể S. Sontag từng nhận xét người Việt
Đó cũng là cái ý mà một người Nhật gần đây có sống mấy năm liền ở
Hà Nội nhận xét: Người Việt ít khi đặt mình vào địa vị của người khác để suy xét.
Tôi cho rằng chính những đặc tính trên đây
cản trở việc học ngoại ngữ của ta hiện nay.
Đọc lịch sử cận đại, thời các cụ đua nhau Đông
du, lại được biết: Hồi Phan Chu
Trinh mới qua Nhật, ông có được gặp cả
thủ tướng Nhật Bản lúc ấy mà phiên âm qua tiếng Hán Việt gọi là Đại Ôi. Câu đầu
tiên mà Đại Ôi nói với Phan Chu Trinh đại ý tôi nghe nói người Việt Nam đã
lâu, mà nay mới gặp, hoá ra người các ông ít đi nước ngoài thật. Tiếp đó, khi
biết rằng người đối thoại với mình lúc
ấy chưa biết tiếng Pháp, Đại Ôi tỏ vẻ ngạc nhiên, sao lại thế, muốn đánh đuổi
gì người ta cũng phải hiểu người ta đã, không học tiếng Pháp sao được ?
Chuyện đầu thế kỷ XX mà nghe như chuyện của
chính chúng tôi trong thời chống Mỹ.
Phải bắt đầu bằng một sự khao khát
Những anh em lên Sapa về thường kể, không
hiểu tại sao tuy chỉ tích luỹ theo kiểu
học lỏm khách du lịch mà nhiều thanh niên dân tộc H’mong trên đó nói tiếng Anh
rất giỏi, trong khi nhiều người Kinh mình học có bài bản hẳn hoi mà nói vẫn rất
quê.
Từ chuyện có vẻ ngược đời đó, vẫn trên cái mạch đi tìm những ảnh hưởng
của văn hoá đối với việc học ngoại ngữ, tôi muốn nêu một giả thiết :
Tuy không nói ra rành rọt, nhưng những
thanh niên H’mong kia hiểu rằng ngoài
cái thế giới mà họ đang sống, còn có thế
giới rộng hơn,gần nhất là thế giới của người Kinh. Và
muốn tồn tại họ phải hoà nhập với thế giới đó. Tức là ý thức về mình và
kẻ khác của họ đã phát triển và nó ăn vào
trong tâm thức họ, đời nọ truyền sang đời kia. Khi tiếp xúc với
một thứ tiếng mới, họ có nhu cầu buộc
mình cố bắt chước nói cho thật giống.
Còn ngược lại, nhiều người vùng xuôi khi tiếp xúc với người nước ngoài, tuy ở ngay
các đô thị lớn, song thường thiếu nghiêm túc, không coi là chuyện thiết yếu liên quan đến cuộc sống của mình.
Sự xem thường đó là cả một thứ vô thức tập thể kéo dài và bền chắc, nó lưu cữu trong ta, và tha hồ tác oai tác quái.
Miền Bắc xã hội chủ nghĩa chúng tôi bấy lâu nay là thế chứ còn gì nữa!
Sự xem thường đó là cả một thứ vô thức tập thể kéo dài và bền chắc, nó lưu cữu trong ta, và tha hồ tác oai tác quái.
Miền Bắc xã hội chủ nghĩa chúng tôi bấy lâu nay là thế chứ còn gì nữa!
một sự mệt mỏi …không nên có
Tôi đang công tác ở một nhà xuất bản. Thỉnh
thoảng, cơ quan tôi cũng có khách nước ngoài và khi tiếp khách, ông giám đốc
không quên mời một số nhân viên cùng dự.
Nhưng sau một ít lần háo hức, những ngày gần đây, phải thú thực tôi rất ngại.
Phần thì tiếng tăm không biết.
Phần thì, trong những buổi gặp đó, thường chúng tôi hiện ra vô duyên thảm hại.
Đại khái muốn trò chuyện về văn chương thì phải hiểu văn chương nước người ta ra sao, muốn bàn về xuất bản phải hiểu tình hình xuất bản bên họ thế nào. Đằng này chúng tôi mù tịt.
Theo lời một nhà thơ, đầu óc cũng rất tỉnh và cũng từng là quan chức đầu ngành Hà Nội là Vũ Quần Phương -- thì nhiều cuộc gặp gỡ của các nhà văn ta với nhà văn nước ngoài bí chuyện trao đổi với thảo luận quá, rút lại chỉ còn nói tiếu lâm và bàn chuyện ăn uống, đại khái hỏi họ bên nước ông ăn thìa hay ăn đũa, rồi tán dần ra.
Nhưng sau một ít lần háo hức, những ngày gần đây, phải thú thực tôi rất ngại.
Phần thì tiếng tăm không biết.
Phần thì, trong những buổi gặp đó, thường chúng tôi hiện ra vô duyên thảm hại.
Đại khái muốn trò chuyện về văn chương thì phải hiểu văn chương nước người ta ra sao, muốn bàn về xuất bản phải hiểu tình hình xuất bản bên họ thế nào. Đằng này chúng tôi mù tịt.
Theo lời một nhà thơ, đầu óc cũng rất tỉnh và cũng từng là quan chức đầu ngành Hà Nội là Vũ Quần Phương -- thì nhiều cuộc gặp gỡ của các nhà văn ta với nhà văn nước ngoài bí chuyện trao đổi với thảo luận quá, rút lại chỉ còn nói tiếu lâm và bàn chuyện ăn uống, đại khái hỏi họ bên nước ông ăn thìa hay ăn đũa, rồi tán dần ra.
Vài lần chầu rìa và ngồi nói tào lao như
thế qua đi, giờ đây “nhỡ “ được gọi tiếp
khách là tôi xin kiếu. Một số bạn bè cùng lứa
cũng có tâm trạng như trên.
Chúng tôi muốn các bạn trẻ biết cho chuyện này và đừng lặp lại. Dẫu sao, khi vào đời, một sinh viên cũng phải có được một ngoại ngữ. Đó là dấu hiệu để có thể nói rằng mình và thế hệ mình đã đi ra và muốn làm bạn với thế giới. Ngoại ngữ cũng chính là phương tiện để đạt tới cái đích tự nhiên đó.
Còn nếu như sau khi đã quyết tâm rồi mà các bạn vẫn không sao học nổi thì xin có hai đề nghị có vẻ trái ngược nhau:
Một là các bạn đừng trách mình nhiều. Nói thật, lỗi không phải ở các bạn đâu mà lỗi là ở những người đi trước, nay các bạn vẫn đang phải gánh chịu những di lụy của quá khứ.
Hai là tuy vậy, các bạn vẫn phải tìm cách vượt lên để học bằng được những điều cần học. Con người phải có ao ước vượt qua định mệnh.
Học được một ngoại ngữ cho rành, ra ngoài làm ăn với thế giới một cách đàng hoàng, là cách tốt nhất để góp phần sửa chữa những sai lầm của quá khứ và do đó là vượt lên so với các thế hệ đi trước.
Chúng tôi muốn các bạn trẻ biết cho chuyện này và đừng lặp lại. Dẫu sao, khi vào đời, một sinh viên cũng phải có được một ngoại ngữ. Đó là dấu hiệu để có thể nói rằng mình và thế hệ mình đã đi ra và muốn làm bạn với thế giới. Ngoại ngữ cũng chính là phương tiện để đạt tới cái đích tự nhiên đó.
Còn nếu như sau khi đã quyết tâm rồi mà các bạn vẫn không sao học nổi thì xin có hai đề nghị có vẻ trái ngược nhau:
Một là các bạn đừng trách mình nhiều. Nói thật, lỗi không phải ở các bạn đâu mà lỗi là ở những người đi trước, nay các bạn vẫn đang phải gánh chịu những di lụy của quá khứ.
Hai là tuy vậy, các bạn vẫn phải tìm cách vượt lên để học bằng được những điều cần học. Con người phải có ao ước vượt qua định mệnh.
Học được một ngoại ngữ cho rành, ra ngoài làm ăn với thế giới một cách đàng hoàng, là cách tốt nhất để góp phần sửa chữa những sai lầm của quá khứ và do đó là vượt lên so với các thế hệ đi trước.
Nguyên là bài
Tại sao
người mình kém ngoại ngữ?
Báo Sinh viên Việt Nam
10-2006
Viết thêm 16-6-2014
Trở lên là trong phạm vi chuyện trong nhà, nói xuê xoa
với nhau cho xong. Còn xét trên nhu cầu phát triển thì việc kém cỏi trong dạy
và học ngoại ngữ chỉ làm rõ hơn tình trạng trì trệ của xã hội ta.
Có người nói sau bốn chục
năm, chúng ta vẫn chưa ra khỏi chiến tranh.
Có người nói những nguyên tắc chỉ đạo xã hội hậu chiến chẳng qua vẫn là những nguyên tắc thời chiến, nay chế biến lại chút ít. Vẫn những tư tưởng ấy, chỉ có điều nó đã hết năng lượng tổ chức. Vẫn con cháu những người đi trước chia nhau làm chủ xã hội, chỉ có điều nay họ liều lĩnh hư hỏng thoái hóa hơn cha ông.
Nói cách nào thì cũng cùng một ý.
Xét trong phạm vi giới văn
học mà ở trên tôi đã dẫn làm ví dụ.
Đáng lẽ là lớp nhà văn có mặt ở mọi chiến
trường trong chiến tranh khi quay về phải lo học hỏi mọi mặt trong đó có việc
học bằng được ngoại ngữ.
Để làm gì, để hiểu biết chung về tình trạng thế giới hiện đại, từ đó có định hướng khai thác kinh nghiệm vốn có.
Để làm gì, để hiểu biết chung về tình trạng thế giới hiện đại, từ đó có định hướng khai thác kinh nghiệm vốn có.
Nói hẹp hơn, có ngoại ngữ -- với nghĩa rộng là
có sự tiếp xúc bình thường với văn học nước ngoài -- mới học hỏi cách viết về
chiến tranh ở các nước đó, quay về mới
biết khai thác tốt nhất những kinh
nghiệm thời chiến phục vụ việc tổ chức cuộc sống của con người xã hội hậu chiến.
Ở các nước bình thường khác, những người nào
chỉ biết dừng lại ở các kinh nghiệm quá khứ, khư khư tôn sùng quá khứ, ngủ
nguyên trong vinh quang quá khứ, lớp người đó bất cứ thuộc ngành nghề gì sẽ bị
đào thải.
Nhưng ở ta hôm nay, các bước ngoặt lịch sử
chiến tranh hậu chiến chưa bao giờ được nhận thức nghiêm túc.
Nay
ta đã bắt đầu thấy cần phải hội nhập. Nhưng muốn và biết là hai chuyện
khác nhau.
Một sự hội nhập mà không bao gồm cả những đau
xót làm lại chính mình;
một
sự hội nhập mà không bao gồm đào thải
những gì cô độc cô quả là cách sống chủ yếu của thời chiến Hà Nội hôm
qua;
một
sự hội nhập như thế chẳng qua là chuyện hời hợt bề ngoài. Phát triển sao được.